Phạm Doanh

Phần 8

Ngay cả trong một đô thị chật chội, đông đúc như Saigon, sáng chủ nhật vẫn có một không khí khác, mọi người có vẻ thong thả hơn, các lớp dân Công Giáo đi lễ ăn mặc chỉnh tề hơn, làn sóng đi học đi làm ít hơn mọi ngày nhiều. Sự náo nhiệt thường nhật chỉ bắt đầu từ 10, 11 giờ trở đi. Nhà Hương Tảo trong một xóm đạo nên buổi sáng sớm đã có chuông nhà thờ đổ thay cho tiếng gà báo thức ở thôn quệ Hương Tảo đi đến nhà thờ sớm hơn gia đình vì nàng có trong Ca Đoàn Phục Sinh.

Từ ngày có nàng gia nhập, Ca Đoàn có sắc thái mới, anh Trưởng Đoàn mang vào nhiều bái hát có giọng đơn ca hơn trước; Mỗi lúc đến chỗ đơn ca, tiếng hát Hương Tảo lại vút lên, vang dội trong vòm nhà thờ lắng sâu vào tâm hồn người đi lễ. Cha xứ cũng chìm đắm trong giọng hát trong vắt, ngọt ngào với những bài ca đằm thắm tình thương của Chúa. Và có lẽ từ đó số người đi lễ có tăng, chật cả nhà thờ. Có lần ai đó đem nhét vào tập nhạc của nàng một bài thơ, mà đến nay Hương Tảo vẫn chưa biết tác giả, lời thơ êm ái nhẹ nhàng

Em!
Người con gái của Ca Đoàn
Áo trắng hiền như Mẹ La Vang
Giọng hát dâng niềm tin đến Chúa
Lời ca mang ân sủng trên ngàn
Quỳ trên bục gỗ sau hàng cuối
Trộm nét em cười thật rất ngoan
Chợt nghĩ
(cho dù là có tội)
Có em tôi chịu mất Thiên Đàng.


Cha xứ đã có lần khen tặng nàng và cám ơn bố mẹ nàng đã bằng lòng cho Tảo hát trong Ca Đoàn. Bố nàng cũng vì thế mà bớt gắt gao trong chuyện nàng hát.

Nhưng hôm nay, sau khi tan lễ, Hương Tảo thấy bố mẹ nói chuyện gì với bác Hồng bên ngoài nhà thờ chứ không về ngay như mọi lần. Bác Hồng cầm tờ báo chỉ cho bố Hương Tảo, mặt mũi có vẻ tức giận. Bác Hồng ngày trước là Đại Úy quân đội miền Nam. Khi miền Nam mất vào năm 1975, bác bị đi học tập từ lúc Hương Tảo còn nhỏ cả mười năm sau mới về. Vợ bác mang hai đứa con vượt biên, nghe nói sang bên Mỹ lấy chồng khác ngay, chẳng ngó ngàng để mặc bác trong trại học tập đói khổ. Tảo chỉ nhớ một ngày mưa dầm đang ngồi bên cửa sổ trông mưa thì từ đầu ngõ một người đàn ông tiều tụy đi về hướng nhà, Tảo ngỡ người ăn mày nào, sao lại không lo trú mưa mà đi giữa trời coi rất tội nghiệp. Đến trước cửa nhà gặp bố đang lo chặn nước mưa, lúc đầu bố không nhận ra, rồi mang vào nhà mừng mừng tủi tủi. Hương Tảo và chị chỉ đứng lấp ló nhìn ra. Bác Hồng trở về với thương tật trong người, tứ cố vô thân, phải làm nghề quét dọn trong nhà thờ, suốt ngày say sưa và chửi chế độ. Có lần Công An đã nhốt vài bữa, sau rồi thấy bác già yếu và ma men nên mặc kệ.

Tảo về nhà dược một lúc thì ba người cùng vào nhà. Bố Tảo quát lên:

- Tảo, ra đây bố bảo.

Tảo sợ quá khép nép bước ra, bác Hồng nhìn Tảo một cách hằn học làm Tảo không hiểu chuyện gì.

- Thưa bố gọi con.
- Hôm qua mày hát ở ngoài Công Viên Văn Hóa phải không?

Tảo tái mặt đi, ấp úng

- Dạ... dạ... con...
- Thôi bố không cần hỏi nữa, báo đăng hình mày nắm tay cái thằng hôm nọ, hát trên sân khấu này.

Bố Tảo dằn mạnh tờ báo xuống bàn, tách nước trà đổ vào làm loang bức hình, Tảo chỉ nhìn thấy trên giấy hình hai đứa nằm tay nhau. Lẽ ra mà ai đưa cho Tảo tờ báo có hình nàng hát chắc Tảo đã ôm lấy mà coi mà đọc. Nhưng thấy vẻ phẫn nộ của bác và bố, ruột gan Tảo chìm xuống, không dám cầm tờ báo, chỉ liếc vào để tiếc vì tấm hình bị nưóc đổ vào.

- Không những mày đi hát ngoài đường, hát cho tụi Cộng Sản nghe mà lại còn hát nhạc Việt Cộng nữa. Ai dạy mày như thế.

Bác Hồng mặc đỏ tía tai

- Hôm qua tôi ở đó, đứng xa sân khấu nên không nhìn ra con Tảo. Mà vừa xa lại vừa nó phấn son lòe loẹt chứ. Tôi nghe nó hát hai bài mà ngạc nhiên vì thời buổi này, nhạc Vàng được hát công khai mà có đứa lại chọn hai bài nhạc đỏ. Tôi cứ tưởng nó là con cán bộ cao cấp. Thằng Thành Ủy lại còn vỗ tay không ngớt và lên ôm nó trên sân khấu. Đến lúc nó ra ngoài ngồi bàn chung với thằng thổi kèn tôi mới nhận ra là con Tảo nhà chú. Hôm nay thì có cả hình trên báo - Bác Hồng mỉa mai tiếp - Vây là chú có phúc lắm.
- Anh cứ để cho tôi dạy con. Tảo, thật là quá sức rồi. Thi thì rớt lên rớt xuống chỉ vì hát hỏng. Bây giờ còn lên sân khấu nữa.
Bố cũng không biết phải xử trí mày ra sao. Tạm thời đi ra ngoài phải có mẹ hay chị Tần đi theo, nghe chưa! Thôi vào nhà đi!

Mẹ Tảo chỉ thở dài lắc đầu mà không nói gì. Tảo rưng rưng nước mắt lui vào bên trong khóc thút thít, phía phòng khách vẫn vẳng tiếng giận dữ của bác Hồng một lúc lâu.

Cả hai tuần Tảo không được ra khỏi nhà một mình, đi đâu cũng phải đi chung với mẹ hay chị Tần. Muốn gặp Phương mà không biết làm sao. Suốt ngày ngồi trong nhà cho nhớ thương dằn vặt. Hôm chủ nhật sau đi lễ, anh Trưởng Ca Đoàn đón nàng từ ngoài nhà thờ

- Hương Tảo vào gặp Cha Xứ đi; Cha bảo hôm nay Tảo nghỉ hát một bữa.
- Ồ sao vậy anh Cảnh ?
- Em cứ vào gặp Cha, Cha đợi đấy! mau lên không thôi trễ giờ lễ của Cha.

Trong lòng Tảo thấy có điều gì không ổn, ngập ngừng gõ cánh cửa phòng làm việc Cha Xứ.

- Tảo đấy hả, ngồi xuống đây đi con.
- Xin phép Cha.

Cha Xứ tóc trắng phau, mặt mũi tuy hiền lành nhưng khi nghiêm khắc thì dễ làm nao động các con chiên. Cha nỗi tiếng là người dám đương đầu với Công An để bảo vệ con chiên mình và đễ giữ vững Giáo Xứ, nhất là trong những năm đầu sau giải phóng. Cha ngày trước không làm Tuyên Úy nên thoát khỏi chuyện đi cải tạo nhưng như mọi nơi khác, giáo xứ bị hạn chế việc sinh hoạt rất nhiều. Lễ trong tuần không được cử hành, chỉ cho hai lễ vào thứ bảy và chủ nhật. Riêng Cha bị gọi lên Phường đều đặn để "làm việc" với công an. Đáng lẽ với cái tuổi 75 Cha phải được về nghỉ ngơi nhưng cả mười lăm năm nay việc đào tạo linh mục bị giới hạn tối đa nên chưa có người thay thế.
Cha đặt một tờ báo lên bàn, cũng là tờ mà bác Hồng đưa cho bố Tảo. Tảo nhìn trân trối vào hình mình và Phương, nửa xúc động nửa ngại ngùng.

- Có phải là con không?

Tảo im lặng cúi đầu. Cha Xứ thở dài nói

- Cha nghĩ con trẻ người non dạ, bị người ta dụ dỗ nên mới hát nhạc Đỏ như thế. Dạo này vừa xảy ra chuyện Nhà Thờ Vinh Sơn bị đàn áp, giáo dân đang bất mãn mà con lại hành động như là a dua, xưng tụng bạo quyền. Theo như sự tuyên truyền trong tờ báo thì con là tiêu biểu cho thế hệ thanh niên mới, không dính dáng với chế độ cũ và có tinh thần cách mạng. Bài báo gây căm phẫn trong Ca Đoàn. Cha không kết tội con, nhưng Ca Đoàn không thích con hát chung nữa, con tạm thời nghỉ một thời gian đi.

Những hạt nước từ nãy kết tụ dần theo từng lời nói của Cha đọng đầy mi mắt, giờ tràn ra hai bên cùng với tiếng bật khóc của Hương Tảo.

- Xin Cha tha tội cho con.
- Con về nghĩ chín chắn về chuyện này rồi khi nào muốn xưng tội thì đến đây sau. Bây giờ Cha chuẩn bị làm lễ đây.

Tảo loạng choạng bước ra ngoài, đi ngược chiều với người đi lễ, cố không nhìn ai, nhưng cảm thấy bao nhiêu con mắt nhìn mình. Nàng cúi đầu, rảo bước về nhà, bỏ cả buỗi lễ.
Về được đến nhà , Tảo nằm sấp trên giưo8`ng mà òa lên khóc. Trong nhà không có ai càng làm cho Tảo không cần nhịn, khóc nức nở, ướt đẫm cả bao gối.

Bố mẹ nàng đi lễ không thấy con gái hát, nhìn chung quanh trong nhà thờ cũng không thấy Tảo đâu, lấy làm lo ngại, một là sợ có chuyện gì; hai là lo Tảo bỏ lễ để đi ra ngoài một mình. Tan lễ họ tìm anh Trưởng Ca Đoàn, rồi vào gặp Cha Xứ. Bố mẹ Tảo về nhà trong bao nỗi muộn phiền. Không khí trong nhà lúc nào cũng nặng nề. May là mẹ và chị vẫn để ý trông chừng Tảo, thỉnh thoảng lại an ủi vài câu; chứ còn bố hầu như không muốn thấy Tảo. Mẹ cũng nói, Tảo không nên gặp bố trong lúc này. Giờ cơm chia làm hai lần, mẹ dọn cho bố ăn xong rồi ngồi chung với Tảo. Chị Tần đi làm xong có khi lên nhà chồng tương lai nên nhà càng im lặng.

Tảo có gửi cho thư Phương mà không thấy trả lời càng buồn phiền vô hạn. Tảo không biết là có lần Phương đến tìm nàng trong lúc nàng đưa mẹ đi công việc. Bố Tảo gặp và đã yêu cầu Phương đừng đến nhà ông nữa.
Sau hai tuần không chịu nổi, Tảo lén ra khỏi nhà, không có xe vì bố đã khóa lại bằng khóa khác. Nàng gọi xích lô lên nhà Phương. Đến nơi bấm chuông mà không nghe gì cả, có lẽ nhằm lúc cúp điện, Tảo gõ cửa nhưng cánh cửa sắt dầy lại đặc nên nàng gõ đau cả ngón tay mà chẳng thấy Phương ra. Nhìn qua khe cửa vẫn thấy xe Phương trong sân, Tảo vòng ra phía hẻm sau để gọi qua lối vườn sau phía phòng ngủ.

Vừa đến gần cổng sau thì thấy Phương mở cổng cho cô gái hôm nọ đi ra, cô ta còn đang nhét áo vào quần khi bước ra ngoài ngõ. Cả khung trời như tối sầm lại trước mặt Hương Tảo trong giữa ban trưa nắng chói. Tảo thấy tim thắt lại, phải dựa vào một bức tường để khỏi ngã xuống đất. Khi Phương đóng cửa nhìn ra chợt thấy nàng, Phương gọi:

- Ồ Tảo! Em đấy à...

Tảo không nghe hết câu, ôm mặt chạy thốc ra đường, ngồi lên một xe Honda ôm, bảo tài xế chạy thẳng. Phương ngơ ngác chạy vào nhà lúc mang được xe ra đường thì đã muộn. Phương lái xe đến nhà Tảo, gọi cửa mà không có ai trả lời, đợi cả giờ, cuối cùng đành đi về trong nỗi hoang mang cấu xé.



Phần 9

Từ lúc chạy ra khỏi nhà Phương, Tảo ngồi sau lưng người lái xe ôm như người mất hồn. Khung cảnh phố xá xe cộ chung quanh vùn vụt vút qua mặt Tảo mà không để lại một ghi nhận nào trong tâm thức nàng. Trời Saigon rực lửa, cái nóng cháy da cháy thịt; hơi nắng từ đường nhựa bốc lên cùng bụi bặm và nhất là từng luồng khói đen đặc như than xả ra từ các xe vận tải cổ lổ xỉ, chạy bằng dầu diesel càng làm người ta khó thở. Các cô gái, các tiểu thơ lái xe gắn máy trang bị từ đầu tới chân để chống nắng. Đầu đội mũ, đeo kính đen, miệng bịt khẩu trang, tay đeo găng lên gần bả vai. Người đẹp xấu hay mặt mũi như thế nào chẳng ai biết được; may ra thì nhận dược dáng dấp có thanh tao hay cục mịch thôi.

Chiếc xe chở Hương Tảo đi bao nhiêu lâu nàng cũng không rõ, cho đến khi xe bị vấp ổ gà tưng lên làm Tảo giật mình thoát ra khỏi tình trạng bán mê. Tảo nhìn quanh thấy mình đang ở trên một con đường vắng, hai bên thưa thớt nhà cửa như vùng ngoại ô, nàng giật mình, đập vai người lái:

- Ngừng xe, ngừng xe đi ông ơi!

Chiếc xe thắng lại làm Tảo chúi nhủi, mặt đập vào lưng người lái, mùi áo dính bụi bặm dầu xe cùng cảm giác chao động làm nàng suýt nôn.

Tảo đứng xuống đường, ngơ ngác nhìn quanh, chưa nhận ra chỗ nào cả:

- Chỗ này là chỗ nàỏ
- Khu này là quá Bình Thạnh một chút đó cô
- Sao ông lại chở tôi đến noi này?
- Tôi hỏi 2,3 lần, cô nói cứ chạy thẳng, đâu cũng duợc mà.

Anh chàng lái xe vừa nói vừa cười nhăn nhở. Bây giờ Tảo mới nhìn kỹ mặt anh ta, hàm răng cãi mả và hô cùng với khuôn mặt xương xẩu nhất là ánh mắt giảo hoạt làm Tảo thấy lo ngại. Tảo nói

- Ông cho tôi về lại chỗ lúc nãy đi.
- Tại cô nói đi đâu cũng được thì tôi tiện đường chạy về nhà tôi. Cũng gần đây thôi, hay cô vào nhà nghỉ cho bớt mệt rồi tôi đưa về sau.
- Thôi cám ơn ông, tôi muốn về lại ngay.

Gã đàn ông bước xuống, dựng xe lên, cầm lấy tay Tảo

- Em cứ về anh đi đã nào.

Tảo giật tay lại, lùi hai bước trong khi gã tiến sát vào

- Không, đừng đụng vào tôi, tôi la lên bây giờ.
- Tôi có làm gì mà cô đòi la. Tôi chỉ đòi tiền xe!
- Thế tiền xe bao nhiêu ?
- Một trăm ngàn!
- Trời đất, sao nhiều thế, tôi không có đủ.
- Vậy mà nhiều à, chở cô chạy hơn một tiếng bằng 10 cuốc thường của tôi. Bây giờ cô có chịu trả hay không?
- Chở tôi về nhà tôi lấy tiền trả.
- Không chỏ đi đâu cả, trả ngay lập tức, nghe chưạ

Gã đàn ông hung hãn xấn lại, Tảo sợ quá bất giác quay lưng nhưng gã đã ôm lấy eo nàng

- Chạy hả, quy.t tiền xe hả, không có tiền thì tao lột quần áo trừ.

Gã bịt miệng Hương Tảo, lôi nàng xềnh xệch vào sau một bụi cây , đè Tảo xuống mặt cỏ, một tay cởi áo nàng. Mấy cái khuy chật quá làm gã cởi hoài không ra, sụ thèm khát thú tính làm hắn điên cuồng, xé toạc áo Tảo. Vừa chuyện xảy ra ỏ nhà Phương lại vừa trúng nắng cả giờ làm Tảo không còn sức để dãy dụa và lại còn bị bịt miệng, bịt mũi, nghẹt thở, chỉ thấy cảnh vật như mờ đi.

Chợt một cánh tay choàng qua cổ tên lái xe, kéo ngược về, lôi hắn đứng dậy. Bây giờ thì đến phiên hắn như con thú trong rọ, càng cố gắng vùng vẫy bao nhiêu thì cánh tay cứng như sắt, xâm hình con rồng chạy dài từ vai xuống càng xiết chặt. Người ra tay lại cao lớn, khiến gã xe ôm gần như chân lìa mặt đất, mặt đã tím lại, khọt khẹt không ra lời. Hương Tảo lồm cồm bò dậy, cố lấy vạt áo bị xé đứt ra che lấy ngực.

Người đàn ông đến cứu nàng, thấy Hương Tảo ngồi dậy được bèn lơi cánh tay ra. Gã xe ôm rơi xuống đất trên hai đầu gối, hai tay vừa chống xuống mặt cỏ thì một cái đá vút vào bụng hắn làm hắn tung lên rồi vập xuống như bao gạo, rồi lại thêm một cái vào mặt hộc cả máu ra. Gã lái xe quằn quại, kêu la thảm thiết. Người đàn ông định đá nhồi thêm thì Tảo la lên

- Thôi ông, đừng đánh người ta nữa, đủ rồi.
- Nó định hiếp cô mà, phải đánh cho nó chết.
- Thôi ông tha cho nó đi.

Người đàn ông dựng cổ gã lái xe ôm lên, dằn vào gốc cây

- Hên cho mày là cổ xin tha đó, xin lỗi mau lên!

Gã lái xe ôm lên quy. xuống, thều thào

- Xin lỗi cô, cám ơn cô tha cho.

Rồi lảo đảo chùi vệt máu trên mép, nhịn đau lấy xe chạy mất.

Lúc người đàn ông quay lại, Hương Tảo ngước lên, bất giác rùng mình khi thấy một vết sẹo chạy dài từ mang tai xuống cằm làm nát nửa bên trái cùng với các hình xâm trên cánh tay và trên ngực hở áo.

- Cô ở đâu, tôi đưa cô về.

Hương Tảo nhìn xuống thấy phía trước mình không đủ vải che, hai tay khoanh lại, thu người sát vào mà không dám nhìn lên bộ mắt cô hồn đó. Nét mặt sắt máu lúc nãy khi ra tay với gã lái xe không chút thương xót nhưng khi ánh mắt chạm khuôn mặt Hương Tảo lại dịu đi như một thiếu niên 15, 16; nhưng Hương Tảo không nhận thấy sự thay đổi này.

Hương Tảo ngước lên, vẫn đầy nét sợ hãi. Người đàn ông bước ra lề đường, ngoắc một tên đàn em từ nãy vẫn chờ trên chiếc xe Honda 750 phân khối lớn, to gần gấp đôi xe 50cc, nói nhỏ vài câu. Tên đàn em cởi áo ngoài chỉ còn lại áo thun ba lổ đưa cho đàn anh rồi phóng xe đi. Người đàn ông cầm áo vào

- Cô mặc đỡ áo này đi. Taxi đến ngay bây giờ.

Hương Tảo cầm áo, mặc nhanh vào, vừa vặn có tiếng còi xe hơi ngoài đường. Người đàn ông dìu Hương Tảo ra xe, đưa cho tài xế Taxi vài tờ giấy bạc lớn.

- Cho cô này về nhà nghe chú, có xe thằng em theo hộ tống đó nghe. Có chuyện gì là coi chừng chú đó.

Anh tài xế thấy món tiền lớn, lại nhìn thằng em trên xe mô tô mặt mũi âm thầm nên vội nói

- Dạ, tôi chở cổ về liền.

Chiếc Taxi lăn bánh chạy đi cùng lúc với tiếng rồ máy của chiếc Honda 750cc kèm theo. Người dân anh chị cúi xuống nhặt lấy một tấm danh thiếp Hương Tảo làm rớt ra lúc dằng co chống cự, lẩm bẩm đọc

"Âu Thế Phương
235/12 đường XYZ
Quận 1
TP Hồ Chí Minh
"

Khuôn mặt đen đủi, lầm lì, sắt đá tương phản với ánh mắt thần ra ngước nhìn theo làn bụi từ hai chiếc xe nhỏ dần.

Taxi chở Hương Tảo về đến nhà, tên đàn em chờ cho nàng vào hẳn, ghi lại số nhà rồi phóng xe như một mũi tên vọt đi, tiếng máy nổ vang rền cả khu xóm.
Hương Tảo vào được đến nhà, may là chưa có ai về, cố gượng hết sức thay được cái áo, vất áo rách và cả áo mượn vào thùng rác, nằm vật xuống giường, chỉ thấy không gian quay cuồng rồi đổ xụp xuống đầu nàng trong một màu đen rất đen.
Lúc Hương Tảo tỉnh dậy là lúc mẹ nàng đang cuống quýt dật tóc mai, mài tóc gáy bằng củ gừng.

- Khiếp con làm mẹ sợ quá đi, may là mẹ về sớm. Ở nhà làm sao lại ngất đi thế.

Hương Tảo gượng nắm tay mẹ, gọi nhỏ

- Mẹ ơi, con yếu quá.

rồi lại thiếp đi trong cơn sốt bừng bừng. Những cơn sốt tiếp tục hành hạ nàng trong mấy ngày sau. Trong cơn mê sảng có lúc thấy khuôn mặt sẹo, anh ta thật dữ tợn, cặp mắt khi đánh tên lái xe ôm hằn lên những tia máu đỏ, nhưng khi nhìn nàng thì ánh mắt lại khờ dại như trẻ thơ, như tín đồ trước tuợng Mẹ Maria.
Có lần Hương Tảo lại mơ thấy mình cùng Thế Phương làm phép cưới trong nhà thờ trước bàn rước lễ với những bình hoa hồng rực rỡ và tượng Chúa nhân hòa. Tảo nắm lấy tay Phương, đọc lời giao hứa mà nàng chưa hề học đến:

"Em Cecilia Hương Tảo xin nhận anh Mathieu Thế Phương làm chồng và hứa chung thủy với anh, lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc khỏe mạnh cũng như lúc bệnh hoạn, để tôn trọng và yêu thương anh trong suốt mọi ngày đời em".

Hai người còn đang chờ nghe lời Cha Xứ tuyên bố câu

"Việc gì Thiên Chúa đã kết hợp thì con người không được phân ly",

thì bỗng trời đất tối xầm, cát chạy dá bay mù mịt. Khi mở mắt ra được thì chỉ còn mình nàng trên quảng đồng không mông quạnh. Chiếc áo cưới màu trắng trinh nguyên lấm bùn bê bết. Hương Tảo kinh hoàng thét lên "Phương ơi, Phương ơi, đừng bỏ em!"

Bà mẹ giật mình chạy vào nắm lấy tay Tảo, lấy khăn lau những giọt mồ hôi tươm ra trên mặt. Thấy chồng cũng vừa vào, bà chép miệng nói

- Thật tội nghiệp nó, nửa tỉnh nửa mê cả tuần rồi. Hay cho nó vào nhà thương đi ông.
- Bác sĩ đến chăm sóc nó mỗi ngày, khám bịnh và chích thuốc mà bà. Tôi cũng có hỏi ông ta về nhà thương. Ông ta nói vào nhà thương cũng không tốt hơn, ở nhà còn có người trông nom thường xuyên. Hơn nữa vào nhà thương lại càng dễ bị truyền nhiễm theo như Bác sĩ nói.

- Tôi nghĩ nó một phần là ốm tương tư đấy ông. Cứ gọi tên thằng Phương nào mãi.
- Là cái thằng rủ rê nó hát trên sân khấu ở Công Viên Văn Hóa hôm nọ chứ gì. Hôm qua nó lại đến, tôi có cho nó vào nhà đâu.
- Chết chửa, sao ông không để nó gặp con Tảo. May ra con mình khỏe lại thì sao.
- Ốm thì có thầy, có thuốc.
- Con mình cũng lớn rồi, nó thương ai thì trong nhờ đục chịu. Hôm qua nó đầy 20 tuổi mà thiêm thiếp trên giường, tôi xót quá.
- Bà cho là tôi không xót con à. Nhưng cái thằng đó, vừa là nghề đàn hát, vừa là dân Huế thì tôi không chấp nhận đâu.
- Người Huế cũng là người, chốn nào cũng có người này người nọ chứ.
- Vẫn biết thế nhưng đặc biệt ở Huế lại nhiều người này hơn người nọ bà ơi. Nếu không lại chẳng thành câu
"Sơn bất cao, thủy bất thâm
Nam đa trá, nữ đa dâm"
- Khiếp ông nói quá đáng.
- Đó chẳng phải tôi nói, là do các cụ truyền lại.

Bà thấy ông có thành kiến quá cực đoan với người Huế nên chỉ chép miệng thở dài mà không bàn tiếp. Nhưng hôm sau, chờ chồng đi làm, bà bảo chị Tần đi gọi Phương đến. Phương nghe tin Tảo ốm nặng, lên xe mà lòng thiêu đốt. Trong ba ngày liên tiếp Phương trực bên giường Tảo vào buổi sáng đến trưa thì đi, trước khi bố Tảo về nhà ăn cơm trưa. Thỉnh thoảng Tảo mở mắt được, thấy Phương bên cạnh, nghe loáng thoáng tiếng Phương dỗ dành, gương mặt có thoáng nét vui rồi lại thiếp đi.

Hôm nay Tảo có vẻ khỏe hơn, đã ăn được cháo với thịt bò xoay nhuyễn của mẹ nấu. Phương đút cho Tảo ăn nửa bát, bà mẹ rất vui, cho là mình nghĩ đúng nguyên nhân ốm của con. Mấy ngày gặp gỡ chuyện trò với Phương bà cũng thấy Phương là người tử tế, chỉ sợ chồng mình vẫn cố chấp thì khổ cho con. Bà chép miệng, nói thầm

"Cứ mong cho nó khỏi đã, chuyện khác tính sau".

Một tuần nữa trôi qua, Hương Tảo đã gần khỏi hẳn, đã đứng dậy ra khỏi giường đi từng bước ngắn với sự nâng đỡ của Phương. Ông bố thấy con bình phục cũng mừng nên dù biết Phương đến nhà mà không nói gì chỉ nhắc khéo vợ khi nào ông về để khỏi chạm mặt Phương.
Những thành kiến cố định một khi đã ăn sâu vào đầu óc con người thì khó trong một sớm một chiều mà phá được dù người có thành kiến biết mình vô lý, nhưng thành kiến là cảm nhận chủ quan không lấy lý lẽ mà giải được.

Hương Tảo tuy vui vì có Phương chăm sóc cả 10 ngày nay nhưng mỗi lần nghĩ đến hình ảnh Phương đưa cô gái ra cửa sau, cô ta vừa bước qua thềm cửa vừa nhét áo lại vô quần thì lại thấy quặn đau. Có khi nằm quay mặt vào tường không nói với Phương cả nửa giờ. Sáng nay Phương dìu Tảo ra ngoài bàn ngoài ăn sáng. Chị Tần pha cafe sữa và nấu bánh đúc sốt cho ăn rồi đi làm. Món này chị học của một cô bạn người Thanh Hóa và là một đặc sản mà người ngoài Thanh Hóa hầu như không biết đến. Bánh đúc quậy bằng bột gạo và vôi, ít vôi thôi không thì bánh sẽ đặc như bánh đúc thường. Bột sền sệt lấy thìa múc được, khi nấu cho nhiều nước cốt lá dứa nên bánh có màu xanh như cẩm thạch. Múc vào bát ăn khi còn nóng nên gọi là bánh đúc sốt. Nhưng ăn không thì chưa đúng kiểu, phải có đậu xanh đãi vỏ nấu nhừ rồi xay hay giã nhuyễn xong nắm thành cục tròn như để làm nhân bánh chưng. Lúc ăn bóp vỡ cho lên trên mặt bát, màu hướng dương của đậu nằm trên màu cẩm thạch của bột trông rất đẹp mắt. Người sành điệu khi ăn không trộn nháo nhào lên mà múc cho khéo có cả bột bánh và đậu, thỉnh thoảng lại trúng một miếng tóp mỡ rán đập nhỏ. Hương vị vừa thật bùi vừa thật thanh, ai đã thử một lần sẽ nhớ mãi.

Còn lại hai người trong nhà, Tảo đã ăn được một mình. Gặp món mà nàng vẫn thích nên ăn rất ngon miệng

- Anh xem chi Tần nấu bánh đúc sốt khéo không ?
- Ngon lắm em, anh chưa ăn bao giờ cả.
- Chị Tần học của bạn, chị Hạnh đấy. Chị Hạnh khéo bếp núc lắm lại có giọng nói dễ thương, "chử" nào "củng" nói thành dấu hỏi cả. – Tảo cố tình đọc sai các dấu ngã.
- Vậy là người Thanh Hóa.
- Anh cũng biết người Thanh Hóa nói vậy à ?
- Đúng ra là người Thanh Hóa ở các làng thôi, còn trong thị xã, thành phố Thanh Hóa thì họ nói đúng hơn. Ở Huế cũng thế, dân quê Huế nói nặng hơn dân nội thành ngoại thành.

Chuyện trò một lúc chợt Hương Tảo lại xịu mặt cúi đầu. Phương hiểu tại sao nên cầm tay Tảo:

- Tảo ơi! Hôm trước em đến rồi đi, anh biết là em giận anh. Anh chạy theo để giải thích mà không kịp, rồi em ốm luôn tới hôm nay. Tảo ơi, đừng giận anh mà, không phải như em nghĩ đâu. Hôm nào em đến anh, anh sẽ nói cho em biết tất cả.

Hương Tảo vẫn cúi đầu không nói; Phương quỳ một gối xuống cạnh Tảo, thấp hơn Tảo ngồi để nhìn được khuôn mặt Tảo từ dưới lên. Trên mí mắt đã long lanh hai hạt lệ, Phương xoay Tảo lại phía mình, đưa mặt lên vừa vặn đón giọt nuớc mắt Tảo rơi xuống trên môi. Không dừng được Phương hôn lên cả hai mắt, uống hết những giọt lệ ứa ra từ đôi mắt nhắm lại của Tảo, rồi là môi chạm môi, rồi là hôn nhau say đắm trong nức nở, trong ngọt ngào của tình yêu có lại, của niềm tin tìm thấy.

Một lúc sau, Tảo nói khẽ

- Cô ấy là gì của anh ?
- Không là gì cả, em tin anh nhé.
- Nhưng tại sao....
- Mai anh đưa em đến anh nhé, em sẽ biết hết.
- Sao anh không nói bây giờ.
- Anh muốn em tin anh trước.
....
Một thoáng yên lặng như muốn chen vào giữa hai người

- Em.. tin... anh


Hôm sau Hương Tảo dậy sớm, sửa soạn để chờ Phương đến đón mình và bố mẹ đã cho phép. Hơn hai tuần rồi Tảo chưa rời khỏi nhà, nhìn trong gương không khỏi muộn phiền vì nét xanh xao chưa hết của cơn bệnh. Nhưng phần khác lại vui vì được đi ra ngoài, nhất là đi với Phương.

Tiếng chuông gọi cửa chỉ reng lên một tiếng là Hương Tảo đã đến ngoài. Trời chủ nhật nắng vàng rất đẹp, chiều hôm qua Tảo đã đi lễ bù cho ngày hôm nay. Còn việc hát trong Ca Đoàn đối với nàng không thành vấn đề nữa. Có lúc Tảo định đi xưng tội nhưng nghĩ lại, lại thấy việc mình hát hai bài ấy cũng không phải là tội lớn.

Phương đưa nàng vào nhà, có sẵn bình hoa hồng ở trên bàn, là loại hoa mà Hương Tảo ưa thích. Vẫn chưa hoàn toàn bình phục, nên chỉ ngồi xe một quãng từ nhà đến đây mà Tảo đã thấy mệt phải ngồi xuống ghế nghỉ ngơi. Phương mang kèn ra thổi cho Tảo nghe. Tiếng kèn thật tha thiết và tràn đầy đam mê.

- Em thích nghe anh thổi kèn lắm.
- Anh lại thích nghe em hát.
- Em ốm một trận, sợ mất giọng quá
- Không sao đâu em, vài tuần nữa lại hết đó mà.
-....
-....
- Anh...!
- Gì hở Tảo ?
- Anh định nói gì với em ở đây?

Phương cất kèn, cầm tay Tảo dắt vào phòng vẽ, bật hết mọi ngọn đèn. Lúc này Tảo mới thấy rõ những bức tranh Phương đã vẽ, chưa có bức nào có khung cả. Ngoài một vài bức tranh tĩnh vật, quang cảnh còn hai bức tranh chân dung đàn bà vẽ theo lối trừu tượng. Tuy vậy bức chân dung cũng có thoáng nét của người con gái Tảo gặp hai lần.

Phương đến trước giá vẽ, trên giá vẽ có một khung vải lớn, che phủ với một tấm khăn trải giường. Nét mặt Phương chợt xa xôi, một tay đặt lên viền khăn. Tảo đến theo, lòng hiếu kỳ bị khích động vì tâm tư đó. Phương thở dài một tiếng rất nhẹ rồi kéo khăn che ra; Trên khung vải là một bức tranh đang vẽ dở nửa chừng, vẽ người con gái ngồi xoay lưng xếp hai chân như đáng người cá, Người con gái hoàn toàn khỏa thân, chỉ thấy ¼ mặt nhưng rõ là cô gái ấy.

Phương nói:

- Cô ta không là gì của anh cả, chỉ là người mẫu anh thuê để vẽ thôi em ạ. Bức tranh này anh bắt đầu trước khi gặp em lâu, nhưng anh đã ngưng lại rồi.

Tảo tuy không hiểu nhiều về hội họa nhưng thấy bức tranh thật đẹp cũng ngây người ra ngắm, quên cả chuyện ghen. Người con gái kia dung mạo bên ngoài cũng trung bình thôi mà dưới nét phác họa tài hoa của Phương dù chưa xong vẫn mang đầy nét thanh thoát. Dáng ngồi uyển chuyển vừa trong sáng lại vừa gợi tình, khuôn mặt, một nửa vai và bối cảnh xung quanh chưa xong.

- Anh không vẽ tiếp à ?
- Không, anh đã nói với cô ấy là đừng đến nữa sau khi em đến đây lần cuối đó.

Thoạt nhiên Phương cầm một lưỡi lam rạch hai đường dài làm bức tranh toạt ra. Hương Tảo hốt hoảng kêu lên

- Ô kìa anh làm gì thế ?
- Anh không muốn giữ nó. Vì nó mà anh suýt nữa mất em.

Hương Tảo cảm động ôm lấy Phương

- Em xin lỗi anh. Em không biết nên nghi cô ấy và anh...
- Em không cần xin lỗi. Anh có lại em là có lại hạnh phúc mà.

Một lúc sau Tảo vào phòng tắm rửa mặt.
"Anh ấy yêu mình nên hy sinh tác phẩm, hy sinh nghệ thuật. Sao mình lại hẹp hòi thế? " Tảo suy nghĩ mông lung. Lúc lau mặt nàng chợt thấy một chiếc áo như áo kimono treo trên vách, Tảo nói thầm
"Chắc là áo cô người mẫu mặc khi nghỉ giữa chừng đây"

Tay vân vê làn tơ mỏng, tự nhiên một ý nghĩ thoáng qua trong đầu làm gò má Tảo thoáng ửng hồng. Như một quyết định dứt khoát, Tảo cởi hết quần áo ra, ngắm mình trong gương một lần nữa, lại càng đỏ mặt nhưng thu hết can đảm, mặc chiếc kimono vào người, mở cửa phòng tắm đi ra.

Phương vừa dẹp xong bức tranh bị rạch vào góc tường thì thấy hai bàn tay nhỏ nhắn bịt lấy mắt mình và tiếng thì thào của Tảo

- Anh quay lại, nhưng đừng mở mắt nhé!
- Ừ, có gì thế em
- Anh hứa là không mở mắt cho đến khi em nói đi!
- Anh hứa đó.

Phương quay lại vẫn nhắm mắt theo lời hứa, rồi cảm thấy bờ môi Tảo hôn nhẹ lên môi mình.

- Em yêu anh
- Anh cũng yêu em vô cùng. Anh mở mắt được chưa bé ?
- Được rồi anh!

Phương mở mắt ra thấy Tảo đứng xoay lưng lại mình, mặc Kimono ngắn đến đầu gối. Mặt Tảo đỏ bừng vì mắc cở, nhắm mắt lại, thả buông chiếc áo tuột ra trên mình xuống đất, thì thào

- Chỉ cho em cách đứng cách ngồi đi anh, em muốn làm người mẫu của anh. Em không muốn anh vẽ và ngắm người khác.




Phần 10

Mười mấy năm trôi qua mà mỗi lần vào cuối tháng tư, niềm đau của người bỏ quê hương xứ sở, bỏ bao người thân yêu để ra đi, để lưu lạc đất khách quên người lại trổi dậy trong lòng Hoàng. Hoàng nhớ đến bài thơ của một chiến hữu làm để nhớ lại những ngày mất nước

"
Niềm đau vong quốc

Người lính Hải Quân mất nước rồi
Lòng đau nhìn sóng bạc trùng khơi
Quê hương phía trước dần xa bóng
Chiến hữu quanh đây chợt vắng người
Huy hiệu ngỡ ngàng vai áo trắng
Khẩu Colt chua xót cổ tay lơi
Rưng rưng ánh mắt niềm thương hận
Vận nước vận mình chỉ thế thôi.
"

Những hình ảnh bàng hoàng sống lại trong tâm khảm Hoàng cùng kỷ niệm của bao thời xa xưa từ lúc còn ấu thợ

Nhà Hoàng có máu Hải Quân lâu đời; ông cố 6,7 đời gì đó từng làm Đề Đốc của vua Quang Trung, lập nhiều công trạng. Khi Tây Sơn thất thủ, ông đã tuẫn tiết chứ không để cho Gia Long hạch tội. Bố của Hoàng là sĩ quan cơ khí thuộc Hải Quân Pháp tại Đông Dương. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ ông bị đưa sang Âu châu đánh nhau với Đức, tàu chưa về đến nước Pháp thì đã có tin Pháp đã đầu hàng. Hạm trưởng không theo lệnh của chính phủ vào cảng Cherbourg để bàn giao chiến hạm cho Đức quốc Xã mà theo lời kêu gọi của tướng de Gaulle cho tàu trực chỉ Dover sang Anh chịu sự điều động của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong việc chống lại Đức lúc đó đang làm bá chủ Âu châu.

Theo lời bố Hoàng kể lại sau này lúc Hoàng bắt đầu hiểu biết, cảnh tượng eo biển Manche lúc ấy là cả một bức tranh bi hùng tráng của Pháp quốc. Quân Ddức Quốc Xã với chiến lược hành quân thần tốc, tạo nên một danh từ mới trong tự điển nhân loại là Blitzkrieg nghĩa là chiến tranh sấm chớp, mỗi lần tấn công qua một nước lân bang nào chỉ trong vào vài tháng có khi vài tuần như ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Hòa Lan là đã tràn ngập lãnh thô người ta. Từng đoàn Panzer thiếp giáp hạng nặng hiện đại nhất lúc đó với lớp vỏ bọc thép dầy và đại bác nòng to tầm xa dễ dàng nghiền nát mọi nỗ lức chống cự của lực lượng phòng thủ. Cả phòng tuyến Maginot ở Đông Bắc nước Pháp dài 320km với những lô cốt bê tông cốt sắt tưởng như bất khả xâm phạm cũng thất thủ nhanh chóng dưới sự tấn công vũ bão kết hợp Panzer và không quân cùng với chiến thuật bất ngờ và tài tình thọc vào sườn từ vùng Alsace. Gót giày bốt đờ sô của lính Đức vang rền trên mọi nẻo đường từ biên giới Nga đến biên giới Tây Ban Nha, từ Na Uy đến Hy Lạp.

Tàu chưa đến Dover thì có lệnh Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hoàng Gia (Admiralty of the Royal Navy) trở lại Dunkerque để cứu hơn 300 ngàn lính Anh Pháp bị bao vây tại đó, trong tình trạng nguy cấp, trước mặt là biển không có tàu ra, sau lưng là đại quân Đức với không quân đã làm chủ vùng trời Pháp. Cùng với con tàu Vigilante có mặt bố Hoàng là cả trăm chiếc tàu lớn nhỏ của Hải quân hai nước đồng minh và cả của dân chúng Anh Pháp đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của chính hủ hai nước đến đưa quân mình ra khỏi chỗ chết. Mặt biển đầy kín tàu thuyền, kể cả thuyền đánh cá, du thuyền yatch sang trọng hay những chiếc ca nô chỉ có 6,7 chỗ ngồi. Tất cả đổ vào bờ biển Dunkerque đang bị pháo kích dữ dội. Nhiều thuyền tư nhân đã chạy tới chạy lui mấy lần từ bờ biển Pháp sang bờ biển Anh để di tản đoàn quân lâm nạn.

Trên đầu khu trục cơ của Đức bắn phá cố ngăn cản và tiêu diệt phần nào cuộc tản quân vĩ đại nhất lịch sử chiến tranh nhân loại. Từng chiếc Stuka với tiếng máy xé trời khi lao xuống từ bầu trời cao, từng chiếc Messerschmidt không địch thủ tha hồ tung hoành, bắn hạ những chiếc chiến đấu cơ lỗi thời của Pháp như bắn ruồi. Chỉ hai năm sau, khi khu trục cơ Spitfire của Không Quân Hoàng Gia Anh được tân trang thì Stukas, Messerschmidts và Junkers mới gặp đối thủ.

Dưới lưới lửa của Đức cuộc tản quân đã thành công với thiệt hại nhân mạng nhỏ dù có cả những thường dân đã hy sinh khi góp phần vào việc cứu liên quân này. Bố Hoàng kẹt lại Âu Châu suốt thế chiến thứ hai, chỉ về nước khi hòa bình với chiếc lon Thiếu Úy. Nói là hòa bình thật ra chỉ hòa bình cho thế giới còn về đến Vietnam là bị đưa vào cuộc chiến mới, cuộc chiến nước Vietnam dành độc lập.

Bố Hoàng đã chứng kiến sự bại trận, đầu hàng nhanh chóng của nước Pháp, dù sau này có thắng lại do sự trợ giúp của Đồng Minh, nhất là của Mỹ, đã thấy Pháp là một cường quốc trên thế giới mà chỉ có vài tháng đã xếp giáp quy hàng nên mất tin tưỏng vào sức mạnh quân sự Pháp. Ngược lại chủ nghĩa cộng sản dù đang còn ẩn dưới chiêu bài dân tộc cũng không đủ sức mang ông sang hàng ngũ kháng chiến. Với tâm tình bất định đó ông xin đổi sang phục vụ trên tàu Quân Y, cố quên đi những giằng xé giữa hai con đường, hai hàng ngũ. Năm 1954 tàu bố Hoàng lại góp phần trong việc di tản dồng bào Bắc di cư vào Nam. Bố Hoàng tiếp tục phục vụ trong Hải Quân Việt Nam thành lập sau 54. Lúc ấy Hoàng được 3 tuổị

Từ lúc còn nhỏ chưa nhận thức được gì Hoàng đã mê Hải Quân lắm, thấy bố mình oai vô cùng trong bộ quần áo trắng tinh, nhất là khi mặc trong ngày Đại Lễ với khuy áo vàng, huy chương hai hàng trên ngực, từng chiếc nho nhỏ đủ màu. Còn thủy thủ lại mặc quân phục ngộ nghĩnh, hay hay với quần loa và áo truyền thống có bạt vuông từ cổ áo xuống vaị Có lần Hoàng còn được đi ăn đám cưới Hải Quân, cả phòng tiệc trắng toát, chú rể quàng tay cô dâu di dưới hai hàng kiếm chỉa lên trời trông trang trọng vô cùng.
Kỷ luật của HQ lại rất nghiêm, có lẽ do các truyền thống từ xưa để cai quản thủy thủ là những tay anh chị tứ xứ. Lính HQ phải xa gia đình nhiều hơn, xa cả sinh hoạt vói dân chúng. Trong các binh chủng khác, người lính tuy cũng phải xa gia đình hoặc đi hành quân hoặc đóng ở vùng xa xôi nhưng ít ra còn còn sống gần làng mạc hay nếu may mắn hơn thì gần thị tứ, thỉnh thoảng khi không cắm trại thì cũng có dịp tiếp xúc với người khác.

Còn lính HQ nhiều khi trong tàu lênh đênh cả 1,2 tháng trên biển, chỉ có đồng đội trên tàu chật hẹp. chỗ đi lai cũng giới hạn, thư nhà cũng được nhận ít hơn. Cả ngày tù túng, chỉ khi lên boong nhìn ra biển xanh bát ngát, đại dương mênh mông mới thấy cái bao quát của vũ trụ mà phận người như bọt sóng, như hạt cát trong lòng biển mà thôi.
Bố hay mang Hoàng lên Hải Quân Công Xưởng chơi mỗi khi tàu ông về nằm ụ để sửa chũa, bảo trì. Hải Quân Công Xưởng chiếm ngự một khu đất mênh mông ở bờ sông Saigon quận 1, tiếp giáp với bến Bạch Đằng cũng là nơi Bộ Tư Lệnh HQ có bản doanh. HQVN khi thành lập chỉ tiếp nhận những tàu cũ của HQ Pháp để lại; sau 1960 mới có trang bị chiến hạm cung cấp bởi Hoa Kỳ. Sông Saigon sâu rộng dủ sức cho tàu lớn, kể cả Hàng Không Mẫu Hạm loại chở trực thăng từ biển vào.

Bố Hoàng dắt Hoàng lên tàu ông nằm ở ụ tàu; Hoàg rất thích thú khi thấy những chiếc chiến hạm, trong con mắt nhìn của chú bé 11,12 tuổi thật là vĩ đại, đứng dưới đất nhìn lên như nhà lầu 5,6 tầng với những khẩu đại bác to hơn đại bác trên đất liền. Sau này lớn lên gia nhập HQ, đi thăm những chiến hạm khổng lồ Hoàng mới thấy hết tầm vóc của những khí cụ chiến tranh của binh chủng này.

Hoàng có thằng bạn con của một Đại Úy Không Quân, hai đưá cứ hay cãi nhau xem binh chủng nào oai hơn, to lớn hơn. Thằng bạn cứ khăng khăng là Không Quân có máy bay thật lớn, đến khi Hoàng lục hình bố cho, chỉ cho nó coi các chiếc Hàng Không Mẫu Hạm chứa cả năm chục cái máy bay trong bụng, và phi đạo trên tàu to bằng mấy sân banh nó mới chịu thua, nhưng vẫn nói là máy bay ở trên trời còn tàu khi chỉ trên sông trên biển thôị Hoàng mơ ước ngày nào HQVN cũng có Hàng Không Mẫu Hạm thì cũng có máy bay, còn ngược lại Không Quân chỉ có máy bay mà không có tàu chiến. Lúc đó chắc thằng bạn sẽ hết lấy cái gì mà cho là Không Quân hơn Hải Quân.

Khi làm việc bố và lính dưới quyền mặc quần áo xanh, vải dầy như vải quần Jeans, lúc nào cũng có vết dầu, nhiều khi cả trên mặt. Mùi mỡ bò, mùi dầu cặn và nhữg chân vịt tàu to như xe hơi, những bộ máy tàu khổng lồ là những hình ảnh in sâu vào trí óc non trẻ của Hoàng và sau này thúc đẩy Hoàng học cơ khí tàu ở Đại Học trước khi vào Hải Quân.

Nhiệm sở đầu tiên của Hoàng là tàu HQ802; anh chàng lính mới ra trường còn ngơ nháo chưa biết gì là trận mạc. Cũng may gặp thượng cấp là Đại Úy Nguyễn Trí Hùng tận tình chỉ bảo chứ cái vốn học ở Cao Đẳng Kỹ Thuật ra và hai năm đào tạo thành Thiếu Úy Hải Quân của Hoàng chưa đủ để điều hành được phần bảo trì và sửa chữa máy tàu. Đại Úy Hùng tốt nghiệp khóa 19 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và là Cơ Khí Trưởng Cơ Xưởng Hạm HQ802. Dần dần Hoàng mới được biết là Hùng vốn người trí thức đã từng đi du học tại Úc. Trong khi có những sinh viên học xong tìm mọi cách ở lại nước ngoài thì Hùng lại về nước, gia nhập HQ và chỉ vài năm sau đã lên Đại Úy. Hùng coi Hoàng như em, ngoài tay nghề còn thỉnh thoảng còn chỉ Hoàng vài bước nhảy bay bướm.

Hạm Trưởng có vẻ thích Hùng, có lần mời về nhà riêng ăn cơm tối để giới thiệu gia đình. Hùng trên tàu oai phong vậy, chỉ huy toàn bộ lính cơ khí, bảo đảm máy tầu không bao giờ bị hư hỏng, bất khiển dụng mà nghe nói về nhà Hạm Trưởng gặp con gái ông lại không dám đi một mình, cò mồi cho Hoàng được đi theo. Tuy gọi là bữa cơm thân mật nhưng Hùng và Hoàng đều mặc quân phục. Đúng ra nếu không mặc quân phục thì chẳng có bộ vía nào ngon lành cả. Đời lính tiền lương rất khiêm nhường, suốt ngày ở trên tàu, lúc nào về đất liền thì ở chung với gia đình, người yêu chưa có nên không có động lực mà chưng diện. Hơn nữa họ đều cảm thấy thoải mái và có phần nào hãnh diện trong bộ quân phục trên người.

Xe Jeep đến đón Hùng trước rồi đón Hoàng tại nhà. Khi đến nhà Hạm Trưởng, người lính lái xe đưa hai người vào, chào và lái đi. Bữa cơm giản dị nhưng ngon lành vì có bàn tay khéo léo của cô Cúc con gái HT. Cúc đang học Văn Khoa năm thứ ba và là một người con gái rất thùy mị đảm đang. Liên em Cúc năm thứ nhất trường Luật thì trái lại, liến thoắng và sôi nổi, nói chuyện rất có duyên với tiếng cười trong vắt. Còn bà mẹ là tiêu biểu cho người vợ hiền mẹ tốt, chỉ biết lo cho chồng con.

Trong bữa ăn Hạm Trưởng mới cho biết là ông và Hùng đều có nhiệm sở mớị Ông được bổ nhiệm chỉ huy Tuần Dương Hạm HQ17 còn Hùng được điều động làm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Năm Căn. Trách nhiệm ông nặng nề hơn và mỗi lần ra khơi sẽ đi lâu hơn. Ông cũng nói vì hai người sẽ về Saigon thường xuyên hơn ông nên hãy ghé thăm gia đình nếu có dịp. Bữa cơm thứ nhất cũng là bữa cơm chia tay cả ba ngườị Về sau Hoàng mới biết được Đại Úy Hùng kẹt lại trong biến cố 4/1975, sau đó đi học tập, mãi đến 1983 mới vượt biên sang Mỹ được. Sau đó Hoàng có lại thăm Liên mấy lần, mối liên lạc tình cảm. đang trên đường phát triển thì xa nhau sau khi mất nước. Liên sang Úc còn Hoàng đi Mỹ.




Phần 11

Hình bóng hai Hạm Trưởng, Đại Úy Hùng và những đồng đội trên tàu vẫn luôn luôn sống mãi trong lòng Hoàng. Những lần đi trên giang đĩnh theo sông Saigon ra Vũng Tàu, qua những bờ ruộng, cánh vườn xanh ngát bóng dừa, điểm những hàng cau vươn cao trên bầu trời xanh mây trắng. Hoàng đứng phía mũi tàu cho gió lộng qua mái tóc, gió mơn man khuôn mặt. Thỉnh thoảng lại gặp những chiếc thương thuyền ngoại quốc từ biển vào Thương Cảng hay những thuyền chở hàng của nông dân đầy ắp nông sản. Rồi ra đến cửa biển, dòng sông tỏa rộng ra, nước sông màu vàng nâu chảy ra hòa với nước biển xanh, đến khi thủy triều lên thì dòng nước lại đổi chiều. Mực nước lên xuống thay đổi như tuần hoàn của vũ trụ
Giang đĩnh tuần hành trên các đoạn sông khác thì không an toàn lắm, nhất là vào những phụ lưu hay những con lạch nhỏ. Sau mỗi bụi dừa nước trên bờ đều có thể có địch quân mai phục, xả súng bắn vào sườn tàu, chỗ nào bọc thép mỏng là lỗ chỗ vết đạn. Lính trên tàu trong tháp đại liên bắn trả, đạn cày lên bờ, đạn bắn nát từng tàu dừa nước gục xuống dòng sông. Tàu đi giữa sông xa tầm đạn cá nhân vẫn chưa chắc an toàn vì dưới mỗi bè lục bình có thể có mìn phá tàu. Cũng may vì là sĩ quan cơ khí nên thời gian phục vụ trên các giang đĩnh của Hoàng rất ít ỏi và ngắn hạn, cốt để tôi luyện con người, chứ nếu chỉ phục vụ trên chiến hạm ngoài khơi thì ít chạm trán với thực tế chiến tranh.

Dĩ nhiên người lính Hải Quân chỉ thực sự thấy mình sống trong quân chủng tự hào đó khi trên chiến hạm vượt sóng trùng khơi trên đại dương mênh mông bát ngát. Những đêm đầy sao, tầm mắt vô hạn không gì cản trở. Chiếc tàu to lớn bao nhiêu cũng chỉ như hạt cát trong lòng vũ trụ Có đêm mặt biển phẳng lặng như một tấm gương, thỉnh thoảng lại có một con cá bay phóng lên khỏi mặt nước, hai cánh xòe ra như chim rồi lại lặn xuống; Hoàng ngồi trên buồng trực, vặn radio lên nghe cho đỡ nhớ nhà

"Đây là Chương Trình Dạ Lan, tiếng nói của người em gái hậu phương gửi đến các anh chiến sĩ tất cả các quân chủng trên mọi nẻo đường đất nước.
... hôm nay Dạ Lan đặc biệt gửi niềm ưu ái đến Quân Chủng Hải Quân trong tiếng hát Phương Hồng Quế với bản "Hoa Biển.

Tại em khi xưa hay hờn giỗi
Giận anh khi anh chưa kịp tới
Cho anh bồi hồi,
Cho anh nhiều lời,
Em cúi mặt làm thinh.
Không nghe anh kể chuyện,
bao nhiêu chuyện tình đẹp nhất trên trần đờị

Tại em khi xưa yêu màu trắng
Tại em hay suy tư bên bờ vắng
Nên đêm vượt trùng anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em.

Vượt bao hải lý
Chưa nghe vừa ý , lắc lư con tàu đị
Chỉ thấy bọt nước
Tan theo triền sóng, bóng hoa kia mịt mùng
...
Em ơi giận hờn, xin như hoa trắng tan trong đại dương.
Em ơi giận hờn, xin như hoa trắng tan trong đại dương.
"

Tiếng hát trẻ trung của Phương Hồng Quế cùng giọng nói ngọt như mía của Dạ Lan gợi nhớ Saigon với đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Cuờng Để, những người con gái người yêu lính thủy đi dạo phố với tình nhân trong ngày nghỉ phép.

Tiếng hò reo của thủy thủ phía dưới làm Hoàng trở về thực tại; thì ra là Mai Lệ Huyền đang hát bài "Tình Yêu Thủy Thủ" là bài ruột của cấp hạ sĩ quan và lính Hải Quân. Giọng hát đầy khói của MLH và điệu Rock giật giật làm anh em lính vừa vỗ tay theo nhịp vừa rống vang cả tàu. Có người còn ra sân tàu mà lắc, mà ngoáy theo bài hát

"Với biển cả anh là thủy thủ... ù u.
Với lòng nàng anh là hoàng tử... ừ ư
Như chuyện ngàn năm xứ Ba Tư
Và chuyện thần tiên bao thế hệ
Cho anh bao giây phút say sưa
Cho anh mơ giây phút bên em
Cho anh luôn yêu đời hải hồ.

Càng đi xa anh càng nhớ em
Sóng đại dương khuất xa muôn trùng
Kìa ngư nhân vui đùa trên sóng
Bao nàng công chúa dưới thâm cung.

Em ơi, ảo huyền kia lôi cuốn
Nhưng anh đã nói anh yêu em
Thì ngàn kiếp vẫn không phai mờ

Với biển cả anh là thủy thủ... ù u.
Với lòng nàng anh là hoàng tử... ừ ư
....
"
Sĩ quan trực trong phòng chỉ huy định nói vào ống âm thoại nhắc nhở lính đừng làm ồn nhưng Hạm Phó cười nói

"Cậu cứ để anh em vui, giờ này Anh Cả còn thức mà."

Định mạng đã xui khiến cho Hoàng lại có cùng sứ mạng như bố Hoàng ngày xưa đã hai lần mang tàu đi đi tản những con người ra ngoài cõi chết. Những ngày cuối tháng 4 tàu c?a Hoàng đang còn nằm ụ để sửa chữạ Thế cuộc đã gần như ngã ngũ; địch quân chỉ còn cách Saigon vài chục cây số. Tổng Thống Thiệu đã cuốn gói bay xa, người ta đồn là ông ta mang theo cả tấn vàng. Miền Trung đã hoàn toàn mất do cuộc di tản chiến thuật, hay đúng hơn cuộc bỏ rơi miền Trung theo lệnh của Thiệu để mong người Mỹ thấy VNCH nguy mà trở lại chăng. Thật giống như người đang đánh nhau, vừa yếu hơn địch thủ một chút bèn tự chặt một tay mình hầu kêu gọi bạn giúp đỡ. Hoàng và lính cơ khí duới quyền đã làm việc ngày đêm, quên ăn mất ngủ để chữa cho máy tàu chạy lại, trong những tin tức dồn dập đưa về. Cả Saigon nhốn nháo, mọi người đều tìm cách chạy đi. Những người làm việc cho Mỹ đã có mật hiệu di tản là bài "White Christmas" phát thanh trên radio. Có chỉ thị từ Bộ Tư Lệnh yêu cầu các chiến hạm còn trong cảng phải ra khơi ngay lập tức vì nguy cơ thất thủ của Sàigòn. Gần đến ngày cuối với cố gắng làm việc ngày đêm của Hoàng và nhân viên cơ khí chiến hạm, tầu đã ra ụ và sẵn sàng lên đường theo hạm đội di tản. Hạm trưởng cho xe đi dón gia đình của thủy thủ đoàn lên tàu.
Chiếc chiến hạm từ từ rời cảng chung vói hàng chục chiếc thương thuyền và tàu bè đủ cỡ. Cảnh tượng dân chúng bồng bế nhau trên bến, chen nhau lên tàu, rớt xuống nước như sung rụng, tiếng con nít khóc thét, tiếng mẹ mất con, vợ lạc chồng gọi nhau thảm thiết là những hình ảnh ăn sâu vào tâm khảm Hoàng. Tàu Hoàng dù có muốn đi chăng nữa cũng chỉ mang theo được thêm một ít người may mắn từ những thuyền nhỏ chèo ra sông. Trên tàu chật người nhưng không ồn ào chỉ có những tiếng nói chuyện đứt quảng, những tiếng thút thít khóc thầm, những khuôn mặt đăm chiêu, lo lắng của các thủy thủ và sĩ quan có gia đình nơi khác không ở Saigon nên không đưa lên tàu được.

Hoàng đang ở trong phòng máy để coi lại những bộ phận máy tàu vừa chữa xong hôm qua; vì thiếu phụ tùng thay thế nên Hoàng phải dùng sức sáng tạo của mình, tháo gỡ các bộ phận từ một tàu cũ để dùng nên Hoàng chưa yên tâm lắm. Chợt Hoàng nghe tiếng bước chân và tiếng nói

- Chú xem nơi này có ai không?

Giọng nói của một người lạ trong phòng máy, nơi mà bình thường chỉ có những người có phận sự mới vào, làm Hoàng cảnh giác đứng sát vào một góc kẹt.

- Thưa em đi một vòng, không thấy ai.
- Cả tàu chỉ có chỗ này vắng người, mình hội ý nhanh nàọ
- Vâng.
- Chú chuẩn bị xong chưa?
- Rồi anh, lúc nãy lên tàu, họ có khám. May mà em nhét nhanh vào giỏ của một bà cụ già đứng cạnh. Họ không để ý bà cụ nên sau đó em lấy lại khẩu súng được.
- Chú biết ai là thuyền trưởng, thuyền phó chứ.
- Thưa có.
- Tàu đang ở đâu đây?
- Đi được nửa đường ra cửa sông rồị
- Vậy là chỗ trách nhiệm của C4. Phải hành động trước khi tàu ra biển. Bây giờ mình xin gặp thuyền trưỏng, khi gặp chú dí súng bắt ngừng tàu, anh gọi qua đài, gọi C4 đến tiếp thu tàu. Rõ chưa ? Thống nhất chưa ?
- Thưa rõ.

Hai tên đi ra, Hoàng không có súng trong người nên không dám đuổi theo chúng. Chàng gọi lên đài chỉ huy.

- Phòng cơ khí gọi đài chỉ huy.

Tiếng sĩ quan trực vọng lại

- Đài chỉ huy nghe đây.
- Hoàng đây, báo động khẩn cấp, có hai tên đặc công đang tính bắt cóc Anh Cả, uy hiếp để cho đồng bọn lên tàu.
- Trên tàu đông người lắm, bọn chúng nhìn như thế nào ?
- Không rõ mặt mũi, nhưng chúng đang xin gặp Anh Cả đó.
- Nghe rõ, sẽ có biện pháp đối phó.

Khi hai tên đến gặp Hạm trưởng, chưa kịp hành sự thì bị bắt ngay, khám trong người một khẩu súng Colt 45. Hỏi đến âm mưu cướp tàu thì chúng chối, xưng là lính cộng hòa chạy từ An Lộc về. Vì sợ Việt Cộng nên mặc quần áo thường và vứt bỏ giấy tờ. Hoàng có mặt trong lúc thẩm tra, nhận ra giọng chúng. Hoàng lập lại lời chúng làm hai đứa tái mặt, cúi đầu không nói tiếp.

Hạm trưởng hỏi các sĩ quan chung quanh:

- Bây giờ xử trí tụi này như thế nàỏ
- Bắn chứ để làm gì! - Hạm phó mặt mũi hầm hầm trả lời -
- Thưa xin có ý kiến. - Hoàng ngập ngừng lên tiếng -
- Hoàng nói đi.
- Em nghĩ theo thông thường thì ta bắt chúng làm tù binh rồi giao cho An ninh quân độị Nhưng bây giờ, chỉ còn trong chốc lát mình sẽ rời bỏ đất nước làm người lưu vong, thì hoặc bắn chúng hay thả cho chúng đi trong giờ thứ hai mươi lăm này.
- Hoàng định theo xử trí nào, Hoàng là người khám phá âm mưu chúng.
- Em còn trẻ không có kinh nghiệm xử trí các trường hợp này, nếu anh tha được thì tha. Quyết định vẫn là của anh.

Hạm trưởng trầm ngâm một phút rồi quay qua hai tên đặc công

- Chúng tôi căm hận vì phải bỏ nưóc mà đi vì các anh. Nếu các anh bắt được chúng tôi, chắc là các anh sẽ đối xử khác. Nhưng chúng tôi những người lính Hải Quân Việt Nam không tàn ác như thế. Các anh trở về làm kẻ chiến thắng thì nên suy ngẫm lại.

Hai tên cúi đầu không nói

- Ở đây còn trên sông, các anh lội vào bờ được không?
- Thưa vâng, cám ơn ông tha cho, bây giờ chúng tôi mới thấy được lòng nhân đạo của những người bên kia chiến tuyến.

Lính đưa hai tên ra hông tàu, trưóc khi nhảy xuống, tên chỉ huy quay lại, ánh mắt nhìn Hoàng đầy vẻ biết ơn. Tàu đi qua còn thấy hai dáng người lội vào bờ. Chiến hạm của Hoàng ra đến khơi Vũng Tàu vào ngày 29 tháng 4 1975.


Giờ đây bao nhiêu năm sau Hoàng được đọc lại bài viết về cuộc ra đi của Hạm Đội Việt Nam do HQ Thiếu Tá Vương Thế Tuấn:

"Tờ mờ sáng 29/4, thị xã Vũng Tầu rối loạn. Chiến hạm tôi được lệnh vào sông Cát Lở để bắn hải pháo vào cầu Cỏ May chận đường tiến quân của địch vào thị xã. Khẩu 76.2 lại tiếp tục nhả đạn, có lẽ đây là những viên đạn cuối cùng bắn vào quân thù ở giờ thứ 25 này. Trên không từng đoàn Cheenook của Koa Kỳ đang thi hành kế hoạch di tản, nhưng chúng tôi lúc đó không hề biết gì. Thình lình có tiếng phản lực cơ bay xé gió bầu trờị Lập tức chúng tôi vào nhiệm sở phòng không vì sợ Mig của CS tấn công, nhưng sau đó nhận ra là phản lực Phantom của HQHK từ mẫ hạm vào yểm trợ cuộc di tản. Ddạn đại bác từ bờ bắn ra rơi lõm bõm trước mũi tầu, có lẽ địch đã xâm nhập thị xã.

Ngoài khơi, các HQ5, HQ6, HQ12 và HQ802 cũng nằm im bất động. Tôi cho chiến hạm ra xa bờ chút nữa vì trên bờ đã rối loạn, người ta đổ xô ra Bến Ddá tìm ghe thuyền ra khơị Bãi biển VŨng Tầu như mộtđàn kiến vỡ tổ, một cảnh tương thê lương hãiu hùng chưa từng thấy.

...10 giờ sáng 30/4 tôi lên đài chỉ huy, trời đang mưa, bầu trời thật u ám ảm đạm. Trời cũng như đang buồn với số phận của đất nước. Tôi mở máy phát thanh, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Vũ Văn Mẫu đuổi cơ quan DAO trong 24 tiếng phải rời VN. Thế là hết! Chế độ Cộng Hòa bị khai tử kể từ giây phút đó. Hơn 20 năm chiến đấu cho lý tưởng tự do, nay đã thành mây khóị
Con tầu vẫn trực chỉ Côn Sơn. Tôi mở máy truyền tin, có tie6'ng báo cáo HQ608 b'o cáo tình trạng nhiên liệu kiệt quệ , có Trung Tướng Vĩnh Lộc và Trung Tướng Trần Văn Trung trên chiến hạm xin được tiếp cứụ

...Ddến xế chiều 30/4, lần lượt kẻ trước người sau gần như 80% Hạm Ddội đều ra tới nơị Chie6'c nào trễ nhất thì khuya hôm đó cũng tới được..
Hôm nay là 1/5, bầu trời thật trong sáng. Tôi lên đài chỉ huy, trước mặt tôi là cả một cảnh tượng thật bi hùng: gần 50 chie6'n hạm của HQVN xen kẽ với các chiến hạm đủ loại như Đ, DLG, các vận tải hạm của Ddệ Thất Hạm độị Tôi có cảm tưởng như xem lại cuộc đổ bộ Normandi của Ddồng Minh trong thế chiến thứ Haị. Còn đang mải mê quan sát, tôi nghe thấy giọng nói của Ddề Ddốc Hoàng Cơ Minh qua máy âm thoại yêu cầu đón một Sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ sang Soái Hạm HQ3. Tôi nhận lời cho chiến hạm vận chuyển lại gần chiếc Khu Trục Hạm. Thiếu Tá Richard , nói tie6'ng Việt sành sỏi, cho biết là Hoa Kỳ đã chấp nhận các chiến hạn HQ.

Lệnh cho hạm đội di chuyển theo vận tốc 6.5 knots, đội hình được ấn định như sau:
* Ddi đầu là các chiến hạm Hải đội III gồm có: Khu Trục Hạm HQ1, Các Tuần Dương Hạm HQ2, HQ3, HQ5, HQ6, HQ15, HQ16, HQ17, Các Hộ Tống Hạm PCE HQ7, HQ8, HQ11, HQ12 và HQ14.
* Kế đến là Hải Ddội II gồm có các Dương Vận Hạm HQ502, HQ505, , Các Cơ Xưởng Hạm HQ800, HQ801, HQ802, Các Hải Vận Hạm HQ400, HQ401, HQ404, và các tầu dầu HQ470, HQ471, HQ472.
* Sau cùng là các Hải Đội I gồm Giang Pháo Hạm HQ329, HQ330, HQ331, kế đến các Trợ Chiến Hạm HQ228, HQ229, HQ230, HQ231 cùng một số các tầu Tuần Duyên PGM HQ600, HQ615, HQ618 và một số nữa mà tôi không nhớ rõ.

Một ngày qua đi là một ngày xa quê hương. Hôm nay 7/5 Hạm Ddội đã đi vào hải phận Phị Các chiến hạm đều có một Sĩ Quan và một đoàn viên của HK. Họ đem theo một lá cờ Mỹ và mo6.t ủy nhiệm thơ để tie6'p nhận chiến hạm. Trước đó các tên tầu của chiến hạm VN bị xóạ Ddúng 12 giờ, mo6.t buổi lễ hạ cờ, tuy đơn giản nhưng trang nghiêm được tổ chức đồng loạt trên các chiến hạm. Có lệnh hạ kỳ từ Soái Hạm, tức thì hàng trăm tiếng còi của Giám Lộ viên từ mỗi chiến Hạm thô/i lên, cùng lúc lá Quốc Kỳ hạ xuống. Mắt tôi như nhòa đi, cổ tôi như nghẹn lại để ngăn chặn tiếng nấc từ đáy lòng... (Trích bài của HQ ThiếuTá Vương Thế Tuấn)"

Người lính Hải Quân nào mà không ứa lệ khi trang lịch sử HQVNCH đã đóng lạị Ngày đó Hoàng biết là vĩnh viễn những con tàu thân yêu bàn giao cho HQ Hoa Kỳ chỉ để khỏi lọt vào tay Cộng Sản, chứ người Mỹ mang về chỉ để cho vào nghĩa trang tàu chiến, hay bán sắt vụn. Những con tàu oai hùng, niềm tự hào của HQVN chẳng còn công dụng gì với họ Những con tàu mang tên những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân với bức tượng trên bến Bạch Đằng chỉ tay thề rằng "Phen này ta không phá xong giặc, không về"; hay Trần Khánh Dư với trận Vân Đồn lừng lẫy; Riêng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4 bị kẹt lại rơi vào kẻ thắng trận vì lúc đó HQ4 bị năm ụ đang sửa chữa, chạy không kịp. Các con tàu đó không còn cơ hội đánh nhau với Tàu cộng, rửa nhục Hoàng Sa, Trường Sạ Chúng thừa cơ CS Bắc Việt đang đe dọa miền Nam, năm 1974 mang một lực lượng hùng hậu gấp mấy lần ta, đánh chiếm các hòn đảo trong chủ quyền VNCH. Trong khi xua quân thôn tính miền Nam thì miền Bắc lại sợ sệt đàn anh đỏ nên không hề hó hé tiếng nào khi Trung Cộng xâm chiếm các đảo trên.

Cùng với cuộc ra đi bi đát nhưng hùng tráng của Hạm Đội Việt Nam là giấc mơ của các bậc đàn anh Chung Tấn Cang, Trần văn Chơn, Hoàng Cơ Minh đã thành lập và dìu dắt HQVN lớn mạnh. Giấc mơ đó đã vĩnh viễn đi vào dĩ vãng.

Hoàng mân mê mô hình một chiến hạm bằng nhựa cùng loại với chiếc tàu Hoàng làm Sĩ Quan Cơ Khí Phó mà nghe tâm tư tê dại đi. Thẫn thờ một lúc lâu, Hoàng ngồi vào computer, đánh hai bài thơ nói lên tâm trạng mình, gửi qua mạng lưới toàn cầu hầu chia xẻ với những người Việt lưu vong niềm đau mất nước.

Trong tòa Đại Sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại một nước Âu Châu, Cao văn Tạo cũng vừa bật computer lên cách đó nửa tiếng. hắn thuộc về A7, cơ quan tình báo của Công An chuyên lo về Kiều Vận là để ý theo dõi tình hình sinh hoạt của người Việt ở ngoại quốc. Theo thói quen hắn vào website vietnamquetaoi.com (chú thích của tác giả: tên này là tác giả tự đặt, để tránh trùng vào các websites có thật) vì nơi đây có đến mấy ngàn thành viên và vì thế phản ảnh khá trung thực tiếng nói, tư duy của người Việt hải ngoại.

Trong các mục mơi đăng cái tên Hồng Đức làm hắn chú ý. Hồng Đức là tác giả nhiều bài thơ chống đối chính phủ và nhà nước. Bấm vào con chuột hắn đọc hai bài thơ Hoàng vừa gửi vào :


Lại đến tháng Tư

Thế mà lại đến tháng Tư rồi
Thắp nén hương lòng lệ nhấp môi
Cờ đỏ đỏ loang đầy phố xá
Sao vàng vàng ối ngập khung trời
Cố đô nấc nghẹn vầng mây xám
Thủ phủ gục đầu nước mắt rơi
Hăm mấy năm nay còn tiếc hận
Tháng Tư trời đã phụ con người.


Cỏ úa

Cỏ úa như lòng đã héo hon
Tình quê chưa vẹn, nghĩa chưa tròn
Ba mươi tháng bốn nhà tan nóc
Một chín bảy lăm nước cạn nguồn
Từ bắc giặc tràn qua chín ngõ
Trong nam dân chạy khắp mười phương
Bao năm lạc lõng cơn mê hoại
Biết đến khi nào ngộ cố hương.


Tạo dùng một tên hiệu đã đăng ký, gửi lời khen bài thơ và khuyến khích làm thêm nhiều thơ chống Cộng. Hắn cẩn thận không để lộ IP mình nên gửi qua anonymizer.
Dưới tên hiệu đó hắn đã đóng vai trò agent provocateur, kẻ khích động, làm bộ cũng chống cộng và làm quen với người chống đối khác.

Tạo lẩm bẩm:

- Tên Hồng Đức này chắc ngày xưa sĩ quan Ngụy đây. Hắn làm thơ chống đối mà tình cảm chan chứa như vậy còn có hiệu năng hơn các bài chửi bới tục tằn hay phân tích trí thức nửa mùa của các tay làm chính trị. Mình phải để ý hắn thêm nữa.




Vùng tối

Phần 12

Phương ngây người ra không nói được tiếng nào khi chiếc áo trên người Tảo rơi xuống lộ nguyên thân hình yêu kiều với vóc dáng thon thả thanh tao. Mắt Phương thu lấy tấm lưng mịn màng, lần theo phần eo cong nhỏ lại rồi vòng ra hai bên hông, xuống dần cặp chân thon dài và cuối cùng là hai bàn chân với gót xinh xắn. Tảo nhắm mắt lại mà nghe rờn rợn từ đầu xuống chân, cảm giác gai ốc tưởng như mọc dần theo làn mắt của Phương, làn mắt ngỡ chừng là bàn tay vuốt nhẹ trên da thịt mình. Tảo khoanh một tay che lấy ngực một tay đặt lên đùi theo thân hình, ánh nắng từ lổ hổng lắp kính trên nóc nhà chiếu xéo vào người Tảo làm rõ cả những sợi lông măng trên cánh tay.

Hai người lặng yên không biết là bao nhiêu lâu, Phương mãi một lúc mới định thần lại được, tiến đến nhặt cái áo kimono trên sàn nhà khoác lên người Tảo, ôm vòng ngang bụng rồi thì thầm vào tai Tảo:

- Em đẹp quá, người mẫu, người yêu của anh ơi. Chờ anh tí cho anh sửa soạn khung vẽ nhé.

- Dạ !

Tảo trả lời như hơi gió thoảng, tay giữ lấy hai vạt áo. Khi Phương vừa nới vòng tay để rời Tảo thì bất giác Tảo đưa tay ôm lấy tay Phương giữ lại. Trong cái khoảnh khắc đó vạt áo che bụng tuột ra, bàn tay Phương do Tảo ghìm lại lại đặt trúng lên phần bụng dưới. Cả người Tảo run lên như chạm điện, Phương cũng thảng thốt giật tay về, không ý thức được là cử động của mình hay do động tác của Tảo. Phương ấp úng:

- Anh xin lỗi em, anh không cố ý.

Tảo thẹn đỏ mặt, khép chặt hai tà áo, nhìn xuống đất không nói gì. Qua một vài phút yên lặng Phương băn khoăn hỏi

- Nếu em còn ngại thì thôi nhé.

Tảo lí nhí

- Không anh, anh sửa soạn đi, em muốn là người mẫu của anh mà.

Trong khi Phương sắp xếp khung vẽ, trong đầu óc Tảo vẫn ngây ngất vì sự va chạm thân thể vừa trải qua, chỗ bàn tay Phương vô tình đặt lên vẫn như còn nóng. Chợt Phương đến gần cầm tay Tảo dắt ra một bục gỗ rồi dìu nàng ngồi xuống xoay lưng về phía khung vải:

- Em ngồi như thế này nhé!

Phương làm trước cho Tảo thấy thế ngồi làm mẫu như bức tượng mỹ nhân ngư, Phương tuy đàn ông nhưng vóc người mảnh khảnh nên ngồi rất khéo làm Tảo vừa thấy hay hay vừa buồn cười nên sự ngượng ngập cũng bớt đi.

Phương tập cho Tảo ngồi thử và sửa vài lần rồi lùi lại ngắm một thoáng rồi nói :

- Em ngồi đúng dáng điệu rồi đó Tảo. Anh bắt đầu nhé. Khi nào em mỏi thì nói anh biết, mình nghỉ mệt.

Tảo từ từ cởi áo khóac ra, để xuống sàn và ngồi lại tư thế như Phương chỉ bảo, từ nãy đến giờ lúc nào cũng xoay lưng về phía Phượng, khuôn mặt quay ngang để Phương thấy nửa mặt bên phải còn mái tóc đen nhánh thì thả vắt sang bên trái. Thỉnh thoảng Tảo liếc mắt sang lúc thì thấy Phương đang chăm chú vẽ, lúc thì thấy Phương ngắm mình, ánh mắt tuy có đam mê nhưng như không phải dành cho Tảo mà dành cho hình mẫu nghệ thuât. Chỉ đôi khi hai ánh mắt gặp nhau, ánh mắt Phương mới chuyển từ say mê sang âu yếm và Phương hỏi:

- Em có mệt chưa?

Tảo chỉ mỉm cười chỉ lắc đầu. Ngọn gió từ chiếc máy lạnh ở góc phòng trổ ra sau vườn mơn man trên da thịt Tảo, cảm giác lúc nãy lại trở lại làm gò ngực như căng hơn, hai đầu ngực như nhô cao hơn và thân thể lại rờn rợn với từng làn sóng phát từ bụng từ ngực lan ra chân tay. Về phía Phương tuy đã nhiều lần vẽ khỏa thân với những người mẫu khác nhau nên tập trung cái nhìn vào phương diện nghệ thuật nhưng đôi lúc cũng không quên được đối tượng của mình là người mình yêu và người yêu mình. Những nụ hôn ngọt ngào đã cho nhau, đã làm dậy lên bao nỗi khát khao từ lâu mà còn kìm hãm được, và lần va chạm vừa qua cũng làm Phương ngất ngây xao xuyến. Để cho bớt xúc động Phương kể cho Tảo nghe về đời sống mình lúc ấu thơ và thời niên thiếu ở Huế.

Được khoảng 2 giờ Phương nói:

- Thôi bữa đầu tiên như vậy đủ rồi, không thôi em ngồi chưa quen sẽ mệt.

Phương nhặt áo lên khoác vào người Tảo, tránh không nhìn vào phía trước người nhưng vùng nhãn quan vẫn thoáng thu nhận gò ngực trắng. Tảo mặc áo, thắt dây vào rồi quay lại ôm lấy Phương dấu mặt vào ngực Phương. Hai người nhắm mắt ôm nhau thật lâu, mặt Phương áp lên mái tóc thơm của Tảo, thỉnh thoảng lại đặt nhẹ lên một nụ hôn. Không gian và thời gian như đọng lại xung quanh hai người, hạnh phúc là vòng tay ôm chặt người nhau, là đón nhận mùi thơm của tóc người nữ, mùi ngây ngây từ ngực người nam.

Tảo buông tay, tách ra, vén tóc nhìn Phương trìu mến
- Tối rồi, em phải về, anh yêu!
- Anh biết nhưng anh chẳng muốn em về tí nào cả.
- Cho em về nhé, không thôi bố mẹ cấm gặp anh thì chết.

Tảo bước vội vào phòng tắm vì sợ chần chừ chút nữa là ngã vào lòng Phương mà thôi. Tảo mặc quần áo vào mà thấy mình thật đẹp hơn mọi ngày.

Về đến nhà Tảo chỉ ăn uống qua loa, cố giữ cho nhà đừng để ý gì rồi ra ghế xích đu ở vườn sau mà ngắm bầu trời đầy sao. Một ánh sao băng sáng lên ở phía chân trời rồi tắt ngấm. Đầu óc Tảo lâng lâng như đang lơ lửng trên không gian. Ngồi như thế cả tối đến lúc có tiếng chị Tần gọi vào đi ngủ Tảo mới sực tỉnh, vẫn còn chưa buồn ngủ nhưng không muốn nhà lo lắng vì mới lành bịnh nên Tảo vào giường mà thao thức, lúc nào cũng thấy hình ảnh Phương trước mắt, khuôn mặt hiền lành có hơi xanh xao. Tảo thiếp đi theo tiếng ru mơ hồ trong bài thơ Phương làm và đọc cho Tảo nghe một lần

Ngủ đi Em!
Giấc ngoan hiền
Tiếng à ơi vọng lên miền trung du
Xoay tròn, từng chiếc lá thu
Bay theo những áng mây mù quanh ta
Mang sầu thương đến trời xa
Tóc thơm xõa gối lụa là, là đây
Em ơi, ngủ nhé, ngủ say!
Có anh bên cạnh những ngày cuối năm
Anh nằm xuống, mắt ngang tầm
Ru em theo tiếng dương cầm Chopin.

Pha.m Doanh