Phụng Thánh

5.- Bí-pháp của Thế-Đạo là sự lưu-danh hậu thế. 
Description: https://www.daotam.info/booksv/star.jpg
 Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Đền Thánh 
đêm 22 tháng 05 Năm Kỷ-Sửu.

 

BÍ-PHÁP CỦA THẾ-ÐẠO LÀ SỰ
LƯU-DANH HẬU-THẾ

     Đêm nay Bần-Đạo thuyết Bí-Pháp của Thế-Đạo, vì kỳ trước Bần-Đạo đã thuyết Thể-Pháp của Thế-Đạo.
     Nay Bần-Đạo phải thuyết Bí-Pháp đặng cho toàn thể con cái Đức-Chí-Tôn biết định phận chơn với giả. Người ta tưởng Thế-Đạo không có Bí-Pháp; có chớ, tại Đời không đem ra để cho toàn thể nhơn-sanh hiểu biết.
     Có Bí-Pháp chớ; bởi những hạng vĩ-nhân tạo thời cải thế, đã lập công-trạng đối với nhơn-loại, nơi mặt địa-cầu này. Chủ hướng của họ tùy theo khuôn luật, khuôn pháp nào đặng họ tạo nên cơ nghiệp vĩ-đại nơi mặt địa-cầu này ?
     Thể-Pháp của họ chúng ta thấy họ mơ-ước một điều: trước khi quá vãng (chết) được nêu danh ư hậu thế hay là để lại một trang sử tốt đẹp cho đoàn hậu tấn của nhơn-loại.
     Xem ấy mà định-hướng chủ-tâm của mình hay định tương-lai của mình, tức nhiên thế-gian người ta thường gọi "Lưu-danh ư hậu-thế" để danh lụng-lại cho kẻ sau đó vậy.
     Lưu-danh ư-hậu-thế, họ đã dùng phương thế nào ; họ đã dùng chánh thuyết nào đặng họ phụng-sự cho thiên-hạ trong một nước, nếu họ không phụng-sự cho Tổ-Quốc ?
     Đối với Quốc-dân họ phụng-sự cho Quốc-dân, đối với toàn nhơn sanh nơi mặt địa-cầu này, họ có đủ chủ-hướng phụng-sự cho nhơn-loại. Đã định tâm phụng-sự tức nhiên nơi này là nơi bí-yếu hơn hết. Xin để ý.
     
Hể quyết tâm phụng-sự tức-nhiên họ phải lấy chánh tâm làm căn-bản, do chánh tâm ấy họ bước vô khuôn-khổ của Đạo, tương-liên với Đạo, chánh-tâm ấy để giá trị cho Quốc-dân. Thiên-hạ bước vô đường chánh tâm rồi tức-nhiên có liên-hệ với Đạo, họ phụng sự cho thiên hạ là chỗ liên hệ sự Đạo-Đức tinh-thần của toàn nhơn sanh đó vậy.Chúng ta đã thấy rằng lời của Đức-Chí-Tôn đã nói: "Đạo không Đời không sức mà Đời không Đạo không quyền", cả hai tinh thần ấy phải tương-liên mật-thiết cùng nhau không thể gì rời-rãvới nhau đặng. Chúng ta đã thấy nhiều lý thuyết họ đã tiềm-tàng họ muốn thế nào Đời thoát-ly với Đạo mà như thể chúng ta ngó thấy các nền Tôn-Giáo như bên Thiên-Chúa-Giáo như Care Litaire muốn thoát ly ra khỏi Công-Giáo Gia-Tô mà họ chẳng hề thoát ly đặng.      

Họ muốn thoát-ly Công-Giáo, thoát-ly Công-Giáo tức nhiên họ tiềm-tàng đáo để họ kiếm phương-thế giải-thoát ra khỏi Đạo nhưng cũng không đặng.
     Giờ phút này chúng ta ngó thấy Nga-sô Viết lấy thuyết Cộng-Sản làm căn-bản, thuyết Cộng-Sản tức-nhiên thuyết Duy-Vật lấy vật-chất làm căn-bản, mà chối bỏ linh-hồn. 
     Về thuyết vật hình, tức nhiên nghịch hẳn với tinh thần Đạo-Đức. Vật-chất họ phải đề xướng: " Tam vô" là vô thần đứng đầu hơn hết, nó phải đánh đổ tinh-thần Đạo-Đức đặng nó đi trọn con đường vật-chất. Phải chiến-đấu để vật-chật thắng tinh-thần.      

Giờ phút này nước Nga cũng chưa hề thoát-ly Đạo-Đức được phải đem Đạo-Đức làm căn-bản mà thôi.
     Tại Nga-Sô lúc Cộng-Sản chiến thắng đánh-đổ chánh-quyền rồi, tức-nhiên Staline không còn nhìn Đạo-Giáo nữa, không còn nhìn quyền Hội-Thánh La-Mã nữa.
     Ngày đánh đổ chánh-quyền khám-phá quyền-lực của nhà thờ, chỉ trích quyền-lực của Nhà Thờ, nhưng rốt cuộc ngày nay phải đem Đạo-Giáo đem Công-Giáo, tái lập các Đền-Thờ trở lại.
     Tuy vẫn không tùng quyền Ông Giáo-Hoàng La-Mã mà nó vẫn tùng quyền Ông " Got Oann" như Ông Giáo-Hoàng của nhà Thờ mà thôi.
     -
Còn nhiều nữa, nếu chúng ta quan sát từ thượng-cổ, bao giờ Đời cũng kiếm phương-thế thoát-lý Đạo, chiến đấu để thoát-ly Đạo.
     Họ biết không tùng theo nó thì họ không quyền mà hể tùng theo nó thì mất tự-do tự-chủ của họ, nó mất thì nó chẳng khi nào mà trị thiên hạ được. ?
     
Từ thượng-cổ đến giờ không một Quốc-Gia Xã-Hội nào nơi mặt địa-hoàn này vô Đạo mà cầm quyền thiên-hạ được, không thể có.
     Vì cớ cho nên cổ nhơn tức-nhiên Tổ-Phụ nòi giống Việt Nam trị dân vi đạo " Dĩ-đạo Vi-tiên" tức-nhiên trị Đạo chớ không phải trị dân đó vậy.
     Có một điều Bần-Đạo chỉ chỗ chính giữa, muốn phụng-sự Quốc-dân hay Quốc-Gia cho đắc lực, phải có thành ý, rồi Chánh tâm; muốn có chánh tâm thì mình phải Tề-gia Trị-Quốc rồi mới đến Bình Thiên-hạ nghĩa là: tu thân, tức-nhiên nhơn-đạo đó vậy. Chính thiên-hạ có liên-quan mật thiết với Đạo mà lưu lại thanh- sử, nhưng cũng chưa đủ.
     Chúng ta ngó thấy họ muốn thoát-ly Đạo-Giáo, nói gần hơn nữa, ở cõi Á-Đông chúng ta thấy gì ? Như nhà Vua các công-thần " Vị-quốc vong-thân" nhà Nam ta có phong-thần nên buộc các Làng các Tổng, các Huyện, các Phủ, phải lập Đền Thờ, thờ các Đấng ấy, là Đình của chúng ta đó vậy.
     
Thoát-ly, họ muốn thoát-ly Đạo, đặng họ lập khuôn-khổ riêng tư của họ, họ càng lập càng đội Đạo-Giáo trên đầu thêm nặng nữa.
     Bên Âu-châu chúng ta thấy gì ? họ muốn thoát ly Đạo-Giáo mà những công-thần ấy họ dựng hình để chỗ nào đông dân chúng, tùy theo công-nghiệp của mỗi người họ định chỗ dựng hình ảnh của họ để lưu lại cho hậu thế, dựng hình-ảnh ấy là gì ?
Ấy là Bí-Pháp của họ đó vậy.
     Họ tưởng thoát-ly Đạo-Giáo là dễ nhưng mà hình cốt dựng lên họ để cả bài học cho hậu tấn; những cái hình ảnh còn tồn-tại đây, xác-thịt xương-máu của những kẻ ấy được lưu hình-ảnh tại mặt thế này là những Đấng để cả tâm-đức phụng sự cho Quốc-Gia và nhơn-loại đó vậy.
     
Làm cho đặng họ ham lắm.
     Giờ phút này các Vị cầm quyền trị-thế trong một xã-hội nhơn-quần nào, cũng mơ-ước một điều là phải lưu danh hậu-thế mà thôi, lưu cả hình ảnh tôn-nghiêm của họ để hậu thế nữa.
     Vì cớ cho nên nhiều người nhiều khi khổ hạnh phải cực-khổ trong trường tranh-đấu vì Quốc-Gia Xã-Hội nhơn-quần khổ-não về tinh-thần nhọc-nhằn biết mấy. Có nhiều người thối chí mà nhờ cái năng lực và quyền-lực lưu danh ư-hậu-thế ấy buộc họ phải làm nữa, trong con đường phụng sự Quốc-Gia cho đến cùng. Vì thế phải có một tấm lòng chơn thật mới quyết-định được.
Ấy vậy, Bần-Đạo lập lại một lần nữa, để lại một trang lịch sử tốt đẹp cho hậu-thế, để hình-ảnh tôn-nghiêm cho hậu-thế ấy là Bí-Pháp của Thế-Đạo.
     Còn nữa, ngoài ra nữa, còn có cái này; cái này không hình trạng mà đáng sợ hơn hết là miệng lưỡi của thế-gian.
Có nhiều việc không để nơi trang lịch sử được, nhiều khi bất công của nhà Vua hay của nhơn-quần họ không để nơi trang sử được, họ chỉ để nơi miệng lưỡi thế gian mà thôi, đáng sợ hay chăng là chỗ đó. Hoặc là vì sự bất chánh yểm cả công-nghiệp công-thần của mình; nhưng công nghiệpấy họ để nơi miệng lưỡi của dân, của thiên-hạ.
Bí-Pháp ấy mới cao-thượng, mới bền bỉ, Bí-Pháp mà Đức-Chí-Tôn dành để đặng ban thưởng cho những kẻ vì Đạo nhơn-luân của con người biết quên mình vì Đạo. Vì Đạo mà tạo tinh-thần cho quần chúng đó, Bí-Pháp ấy cao-thượng hơn hết.