Nguyễn Ngọc Quỳnh Thi

Con Cháu Hai Bà



Bạn có bao giờ nghe nói đến "con cháu Hai Bà" chưa nhỉ ???



Nếu bạn là con trai, tôi rất mong bạn sẽ không "vô phúc" như



Tuấn, mà gặp phải một trong những "hậu duệ" của hai Bà



như tôị Thật đấy!







Ngày khai giảng lớp chín, buổi sáng dậy chuẩn bị đến



trường tôi vẫn còn mang trong mình giòng máu nhà ho. Lươi



Huyền, nên cứ trùng trình mãi mà chẳng chịu xách cái xe



đạp cà rịch cà tàng của tôi ra cửạ Mẹ vừa đi chợ về,



thấy bóng dáng tôi vẫn còn xớ rớ trong nhà, bèn xỉ mặt



đe:



-Con này năm nay thi cử thì nhớ mà đi học cho đàng



hoàng, nhỡ mà thi trượt thì chết đòn!! Sao



giờ này còn đứng đó ?



-Con đi đây mà, mẹ ? Thưa mẹ con đi học.







Vừa nói, tôi vừa vội "hô biến" kẻo đứng xớ rớ lại ăn



đạn lạc thì huông cả năm. Ngôi trường của tôi mang tên



một vị quan văn từ cái thời nảo thời nào ngày xưa, Võ



Trường Toản, mà mỗi lần đến cổng tôi cứ lầm bầm



"học trường Vô Trật Tự, chả trách mình nói năng lộn xộn



quá mức". Tôi cứ nhìn mãi pho tượng cu. Võ Trường Toản



ngồi chống cằm lên mấy quyển sách, nhìn xuống chiếc hồ



cá xanh lè rong rêu, mà rùng mình. Học cho lắm cũng "rà"



giống ông ấy râu ria tùm lum thế kia thì chán mớ đời!!!!



Nghĩ thế nhưng tôi cũng đành kiên tâm dấn bước. Thôi cho



xong cái nợ đèn sách này đị Năm nay đúng là có sao qua?



tạ chiếu nên cả lũ bọn tôi mới phải xách bút nghiên đi



thi thế nàỵ Khổ ơi là khổ!!!!







Mẹ lo tôi học thi không nên thân, nên biệt phái ông anh kế



xách cổ tôi đi học thêm. Ngày bị "lão" anh xách cổ đến



lớp toán thầy Tân, tôi chùn bước trước cái xóm nhà lá



lao xao trong căn phòng nhỏ hẹp hiên nhà thầỵ Thầy Tân nhìn



tôi từ đầu đến cuối, cứ y như mua bán nô lệ vậy đó!



Chả hiểu lông cánh của tôi "khấm khá" cỡ nào mà thầy



chịu nhận tôi vào lớp dạy kèm của thầy, bởi những



người dạy thêm thường chỉ nhận đứa nào họ biết chắc



có khả năng thi điểm cao mà thôị Lạ đời! Chả hiểu lần



cuối cùng thầy đi đo kiếng là năm nào nhẻ ??? Chắc tôi



phải tặng thầy một cặp kiếng mới quá!!!







Bước vào trong căn phòng nóng oi ả của những ngày cuối hạ,



tôi đảo



mắt nhìn quanh và hất hàm với đám bạn cùng trường. Hai



con bạn ngoắc tôi về phía bàn của chúng. Mải nhìn, tôi



không để ý đến "Nó". Nó vì trễ giờ nên lao vội vào



lớp bằng cửa hông tông ngay vào tôi đang lững thững



lách mình qua cái đám nhốn nháo đứa đứng đứa ngồi,



đứa leo trên bàn kiạ Mấy quyển tập nó cuộn tròn đút



túi quần sau bị cái bị "ăn mày" của tôi móc rớt xuống



đất. Tôi bước qua mặt "Nó", không quên lườm một cái



rõ dài lấy thế. Tôi thấy tia mắt "Nó" lướt nhanh theo



tôi, miệng lẩm bẩm câu gì chẳng rõ. Cái đồ! Đã



vướng đường người ta, lại còn chửi lén sau lưng nữa



chứ!!!







oOo







Niên học qua nhanh thật nhanh với những bài toán giải tích



và hình không gian mà thầy Tân giao phó. Tôi và Phương Lan



đâm ngán mấy bài toán, cứ thi nhau mà ngủ gục. Mùa hè



đến cận kề, lớp càng đông, thêm vào đó số lượng



tiếng ồn do cái đám quỉ con tụi tôi phá giấc ngủ trưa của



hàng xóm nhà thầy Tân, cả bọn bắt buộc phải dời vào



đóng đô trong căn phòng thí nghiệm của trường. Tôi vẫn



thấy mặt "Nó" đâu đó sau lưng, nghe cái thứ tiếng ồm



ồm chưa nứt tiếng của "Nó" với chúng bạn, mà đôi lúc ôm



bụng cười nhái lạị "Nó" trái lại cứ tỉnh bợ Gặp tôi





trước cửa lớp nó vẫn lầm lì. Mùa hè đến, lớp học



không quạt máy, không máy lạnh, nên nóng còn hơn lò bánh mì.



Cả đám đi học vác theo những cây quạt đủ kiểu, tay quạt,



tay kẻ hình lượng giác. "Nó" vẫn chứng nào tật nấy,



vắt vẻo trên chiếc xe đua mầu xanh nước biển, quyển tập



xếp



đôi nhét vào túi sau, cùng với cây quạt. Đôi lúc "Nó"



đến lớp với tấm áo mầu nâu, mắt nheo nheo trong nắng



đằng sau hai mảnh ve chai đen thui làm tôi và Phương Lan tha



hồ ôm bụng rũ ra mà cười, vì hắn nhìn chẳng khác thầy



Đề mấỵ







Phòng thí nghiệm chứa đủ thứ linh tinh, nhất là những chai



lọ hoá chất, xen kẽ với vài hũ ếch nhái ngâm formaldehyde.



Hắn thường ngồi đâu đó sau tôi hai bàn, lại thêm mấy



bực thang dốc lên trần nhà, nên hầu như hắn có thể nhìn



biết tôi học hành ra sao, hay có....ăn vụng trong học bàn hay



không. Của khỉ! Đôi lúc vô tình thấy gai gai sau gáy, tôi



quay đầu lại để bất chợt thấy 1 đôi mắt xếch vừa



chúi vội xuống trang giấy.







Trời càng lúc càng oi ả, lớp học ngột ngạt với mùa hè và



sự căng thẳng của những mùa thị Tiếng quạt ồn át ca?



tiếng thầy Tân. Một lần giữa giờ giải lao, tôi theo



thói quen co cẳng, xoay ngang dựa tường, mắt chớp nháy lia



lịa với mấy con bạn ở bàn khác. Chả hiểu cái đứa qui?



nào bầy trò bắn bì. Thế là đại loạn. Bắn nhau đã, ca?



đám ngồi thở dốc, và những cây quạt lại được dịp tung



hoành. "Nó" có vài thằng tiểu đồng theo hầu cặp sách,



chả hiểu sao hôm ấy mấy "thằng" tiểu đồng bạn "Nó" lại



lanh quá mức, thò tay giựt mất cây quạt của Phương Lan.



Cãi nhau qua lại chưa đủ, chúng chẳng tha tôị "Thằng" tiểu



đồng bên cạnh "Nó" thò tay túm lấy cây quạt tôi đang phe



phẩy, nhét ngay vào túi áo "Nó". Tôi trợn mắt. Từ bên



kia "chiến tuyến"(hai chiếc bàn trống) là phản chiếu của



tôị "Nó" đang dương đôi mắt xếch phe phẩy quạt nhái lại



tôị Máu nóng nổi lên (đã bảo tôi là con gái mà!)cốc hụt



đầu thằng "tiểu quái" kia, tôi giận dỗi quay đi, miệng



lầm bầm



-Cóc cần! Thí cho tụi bay đó!!!



-Ê Ngọc, mới đùa chút mà dỗi rồi hả ??? Tuấn, mày



mau mau quạt cho bớt giận đi kià. Tiếng cái "thằng" tiểu



đồng nhóc tì bạn "Nó" Tôi bĩu môi nguýt 1 cái sang tận



bên kia "vĩ tuyến 17".



-Cho tụi bay cái quạt đó. Xí bùm bum!





-Tuấn, "mắc cỡ gì mà hổng chịu lẹ dùm". Để nóng



lỡ nổ phòng thí nghiệm chết mày dzới tao đó nhe!



-"Phạch! Phạch"



Từ đàng sau, những luồng gió mát thổi đến, đồng thời



tiếng quạt đập phành phạch sau lưng tôị Tôi chẳng thèm



quay lại (ai mà dại gì, có kẻ ngồi hầu quạt không công kia



mà?) cho đến khi chiếc quạt bay vèo lên bàn....







oOo



Mùa thi trôi quạ Nhờ công bị nhồi hộp mấy tháng trong





phòng thí nghiệm đó, tôi đậu ưu vào Trưng Vương. Me.



và các chị xỉ mặt mắng át "coi chừng phải ráng học cho



xứng danh" trong khi lão anh lại nhăn nhở "Con này giờ lại



thành con cháu Hai Bà nữa, có chết không hở giời! Điệu



này mấy thằng con trai cùng lớp nó chỉ có chết đòn!" Tôi



không nói gì cả, chỉ lườm.







Qua hết một mùa hè, hết một mùa thi, hết những buổi



trưa cắm cổ đến lớp, tự dưng tôi cảm thấy mình là lạ,



đổi



khác nhiềụ Mái tóc tôi qua một mùa hè đã dài ngang lưng.



Mẹ hay nấu bồ kết cho tôi gội đầu, nên càng óng ả hơn



rạ Chả hiểu sao tôi hết thích đi lăng quăng với Phương



Lan, cũng chả thiết tha gì đến những hàng chè, bò bía, và



gỏi đu đủ vặt mà tụi tôi tối ngày nhâm nhi nữạ Tôi lại



có ý thích cắm hoa & chống cằm nhìn qua song nhiều hơn.



Ngày được kết quả vào Trưng Vương, tôi thơ thẩn đến



chơ. Bến Thành, nhặt đúng một bó hoa cúc vàng ươm, long



nhong đạp xe về, miệng bất giác hát nho nho?







"mùa xuân đến,



đạp xe trên phố,



tóc xõa vai mềm



muà xuân hát



nụ hoa thơm ngát



nở trên môi hồng



mùa xuân rất hiền



lặng im ngồi nghe tôi hát



và tôi biết rằng



nói yêu em là điều khó khăn...."







đDi đâu về mà vui vậy Ngọc ? Cái đẩy nhẹ vào yên



sau của tôi làm tôi giật mình. Mất đà, chiếc xe chao nhẹ,



tôi nổi xung nhìn lại phía sau, thấy "Nó" đang nhăn nhơ?



cười ở đàng sau lưng, trên chiếc cúp mầu xám bạc. Tôi



nhăn mặt, quay ngoắt chẳng thèm trả lời.



-Giận ha? Ngọc, cho xin lỗi nghen. Nghe nói Ngọc đậu



cao lắm, vào A2 lận, phải không ? Chúc mừng nhé.



-Ừ, sao Tuấn biết ? Tuấn, phải không ?



đạ!



"Ái cha! Có đứa hôm nay ngoan quá cỡ thợ mộc!"



Tôi phì cười với cái ý nghĩ đó. Dốc cầu Bông cao



ngất, với đoàn người nườm nượp làm tôi khó khăn lắm



mới luồn lách qua được. Hắn nheo mắt. Khỉ thật! Mắt



đã nhỏ thì chớ, lại còn thích nheo nheo, vậy còn thấy tô?



quốc đâu nữa mà nhìn ?



-Ngọc cười cái gì vậy, bộ tôi buồn cười lắm à?



-Ợ...hổng có! Ủa mà Tuấn đi đâu vậy ?



-Bà ngoại của Tuấn ở đường Trần Quang Khải, Tuấn



mới ghé thăm bà, còn Ngọc đi đâu về vậy ? Ngọc thích hoa



cúc vàng à ? Tuấn cũng vậy đó!



Ý da, sao cái tên này nịnh đầm hổng phải lối vầy



nè ? Bộ thấy người ta để hoa rồi cũng "thích" sao cà ?



Nói gì thì nói, hắn cũng dễ "xương" với mái tóc nâu



bồng bềnh loăn quăn nghệ sĩ, và nhất là cái miệng hình



trái tim rõ nét mỗi lần cười sáng rực cả một trời thế



kia, hắn đâu đến nỗi ba trợn như tôi nghĩ đâu nhỉ ????



-Ngọ c đi đâu vậy ? Thăm bà hở ???



Ơ! Cái tên này lãng tay hạng nặng, người ta đã bảo đi



về nhà, lại nghe ra đi thăm bà là "xế lào" vậy hỉ ??



-Không, Ngọc đi về nhà. Nghĩ là nói, tôi gằn từng



tiếng một. Hắn có vẻ lúng túng khi thấy "con cháu Hai Bà"



là tôi, sao mà hung tợn quá. Đã nói là.....tôi đang tập



để chẳng hổ danh tiền nhân kia mà



-Ngọc ở đâu vậy ? Hôm nàọ......hôm nào tôi ghé



thăm ngoại, Tuấn xin phép ghé chơi được không ? Hắn e dè



hỏi nho?



đDược, nhưng mà Tuấn biết Ngọc ở đâu không ?



-Cho Tuấn theo về để biết nhà được không ?



-Kia kià, đến rồi đó, chào Tuấn nhé, căn nhà cổng



xanh đó đó. Số 140. Chào Tuấn.



-Chào Ngọc, rảnh Tuấn ghé chơi!







oOo







-Ngọc ơi! Có ai kiếm kìa! Tiếng mẹ tôi văng vẳng



từ sân trước. Đang vắt vẻo trên cành gậm nhấm mấy chùm



mận đỏ hồng ngọt lịm, mắt chúi vào mấy trang Tuổi Ngọc



"mượn lén không có sự đồng ý" của bà chị kế, tôi giật



mình mém chút rơi tọt xuống đất. Lẩm bẩm rủa chắc nho?



Phương Lan lại đến ám quẻ, tôi tuột vội xuống, lẹp kẹp



lê dép ra cổng. "Nó" đang ở đó tự bao giờ, vắt vẻo trên



chiếc xe đạp muôn thuở cao nhòng, hình như chống chân không



đến nên nó cứ phải vịn vào chiếc cổng rung rinh. "Trông



đến mà ngứa mắt!" Tôi lẩm bẩm, miệng thì toe nụ cười



xã giao



-Ủa, Tuấn hả, đi đâu vậy ?



-Hổng có chuyện gì làm nên ghé thăm Ngọc chơị



Hắn toét miệng cườị "Vô duyên" Tôi nghĩ bụng. Con Mực



từ đâu chạy đến, đánh hơi thấy kẻ lạ, đứng khựng lại



nhe răng gừ. Tôi bịt miệng cười khi thấy bản mặt hắc ám



của con Mực khi thấy nó. Không hiểu mặt tôi lúc nói



chuyện với "Nó" có vậy không ha ? Nghĩ nhưng chẳng dám



nóị Tôi cúi xuống vỗ đầu con Mực trấn an, vừa nhặt



sợi giây xích của con Mực, mới sực nhớ bộ quần áo tôi



mặc ở nhà thật là quá "khiêm nhường". Trời Saì gòn nóng



như đổ lửa, tôi lại hay thích leo trèo, tối ngày chỉ "tà



lỏn" với áo cột nơ không tay không cổ, lại được mấy bà



chị "yêu quái" của tôi chế kiểu may bằng mấy thứ hàng



"mờ ảo" chẳng mỏng cũng chẳng dầy mà cứ mờ mờ. Chết



tía rồi! "Nó" đứng ngay đó, mà tôi quên mất cứ "tong"



cái bộ đồ mặc nhà này ra tiếp khách, đứng dưới nắng



kiểu này "mất thẩm mỹ" quá. Tôi co giò chạy biến vào nhà



thay đồ, bỏ mặc nó đứng ngoài cổng ngó con Mực ngơ ngác.



Khi tôi trở ra, mẹ đã cho hắn vào trong phòng khách,



tiện tay cốc đầu tôi một cái rõ đau



-Cái con! Bạn đến nhà trưa nắng cho nó đứng ngoài



đường chết nắng à ? Đã bảo con gái lớn phải ăn mặc



đàng hoàng cứ tươm tươm như thế mà chạy long nhong!



Chưa gì, hắn mới thò đầu đến nhà mà sao tôi đã



bị ăn cú đầu thế này không hiểu nữạ Điệu này chắc



"Nó" có "huông" với nhà tôi rồi! "Hận Đồ Bàn này, ngô.



phải páo chù" Nghĩ bụng như thế, tôi trở ra phòng khách,



hắn đã ngồi đó từ bao giờ với ly nước cam lạnh ngắt.



Sướng nhẻ ? Sao chẳng ai pha nước cho mình, mà "Nó" lại



được tiếp đãi hồn hậu thế nhỉ ???? Phải làm sao cho



hắn "thấm đòn" mới được.



Theo luật "rừng" của tôi, đám con trai đến nhà không



được phép ngồi hơn nửa tiếng. Ngồi lâu "nhỡ" có con



bạn nào đó lại tưởng là "bồ" tôi thì có mà hỏng kiểu.



Tôi ngồi ở 1 đầu ghế xa lông, còn "nó" thì ở tít đầu



kiạ Phải công nhận "Nó" lì thật, tôi cố tình im re để cho



"Nó" cảm thấy chán mà cuốn gói cho xong, ai dè......."Nó" cũng



gan lì tướng quân ngồi chình ình ám quẻ tôi suốt một



buổi chiều!!!! Mẹ tôi trợn mắt, trong khi mấy chị tôi thì



rũ ra cười vì cái tính lì của "Nó", lại thêm cái cảnh "Anh



ở đầu sông, em cuối sông" trong phòng khách nhà tôi nữa.



Ừ mà kể cũng lạ, không lẽ nó "vô công rồi nghề" đến



độ có thể ngồi suốt buổi chiều sao ta ? Hay nhỉ ????







oOo







"Nó" vào A7. Ngày đầu tiên đến trường, trời vẫn còn oi



ả sau cơn mưa rào tháng chín. Vừa nhón nhón trên chiếc xe



đạp, tôi vừa lo co cẳng né mấy chiếc ổ gà đầy những



nước sình trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, vừa lo gạt



những chiếc lá me bay dính đầy lên môi, lên tóc, lên mặt,



vừa phải tránh những trái chuồn chuồn xoay tít rụng xuống



đầu ê ẩm, tôi vừa than thân trách phận bây giờ lại phải



ra khỏi nhà sớm hơn chút nữa vì phải tốn mất đôi ba phút



để đi xuống cuối con đường. Đã thế hôm nào tôi mà



xí xọn thay áo mới mà bỏ quên cái phù hiệu trường thì chi?



có nước.....leo ràọ Ban giám hiệu Trưng Vương khắt khe



với học trò hơn, với những mã số riêng cho mỗi đứa đê?



tiện việc kiểm trạ Tôi than thầm "Điệu này đừng hòng



mà cúp cua đi chơi nhé!"



Buổi lễ khai giảng nhì nhằng với những lời chúc tụng,



những bài thuyết trình da `i ngoẳng từ bà hiệu trưởng, cho



đến những tiết mục văn nghệ nho nhỏ của "con bé" Quỳnh



Nhự Tôi ngáp dài nhìn lướt qua những đưá bạn chưa quen,



qua một biển người trong khuôn viên trường, để thấy đôi



mắt nó cách đó vài mét cũng đang nhìn tôi chăm chú. Tôi



giơ tay vẫỵ Cườị Nó sao bao giờ cũng có "lâu la", vừa



vào qua cổng trường đã có vài "thằng" đồ đệ theo cầm



xiêm áo, kể cũng lạ! Cái bị ăn mày của tôi thì lại nặng



chình chịch những tập là tập, sao chả có đứa nào theo xách



bị cho tôi nhỉ ??? ...Làm thế nào tôi phải ra oai cho xứng



mặt con cháu hai Bà kia chứ ? Tức mình thật!







Cuối cùng rồi tôi cũng yên phận đâu đó trong cái tập



thể nho nhỏ kia, và "Nó" cứ tiếp tục tuần vài buổi đóng



đô ở nhà tôị Gia đình bắt đầu chọc tôi về "cái



đuôi", trong khi mấy con bạn gái dè bỉu "cái mặt nó sao lúc



nào cũng thì lì, gặp ai cũng hổng thèm cười nói chào hỏi



gì cả, hổng khác gì cái bị!!!" Từ đó, "Nó" với bộ ria



lún phún(dẫn chứng lời chị tôi) được mấy con bạn tôi



"ưu ái" đặt cho cái tên Lưu Bị! Chẳng biết "Nó" có hay



biết khóc & lắm nước mắt như Lưu Bị hay không, tôi chưa



bao giờ thấy "Nó" mất bình tĩnh, hay giận, hay nổi nóng gì



cả, cũng chẳng thấy "Nó" buồn. Gặp tôi bao giờ "Nó" cũng



nở 1 nụ cười "chẳng thấy tổ quốc đâu". Tự dưng tôi



cứ nghĩ đến cái hình ảnh "Lưu Bị" mà ngắt bụng cười



thầm. Đúng là khỉ!



Nó chẳng biết ất giáp gì về cái tên gọi mà đám bạn tôi



đặt cho nó, tôi phải khó khăn lắm mới giữ được vòng bí



mật, cùng lúc "đì" cho đã theo đúng chức phận của "nữ nhi



Mê Linh". Con cháu hai bà mờ lị! Nó đến nhà, tôi cứ đê?



mặc kệ "Nó" ngồi chóc ngóc một xó, tỉnh bơ đi làm chuyện



khác. Kể cũng hay nhỉ, chả hiểu sao "Nó" có thể ngồi đó



yên lặng cả buổi chiều nhìn ông đi qua, bà đi lại như



thế. Tôi hết lục báo ra đọc, lại ra vườn đu xích đu,



chán mơ? ABBA ra nghe, đôi lúc tôi lại bỏ vào phòng ngủ khì



mặc kệ nó ngồi đó chán tự động rút luị Mẹ bảo tôi



bất lịch sự! Ơ! Thì tôi đâu có "khiến" nó ngồi chầu



cả ngày như thế đâu nhỉ ? Nói gì thì nói, có kẻ xin làm



cái đuôi ngồi làm kiểng trong nhà như vậy kể cũng "dzui".



Khỏi mất công bố mẹ tôi đi kiếm đồ trang trí choán vào



cái góc nhà đó! Lâu lâu buồn buồn "Nó" lại có thể thay



thế máy quay dĩa đàn vài bản nhạc cho nhà cửa "réo rắt"



một tị Ấy quên, tôi có nhắc là "Nó" biết chơi đàn không



nhỉ ??? "Nó" chơi nhạc cổ điển cũng "lâm ly bi đát" lắm



ấy chứ!!! Chả trách mỗi lần "nó" chơi đàn, con Mực nhà



tôi cứ hoà tấu theo oăng oẳng!!!!!







Có nó xuất hiện trong nhà đôi lúc cũng có lý. Xe đạp tôi



hư cái gì, nó đến chỉ trong vòng vài tiếng là xe láng coóng



như mớị Hình như tôi không tốn tiền sửa xe trong mấy năm



quen với nó thì phảị Tiện và lợi quá mức! Quen nhau đã



bao nhiêu năm. Ấy khoan đã, bạn vừa mới hỏi tôi có nắm



tay nắm chân gì không, có hẹn đi chơi lần đầu tiên không,



làm tôi nhớ rạ Làm gì có cái thứ gọi là "first date" ơ?



Việt Nam dạo đó ? Tôi chả biết đến cái gọi là "going out"



nữa, bởi từ ngày "nó" biết nhà tôi, hắn thành 1 trong



những yếu tố của gia đình, như điện & nước. Tôi có



biết cái quái gì đâu, vì ngày nào, đi đâu, hắn cũng lò



dò theo tôi như hình với bóng còn gì ? Tôi đi chơi đâu mà



hắn chả đi theo ?



Còn chuyện nắm tay ấy à ? Nàỵ..để tôi kể cho bạn nghe



nhé. Năm ấy ngày tết, gia đình tôi có buổi tiệc tất



niên, mà tôi thì chuá "trốn việc quan đi ở chùa", có



được cơ hội nào chuồn khỏi phải giữ phận sự "lon ton"



đi hầu bàn là tôi hạnh phúc lắm lắm. Thế cho nên, tôi ra



lệnh cho hắn đến đón tôi đi chơị Ừ phải, "ra lệnh",



bởi con cháu hai Bà là tôi nào có biết lắng nghe, cũng cha?



thèm nghe xem đối phương có ưng thuận hay không. Ý tôi là



ý trời mờ lị ? Dám cãi đấy à ? Còn khuya! Hắn đến



đón tôi, ngoan ngoãn như anh Cún. Mùa xuân Sài gòn nắng nhè



nhẹ buổi chiều, cái nét đẹp của những sợi nắng hanh vàng



phản chiếu trên mái tóc bồng bềnh của hắn tạo nên những



gợn sóng nhè nhẹ . Hình như tôi cũng cảm thấy những cơn



sóng nho nhỏ ở trong lòng. Ấy thế mà mặc kệ! Tôi bắt



hắn, cho đủ nghĩa làm con cháu nhà ho. Trưng, đạp xe đưa



tôi đi du xuân. Những ngọn gió đông xuân mát lạnh se se mơn



man trên mặt, và hắn thì gò lưng đạp xe chở tôi leo dốc.



Hắn thì mệt, mà tôi thì cứ tỉnh khô ngồi sau lưng ngắm



phố xá. Từ Gia định cho đến Sài gòn, sang đến Chợ lớn,



ấy thế mà tôi chẳng chịu cho hắn ngưng. Đi lanh quanh đến



mịt mù tối, bao tử đói meo tôi mới chịu không đì hắn



nữạ Gặp nhỏ bạn cùng lớp tôi rủ nó đi ăn tối chung. Con



bé trợn tròn nhéo tôi 1 cái rõ đau "con này mày ác quá mức,



hành nó thì hành vừa phải thôi con!" Tôi tỉnh bơ, nhún vai.



Ai bảo, tôi đâu có "khiến". Hắn rủ tôi vào rạp xi nê xem



phim buổi tốị Hình như rạp xi nê bao giờ cũng là đồng



loã cho những anh chàng gà trống mới tập gáy đó. Hắn gia?



vờ mượn cái thành ghế để mà nắm tay tôị Trời xui



đất khiến tôi có đến.....hai bàn tay, lại thuận tay phải,



thế cho nên....đại nạn "thiết hoa chưởng" âu cũng chẳng có



gì là ngạc nhiên....







oOo



Hết năm đầu tiên, hắn chuyển trường. Khổ cái thân



hiền lành của hắn mắc phải sao quả tạ khi gặp tôị Vô



phúc làm sao! Hết chỗ học hắn lại đổi làm con nhà vừa



Bần lại vừa Xuị Tôi và Phương Lan rũ ra cười khi nghe tin



hắn chuyển sang Bần Thi. Xuị Tội nghiệp! Xui thì nhất



định rồị Xui tận mạng kể từ ngày hắn gặp tôi, nhưng



Bần thì tôi có thể bảo đảm với bạn hắn không phải như



vậy, bởi tôi không thiếu gì quà cáp bánh kẹo từ hắn.



Người ta nói muốn được vợ thì phải nịnh từ trên xuống



dưới, cả cái cột nhà cũng phải nịnh, vậy mà hắn cũng



làm. Dù gì đi nữa, con nhà Bần thì vẫn mang giòng ho. Bần.



Trong khi đó, con cháu hai bà tôi đây dường như mọc nanh dài



hơn cả mấy chục li, nên càng lúc càng "đàn áp" hắn nhiều



hơn. Tôi chúa ghét bị gọi là công chúa, hay bất kỳ cái thứ



gì có dính chữ "con" vào trong đó. Hắn hay đem đến cho tôi



những con gấu bông nho nhỏ, đủ dạng, đủ kiểu, nhưng chi?



cần 1 lần gọi tôi bằng "gà con", bao nhiêu chú gấu bông của



hắn đều bị tôi "hoá kiếp". Đã bảo tôi hay giận cá chém



thớt kia mà ?



Tôi đã bắt đầu lớn. Mùa xuân năm đó phải trình diễn



văn nghệ với trường, lần đầu tiên mặc áo dài tôi lúng



ta lúng túng nhự...gà mắc đẻ, vấp lên vấp xuống với hai



tà áo dài & ống quần rộng. Tức mình tôi vắt cả hai tà



lên cổ đi long nhong trong trường. Hắn từ đâu dựa tường



nhìn tôi phá lên cườị "Dao cau chưởng" của tôi lại có dịp



tung hoành. Sau khi lườm hắn vài chục bận dài hàng vạn cây



số, tôi bỏ đị Tha tội trảm nhà ngươi!



Hình như với những đứa con gái vừa bước qua tuổi dậy



thì, thường hay thích làm dáng & nhất là muốn kiểu cách cho



giống "mệnh phụ", tôi cũng chẳng khác chị Dáng đi của tôi



khoan dần dần, từng cử chỉ chậm hẳn lại, cùng với những



bước đi ngẩng cao đầu, có lẽ trông từ đàng xa, tôi cha?



khác chi chú chồn hôi "peepee le peu" trong hoạt hoa. Walt Disney



mấỵ Đủng đà đủng đỉnh mãi để mỗi ngày ông anh tôi



cứ chạy theo bĩu môi "cái con đỏng đảnh có đi mau lên



không". Chả phải tôi tập tành theo câu thơ của Nguyễn



Nhược Pháp "em không dám đi mau" đâu nhá. Chỉ tại vì "gái



17 bẻ gãy sừng trâu" đã bao lần tôi làm đứt guốc bởi



cái tật làm "bà Lê Chân" của tôi rồi, bắt buộc tôi phải



nhẹ chân kẻo tốn tì mẹ mua guốc mới thì có mà bay đầu.



Kể ra làm con gái cũng có cái lợi hạị Mấy đôi guốc của



tôi dạo đó chẳng cao như "Spice Girls' shoes", nhưng bù lại thì



nó nặng còn hơn cái búa, lại thuôn thuôn ngay chính giữa nên



dễ bề xử dụng làm "vũ khí tấn công". Tha guốc bao nhiêu



năm tôi chỉ ao ước có 1 dịp xem thử ích lợi của nó như



thế nàọ Trời quả không phụ lòng tôi !



Hội Khoe? Phù Đổng đến vào những ngày cuối hạ. Nắng



rất êm đềm cùng với những cánh hoa chuồn chuồn xoay tít.



Chiều tan học tụi tôi thường phải ở lại tập thể dục nhịp



điệu, màn vũ chính cho buổi khai mạc. Ra khỏi cổng chính,



tôi vội nhảy những bậc tam cấp trước cửa hội trường



tót ngay ra lấy xẹ Hắn đã đứng chờ sẵn ở hàng nước



mía ngay bên cạnh cổng Võ Trường Toản với cả đám Bần Thi



Xui nhà hắn. Cả đám con gái vênh mặt khiêu chiến. Số xui



cho cả họ nhà Bần, nguyên một nhóm tôi tòan con cái nhà ho.



Trưng, dân bắc kỳ chính hiệu rau muống, nên những lời



chòng ghẹo thả ra từ mấy cậu ho. Xui, đều gặp nạn các mơ.



quần thoa ném giả lạị "Nó" lại vắt vẻo trên chiếc xe.



Cười trừ. Tôi và cả đám con gái kéo nhau về Tư. Đức ăn



gỏi đu đủ & uống nước miá. Quán cóc được người chu?



nhà cho phép người quen mở hai chiếc xe bán hàng, được tụi



tôi chiêm ngưỡng và chọn làm "lãnh thổ" của mình. Hôm đó



vừa kiếm được chỗ "toạ lạc", chưa nóng chỗ nhà ho. Bần



đã kéo nhau dựng xe đầy chật cả lối đị Dường như đó



là lời thách chiến. Chẳng nói chẳng rằng, Bình Minh nhà ta



tuyên chiến ngay, bằng lơì thách thức xem đứa nào là ke?



ăn hàng giỏi hơn. Ái cha! Bạn có là ký giả chiến trường,



chắc bạn sẽ hiểu thực trạng và quang cảnh sau cuộc chiến.



Có thể nói sau đó bọn tôi tuyên bố từ giã đu đủ sống



cho hơn 3 tháng. Từng chồng dĩa nhôm thay phiên nhau dựng



đứng trên hai mặt bàn, người chủ quán bào không kịp đu



đủ, và chỉ 1 nhoáng, cả chai nước mắm & bò khô cũng hết



nhẵn. Vậy mà chẳng ai thua ai, bọn tôi một, bọn "chúng"



cũng một. Hải Nam, tên bạn "đồng sòng" với "Nó" đã thế



bắt đầu khai pháọ..."võ mồm". Dường như cái đám bò



khô bắt đầu tạo phản ứng trong bụng hắn, hay chỉ tại vì



mớ nước mía vừa lên men, nên hắn bắt đầu nói linh tinh.



Máu nóng nổi lên, cả đám con gái chúng tôi nhìn nhau và



đồng loạt rút guốc...tung chưởng!!!! Ừ. Phải vậy thì có



kẻ mới chịu thua móc túi trả tiền đu đủ bào chứ ??!!!!







oOo



Có lẽ, bạn cũng thắc mắc xem cuối cùng trời có phụ lòng



hắn hay không.....Well, thú thật với bạn nhé.....nếu trời



không phụ lòng, thì bây giờ tôi đâu có chuyện mà ngồi



đây kể lại cho bạn nghe về con cháu Hai Bà ? Và cũng đâu



có "bị" toà soạn báo Non Sông gõ cửa đòi nợ phần cuối



của mẩu truyện này như thế?? Bởi nếu trời chẳng phu.



lòng, thì giờ này có lẽ tôi đã thành bà Tuấn, với mấy



"Tuấn con" lau nhau, chứ đâu đến độ nhìn qua song cửa mà



tơ lơ mơ thế này ??? Thời gian qua nhanh thật nhanh. Tôi xa



cái thế giới đó cũng đã 1 thập niên. Ngày cuối cùng



gặp nhau hình như hắn muốn nói nhiều lắm, nhưng trong đôi



mắt, hình như hắn trách tôi nhiều hơn. Tôi vẫn chưa lớn



với chính tôi. Chỉ vội vàng chào nhau ngày chia tay, rồi



thôi. Mười năm là cả 1 thời gian dài, tôi chỉ còn giữ



liên lạc với hắn, từ một bên của Thái Bình Dương sang bên



kia. Và rồi từ 1 bên bờ của Thái Bình Dương, sang bên kia



bờ Đại Tây Dương....







Ở đâu đó miền đông bắc, nếu vô tình bạn có gặp



được Tuấn, xin chuyển cho tôi một lời thăm hỏi ân cần



nhất, bởi Tuấn đã cho tôi một khoảng thời gian tuổi nho?



dễ thương nhất, và bởi vì những kỷ niệm giữa tôi và



Tuấn quí giá như tấm lòng của tôi còn lại cho quê hương.



Bởi lòng nhẫn nại của Tuấn với tình thương Tuấn đã dành



cho tôi, không ít thì nhiều, nó đã giúp tôi lớn lên, và



giúp cho tôi có một tâm hồn rất "dân tộc" trong những năm



tháng trên quê người này, và đã không ít sưởi ấm tôi



những lúc va chạm phải sự lạnh lùng của những người xung



quanh. Có lẽ Tuấn vẫn còn giận tôi, có lẽ Tuấn đã quên,



hoặc đang yên ấm với gia đình riêng không biết chừng,



nhưng chắc chắn, ở đâu đó, một khi nhìn lại khoảng trời



chúng tôi đã có, tôi tin chắc, ca? Tuấn lẫn tôi không quên



những hình ảnh đẹp của khoảng trời ấu thợ...









(Ừ nhỉ, tại sao tôi không hỏi Non Sông gửi tặng Tuấn tờ



báo này nhỉ ???? Bạn nghĩ có nên không ?)







Viết xong tại Honolulu, cho Tuấn Anh, thương mến.



tháng tư 07, 99



Nguyễn Ngọc Quỳnh Thi