KHANG PHẠM

PHẠM KHANG:bong::bong:

THƠ HÔM NAY ĐI VỀ ĐÂU? 

Từ khi bước vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng có phần như được “cởi trói” nên cởi mở hơn về đề tài, nội dung, bút pháp lẫn phương thức thể hiện. Ngoài những tác phẩm ca ngợi cuộc sống như thơ xưa nay vẫn làm, thơ đã mở rộng biên độ phản ánh hiện thực, đề cập tới nhiều lĩnh vực khác, cả mặt phải lẫn mặt trái của xã hội, triết luận về thế sự, bày tỏ bi kịch của xã hội, của chính mình…Cái rông dài kể lể ngày một ít đi, mà thiên về suy tư, chiêm nghiệm và bày tỏ nỗi niềm mang dấu ấn của thời đại @, thời đại hội nhập sâu về kinh tế và văn hóa trên quy mô toàn cầu, thời đại TOÀN CẦU HÓA 3.0! Trên một thế giới phẳng của toàn cầu hóa 3.0, thơ không có cách nào khác là phải cách mạng chính mình, cải tổ chính mình để đủ khả năng tồn tại và sống sót trong sự kỳ vọng, quan tâm của nhân loại và người đọc. Chế Lan Viên đã từng lên tiếng đòi đổi mới thơ ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX: 
Anh làm thơ như qua đại dương bằng con thuyền độc mộc 
Thơ ngày nay như hỏa tiễn vượt thiên hà 
Anh sanh chậm với thế kỷ mình biết làm sao được nhỉ 
Thôi anh đành gọi Cành Hoa bằng tên cũ của nó Cành Hoa…
(Thời đại – Chế Lan Viên) 
Như một người lữ hành của xúc cảm và nghệ thuật biểu hiện sự linh diệu của ngôn ngữ, thơ hôm nay đã tiến tới cách diễn đạt đa thanh, đa nghĩa, tiết tấu nhanh hơn, trường liên tưởng rộng lớn hơn, nhà thơ có thể thoải mái bộc lộ bản sắc cá nhân, năng khiếu nghệ thuật và tài năng của mình trên trang viết…Theo đó, vần điệu không bắt buộc phải ôm giữ và bị trói buộc trong các khuôn phép cứng nhắc nghiêm ngặt của thơ ngày trước (thơ truyền thống), mà phóng túng hơn, ngẫu hứng hơn, phô diễn hoặc ẩn chìm trong sự phong phú đa sắc đa dạng của nội dung và hình thức thơ hiện đại thời toàn cầu hóa 3.0. 
Thơ hôm nay sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi lớn có tính sinh tử sống còn của nghệ thuật và thời đại thi ca mới. Đổi mới, cách tân, được đặt ra là nhu cầu có tính sống còn của thơ hôm nay và chắc là không thể khác. Thơ phải theo kịp tư duy của người đọc thời đại mới, phải hiện đại theo sóng của công nghệ, các ứng dụng kỹ thuật trong cuộc sống, thậm chí cả cách yêu mới, cách tặng hoa và cách gửi nụ hôn tình yêu của thế giới phẳng toàn cầu hóa 3.0…! Suy cho cùng, dù là Thơ cũ, Hiện đại, Hậu hiện đại, Tân hình thức…hay chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo…thì thơ luôn là cá thể đơn nhất, không lặp lại, cho dù chúng ta có thể nhân lên muôn nghìn bản đi chăng nữa. Đổi mới thơ hôm nay chính là đổi mới ngay chính người viết vậy…Nếu kiến thức non yếu, tâm hồn bơ vơ, tâm trí xa lạ, thiếu thực tế đời sống và sự khao khát vươn lên khó có thể có được câu thơ ra hồn, đứng được, dư âm trong lòng người đọc thời đại mới. Cần lưu ý rằng, khi trình độ dân trí nâng cao, khi mà tin học vào tận giường ngủ của mọi người, mọi nhịp sống đang số hóa, thì người đọc đâu chỉ thưởng thức thụ động thơ ca, mà trong một chừng mực nào đó họ đã tham gia gián tiếp vào tác phẩm; sáng tác của nhà thơ chỉ là một nửa, một nửa còn lại thuộc về bạn đọc. Và như vậy, thơ hôm nay phải chấp nhận rằng, sáng tác và cảm thụ thơ phải trên nền tảng văn hóa, không thể hạ thấp tiêu chí hưởng thụ của người đọc để đưa tới những sản phẩm PHI THƠ…! Những sản phẩm thơ này sẽ làm nghèo và treo cổ tiếng Việt trong hỗn loạn của sự dung tục, ngu dốt của người viết…Thơ phải là RƯỢU của cuộc sống, là hoa hồng của cuộc sống …để đốt lên ngọn lửa tin yêu, hạnh phúc nơi tâm hồn con người vì một thế giới thanh sạch, bao dung và bè bạn…! 
PK…



Ảnh