Phạm Doanh

Phần 3

Thành, Trưởng ban nhân sự sau khi cằn nhằn bà chủ quán về vụ chấm điểm, trở lại bàn trong tiếng hò của mọi người:

- "Mai Ly! Mai Ly!"

Thì ra có người yêu cầu Mai Ly lên hát và mọi người xúm lại đốc thúc. Mai Ly xỏ chân vào giầy, đứng dậy hơi thấy vương vướng ở đầu chân nhưng chưa kịp coi lại thì tiếng nhạc đã trổi lên và đã lỡ bước ra khỏi bàn nên cũng kệ, tiến lên phía bục gỗ trong tiếng vỗ tay của mọi ngườị

Mai Ly cầm lấy micro, nói với người điều khiển máy chọn cho nàng bài Hương Xưa. Mai Ly đứng trên bục gỗ mà không nhìn vào màn ảnh, nàng hát đã quá quen nên cũng không cần theo hàng chữ mà chỉ nghe tiếng nhạc.
Trong tiếng nhạc dạo dẫn vào bài, Mai Ly thừ người ra , ngày xưa khi nàng còn đi hát ở các quán văn nghệ, thính giả hay yêu cầu bài này, nếu không có chuyện phải trở về bàn để tiếp khách thì Mai Ly đã có thể tự cho mình đang hát ở sân khấu. Nhưng bây giờ chẳng ai gọi cái cô ca sĩ xuống dốc này hát nữa. Vả lại tiền chạy xô cho ca sĩ hạng nhì như Mai Ly chẳng đủ mua quần áo đi hát, đừng nói gì đến trả những món nợ chồng chất. Bài Hương Xưa này ngày trước Thế Phương luyện đi luyện lại cho nàng cùng các bài thật đậm đà tha thiết nhẹ nhàng như Hoài Cảm, Thuyền Viễn Xứ, Lên Non Tìm Động Hoa Vàng. Nhờ luyện kỹ như thế nên mặc dù xuống dốc so với ngày xưa Mai Ly hát vẫn còn hay chán so với tay amateur.

" Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa ?
Ngưòi ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò.

Còn đó tiếng tre êm ru,
Còn đó bóng đa hẹn hò,
Còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu
Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào chiều nào vàng bướm bên ao
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao
Còn đó tiếng khung quay tơ,
Còn đó con diều vật vờ
Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa

......
Người ơi, chiều nào có nắng vàng hiền hòa sưởi ấm nơi nơi ?
Người ơi, chiều nào có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi ?
Tình có ghi lên đôi môi
Sầu có phai nhòa cuộc đời
Người vẫn thương yêu loài người và yên vui sống cuộc sống vui.
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi... Đời êm như tiếng hát của lứa đôi. "

Mai Ly hát xong cắm micro vào giá rồi về lại bàn, chẳng để ý đến tiếng vỗ tay. Giám Đốc Phú vỗ tay hăng hái nhất làm đám đàn em cũng phải theo, Phú đứng dậy lấy chỗ cho Mai Ly vào trong. Phú hắng giọng vài tiếng, Thành đã quen với tính cấp trên, lấy cái thìa gõ leng keng vào ly bia

- Im lặng, im lặng, nghe Giám Đốc tuyên bố.

Anh chàng điều khiển giàn Karaoke lật đật tắt máy, tiếng ồn ào nói chuyện lắng xuống. Tuy mọi người đã im lặng, nhưng Giám Đốc Phú vẫn chưa bắt đầu, cố vấn của hắn có lần nói phải kéo dài phút im lặng để đạt hiệu quả hơn cho lời tuyên bố của mình, như Hitler hay làm. Khổ nỗi Phú không biết là bao lâu thì đủ nên đến khi Huỳnh Chí Công, Phó Giám Đốc Sở Công Nghiệp Nhẹ Thành Phố là khách quý của công ty hôm nay, không chờ được nữa, hắng giọng; Phú mới luống cuống bắt đầu

- Kính thưa anh Huỳnh Chí Công, Phó Giám Đốc Sở Công Nghiệp Nhẹ Thành Phố thay mặt cho anh Giám Đốc Sở vì bận công tác nước ngoài nên không tham dự buổi tiệc tất niên hôm nay. Kính Thưa anh Võ văn Toại, Trưởng Phòng Thanh Tra, và anh Phạm Như Điển, Trưởng Phòng Phát Triển của sở. Thưa ban Điều Hành và ban đại diện nhân viên Công ty MaTreNaNuTexCo. Chúng ta nhìn lại một năm thắng lợi vừa qua...

Phú say sưa kể những phát triển và lợi hoạch của MaTreNaNuTexCo, cái tên đọc trẹo lưỡi này của công ty là "sáng tạo" của Phú lấy từ tên cũ là Công Ty Quốc Doanh Xuất Nhập Khẩu Mây Tre Nan Nứa Thành Phố Hồ Chí Minh. Phú nói vì phát triển làm ăn với ngoại quốc nên phải chọn một cái tên cho người ngoại quốc đọc được, đám thành viên ban điều hành công ty sốt sắng đưa ra những đề nghị như là
BambooTeximCo, HoChiMinhBambooImexCo, MayTreEximCo, VietMaTreXim nhưng Phú vẫn giữ cái tên hắn đặt ra. Trong thời điểm các công ty đua nhau đặt tên tắt có lắm tên nghe hoạt kê không chịu được, đa số là do các Giám Đốc ít học mà ngoan cố đặt ra như PhuViNuMaCo từ Công Ty Nước Mắm Phú Vinh, VinhSaPhaThuCongCo từ Công Ty Sản Phẩm Thủ Công Nghệ Vinh. Phổ biến nhất là Imex hay Exim làm chữ cuối vì ai cũng muốn xuất nhập cảng cả, thôi thế là VaiVocEximCo, ThapMuoiExim, MachineImex vân vân và vân vân. Các tên hoạt kê như thế bị chế diễu rất nhiều như Công Ty Lâm Sản Bình Đại, BiDaiLamCo, bị đọc là Bí Đái Lắm Cô, SoTiCo thì bị gọi là Công Ty Sờ Tí Cô,


Phú cũng xuất thân là kẻ thất học nhưng có công với cách mạng nên được đãi ngộ. Thật ra công của hắn chỉ là cứu được một chính ủy trung đoàn trong trận gọi là Tổng Công Kích năm Mậu Thân. Hắn là giao liên của R đi theo chính ủy vào Saigon trước Tết, nằm trong tiệm phở Bình là cơ sở kín trong thành phố. Trước khi cuộc tổng công kích bùng lên, hắn đã được tuyên truyền là trận này sẽ chiếm được Saigon. Quả thật lúc đầu với yếu tố bất ngờ, lính "Ngụy" lo ăn tết thiếu chuẩn bị, phe ta dành được ưu thế nhất thời khắp nơi nhất là ở Huế, chiếm trọn thành phố, giải quyết được mấy ngàn ngụy quân ngụy quyền. Qua cơn tê liệt lúc đầu, lính miền Nam và Mỹ phản công dữ dội, đẩy lùi cuộc tấn công và tiêu diệt phần lớn lực lượng đột nhập vào Saigon. Chính ủy trung doàn bị thương may nhờ hắn đưa về được hậu cứ. Về mặt quân sự mà nói thì sau tết Mậu Thân lực lượng Mặt Trận đã gần như kiệt quệ nếu không có sự tiếp vận người và súng đạn ồ ạt từ Bắc vào thì chẳng bao lâu sẽ khó mà là một đe dọa đáng kể nữa. Nhưng tác động tâm lý, chính trị lại quá lớn, người Mỹ nản lòng sợ hãi theo kiểu "Công chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột" có đổi 1 lấy 20 họ cũng không chịu nổi áp lực trong nước và quốc tế, nhất là thân nhân của lính họ ở Hoa Kỳ chẳng thấy lý do gì để chấp nhận những bao xác, những hòm gỗ chuyển về. Vì biết khía cạnh tâm lý đó nên Đảng chẳng tiếc gì xương máu binh lính, ở Khe Sanh sẵn sàng nướng cả trung đoàn để đổi chừng trăm lính Mỹ tạo kinh hoàng cho dư luận trong nước Mỹ. Thương phế binh Mỹ về nước lại chẳng được coi như anh hùng như các thương phế binh của hai thế chiến. Một số lại gia nhập phong trào phản chiến, vứt bỏ huy chương, biểu tình phản đối.

Người Mỹ không tha thiết đến cuộc chiến nữa, chỉ muốn rút ra trong thể diện, còn phe lãnh đạo miền Nam thì tranh dành quyền lực, cấu xé nhau. Phó tổng thống đi nộp đơn tranh cử mà phải đem cả đoàn xe lính trang bị đại liên đi theo bảo vệ. Tướng bất tài mà bám đít Mỹ hay Thiệu vẫn được cầm quyền, lại còn tham nhũng thối nát. Chứ nếu tướng miền Nam nào cũng như tướng Nam, tướng Hưng thì chẳng bao giờ có chuyện năm 75 chỉ trong vòng mấy mươi ngày chiếm trọn cả miền Nam. Đến khi thống nhất chính ủy trước của hắn đã lên đến Chính Ủy Sư Đoàn. Hắn là C phó (Đại đội phó theo tiếng miền Nam) cũng nhờ sự nâng đỡ của ông ta, một phần là vợ hắn lại là cháu của Chính Ủy nữa. Vợ hắn cục mịch, xấu xí nhưng dữ như cọp nên hắn rất sợ.

Trong chính sách đền ơn đáp nghĩa, đãi ngộ của chính phủ sau 75, Phú dần dần được nhà nưóc giao cho lãnh đạo công ty này, lúc trước gọi là Chủ Nhiệm. Bao nhiêu năm chẳng làm ăn gì ra trò, chỉ sau khi Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh đưa chủ trương Đổi Mới, cho phép mở cửa kinh tế, công ty hắn gặp may bán được các sản phẩm tiểu công nghệ làm từ mây tre nan nứa ra nước ngoài nên hắn cũng phất lên như diều. Tuy vốn liếng hoc hành của Phú không có bao nhiêu, nhưng hắn lại có tài biết dùng người, các vị trí then chốt vẫn phải do đảng viên chiếm giữ nhưng đưới đó trong các chức vụ phải làm việc thật sự và phải có khả năng thì hắn lại tuyển chọn những người có học của chế độ cũ.

Sau phần diễn văn ca ngợi về thành quả công ty là đến phần cám ơn sự lãnh đạo của thành phố, cụ thể là trao phong bì cho ban lãnh đạo Sở Công Nghiệp Nhẹ. Lần này phần của Giám Đốc Sở là 2,000 đô đã được đưa riêng vì Giám Đốc vắng mặt hôm nay, Phó Giám Đốc là 1,000 và các trưởng phòng là 500 đô la.

-... Để đánh dấu thành quả công ty, xin mời mọi người nâng ly."

Phú nâng ly bia, uống cạn, ngồi xuống trong tiếng vỗ tay rầm rầm của mọi người trong phòng. Hôm nay quán Ngọc Hương được dành riêng cho công ty hắn nên các vách ngăn đã được tháo ra, hai phòng nhập thành một. Phó Giám Đốc sở cũng phát biểu vài câu, đại khái là tuyên dương công ty đã thu hoạch được nhiều vân vân. Phú nhìn quanh phòng, hãnh diện về thành công của mình, tay vuốt ve đùi Mai Ly. Chung quanh tiếng hò reo uống rượu ầm ĩ, các cô tiếp viên khui bia không ngớt, dân chạy bàn mang từng thùng bia nguyên ra và hốt tất cả các lon nào đã mở không cần biết là rót chưa hay còn đầy. Các khuôn mặt ngà ngà say bắt đầu ửng đỏ, tiếng nói chuyện tranh cãi ồn ào làm khó mà phân biệt được ai nói cái gì. Không khí sôi động lại làm Phú nổi hứng thò tay lấy chiếc giày Mai Ly lên bàn, chiếc giày da đế cao mới toanh vì Mai Ly chỉ mang khi đến quán rồi khi về lại thay bằng đôi dép đế thấp cho dễ đi lạị Phú mặc cho Mai Ly phản đối, rót bia vào chiếc giày đưa lên cho mọi người trong bàn thấy, chuyện uống bia trong giày người đàn bà hắn đã thấy trong một phim xi nê nên muốn bắt chước kiểu Playboy tay chơi này và đã làm mấy lần. Mai Ly chán trò này vì sau đó nàng phải lau giày nhưng mùi bia vẫn còn bám. Đôi giày này lại mới mua. Đàn em Phú vỗ tay rầm rĩ, Phú đưa giày lên miệng nốc cạn trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người chung quanh, riêng Huỳnh Chí Công, Phó Giám Đốc Sở Công Nghiệp Nhẹ Thành Phố vì thân phận cao hơn nên chỉ mỉm cười ngồi xem anh chàng Phú đang bốc.

Vừa dốc ngược chiếc giày Phú bỗng sựng người vì ngậm phải vậi gì tròn và dài như ngón tay cái, hắn thả tay cầm giày xuống, môi còn ngậm thò một sợi chỉ lòi ra bên mép, Phú cầm sợi chỉ rút ra một cục bông dài dài, ngơ ngác chưa biết là cái gì thì các cô tiếp viên rú lên, bịt mắt. Mọi người kể cả Phú chợt hiểu đó là cái gì, có người cố nhịn cười sặc phun cả bia ra bàn. Mai Ly tái xanh mặt không biết tại sao trong giày mình lại có cái Tampon quái ác này, nàng nhìn mặt Phú đang từ xanh chuyển màu tím ngắt, Mai Ly lắp bắp

- Không phải em... không phải em

Giám Đốc Phú mắt đỏ ngầu tát Mai Ly một cái bạt tai lăn xuống chân bàn, Mai Ly rú lên; Phú gầm thét, không còn nhớ là đang ở chỗ nào:

- Con đĩ ngựa này, dám chơi tao hả, tao giết mày.




Phần 4

Vừa hét hắn vừa đạp chân lên đầu Mai Ly, tay quơ ly chén xuống đất như điên cuồng, kéo giật tung khăn trải bàn, tiếng ly chén, chai lọ đổ vỡ xoang xoảng. Cả phòng nhốn nháo, các cô tiếp viên sợ xanh mặt trừ một cô cũng làm bộ sợ hãi nhưng trong lòng đắc chí lắm. Mai Ly chỉ biết thét lên cầu cứu, co chân che lấy hông mình, cố lấy hai tay đỡ trên đầu những cú đạp của Phú. Mọi người ùa vào kéo Phú ra, Hòa hét lên

- Sáu ơi đưa anh Phú về ngay đi !

Sáu Tài xế kiêm cận vệ, khỏe như trâu ôm lấy Phú ra xe. Phú còn ngoái lại chửi ầm ĩ đòi sẽ rửa mối nhục này. Ba người của Sở Công Nghiệp Nhẹ Thành Phố nhìn nhau ra hiệu rồi đi về. Hòa chạy theo

- Xin lỗi các anh về chuyện này. Thật là mất mặt anh Phú quá.

Công cố gắng để đừng cười

- Hôm nào anh ấy nguôi giận, chú nói dùm cô Mai Ly một tiếng. Anh nghĩ không đời nào cô ấy dám làm vậy đâu. Chắc có ai hại cô ấy đấy.
- Tôi cũng nghĩ vậy nhưng anh Phú đã giận và ghét ai thì không biết hậu quả ra sao. Nhất thời chưa thể khuyên anh ấy gì được đâu. Hay là nhờ anh vậy.
- Không được, chúng tôi là khách ngoài công ty, bây giờ mà gặp anh ấy, anh còn mất mặt hơn. Các chú chờ qua Tết, anh Phú bớt giận đi rồi tính sau.
- Vâng, xin chào anh.

Ba người kéo nhau vào xe hơi rồi bò ra ghế mà cười. Cười chảy nước mắt, nước mũi, cười cho bõ lúc nãy vì lịch sự phải giữ để đừng bật ra, nhất là lúc Phú nổi cơn hung lên. Còn bây giờ hễ người này nín được một chút thì lại nghe người kia cười rũ rượi thì lại không kềm được. Sau một lúc lâu Toại mới nói được:

- Chắc điệu này con bé Mai Ly phải đọn đi nơi khác quá. Tên Phú đó mà thù thì phải biết.
- Tội nghiệp con nhỏ - Điển tiếp lời - Không biết đứa nào chơi nó cú này quá sức tưởng tượng. Thật ra từ thuở cha sanh mẹ đẻ mình đâu có thấy cái bông vệ sinh đó đâu. Tại dạo này TiVi quảng cáo, vợ mình mua về tình cờ mình thấy thôị
- Còn tôi thì không biết thật, con bé ngồi bên cạnh rú lên "Trời đất, bông vệ sinh" rồi bịt miệng lại. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra.
- Nhưng chắc là chưa dùng phải không?
- Chết cậu nói nhảm quá.
- Nhảm gì, nếu dùng rồi thì lại không đỏ lòm ra à.

Công vẫn còn ôm bụng vì cười

- Thôi thôi tôi xin các cậu. Tôi sắp vỡ bụng, đứt ruột ra đây này. Trông cái cảnh Phú nó cầm sợi chỉ bên mép rồi kéo ra cái cục bông vệ sinh, còn đưa lên ngang mắt mà xem, cục bông dài dài lắc qua lắc lại mà suýt nữa tôi hộc cả cơm ra ngoài. Ối giời ơi vợ tôi mà biết chuyện này chắc bà ấy chết vì cười mất. Ối giời ơi là giời ơi. Thôi các cậu đừng kể cho ai nghe nhé.
- Ừ thì mình không kể, nhưng thế nào chẳng có khối đứa nó kể chứ anh. Hôm nay ngồi đó cả ba chục người lại còn bồi bàn, tiếp viên nữa, tụi nó có cần giữ miệng đâu.
- Vẫn biết thế nhưng mình cứ giữ phần mình, tên Phú đó dù sao cũng biết điều với bọn mình lắm, nếu cứ truyền tai đi thì cũng có lúc hắn biết là mình có kể lại, sẽ cho là mình muốn làm xấu hắn, hắn để ý thù cũng mệt đấy. Chú vợ của hắn là Chính Ủy Quân Khu chứ chẳng chơi.

Thế rồi cả ba đi về, người nào cũng chắc mẫm là chẳng bao lâu mà chuyện này cả giới làm ăn sẽ biết đến.

Quang cảnh trong quán từ lúc Phú nổi cơn giờ đã dịu lại. Hằng chủ quán hớt ha hớt hãi chạy vào chỉ kịp thấy Phú bị anh tài xế gần như lôi ra xe còn bàn chính trong bữa tiệc tan hoang, ly tách vỡ nằm la liệt trên sàn. Ở dưới đất Mai Ly nằm gục xuống, ôm mặt khóc ngất. Mọi người xôn xao bàn tán, số còn lại là nhân viên trong công ty nên chẳng ai dám cười, Hòa chỉ thị giải tán bữa tiệc tất niên, yêu cầu mọi người không được kể lại. Hằng hỏi Thành chuyện gì, Thành chỉ lắc đầu không nóị Hỏi thêm hai ba lần Hòa mới lạnh lùng nói

- Chị chờ anh Phú mà hỏi, trong khi đó chị lo chuyện đóng cửa quán là vừa đi.

Rồi cả bọn kéo nhau ra về, Hằng quay lại trừng mắt nhìn đám tiếp viên, một cô rụt rè đến kể cho Hằng nghe chuyện vừa rồị Hằng nâng Mai Ly dậy, nhìn cả bọn tiếp viên, dằn giọng

- Tao mà khám phá ra đứa nào chơi trò mất dạy này để hại con Ly và quán tao thì nó chết với tao. Lo dọn dẹp đi.

Bồi bàn và tiếp viên luống cuống đi dọn dẹp, cả bọn tiu nghỉu vì bữa tiệc tan đột ngột, chưa ai được đồng bo nào cả. Cả tiền ăn khách cũng chưa trả mà bỏ về cả đám. Không biết bà chủ quán dám đòi không.
Hằng nâng Mai Ly ngồi lên một cái ghế, Mai Ly vẫn ôm mặt mà khóc rưng rức. Mái tóc bị bia đổ còn ướt, dính nhẹp vào đầu, hai tay đau nhức vì đỡ những cái đạp, cái đá của Phú. Hằng nâng cằm Mai Ly lên vén mái tóc qua tai để thấy một bên má sưng húp vì cái bạt tai như trời giáng với tất cả mọi sự tức giận điên cuồng của một gã đàn ông võ biền bị nhục trước nhân viên và khách. Bỗng nhiên có tiếng nói từ sau lưng

- Tôi có xe hơi, để tôi đưa cô ấy về.

Hằng quay lại thấy một người đàn ông trạc tứ tuần, khuôn mặt bình thường không xấu không đẹp, nhưng có vẻ lịch sự, Hằng hỏi

- Anh là người trong công ty anh Phú hở ?
- Không, tôi là khách hàng của công ty, hôm nay anh Hòa mời dự buổi tất niên. Không ngờ lại xảy ra chuyện này. Lúc nãy tôi ngồi xa, lúc đến bàn ngăn tay anh ấy lại thì cô ấy đã chịu đòn nhiều rồi, nên tôi cũng bứt rứt. Bây giờ tôi muốn đưa cô ta về cho chắc là không có gì xảy ra thêm.

- Thế thì tốt quá.

Hằng lay vai Mai Ly, Mai Ly vẫn ôm mặt khóc không muốn nhìn ai

- Này Mai Ly, có anh này có xe hơi, đưa Mai Ly về, chịu không?

Mai Ly ôm mặt, lắc đầu. Hằng lay vài cái nữa vẫn không thấy Mai Ly trả lời, đứng dậy nhìn người khách lắc đầu.

- Chị có địa chỉ nhà Mai Ly không?
- Nhà cô ấy ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa số 146/25. Hay để tôi gọi Taxi vậy.

Người khách thân hình cao lớn không nói một lời, bước dến, luồn tay qua người Mai Ly, bế lên như một đứa bé, đi ra cửa. Mai Ly dường như có ý định dãy ra nhưng hai cánh tay cứng rắn giữ chặt lấy nàng, đồng thời mặt nàng úp vào vai người ấy, mũi thoang thoảng nhận lấy mùi nước hoa ngây ngây mà không có ở người đàn ông nào mà nàng đã gần gũi, lại thêm cái đau nhừ đầu óc, tay chân nên Mai Ly mất cả khả năng và ý muốn cưỡng lại, nằm yên nghe thân thể lâng lâng theo nhịp bước của người ấy. Cả tiệm trố mắt ra nhìn, Hằng chạy theo mở cửa quán cho ông ta mang Mai Ly ra xe, mở cửa xe mà vẫn giữ Mai Ly trên hai cánh tay khỏe mạnh. Ông ta đặt Mai Ly vào ghế trước rồi định lái xe đi Hằng hốt hoảng thò đầu qua cửa kính

- Ấy, ấy, thế anh tên gì đấy?
- Hoàng, Tôn Đức Hoàng, chị cứ hỏi anh Hòa Phó Giám Đốc thì biết.

Rồi rồ máy xe chạy đị Hằng đứng ngơ ngác nhìn theo, một phần thương hại Mai Ly một phần lo sợ sự trả thù của Phú. Trong quán các cô còn lại xì xầm với nhau

- Đứa nào ác quá không biết, chơi vậy đâu được, làm nhục đàn ông họ trả thù thì sao ?
- Tao nghi con Thúy Liễu quá, lúc nãy thấy cái mặt nó có vẻ khoái chí khi con Ly bị đòn.
- Chắc nó không? nghi bậy bạ tội con người tạ Đúng ra có nhiều đứa không thích con Ly, làm phách quá, mà mấy thằng khách cứ bu theo nó, lần nào bo nó cũng được gấp mấy lần mình.
- Còn mày thì sao, mày cũng không ưa nó phải không ?
- Tao thì bình thường thôi, nhưng thấy nó bị đòn cũng tội. Ờ mà phải mày bỏ cái đó vô giày nó không?
- Ê đừng nói bậy, bà chủ nghe được chết tao mậy. Lúc nãy phải có đứa nào ngồi trong bàn đó mới làm được chớ. Thôi về đi bây, hôm nay là bễ mánh rồi...

....


Trên xe, Mai Ly quay mặt ra ngoài không nhìn người lái và cũng ngại anh nhìn thấy vẻ mặt sưng húp tiều tụy của mình, thỉnh thoảng lại che miệng thút thít khóc. Người đàn ông vặn máy lạnh, một luồng gió mát thổi ra làm dịu đi cái nóng bên ngoài. Hôm nay là ngày đưa ông Táo, chi" còn một tuần nữa là Tết, xe chạy ngang khu chợ Bến Thành, giăng đèn thật rực rỡ.

Người đàn ông thản nhiên lái xe, không hỏi han gì Mai Ly. Rút một điếu thuốc ra, nhấc cái mồi lửa điện trong xe châm thuốc, hít một hơi rồi đưa qua, đặt vào ngón tay Mai Ly. Mai Ly bất giác cầm lấy hút một hơi nhưng sặc khói ho xù xụ rớt cả điếu thuốc ra ghế. Người đàn ông nhặt lấy điếu thuốc hút tiếp. Tiếng nhạc máy compact disc nhè nhẹ ngân lên, bài Limelight của Charlie Chaplin thật tha thiết và day dứt, tự nhiên Mai Ly ôm mặt khóc òa. Người đàn ông thoạt tiên tưởng nàng tủi thân hay đang đau nên khóc, nhưng anh chợt nhớ ra bài này có dịch sang lời Việt nhưng nội dung đổi khác, lại là nói lên niềm xót thương cay đắng cho các cô gái nhảy, gái chơi. Người đàn ông buột miệng trong khi tay tắt máy

- Xin lỗi, tôi không cố ý để bài này.

Mai Ly chỉ lắc đầu, hai bàn tay che mặt, cố ngăn tiếng khóc. Người đàn ông mất vẻ thản nhiên, nhìn Mai Ly ái ngại, bàn tay giơ ra nửa chừng định đặt lên bờ vai Mai Ly rồi ngưng lại và rút về. Xe chạy khoảng mười phút sau thì đến nhà Mai Ly. Người đàn ông ngừng xe, hai người ngồi cạnh nhau không nói, lâu lâu lại có tiếng nấc nhẹ của Mai Ly. Mai Ly cúi đầu, tóc che một phần tầm mắt, trong xe lại tối nên không thấy kỹ mặt người đàn ông. Mai Ly nói lí nhí trong miệng.

- Cám ơn anh

rồi mở cửa xe chạy nhanh vào nhà.

Người đàn ông lặng lẽ cho xe chuyển bánh rồi mất hút trên con đường trước mặt.

 Mai Ly vào nhà, một căn nhà nhỏ và bừa bộn, đặt mình xuống giường, cơn đau lại trở lạị Nàng vùi đầu vào gối khóc tấm tức.


Phần 5


Hương Tảo dừng xe trước địa chỉ Thế Phương đưa cho nàng, căn nhà nằm trong một ngõ hẻm rộng, có cổng sắt giữa hai bức tường, bề ngang cả nhà khoảng bốn thước, là tiêu chuẩn bình thường của nhà ở Saigon. Có lẽ căn nhà có sân trước vì xây thụt vào trong; trên cổng và tường là một giàn hoa giấy đỏ. Tảo ngập ngừng bấm chuông, hai phút sau vẫn không thấy ai trả lời định bấm thêm lần nữa thì nghe tiếng mở cửa, Thế Phương thấy nàng, mặt tươi lên

- À Hương Tảo đấy à, mời em vào nhà, để anh đẩy xe qua cái bục này nhé.
- Chào Thầy
- Thôi không cần gọi anh là Thầy đâu. Vào đây đi em.

Cái sân trước nho nhỏ xinh xinh, trên mặt lót gạch tàu vuông màu gạch cua, sâu khoảng ba thước. Bên tay trái là một hàng chậu kiểng và một cây dừa nước. Bên tay phải là một bể nước hình bán nguyệt có hòn non bộ xây sát tường phía hông nhà. Thành bể bằng gạch sứ tráng men xanh màu mạ non, ở ba khoảng cách đều nhau điểm ba viên gạch men đắp nổi hình hoa sen và lá sen. Trong hồ dưới hòn non bộ vài nhúm lục bình và bèo ta lác đác, hai ba con cá vàng to bằng bàn tay bơi qua bơi lại.
Phương dựng xe Tảo bên cạnh xe mình. Tảo nói

- Anh có bể nước đẹp quá
- À bể nước và hòn non bộ là do bố anh xây.
- Hai bác vẫn ở đây với anh hở ?
- Không, bố anh mất sớm, còn mẹ anh thì cô em gái mang về Vũng Tàu ở chung, có mẹ có con, có bà có cháu cho vui. Căn nhà này để cho anh ở một mình.
- Và mai mốt thì thành hai ba mình, phải không anh ?
- Chuyện đó thì còn lâu. Hiện giờ anh chưa tính gì cả ,

Hương Tảo nghĩ thầm "Chết chửa sao mình lại bậy thế, chưa gì mà đã hỏi người ta về chuyện gia đình"
Hai người bước vào nhà, căn nhà nhỏ với sự bừa bộn tất yếu của một chàng trai độc thân lại là nghệ sĩ.

- Em gửi anh.
- Gì thế Tảo ?
- Lúc nãy đi ngang chợ Tân Định thấy xoài cát ngon quá nên em mua một chục biếu anh.
- Bày vẽ thế, định trả công anh hở ?
- Em không dám, gọi là chút quà của học trò cho thầy thôi.
- Anh là chúa lười ăn trái cây. Được rồi, để anh bỏ vào tủ lạnh, mỗi lần em đến mình ăn chung.
- Vâng

Trao đổi vài câu xong, Phương bảo Tảo hát vài bài anh đã chọn sẵn để thấy rõ chỗ mạnh chỗ yếu của Tảọ Buổi học đầu tiên bắt đầu bằng nhạc lý căn bản. Tảo rất vui vì Phương tận tâm chỉ bảo. Một tình cảm mơ hồ len lén xâm chiếm tâm hồn người thiếu nữ còn trong trắng. Buổi học qua đi thật nhanh, Tảo về nhà, lòng như đi lạc. Nằm lên giường ôm gối nghĩ ngợi lan man.

Thấm thoáng đã ba tháng trôi qua, trong tuần Tảo đi học và Phương đi làm, Phương tốt nghiệp Viện Âm Nhạc và học thêm về vẽ ở Cao Ddẳng Tạo Hình. Nghề kiếm cơm lại là Họa Viên Kỹ Thuật cho một công ty xây dựng, làm bốn ngày trong tuần và nghỉ từ thứ sáu đến chủ nhật. Cuối tuần vào các buổi chiều và tối Phương chơi kèn saxophone trong các quán văn nghệ và vũ trường. Tảo không dám cho gia đình biết là đi học hát nên chiều thứ sáu và sáng thứ bảy mang sách vở theo người, nói là lại nhà bạn học thi.

Phương có lối dạy hát rất lạ. Gần như trong mười buổi đầu Phương không cho Tảo hát bao nhiêu mà bắt học nhạc lý nhiều, học giữ nhịp cho đúng, ghi lại ký hiệu âm nhạc theo bài hát và phải đúng từ ¼ nốt đen mới được. Tập lấy hơi, giữ hơi, ngân và láy. Gay nhất là lúc luyện giọng, Tảo phải tập chế ngự được 2 bát độ rưỡi là 17, 18 nốt nhạc từ Mi đến Mi đến Mi đến Si, làm sao cho trầm mà không rè và cao mà không xé. Có khi Tảo còn phải ngậm sỏi trong miệng mà tập điều khiển các cơ quan phát âm làm sao vẫn giữ được giọng hay và rõ lời. Rồi dạy cách cầm micro cùng dáng điệu khi hát và khi nghỉ giữa chừng.

Bấy giờ Tảo mới biết hát chơi trong nhà, ngoài ngõ là một chuyện nhưng hát cho thật điêu luyện lại là một chuyện khác và khoảng cách giữa ca sĩ lừng danh và ca sĩ tầm thường là cả một trời một vực. Phương có nói các bài nhạc Viet Nam đa số là ở một bát độ rưỡi đến hai bát độ nên không có sự đòi hỏi nhiều ở người hát trái với nhạc Tây Phương nhiều khi lên xuống cả ba bát độ. Lúc đầu Tảo chưa quen với lối học này, nhiều khi chán nản, nếu như người dạy không phải là Phương mà nàng đã có tình cảm, có thể nàng đã thối chí mà bỏ nửa chừng. Nhưng mỗi lần thấy ánh mắt dịu dàng, nụ cười khích lệ của Phương là nàng lại thấy êm ái, thấy được vỗ về. Có một hai lần, Phương mang Tảo theo vào nơi chơi nhạc, để Tảo ngồi uống nước như khách xem văn nghê phía dưới. Phương lúc chơi kèn trông thật đầy nghệ sĩ tính và đam mê; hoàn toàn đắm chìm vào âm nhạc làm Tảo ngồi trong bóng tối ở dưới nhìn lên bục gỗ , ngắm mãi không chán.

Ddã đến mùa thi, nhà Liên, mẹ cấm tụ họp hát hò nên Tảo lại đó ít đi, còn mấy chỗ hát Karaoke của bạn khác thì Tảo cũng không quan tâm như trước, mặc dù những lần sau này, ai cũng muốn mời Tảo đến chơi chung vì thích nghe nàng hát, hôm nào có Tảo tham dự là buổi hát đó rất có chất lượng, không chỉ toàn những bài bình dân, thời thượng, dễ hát nhưng hình thái và nội dung rất thường, Tảo tránh dùng từ "Sến" vì không muốn đánh giá bạn bè.
Bây giờ niềm tha thiết của Tảo là những giờ phút ở nhà Phương. Ngày nào không gặp là bâng khuâng, bứt rứt không chịu được, việc học vì đó mà đình trệ rất nhiều. Và việc gì sẽ đến, đã đến. Hương Tảo không đậu nổi kỳ thi trung học phổ thông cấp ba. Ngày coi kết quả về, Tảo không dám về nhà ngay, đến tìm Phương khóc mùi mẫn.
Phương đợi cho Tảo bớt khóc rồi nói:

- Thôi em đừng buồn nữa, cố học kỳ sau thi lại. Em phải gắng lấy cái bằng Trung Học Phổ Thông thì sau đó mới được thi vào Viện Âm Nhạc như em mong muốn.

Ở nhà được tin Tảo thi rớt, bố thì giận dữ la mắng, cấm không dược hát hỏng gì cả, mẹ thì buồn phiền ra mặt nên Tảo không dám đi đâu lâu, nhất là mùa thi dã qua, không còn cớ đi học chung nữa. Trong tuần mẹ nhờ Tảo chở đi đón về với công việc của bà. Lúc nào ở nhà không có bố mới dám tập hát khe khẽ. Việc gặp Phương giới hạn lại vào sáng hay chiều thứ bảy. Có lần chủ nhật Phương đến nhà Tảo định đưa nàng đi chơi nhưng thấy vẻ mặt lạnh lùng của bố nàng nên ngồi một chút rồi về. Qua lần đó phải cả tuần sau quan hệ của hai người mới tốt đẹp lại.
Tốt đẹp nghĩa là Phương lại vui vẻ dịu dàng với Tảo. Về phần Tảo thì càng ngày càng thấy tha thiết với Phương nhưng không chắc về tình cảm của Phương đối với nàng như thế nào. Có phải Phương chỉ thấy mình như một người anh tốt và coi nàng như em gái ? Thỉnh thoảng Tảo vẫn cảm nhận một cái nhìn có khác, quan tâm hơn, để ý hơn hay dò xét hơn, có lúc bàn tay nắm khi trao nhau vật gì hay khi dắt Tảo vào nhà, có lâu hơn, có chặt hơn. Tảo không có kinh nghiệm nhiều về đàn ông nên không biết phải làm như thế nào để biểu lộ tình cảm của mình nhất là khi không biết người đó có yêu mình không.

Thế rồi một biến cố xảy ra làm xáo trộn tâm hồn Tảo, hôm đó Phương hẹn nàng học vào lúc hai giờ trưa thay vì 10 giờ sáng như mọi thứ bảy khác. Đến buổi sáng bất ngờ bố mẹ báo là chiều sẽ đi thăm bà nội đang ốm, thế là Tảo lúc một giờ đã đến để mong nếu Phương có rãnh thì sẽ bù được một tiếng mất vào buổi chiều. Gần đến nhà Phương còn cách chục căn, cái giỏ treo trên tay lái xe đứt một quai làm nàng phải dừng xe để cột lại cho chắc. Lúc ngẩng lên định rồ máy xe đi tiếp thì thấy cổng nhà Phương mở, một cô gái bước ra, rồi là Phương đẩy xe của cô ta qua khỏi thềm gạch chắn nước mưa. Lòng Tảo quặn lại, một nỗi niềm khó tả dâng lên cổ làm nàng thấy nghèn ngẹn. Chợt như là Phương đang ngó về phía mình, Tảo cúi xuống giả bộ cài dây giầy, chờ cho đến lúc Phương đóng cổng vào nhà mới ngẩng lên vừa vặn thấy cô gái đó chạy ngang, ăn mặc hở hang, chiếc áo xẻ sâu lồ lộ hai gò ngực trắng, phấn son lòe loẹt vô cùng. Tảo quay đầu xe để khỏi đi ngang nhà Phương, bất giác đi theo xe cô gái một khoảng cho đến ngã tư đèn đỏ, cô gái rẽ tay phải còn Tảo đứng lại phân vân không biết nên theo nữa hay không, đến lúc đèn xanh trở lại, chiếc xe hơi phía sau thúc còi inh ỏi mới giật mình rồ máy đi thẳng mà không gạt được hình ảnh hai gò ngực hở của cô gái đó.

Chạy lang thang khoảng nửa giờ mà đầu óc hoang mang, suýt có lần đụng phải một bà bán chè gánh hai đầu đòn gánh băng qua đường. Mặc dù bà ta có lỗi vì băng qua đường mà không đợi. Nhưng ở Saigon mà đợi ngớt xe mới băng qua đường thì về nhà ngủ sướng hơn, với điều kiện là trên đường về nhà không phải băng qua con đường nào cả. Thường thì người ta thấy hở một khoảng cách chừng mười thước là xông ra, và người lái xe có bổn phận phải nhường, phải tránh, nhất là đối với các nguời gồng gánh nặng, chờ lâu làm sao được với hai đầu nặng trĩu trên vai. Bà gánh chè bị một mẻ sợ đứng mắng chửi om trời làm Tảo mắc cở quá. Trên đường về lại chỗ Phương nàng cố đi thật chậm để đừng xảy ra điều gì và để sắp xếp lại đầu óc.

Lúc vào nhà Phương, tia mắt Tảo có sự lẫn tránh, tâm trí không tập trung được còn Phương thì càng ít nói hơn mọi ngày. Được 30 phút Tảo không chịu nổi, lấy cớ mệt đòi về, Phương chỉ hỏi han và cầm chân lấy lệ. Trên đường về cặp mắt rưng rưng ngấn lệ sau đôi kính đen, chỉ cần gặp ai hỏi đến là tràn ra ngay. Cả cuối tuần đó Hương Tảo như mất hồn, không ăn ngủ được làm mẹ tưởng ốm thật, hỏi han chăm sóc suốt ngày làm Tảo cảm động, cố gắng bình thường lại để mẹ khỏi lo. Tảo cũng biết mình vô lý vì đâu có quyền gì với đời sống riêng tư của Phương, nhưng biết là một chuyện còn cứ buồn cứ đau lại là một chuyện khác.



Phần 6


Những lần học sau, Phương có vẻ quan tâm để ý đến Tảo về cả chuyện học hành và đời sống gia đình làm Tảo lại xao xuyến mà quên đi chuyện trước. Chiều thứ bảy này không biết có gì đặc biệt mà Phương dặn nàng ăn mặt đẹp, Tảo có hỏi gặn thì Phương chỉ nói sẽ là một ngạc nhiên cho Tảo. Vì không muốn mặc sẵn quần áo đẹp từ nhà sợ bố mẹ hỏi nên Tảo gói theo cái áo dài thêu đẹp nhất của mình. Đến nơi Phương có vẻ thất vọng

- Em không nhớ anh dặn gì à ?
- Có chứ anh, nhưng em thấy mặc từ nhà đi không tiện nên có mang theo quần áo đẹp đây này. Mà hôm nay có chuyện gì thế, anh vẫn chưa cho em biết làm em hoang mang quá.
- Thì bây giờ anh nói đây, chiều nay sân khấu Trống Đồng khai mạc, anh và ban nhạc phụ trách phần văn nghệ đến tối nên anh muốn em tham dự đó.
- Giờ anh mới nói, may là bố mẹ em chiều nay đi ăn giỗ tối mới về. – Hương Tảo ngập ngừng hỏ tiếp - Thế sao em mặc như thường không được hở anh ?
- Được chứ, nhưng hôm nay là ngày khai mạc và lần xuất hiện dầu tiên của ban nhạc anh trên sân khấu Trống Đồng nên anh thích em đẹp hơn mọi ngày.
- Vậy là mọi ngày em xấu lắm hở anh ?
- Lúc nào anh cũng thấy em đẹp, bé ngoan đừng lý sự nữa

Tảo cảm động nhưng còn cố nói thêm

- Tại có bao giờ anh khen em đâu.
- Anh không nói ra nhưng anh tưởng em biết khi anh nhìn em chứ. Thôi vào trong này thay quần áo và sửa soạn đi em.

Phương đưa Tảo vào bên trong phòng ngủ phía sau nhà, là nơi mà Tảo chưa vào bao giờ. Thường thì nàng chỉ ở phòng khách, khi nào cần thì xử dụng phòng vệ sinh phía ngoài. Cách phòng khách và phòng ngủ là một gian trống, có lẽ là nơi làm việc của Phương, có bàn vẽ kỹ thuật nhưng đặc biệt là vài bức tranh chân dung và tĩnh vật chưa đóng khung để dưới đất, một hai khung vải trắng và một giá vẽ có phủ vải chẹ
Vì ánh sáng ngoài trời chỉ vào được một ít và phòng không bật đèn nên Tảo không trông rõ bức tranh nào cả, Phương có ý không muốn dừng chân lâu ở đó nên rảo bước vào trong. Bên cạnh phòng ngủ là phòng tắm và một lối ra phía sau nhà có lẽ thông ra một ngõ hẻm khác. Phương bật đèn phòng tắm sáng trưng, trên tường có tấm gương thật lớn, vặn cái quạt gắn trên tường cho Tảo rồi đóng cửa lại đi ra.

Tảo cầm cái chốt cửa định gài lại không hiểu sao lại thôị Chưa bao giờ nàng thay quần áo trước một tấm gương to như vậy nên đứng một lúc ngắm bóng mình rồi cởi quần áo ngoài chỉ còn quần áo lót. Thân thể người con gái xinh xắn vừa qua thời dậy thì bước vào tuổi thiếu nữ 19, 20 là cả một bức tranh tuyệt đẹp.

Huơng Tảo thuộc dáng người mình dây, thon nhỏ, cao khoảng thước sáu mươi, không nẩy nở quá độ nên khi ăn mặc bình thường thì không để lộ các đường cong trên người một cách đập vào mắt người khác như cô gái nàng gặp hôm trước ở nhà Phương, Nhưng bây giờ chỉ còn đồ lót thì mới thấy thân hình nàng thật cân đối, thon thả, chân dài và lưng o­ng, da thịt mịn màng, căng tràn nhựa sống. làn tóc đen xõa ngang bờ vai trắng trông rất quyến rũ.

Chỉ tội là Huơng Tảo không phải con nhà giàu, có dư tiền để mua đến những sản phẩm như trong catalogue của Victoria 's Secrets mà có lần lũ bạn có được từ Mỹ gửi về xúm lại mà xem rồi xuýt xoa ao ước. Hương Tảo còn sống với bố mẹ , tiền túi chưa quá 15 đô la một tháng chỉ đủ ăn sáng và tiêu vặt thì làm gì dư mà mua các thứ xa xỉ đó. Vã lại hàng đắt như thế mà mặc bên trong thì chỉ mình biết, không lẽ lại khoe với bạn gái ? Mà ngay cả bạn gái với nhau việc nhìn ngắm thân hình nhau cũng không nằm trong giáo dục của Tảo.

Giờ đây Tảo thấy quần áo lót của mình hàng nội xấu thật, Quần thì to, dáng thô, may bằng tơ nhân tạo, còn nịt vú ngang ngang làm sao ấy. Bất giác nàng quay người gài chốt cửa lại rồi cởi nốt quần áo lót, chiếc nịt hơi chật đang kiềm chế bộ ngực rơi xuống đất, hai gò bồng đảo thoát sự giam cầm như nở ra, hình dáng trái lê và căng như người đang có sữa, chỉ khác là hai đầu hồng hồng và nhỏ nhắn.

Lần đầu tiên trong đời Hương Tảo đối diện với hình ảnh mình trong bộ quần áo của bà Eva. Hằng ngày mỗi khi tắm thì chỉ nhìn xuống không thấy mặt mũi còn dùng gương soi mặt thì ngược lại. Vừa e thẹn vừa thấy là lạ, Tảo cứ ngắm mình mãi trong gương, đến khi nghe tiếng Phương từ ngoài phòng khách vọng lại

- Tảo ơi, mười phút nữa mình di nhé.

Tảo luống cuống mặc quần áo vào rồi trang điểm. Chiếc áo dài tơ treo lên từ nãy đã thẳng, áo dài màu tím nhạt thêu những đóa Uyển Mộc Lan, bó lấy người Tảo thật khéo. Mười tám phút sau Huơng Tảo bước ra, Phương đã sẵn sàng từ lâu, có vẻ sốt ruột, định than phiền với Tảo thì sững người, nhìn không chớp mắt. Tảo e thẹn cúi đầu

- Anh làm em ngượng.
- Chưa bao giờ anh thấy em đẹp như thế, Tảo ơi

Tảo nhìn Phương trìu mến khẽ nói

- Cám ơn anh

Ddúng ra thì dung nhan Huơng Tảo không phải là tuyệt đẹp, chỉ có nét duyên dáng với khuôn mặt thanh thanh. Qua bao nhiêu gặp gỡ trái tim Phương cũng đã rung động với Tảo nhưng vẫn kiềm chế mình, không muốn lợi dụng quan hệ dạy nhạc và trong khi Tảo còn dưới hai mươi. Phương đã định cố giữ không bộc lộ tình cảm, cho đến khi Tảo vào được Viện Âm Nhạc rồi sẽ tiến tới. Hôm nay thấy Hương Tảo trang điểm và mặc áo đẹp nên sự rung động như được cộng hưởng, ngân lên những cung đàn trong tim Phương.

Sân Khấu Trống Đồng nằm trong Vườn Tao Đàn, bây giờ đổi thành Công Viên Văn Hóa là một trong những điểm xanh của thành phố cùng với Vườn Bách Thảo. Phạm vi của Vườn Tao Đàn trải rộng bốn mặt đường, Lê văn Duyệt, Hồng thập Tự, Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Du. Một phần phía bên Huyền Trân Công Chúa dược ngăn ra thành Hội thể Thao Saigon từ thời Pháp thuộc, tên Pháp là Cercle Sportif Saigonais, là nơi dân thượng lưu và thời thượng Saigon lai vãng. Dân chúng hay gọi tắt là "Xẹc". Tựu trung thì chỉ có đánh tennis hay bơi lội là chính. Trước thống nhất ai mà được vô "Xẹc" là hãnh diện lắm vì số hội viên rất hạn chế, muốn gia nhập phải có hai hội viên bảo lãnh và phải nằm trong danh sách chờ dài ngoằn. Ngày nay Cercle đổi thành Trung Tâm Thể Thao Thành Phố HCM, hồ bơi và sân tennis dân chủ hóa, mở rộng cho quần chúng không phân biệt, chỉ phải trả tiền vô cửa.

Vườn Tao Đàn không nhiều kỳ hoa dị thảo nhưng tương đối nhiều cây cao bóng cả và từng hàng dậu như dâm bụt và những dãy cây kiểng cũng làm nhẹ phần nào cái nắng cháy da của Saigon. Trong vườn có nhiều loại cây rất hay, như cây "Dái Dê" có cái tên từ cái trái đi cặp nhau trông rất giống cái hòn của con dê, con nít nghịch hay lấy trái xuống, vừa cầm vừa lắc mà hát nhạo theo một điệu nhạc ngoại quốc (hình như là bài Apache-)

"Hòn d..., hòn d... dê, treo toòng teng
Từng ta tưng ta từng ta tưng ta từng ta tưng.... từng"

Lại còn những cây sao, có loại có cái hột to như quả sấu, quả cà na, vói hai cánh dài cả gang tay mọc lên trên, khi rơi từ trên cao xuống, gió thổi quay quay như chong chóng. Có loại khác, hột lại bé bằng hột cam và cánh dài khoảng ngón tay út; loại này hột nhẹ nên xoay tròn trong gió lâu hơn, có khi cả hai ba phút mới rơi xuống đất. Cả hai loại đều được trẻ con ưa thích vì là món đồ chơi không mất tiền. Cứ tầm tung lên trời rồi ngắm cánh sao xoay xoay tưởng tuợng như cánh trực thăng.

Sân Khấu Trống Đồng chủ yếu là do Thành Đoàn chủ trương nhằm mục đích kinh tài hôm nay dược khai mạc rất long trọng, có cả sự tham dự của Thành Ủy nhưng Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố HCM lại vắng mặt chỉ để 1 Phó Chủ Tịch tham dự Về tổ chức thì đáng lẽ Thành Ủy cao hơn Chủ Tịch UBND, nhất là trong thời kỳ củng cố chính trị và chưa đổi mới, như trong quân đội thì Chính Ủy Sư Đoàn cao hơn Tư Lệnh Sư Đoàn. Trong thời chiến đã có nhiều trường hợp Chính Ủy của một đơn vị như D, E cách chức D Trưởng hay E Trưởng để tạm thời chấp quyền vì hai người không nhất ý về chỉ đạo hay về chiến thuật.

Hiện tại vì tình hình yên ổn sau muời mấy năm kiểm soát, việc đấu tranh chính trị không còn là mối lo nữạ Lãnh vực kinh tế dược coi trọng hơn, vai trò Chủ Tịch UBND Thành Phố là người trực tiếp trách nhiệm về vấn đề phát triển thành phố Saigon là đầu máy kéo nền kinh tế cả nước nên Chủ Tịch UBND Saigon bao giờ cũng nằm trong Trung Ương đảng, thành ra cao hơn. Vai trò Thành Ủy thu hẹp lại trong phạm vi lãnh đạo chính trị, đường lối.

Lúc Phương đưa Hương Tảo đến thì đã khá đông khán giả đứng ngồi, chiếm gần hết các hàng ghế trừ các hàng ghế đầu dành cho chính quyền, quan khách và ban tổ chức vẫn còn trống và có căng vải dù phòng mưa cẩn thận. Hôm nay tiếng là vô cửa tự do nhưng người thường không có ghế ngồi, đành tụ tập đứng ngồi lón ngốn trên các bãi cỏ xung quanh sân khấu lộ thiên. Mấy trăm cái ghế đặt sát nhau thành từng hàng là để dành riêng cho các đoàn thể và một số trường cấp ba. Phương thức của sân khấu ngoài trời này là trình diễn văn nghệ trên bục gỗ còn vùng đất trước mặt sẽ kê bàn ghế cho khách uống nước nghe nhạc trong thiên nhiên dưới những gốc cây to bóng cả hay trên bãi cỏ. Chủ trương không bán vé mà lấy đắt tiền nước, tiền bánh để bù vào, còn người không vào bàn uống nước thì đứng phía ngoài khu vực bàn ghế mà coi cọp, chẳng ai phiền hà gì. Chương trình văn nghệ dĩ nhiên là tùy thuộc vào thời tiết, hôm nào mưa thì dẹp tiệm, thế thôi.

Phương kiếm cho Hương Tảo một ghế trên sân khấu trong cánh gà nhìn ra sân khấu

- Em ngồi đây coi nhé, chỗ hạng nhất rồi đấy, không thể gần hơn được nữạ Anh phải đi chuẩn bị cùng ban nhạc đây.

Phương tiến ra sân khấu, đi tới đi lui kiểm soát nhạc cụ, máy móc âm thanh. Tiếng các nhạc sĩ trong ban thử dây đàn, dạo chơi vang lên trong tiếng ồn ào của người xem và tiếng xe cộ náo nhiệt từ góc Lê Văn Duyệt / Nguyễn Du vọng lại. Phương thỉnh thoảng lại nhìn về phía Hương Tảo, gật đầu hay vẫy tay trong khi quan khách đã bắt đầu lục đục đến.


Sau phần diễn văn khai mạc dài như một thế kỷ, hết đoàn thể này đến đoàn thể nọ lên tiếng. Mười bài thì gần như cả mười cùng một nội dung, đúng là một cái bệnh của XHCN là nói dài, nói dở, nói dai. Xong một diễn văn thì đám cò mồi lại vỗ tay trước nhất và hăng nhất và còn để ý xem đoàn thể mình có hồ hỡi theo không. Còn trong đám dân ngu cu đen đứng coi cọp xung quanh thì chẳng có ma nào vỗ tay cả. Họ chỉ lộ vẻ sốt ruột ra mặt vì các bài đọc lê thê đó. Cho đến khi người giới thiệu chương trình sau những lời cám ơn bắt buộc tuyên bố bắt đầu chuơng trình văn nghệ thì những người thuộc giai cấp đứng lại vỗ tay to nhất làm Thành Ủy cũng quay đầu nhìn quần chúng mà bật cười. Chắc ông cũng ngấy các trò đọc diễn văn đó mà vẫn phải làm thôi.

Trong khi đoàn múa lân mở màn để làm sôi động không khí sau cơn buồn ngủ, người giới thiệu chương trình lui vào, gặp Phương trao đổi vài câu, mắt nhìn về phía Hương Tảo, gật rồi lắc rồi gật đầu. Hương Tảo hồi hộp không biết có phải mình sẽ mất cái chỗ tốt này và phải xuống bên dưới không ?

Phương đến chỗ nàng ngồi, mỉm cười dịu dàng, ngồi xuống trên hai gót chân, nhìn vào mắt Hương Tảo, cầm lấy bàn tay xanh nhỏ

- Chút nữa anh Tuấn Khôi, người điể`u khiển chương trình sẽ giới thiệu em lên hát đó bé.

Hương Tảo giật bắn người

- Chết chửa, làm sao em hát được trước đám đông thế này, Em không dám đâu. Không, trăm lần không, ngàn lần không.
- Em đừng lo, bài "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" em hát hay và vững lắm và hôm nay sẽ hát chung với anh như mình đã tập mấy hôm trước đó.

Hương Tảo mặt nhạt đi, lắp bắp

- Trời ơi, em chưa bao giờ lên sân khấu cả, em sợ lắm.
- Tảo! Tảo nghe anh nói này. Anh tin vào em và vào tài năng của em. Anh Khôi lại dạy trong Viện Âm Nhạc Nhân Dân đó. Hôm nay là cơ hội cho em chứng tỏ mình ; anh biết có trường hợp chưa có bằng phổ thông cấp ba mà vẫn được nhận vào vì có năng khiếu cao, bằng cấp ba sẽ được cho phép lấy saụ
- Em run quá, chỉ lo lúc đó hát không ra tiếng thôi.
- Em đừng nhìn xuống, nhìn anh thôi.

Phương đứng dậy kéo Tảo lên, vuốt cụm tóc trên trán Hương Tảo sang một bên; Hương Tảo nắm chặt tay Phương mà run lẩy bẩy. Phương kéo Hương Tảo vào khuất sau cánh gà, hai tay nâng mặt Hương Tảo như truyền niềm tin vào tâm hồn nàng. Hương Tảo nhìn ánh mắt tin yêu của Phương như chưa bao giờ, cảm thấy tình thương dào dạt trong lòng dâng lên choáng ngợp, chỉ còn nghe tiếng Phương thì thầm

- Em của anh giỏi mà, tin anh đi vì anh tin vào em. Anh tin em, anh... yêu em.

Phương cúi xuống, Hương Tảo mềm người ra, khép viền mi nhắm mắt lại đón nhận nụ hôn đầu đời êm ái, thơm ngon, vụng về rôì cuống quýt và đam mê, chẳng còn biết bên ngoài có gì xảy ra.
Phương ôm đầu Tảo áp vào ngực mình

- Anh yêu em
- Em cũng yêu anh
- Em hát nhé
- Vâng
- Bây giờ dợt với anh lần nữa này.

Trong tiếng chiêng trống của đoàn múa lân ngoài kia, Phương và Hương Tảo dợt lại bài hát, Hương Tảo lòng rộn ràng vì tình yêu vừa đón nhận, không còn thấy sợ hãi lắm.

- À chút nữa anh Khôi sẽ giới thiệu em là cô Ái Lan, em chịu tên đó không ?. Lúc nãy anh ấy hỏi, anh bất giác đặt tên đó cho em mà không hỏi em. Nếu em không thích thì lấy tên khác nhé. Đúng ra tên thật của em rất hay nhưng anh biết em sẽ không muốn lấy tên thật, hơn nữa anh cũng ích kỷ, muốn tên Hương Tảo là để riêng anh gọi.
- Cám ơn anh, tên Ái Lan cũng đẹp lắm, sao anh chọn nó vậy ?
- À thứ nhất đó là tên nhân vật chính trong phim "Ái Lan thành Troy", thứ hai đó là ghép từ Ái Vân và Ý Lan đó. Anh mong sau này em sẽ như hai người đó.
- Ồ, em mà bằng Ái Vân và Ý Lan sao ?
- Sao lại không! À anh phải ra với ban nhạc rồi, mình hát vào tiết mục thứ năm nhé em, sau bài "Những Cô Gái Quan Họ".
- Vâng anh ra đi.

Rồi là đến bài "Quan Họ" Hương Tảo cố trấn tĩnh mình bằng cách nghĩ đến những lần tập cuối, bài " Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" hát chung với Phương được tập rất kỹ chắc là Phương đã tính cho nàng trình diễn hôm nay. Hương Tảo không thích nội dung bài đó lắm vì là nhạc trong thời chiến, nhưng Phương nói bài đó nhạc thuật rất cao và nếu đi thi thử ở Viện Âm Nhạc thì không nên hát "Nhạc Vàng" sẽ mất điểm.
Phương vào đứng cạnh Tảo chờ ra sân khấu, bàn tay nắm lấy tay Tảo. Sau lời giới thiệu của người diều khi^?n chương trình, hai người đi ra trong tiếng nhạc dạo. Bước chân Hương Tảo có chút luýnh quýnh nhưng nhờ nắm tay Phương nên giữ lại được bình thường. Hai người cúi chào khán giả, Hương Tảo chỉ dám nhìn thoáng về phía trước đông nghẹt người rồi nhìn Phương bắt đầu

"Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn,
hai đứa ở hai đầu xa thẳm."

Tiếng hát nồng ấp và ánh mắt trìu mến, tha thiết của Phương lôi cuốn Tảo vào thế giới âm nhạc. Hương Tảo nối lời

"Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây."

Rồi đến Phương

"Trường Sơn Tây anh đi.
Thương em,
Thương em bên ấy mưa nhiều.
Con đường mà gánh gạo, muỗi bay nhiều cho dài tay áo.
Hết rau rồi em có lấy măng không? "

Hương Tảo nâng micro lên, cất giọng cao thánh thót

"Còn em thương bên anh mùa Đông.
Suối khe cạn bướm bay lềnh đá.
Biết lòng anh say miền đất lạ.
Và chắc anh lo đường chắn quân thù"

Phương diễn dạt nồng nàn

"Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ"

Hương Tảo đáp lại, cũng âu yếm nhìn Phương

"Em xuống núi, nắng vàng rực rỡ
Cái nhành cây gạt mối riêng tư"

Hai người nằm tay nhau cùng hát

"Từ bên anh đưa sang nơi bên em
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến.
Như tình yêu nối lời vô tận.
Đông Trường Sơn nhơ '...ợ.. 'ớ... ớ... ớ... ớ...ớ... ớ...ớ
Tây Trường Sơn"

Và cứ thế hai người hát đến hết bài như là chỉ hát cho nhau nghe, ánh mắt trong ánh mắt, đôi lúc quên cả khán giả.
Lời ca vừa dứt, tiếng vỗ tay của khán giả làm át mọi tiếng động khác. Hương Tảo nhìn Phương sung sướng và hãnh diện lẫn với sự yêu thương và biết ơn. Tuấn Khôi cũng vỗ tay bôm bốp, tiến lại phía hai người, hỏi nhỏ

- Ái Lan hát hay lắm, thêm một bài nhé, đơn ca nhé ?

Hương Tảo còn ngập ngừng thì Phương dã gật đầụ Khôi giới thiệu ngay, chắc là hai người đã nhất ý từ trước là nếu Khôi thấy Tảo hát hay sẽ mời hát thêm

- Để tiếp tục chúng ta lại được nghe giọng hát trẻ trung, triễn vọng của Ái Lan với bài "Hà Nội, Thủ đô anh hùng"

Mới nghe tựa mặt Thành Ủy đã tươi lên và vỗ tay, lập tức bọn điếu đóm cũng hăng say vỗ theo. Phương lùi vào chỗ ban nhạc, Hương Tảo thở một hơi dài, biết hôm nay là ngày quan trọng của đời mình

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời;
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ độ
Đường lộng gió mênh mông năm cửa Ô;
Trong tiếng cười không quên niềm thương đau.

...
Đây Thăng Long,
hồn thiêng núi sông còn vang muôn năm.
Đây Đông Đô,
ngời bao chiến công dẹp quân xâm lăng.
Hà Nội mến yêu của ta
Thủ đô mến yêu của ta
Là một ngôi sao rực rỡ
....
Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng
Của chúng ta hôm nay và mai sau
Chân ta bước lòng ung dung tự hào
Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao.

Hà Nội anh hùng,
Thủ đô của chúng ta.
"

Lời kết thúc được ngân lên cao vút, ngân mãi, ngân mãi rồi tắt. Thành Ủy gốc người Hà Nội, nhưng phải vào Nam từ 1954 cho đến khi Thống Nhất, lộ vẻ cảm động khi nghe lại bài hát về Thủ đô trong thời chiến. Ông đứng dậy vỗ tay, rồi tiến lên sân khấu, ôm lấy Hương Tảo, cả hội trường vỗ tay như sấm.


Phần 7

Thành Ủy nói qua micro:

- Từ lúc Giải Phóng đến giờ tôi mới nghe lại bài này trên sân khấu. Bài hát ca ngợi dân quân thủ đô anh hùng vào những năm đầu 70 trong cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước. Không ngờ cô cháu trẻ như vậy mà biết một bài có từ khi cô chưa sinh ra, Ái Lan đã thừa kế và biểu dương tinh thần "Tiếng hát át tiếng bom".

quay sang Hương Tảo ông nói tiếp

- mong cháu giữ được lòng hướng về cách mạng mãi mãi. Để khích lệ bác xin thưởng tặng cháu một huy hiệu Bác Hồ.

Ông tháo huy hiệu Bác Hồ trên ngực áo gắn vào viền áo của Hương Tảo. Cò mồi điếu đóm lại có dịp vỗ tay bằng thích.

Hương Tảo rất bối rối vì thật ra nàng có hiểu gì nhiều về các bài hát đó đâu, chỉ tập theo Phương thôi. Cũng chẳng hiểu gì về cách mạng ngoài những bài học như vẹt khi còn là thiếu nhi Bác Hồ. Một phần lại khớp vì đứng bên cạnh nhân vật thứ nhất thứ nhì của thành phố, nên chỉ lí nhí trong miệng lời cảm ơn.

Hương Tảo bước xuống sân khấu với một niềm sung sướng chưa bao giờ có. Vào đến bên trong hậu trường, gặp ai họ cũng khen nàng hát hay. Khôi, người điều khiển chương trình cứ xong phần giói thiệu một tiết mục mới lại chạy vào trong nói chuyện với Hương Tảo.

- Anh nghe Phương nói về Tảo mà hôm nay mới gặp và nghe Tảo hát đó. Giọng Tảo trong và ngọt.
- Cám ơn anh, cũng là nhờ anh Phương chỉ bảo, nhưng em thấy mình còn kém lắm.
- Mới có mấy tháng mà em. Chương trình Viện Âm Nhạc đào tạo môn hát là 3 năm đấy và phải biết chơi một nhạc cụ nữa.
- Em chỉ ao ươ"c được vào đó nhưng lần thi thử em hông đủ tiêu chuẩn.
- Lúc nào thế, chắc lúc chưa học với Phương phải không?
- Vâng.
- Ba tháng nữa lại có kỳ thi, nếu em muốn, anh sẽ dạy em đánh dương cầm để tăng thêm điểm.

Khôi đứng sát bên Tảo, mùi mồ hôi chua và mùi hôi từ trong miệng toát ra làm Tảo ngột ngạt khó thở nhưng không dám đứng tránh ra xa sợ phật lòng Khôi. Mỗi lần Tảo cố nhích nhẹ thật nhẹ ra một chút thì Khôi lại bất giác sát vào như cũ. Tảo nói cho qua chuyện

- Cám ơn anh nhiều, nhưng em không có tiền trả tiền học, ngoài ra em muốn hỏi ý anh Phương nữa.
- Phương là bạn của anh thì anh cũng coi em như Phương. Đừng thắc mắc về chuyện tiền nong. Chính Phương hỏi anh về việc này đó. Em nên cố vào được Viện Âm Nhạc cho khỏi phụ lòng Phương.

Tiếng nhạc ngoài kia dứt, Khôi lại chạy ra làm nhiệm vụ của mình. Hương Tảo ở lại bên trong, rất phân vân vì lại có cơ hội để học thi vào trường mà bỏ thì tiếc quá dù nàng với cảm nhận ban đầu không thấy thiện cảm với Khôi lắm. Nhưng rồi nàng nghĩ thầm "Nhân vô thập toàn, anh ấy dạy trong Viện Âm Nhạc chắc là giỏi rồi, mình chỉ học với người ta chứ có làm bạn đâu mà khó chịu vì hôi miệng, dù sao thì để anh Phương cho ý kiến nữa".

Phần phụ trách văn nghệ của Phương vừa xong, nửa ban nhạc ở lại lo phần nhạc khiêu vũ, chủ yếu là chơi keyboard và đàn trống chứ tay kèn của Phương không cần thiết nữa. Phương vào trong đón Hương Tảo ra ngoài một bàn gỗ ngoài khuôn viên sân khấu, trong tiếng xập xình của nhạc khiêu vũ cho giới trẻ còn quan khách đang lục đục ra về.

Phương cầm bàn tay nàng trìu mến

- Em của anh hát hay lắm, tuy có chỗ còn chưa đạt, chắc em còn run phải không.
- Vâng đến bây giờ em vẫn chưa tin hoàn toàn là mình đã hát trước hàng trăm người như thế. Em vui lắm, vui vì.... anh.
- À cái huy hiệu khỉ? này em tháo ra đi. Đeo trông chướng mắt lắm.
- Ồ em cũng quên mất, anh tháo hộ em đi, em không dám mang về nhà đâu. Bố thấy được là phiền lắm.
- Lúc em hát bài "Hà Nội, Thủ đô của chúng ta", Thành Ủy nghe thật chăm chú và mặt lộ vẻ xúc động. Cái ông Khôi biết tâm lý thật nên đề nghị với anh bài đó đó.
- Ồ, hóa ra là anh Khôi chọn bài để anh tập cho em mấy tuần nay. Khi nãy anh ấy có nói sẽ dạy em đánh dương cầm nhưng em chưa nhận lời, em muốn hỏi ý anh đã.
- Nếu anh Khôi nhận lời anh thì hay quá. Đó là cơ hội của em đó, anh không chuyên về nhạc cụ dây mà em thì không thích thổi kèn.
- Em vẫn ngại quá.
- Em ngại gì ?

Hương Tảo không biết nói thế nào, chẳng lẽ lại nói là Khôi thối mồm nên không muốn học. Phương lòng vui về buổi đầu thành công nên không để ý.
Chỗ đông người nên hai người chỉ âu yếm nói chuyện với nhau, ánh mắt tràn ngập thương yêụ Tảo thấy lòng mình như có trăm con bướm bay lượn làm thành những đợt sóng thỉnh thoảng lại dâng lên đến ngực, đến cổ. Nhất là những lúc Phương cầm lấy tay nàng, ve vuốt lưng bàn tay làm những sợi lông măng trên cánh tay nàng gờn gợn trong tay áo tơ. Tảo thèm nếm lại làn môi Phương, nhớ lúc lưỡi chạm chất nước trong miệng Phương mà rùng mình, nổi gai ốc trong niềm khát khao có những va chạm thân thể. Vòng tay, bờ vai Phương còn rõ rệt trong tâm khảm.

Trời đã tối nên Hương Tảo dù muốn ở mãi bên Phương mà phải về lại nhà Phương thay quần áo để về nhà. Tấm gương lớn trong phòng tắm lại phơi bày, chiêm ngưỡng thân hình người con gái trẻ, hình như vừa đẹp thêm ra vì tình yêu chớm nụ, vì những khao khát lạ chợt có. Bàn tay ve vuốt trên ngực, trên bụng dường như không còn là bàn tay của chính mình. Từ trước đến nay tắm rửa xoa nắn, kỳ cọ thân thể mà có bao giờ bàn tay tạo nên những cảm giác lạ kỳ, êm ái nhưng thúc giục và thèm muốn như bây giờ đâu.

Trên đường về Tảo áp mặt vào lưng Phương, thấy mình đang nằm trên mây, cho dù chốc chốc xe lại dằn vì vấp ổ gà. Bàn tay ôm bụng Phương thỉnh thoảng lại được Phương nắm lấy. Tảo thì thầm trên môi "Em yêu anh, Em yêu anh" và cảm thấy mỗi lần như thế tay Phương lại xiết chặt như đáp lời. Ước gì đêm dài vô tận và đường mãi không cùng.

Cả buổi tối về nhà Hương Tảo cứ như người trên cung trăng, chỉ ăn lấy lệ rồi vào giường nằm ôm gối mà mơ mộng. Tiếng vỗ tay của khán giả, giọng hát vang vang qua micro của hai người vẫn còn vẳng bên tai cùng ánh mắt thương yêu của Phương đưa Hương Tảo vào giấc ngủ êm ái nhẹ nhàng lúc nào không biết.

Pham Doanh