Phụng Thánh

9.- Bí-pháp Thiên-đạo của Cao-đài giáo là giải-thoát.
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Đền Thánh 
đêm 8 tháng 06 Năm Kỹ-Sửu


BÍ-PHÁP CỦA CAO ĐÀI GIÁO LÀ GIẢI-THOÁT

     Đêm nay trước khi Bần-Đạo thuyết Bí-Pháp chơn-truyền của Đạo, tương-liên Thể-Pháp của Đạo thế nào, trước khi thuyết Bần-Đạo nhắc lại nữa, nhắc một điều cần yếu cho cả thảy đều nhớ, nhớ để đi theo.
     Trước khi trong tinh-thần Đạo-Đức kia chỉ dẫn chơn-pháp Càn-Khôn Vũ-Trụ cốt định cho loài người có hiện-diện tại nơi thế này đặng phụng-sự cho Vạn-Linh, mà cũng là dẫn đạo cho Vạn-Linh. 
     Phụng-sự đặng dẫn đạo cho Vạn-Linh, ấy vậy chơn-pháp có ảnh-hưởng là quyết-định thiệt phận của loài người là phải phụng-sự mà thôi. Hễ không phụng sự tức-nhiên là vô Đạo, mà vô Đạo thì không thể gì đoạt được cơ giải-thoát hết.
     Bần-Đạo đã chỉ rõ tương quan của luật-pháp Đời cốt yếu nương theo" Tứ-diệu-đề" tức nhiên Tứ-Khổ, đặng rồi thiên-hạ dầu Quốc-Gia xã-hội nào cũng kiếm phương bợ đở tinh-thần loài người hay là toàn dân trong nước đặng lập vị của mình.
     Thật sự ra, nói rằng: Họ đã tạo dựng Đạo-Giáo đặng phụng-sự cho dân, nhưng thật sự đi trong đường nào ? Lấy tinh-thần cứu khổ của Đạo-Giáo mà kỳ trung họ không phụng-sự Quốc dân, chỉ tạo quyền cho họ mà thôi, tức nhiên họ không phải vì sở định cứu khổ mà đến để lập quyền cho vững chắc.
Nhưng Đạo-Giáo chúng ta thì khác.
     Đạo-Giáo chúng ta buộc phải định phận mình là giải-khổ tức-nhiên phải làm thế nào cứu vớt quần linh cho khỏi " Tứ-diệu-đề" tức nhiên Tứ-Khổ của kiếp sanh đó vậy. Hai cái tinh thần ấy dầu trong hành tàng cũng vậy, vẫn khác hẳn với nhau vì cớ
cho nên Đạo với Đời không có bao giờ tương đắc với nhau đặng. Bần-Đạo nói Đạo không phải giành quyền, mà chỉ tạo Đạo đặng định phận mà thôi.
     Bên kia họ cho rằng: Đạo giành quyền của họ, trái hẳn chúng ta vẫn thường thấy, chính mình Đức-Phật Thích-Ca đến khi Ngài có quyền, chính cha của Ngài còn tranh giành cái quyền ấy. Về quyền hành có điều khó giải quyết hơn hết là; cả tinh thần chúng sanh, cả thảy đều biết rằng Đạo phải phụng-sự cho nhơn-loại, vì đấy mà bên Đời dầu thế nào đi nữa bất quá là lòe con mắt đặng cho người ta theo, chớ không phải như bên Đạo phải phụng sự.
     Bởi cớ cho nên mới dục ra tấn-tuồng giành quyền với nhau là vì chỗ đó.
     À !
Bây giờ Bần-Đạo nói rõ phải ra phụng sự đặng giải khổtức-nhiên giải quyết "Tứ-diệu-đề" của Đức Phật Thích-Ca đã để nơi mặt địa-cầu này.
     Bần-Đạo thuyết cả Bí-Pháp Đạo-Giáo có liên-quan mật thiết với Thể-Pháp rồi cả thảy đều nghĩ từ thử đến giờ, Bần-Đạo buộc phải đi cúng, phải hành Đạo là thế nào, không phải buộc mấy người mà Bần-Đạo hưởng một quyền lợi gì riêng hết, mấy người suy đoán chơn-pháp rồi mấy người mới biết. Bần-Đạo vì phận sự muốn cho con cái của Đức-Chí-Tôn tạo cơ giải thoát nên mới buộc gắt gao như vậy thôi.
     Vả chăng
trong chơn-pháp, con người nơi mặt thế này có ba điều.
     1.- Hoặc là phải trả quả kiếpxuống tại mặt địa-cầu này để trả.
     2.- Hoặc
muốn học hỏi thêm, muốn tấn hóa tới nữa về phương lược địa vị tinh-thần của mình còn thiếu kém, học thì đến mặt địa-cầu này đặng học.
     3.- Các vị đã được địa vị cao siêu nơi cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống đến mặt địa-cầu này
đặng lập vị mình thêmcho đặng cao trọng.
     
Ba điều ấy muốn đoạt được thì phải phụng-sự Vạn-Linh mới được.Bần-Đạo thuyết tới con cái của Đức-Chí-Tôn sẽ ngó thấy Đức-Chí-Tôn không dùng quyền Chí Tôn của Ngài. Ngài đến đặng lập quyền cho con cái của Ngài mà thôi, không phải đến lập quyền hành hoặc bảo-vệ con cái của Ngài, Ngài không thế gì để cho con cái Đức-Chí-Tôn lạm quyền đặng.
     
Cơ quan giải-thoát là phụng sự, dầu cho quả kiếp mà đến cũng vậy; dầu cho vì học hỏi mà đến cũng vậy; dầu cho lập vị mà đến cũng vậy. Chúng ta phải phụng sự cho Vạn-Linh mới được, trong phụng sự ấy chúng ta không biết chúng ta bị quả kiếp nơi nào, người nào, nhưng nhờ phụng sự ấy mà mình gặp được người mình muốn trả nợ tiền-khiên, biết đâu nhờ hồng ân Đức-Chí-Tôn định cho mình gặp đúng người để đặng trả. Tóm lại, cũng phải phụng sự mới có.
     Bây giờ về học hỏi thì chúng ta muốn gì ? Muốn biết mọi điều về huyền vi cơ-tạo, muốn biết cho đặng thì phải phụng sự cho Vạn-Linh mà thôi; rồi trong phụng-sự ấy nó sẽ chỉ điều cho chúng ta muốn biết mà lập vị, và có gì hơn thay thế cho Đức-Chí-Tôn mà phụng sự cho Vạn linh lập vị ấy không thế gì ai chối cãi được.
     Muốn làm cho đặng như Đức-Chí-Tôn đã làm ta phải làm gì ?
Ngài biểu chúng ta hiến ba món báu trong mình chúng ta là Tam-Bửu.
     1.- Xác thịt
     2.- Trí não
     3.- Linh hồn
     Tức nhiên thân thể và phàm thể của chúng ta, Đức-Chí-Tôn biểu ta hiến cho Ngài đặng Ngài phụng sự cho Vạn-Linh.
     Chúng ta thấy gì ?
Mỗi ngày ta kêu Đức-Chí-Tôn làm chứng, kêu Tam-Giáo làm chứng, giờ phút này con nguyện dâng cả xác thịt, trí não và linh hồn của con cho Thầy đặng Thầy làm lợi khí mà phụng sự cho Vạn-linh. Hễ dâng rồi còn gì của mình nữa, có trả nợ tiền khiên chớ không có tạo nữa; nếu có tạo mà giờ phút này mình đến Đền-Thánh này đây, ngồi trong lòng của Đức-Chí-Tôn đứng trong phần tử Thánh-Thể của Ngài tình cờ mình bị quả kiếp gì xảy đến, mình không biết, vì thân thể mình không biết duy chủ nữa mà chính Đức-Chí-Tôn duy chủ, vì mình giao cả thân-thể mình nơi tay Đức-Chí-Tôn thì mình không còn biết gì nữa.      

Ngày kia mình có thể nói mỗi hành tàng của con làm, con đã tạo, con giao cả trong tay Đại-Từ-Phụ, quyền hạn xử định do nơi tay Thầy chớ con không biết. 
     Mình giao cả hình hài đó cho Ngài xử dụng, nếu sự thật có gì không hay xảy tới cho mình, mình không hiểu, mình giao cả thân thể mình cho Đức-Chí-Tôn đặng Đức-Chí-Tôn phụng sự cho vạn linh quyền xử dụng ấy do Đức-Chí-Tôn quyết định, mình đừng làm trái với mặt luật của Ngài định.
Ấy vậy, mỗi ngày từ mơi tới trưa, đến chiều, từ chiều đến khuya, từ khuya tới sáng, mình vô Đền-Thánh kêu Đức-Chí-Tôn, kêu Tam Giáo và các Đấng Thiêng-liêng mà phân chứng trước. Thân tôi không còn của tôi nữa, tôi đã hiến cho Đức-Chí-Tôn làm tôi tớ cho Vạn-Linh thay thế cho Đức-Chí-Tôn, giờ phút đó chúng ta không biết tội nào chúng ta đã làm dầu có tội mà chúng ta không làm điều gì thêm nữa thì quả kiếp ấy tiêu diệt, cơ quan giải thoát chúng ta đoạt không thể gì định tội được. Đức-Chí-Tôn biểu chúng ta không phải là chúng ta; mà chúng ta không phải là chúng ta thì quả kiếp ấy không phải là của chúng ta tức nhiên ta đã đoạt cơ giải thoát, quyền ấy chính của ta chớ không phải của Đức-Chí-Tôn.
Lấy quyền của ta mà cho ta, mình đã định quyền cho mình, chớ không phải Ngài định; Ngài định cho có quyền giải thoát, quyền Thiêng-Liêng không có tạo, chính ta tạo quyền giải thoát đó do nơi ta mà thôi.