LUẬT TỰ TRỊ > 24-25-26-27












24.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 30 tháng 01 năm Kỷ Sửu  (12702-1948)

 

TỘI LỖI CHÚNG TA DO TAY CHƠN THẦN CHÚNG TA

GHI CHÉP NÊN KHÔNG CÓ CÁCH GÌ CHỐI TỘI

Khi trước Bần-Đạo đã dắt cả toàn con cái của Đức Chí-Tôn vàoNgọc-Hư-Cung,Bần-Đạo đã cho họ ngó thấy trongCung ấy để ghi chép cả quả kiếp của loài người.


Bần-Đạo hôm nay giảng thêm cho rành bởi gì cảcơ-quan chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụlà vĩ-đại lắm.

Chúng ta tưởng-tượng lại coi Ba Ngàn Thế-Giái, Tứ-Đại Bộ-Châu, Thất-Thập Nhị-Địa, tưởng-tượng lụng lại coi, bảy mươi hai trái địa-cầu ở trước hơn hết, cảnh đọa Ngươn-Linh của chúng ta, mười hai thế-giái. Trong 12 thế-giái của 72 trái địa-cầu, trái địa cầu nhỏ chót hơn hết của thế-giái đương nhiên chúng ta xuống, đấy là thế-giới nghiệt oan. Có 5 trái địa-cầu có nhơn-loại ở.

Chúng ta đây thuộc về trái địa-cầu 68,chúng ta thử nghĩ nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này, hơn hai ngàn bảy trăm triệu nhơn-sanh, chúng ta thử nghĩ trái địa-cầu này, có gần một trăm mấy chục lần lớn hơn trái địa-cầu 68 này, như vậy chúng ta tưởng-tượng xem có bao nhiêu nhơn-loại ở trên mặt Càn-Khôn Vũ-Trụ vĩ-đại này? Nếu chúng ta tưởng-tượng nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, kể sanh mạng mỗi người không sót, chẳng phải để chúng ta nghĩ lại coi, họ lấy quyền-năng nào mà cầm quyền chánh-trị vĩ-đại ấy đặng? Chúng ta nên tìm hiểu với huyền-vi bí-mật ấy ở đâu? Chúng ta nên kiếm coi ở chỗ nào? Cơ-quan trị thế phải thế nào? Sửa chữa nó lại, cho nó phù hạp với cơ-quan chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ, chừng ấy thiên-hạ mới được thái-bình, tinh-thần thế nào, hình-thể cũng vậy, không chi lạ. Cả nhơn-loại chưa đoạt-phép, chưa cầm được huyền-vi bí-mật, cho nên nhơn-loại còn loạn-lạc, có lẽ vì cớ ấy! Chúng ta đã ngó thấy, cái án kia chúng ta không thể chối, cái hình-phạt dành cho chúng ta, chúng ta không thể tránh đặng.

Cầm quyền rồi thì không có cái vì quá đáng, bởi tại làm sao?
Tại cơ-quan của người ta nắm Bí-Pháp của người ta, quyền-năng vô tận vô biên,nắm giữ cả Càn-Khôn Vũ-Trụ, cái án, cái tội vô hình, chính nó đã có nơi pháp-thân của loài người, tức nhiên nó ở trong tay của Chơn-Thần chúng ta ghi chép, nếu chúng ta muốn chối tội thì chối sao đặng, chính Chơn-Thần ta định cho ta.Các tội-tình đều đưa ra trước mặt, từ Tiểu-Hồi tức nhiên là giác-hồn, sanh tử biết bao nhiêu kiếp sanh, mới đoạt đến Đại-Hồi. Cả cái sanh-hoạt, cả cái liên quan, cả cái căn bản, cả cái quả kiếp bất kỳ cái gì thì trong quyển Vô-Tự-Kinh đều có ghi ghép. Chính ta định cho ta, mà chối sao được, dầu muốn chối cũng không chối đặng. Chính Chơn-Thần ta định-án cho ta chớ không phải ai định-án cho ta, sợ hay chăng là điều đó vậy.

Ông Tòa ở thế-gian này khi định-án còn có Trạng-Sư để bào chữa, còn nơi đó không có Trạng-Sư để bào chữa cho ta,chính ta định-án cho ta, cái bí-mật vô-đối cầm quyền cả Càn-Khôn Vũ-Trụ là như vậy. Người ta để cho mình làm tòa xử lấy mình thì còn ai binh cho mình nữa. Không thể gì mình chối cãi tội, cãi án của mình đặng, vì chính mình định cho mình, nếu cãi đặng là qua Chơn-Thần sao? Không chối cãi gì được hết cả.

Ấy vậy trong các chơn-hồn có chia ra hai phần, hai hạng:

1- Hạng vì quả kiếp, đến trả tội cho mình, chúng ta nên đặt tên cho các đẳng Linh-Hồn ấy là: Kẻ tội nhơn đến để trả tội.

2- Hạng nữa là hạng du-học, đến để lập-vị cho mình.

Chúng ta ngó thấy một tấn tuồng quan lại, chúng ta nghĩ lấy làm ngộ-nghĩnh, nếu chúng ta chịu tội tình một mình ta, thì không lấy làm đau-đớn gì mấy.Ngặt một nỗi, phép huyền-vi vô-đối của Càn-Khôn Vũ-Trụ, buộc cả Tông-Đường, Tổ-Tông từ trước phải chịu cho ta, làm chứng cho ta, có đau-đớn chăng là vậy đó.

Một linh-hồn chịu quả kiếp nơi cảnh trần lúc trở vềNgọc-Hư-Cung, thì cả thảy Tông-Đường họ đều có mặt tạiNgọc-Hư-Cungđể đón tiếp, quan-sát coi con đường mình đã đi qua, quả kiếp đã đi qua, quả kiếp có điều chi sửa đổi hay chăng? Có làm chi tội tình nữa hay chăng? Thay vì quả kiếp mình đi trong con đường Chí-Thiện, đoạt được Bí-Pháp Chí-Linh. Còn một vài chơn-linh đi ngược lụng lại thú hình gây thêm tội ác, mình thấy vì mình mà cả Tông-Đường đều chịu tội nên đau-đớn vô cùng.

Chúng ta phải biết các Đấng nhập vàoNgọc-Hư-Cung, tức nhiên các Đẳng Linh-Hồn ấy đã đoạt kiếp được. Có những kẻ đến thế nhập vào pháp-thân mà họ đã tạo căn quả, thì cả Tông-Đường họ khổ não lắm.

Bần-Đạo nói Tông-Đường Thiêng-Liêng thường ở tạiNgọc-Hư-Cung, cao trọng hơn hết là Tông-Đường của Quan-Âm Bồ-Tát tức nhiên Từ-Hàng Bồ-Tát. Tông-Đường cao trọng thứ nhì là Tông-Đường của Địa-Tạng-Vương-Bồ-Tát, Tông-Đường thứ ba là Đức Di-Lạc, ba Tông-Đường cao trọng hơn hết, còn nhiều Tông-Đường khác nữa. Mỗi người đều có Tông-Đường đặng ngồi ở đây là chờ ta.

Cả thảy đều do nơi quả kiếp mà đày xuống thế-gian để trả quả kiếp, trả hình-phạt. Một trường thảm não, nếu chúng ta gây thêm tội ác, thay vì đi trong con đường chí-thiện đặng lập thiên-vị cho mình.

Còn một hạng gọi là
hạng du-học, đến để lập-vị mình. Hạng này không sao hết, bởi Tông-Đường họ nhứt định cho họ đi học.

Chúng ta ngó thấy con của một người thượng-lưu kia cho con đi học: Học để khôn, học cho hay, học cho giỏi. Nếu thi được giỏi thì mừng lắm, nếu học dỡ thì cũng vậy. Chúng ta thấy đứa con đi học bên Pháp, không có học, đến cuối tháng bên Pháp gởi Total de note về thấy điểm sức học của con dỡ, nó dỡ về Moral, về Géographie, về Leçon de chose thì cười, bất quá nói thằng biếng học vậy thôi. Viết thơ biểu nó rán học thêm mấy Matière đó nữa, chưa khá mấy, hạng bình thường. Các bạn ấy họ đến giữ Đạo của họ lắm, mật thiết không có đê hèn. Họ không muốn đến, mà nếu họ đến thì cao sang lắm, chẳng hề khi nào họ hạ mình xuống làm tội nhơ-nhớp.

Chúng ta đã ngó thấy Càn-Khôn Vũ-Trụ, nắm quyền-lực làm cho chúng ta sợ hơn hết là làm cho Tông-Đường ta phải chịu khổ, trước cái thương của Tông-Đường ta, ấy là cái hình phạt vĩ đại ở cảnh Thiêng-Liêng, đến khi mãn kiếp trở về đoạt được cái thương hay là cái khổ của Tông-Đường thì mình đau khổ vô cùng. Hình phạt ấy vĩ-đại lắm nên các Chơn-Hồn đều sợ-sệt hơn hết.

Tại sao Đức Chí-Tôn đến Ngài trụ cả con cái của Ngài đặng lập Thánh-Thể hữu hình này, tại sao vậy?Bởi vì hễ tạo được mặt luật hữu-vi này thì cả thảy con cái của Đức Chí-Tôn đoạt-pháp đặng. Một ngày kia đoạt-vị trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, chưa có hạnh-phúc nào dưới thế-gian này bằng hạnh-phúc trên cảnh Thiêng-Liêng. Chúng ta hưởng được hạnh-phúc thiệt hay chăng là do nơi đó.

Thánh-Thể Đức Chí-Tôn là gì?
Là một quyền quản-trị cả luật yêu-ái của Đức Chí-Tôn làm một khối, khối ấy dành để trong tâm não của Ngài. Mỗi phần-tử luân-hồi là mỗi phần tử của Đức Chí-Tôn gieo trong cả hình-luật thương yêu ấy trong tâm não tinh-thần của mỗi người.

Chúng ta thấy Đức Chí-Tôn đã tạo Thánh-Thể của Ngài với một cái tình yêu ái, Ngài nói:Các con đã hưởng được cái quyền yêu ái vô tận, các con nên lấy tình yêu ái truyền cho các em con thế-kỷ này qua thế-kỷ khác.

Một hình-phạt đương nhiên nơi cửa đọa này chúng ta sợ hơn hết là hình-phạt trục-xuất.Trục-xuất là gì?Là đuổi ra khỏi cái đại gia-đình, Đại Tông-Đường của Đức Chí-Tôn đến đào tạo cho chúng ta. Một hình-luật tại mặt thế này đặng cho chúng ta không ra khỏi các Tông-Đường ấy, cốt yếu là vậy, sợ hay chăng là cái đó, án trục-xuất là vậy đó.

Người nào bị trục-xuất là bị đại gia-đình mình trừ bỏ, mà từ bỏ rồi thì thân mình là con vật không phải tìm hạnh-phúc riêng một mình được, vì hình-luật nó biểu nó, phải già rồi nó phải chết, nó không còn sống.

Cái quyền của Hội-Thánh trục-xuất chẳng khác nào bị đuổi ra khỏi Đại Tông-Đường của Đức Chí-Tôn đến tạo dựng, bị đuổi ở dưới này ở trên kia cũng vậy,đuổi phần xác thì phần hồn cũng bị đuổi vậy.

Ngày mình không còn ở trong Tông-Đường của Đức Chí-Tôn là ngày mình bị nhục, tưởng sống mà thân mình trả đặng nợ hay chưa cũng không đáng sợ, trong Tông-Đường của mình bị nhục mới đáng sợ./.

-------------------------

 

25.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 4 tháng 2 năm Kỷ Sửu  (03-03-1948)

 

CUNG PHỤC LINH:  TÔNG ĐƯỜNG

THIÊNG LIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI

(chừa phần  Thuyết Đạo)

Bây giờ cả Tông-Đường của chúng ta (Bần-Đạo nói đây là Tông-Đường Thiêng-Liêng đa), anh em chúng ta dắt chúng ta qua Cung gọi làCung Phục-Linh.Các bạn phải biết muôn trùng thiên-hạ vạn điệp chơn-linh, nếu như ở thế-gian này dùng ngôn-ngữ mà thông công cùng nhau, tưởng sự náo nhiệt dữ tợn lắm, nhưng không cần, nền chánh-trị phi thường, Bần-Đạo sẽ tiếp giảng tới cả thảy sẽ thấy một nền chánh-trị lạ lùng không thể gì tưởng-tượng được.

Ngôn-ngữ nơi cảnh ấy duy có tưởng mà đặng thông-công cùng nhau mà thôi, tưởng cái gì có cái nấy.Giả tỷ, Bần-Đạo muốn đi đến chỗ đó, người ta cũng đều hiểu rằng Bần-Đạo muốn đi đến chỗ đó. Các chơn-linh khác cũng tưởng mà nói chuyện với nhau,duy có cái tư-tưởng mà thôi chớ không có ngôn-ngữ.Chúng ta gặp biết bao nhiêu chơn linh quen thuộc thân mến yêu ái với chúng ta, cửa ấy chẳng buổi nào gặp một kẻ ghét hay kẻ nào không có thâm tình với chúng ta, có một điều các anh các chị nhớ nghe, nhớ cho lung.

Bần-Đạo sẽ giảng có ảnh-hưởng với kiếp sanh khi chúng ta chưa vô cửa, thì những anh em trong Tông-Đường ta có dặn trước khi vô cửa đừng có sợ-sệt gì hết, phải bình-tĩnh. Có điều chi thay đổi đừng sợ-sệt nao núng. Có dặn trước mà khi vô dường như mất thần, mất trí, hết thảy mê-muội, tưởng như không có ở trong cảnh ấy làm như thể chúng ta ám muội không biết đó là gì? Không biết đó là ở đâu? Không biết gì hết.Tới chừng tỉnh thấy một vị Phật Cầm cây Kiêm-Câu đứng trước mặt chúng ta và thấy Hộ-Pháp đang đứng bắt ấn giữ linh-hồn chúng ta lại.Vị Phật ấy không ai xa lạ hơn chính là Phục-Linh Tánh-Phật đó vậy.Cầm cây Kiêm-Câu quơ một cái thì chúng ta tỉnh lại một kiếp sanh, tới chừng sống lụng lại thấy trong kiếp sống trước nữa. Hễ mỗi lần quơ thì chúng ta thấy mỗi kiếp sanh, chúng ta sống lụng lại trong cả kiếp sống của chúng ta, chúng ta đi thối lại từ mức Đại-Hồi cho tới Tiểu-Hồi, qua cho tới vật-loại, bởi chúng ta cả thảy đều là Hóa-nhân, không ai ở mặt địa-cầu này là Nguyên-nhân cả. Nguyên-nhân chúng ta đã đoạt được trong lần thứ ba là Đệ-Tam Chuyển, còn bao nhiêu đều là Hóa-nhân, cả thảy đều ở trong vật-loại mà đoạt kiếp cả.

Bần-Đạo chỉ một điều làĐức Di-Lạc Vương-Phật đương cầm quyền Càn-Khôn Vũ-Trụ bây giờ,hồi Thất-Chuyển mặt địa-cầu này nó chưa thoát xác của nó. Kỳ phán-xét chót hết Đức Di-Lạc còn là con Dã-Nhơn (Con khỉ), con khỉ ở làm đầy tớ cho Đức Phật Thích-Ca. Đức Phật Thích-Ca buổi ấy là anh thôn quê dân da đen (Hắc-Chủng) như mọi vậy thôi. Ba chuyển tới là Đệ Tam-Chuyển, Trung-Ngươn Đệ Tam-Chuyển thì Đức Phật Thích-Ca đoạt tới Boudhisava, sau Đức Thích-Ca được vào hàng Phật tức nhiên là Boudha.

Đức Di-Lạc-Vương sửa soạn vào hàng Phật kỳ này. Ngài cầm quyền nữa Ngài đặng vào hàng Phật, nếu Bần-Đạo nói Đức Thích-Ca đến thế này, đến trái địa-cầu 68 này, hồi lúc nó chưa thoát xác của nó thì Đức Phật Thích-Ca đem hình-ảnh Ngài thay lần. Nên tổng-số kiếp sanh của Ngài nơi mặt địa-cầu này lối chừng một ngàn năm trăm triệu năm chớ không có bao nhiêu đâu.

Chúng ta đi vô Cung Phục-Linh chúng ta phải đi ngược lụng lại, đi trở lại xuống tới vật loại. Tới chừng nhập vô Ngươn-Linh, chúng ta dường như Ngươn-Linh của ta sống cảnh cũng như vật-loại vậy.

Lát nữa Bần-Đạo sẽ dắtvô trong Ngọc-Hưmà các Đấng đương thông công với chúng ta, Đấng ấy đương ngự tạiHuỳnh-Kim-Khuyết là Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, hay là Đại-Thiên-Tôn. Ngài có hai chức:Ngọc-Hoàng Thượng-Đế cũng là Ngài, mà Đại-Thiên-Tôn cũng là Ngài.

Nói lụng lại, tới chừng taPhục-Linh, chúng ta đoạt được rồi, chúng ta thấy cả Càn-Khôn Vũ-Trụ là bạn, là tình với chúng ta. Các chơn-linh rần-rần, rộ-rộ trước mặt chúng ta nhưng không có ai lạ hết bởi vì nó có một đức, một căn-bản. Bí-mật là vậy đó.

Bần-Đạo giảng tới vô Cung Phục-Linhthì mình mất cả tinh-thần hết, chúng ta thấy đã đi gần mút con đường sơ sanh. Buổi mới sanh chúng ta không biết gì. Kiếp sống bị một lần mê-muội, tới chừng chết chúng ta cũng bị một lần mê-muội nữa,mê-muội rồi mới sống lại. Huyền-vi bí-mật là ở chỗ đó vậy, nếu không mê thì chúng ta biết được kiếp trước của chúng ta hết. Buổi mình định thần lại thì mới biết, thiên-hạ kêu bằng ăn cháo lú mới mê muội.Vô Cung Phục-Linh nếu chúng ta không mê thì chúng ta biết được kiếp sống, nhớ thì sống không đặng phải chết, bí-mật là chỗ đó. Ngày giờ chúng ta phục tánh chúng ta lại được, chúng ta thấy Đấng Tạo-Đoan tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ làĐức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế tức là Đại Thiên-Tôn đương ngự nơi Ngọc-Hư-Cung,dường như rủ chúng ta phải qua chỗ đó, qua đặng hiệp mặt cùng Đấng ấy, phải qua cho thấy Đấng ấy. Dầu cho Tông- Đường chúng ta hay bạn tác chúng ta giờ phút đó có nắm chúng ta biểu đừng đi, nhưng Chơn-Linh của chúng ta cũng đi qua Ngọc-Hư-Cung.

Bây giờ đếnCung Ngọc-Hư là nơi cầm-quyền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, không có một ngôi sao nào, không có mặt trời nào đứng trong Càn-Khôn Vũ-Trụ mà không chịu dưới quyền điều-khiển của Ngọc-Hư-Cung.

Quyền trị thế là hình-ảnh của Cửu-Trùng-Đài, một điều mà thiên-hạ tưởng-tượng khác. Có trị ai đâu?Bần-Đạo đã thuyết các chơn-linh tự-trị lấy mình, còn Ngọc-Hư-Cung duy có bảo-thủ tồn-tại cho họ và tác phước cho họ mà thôi, chớ không có trị. Tác phước ấy là họ muốn cho các Chơn-Linh ấy đặng hưởng phước họ không hưởng đặng, là tại quả kiếp của họ, nếu nói nhờ người cầm-quyền cho họ thấy mảy may quả kiếp của họ mà thôi. Trị là một vị Phật cầm quả kiếp chúng sanh, họ cũng không phải là gắt-gao lắm. Có nhiều Chơn-Linh biết quả kiếp của mình đặng nặng nề quá đỗi rồi không muốn sống nữa. Quả kiếp trọng hệ lắm nên các Đấng ấy duy có giảm bớt, kiếm phương thế giảm bớt mà thôi.

TrênCung Hiệp-Thiên Hành-Hóacốt yếu chỉ cho người tội nhơn ấylàm tòa xử lấy họ, họ biết tự-tỉnh lấy họ, tự-tỉnh lấy họ đặng ngó thấy quả kiếp bớt oai-quyền mà quyết định tội mình. Trái lại người tội nhơn làm tòa xử lấy mình,còn người cầm-quyền lại để bảo-vệ hạnh-phúc, giảm bớt tội tình cho ta, cầm-quyền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ là vậy đó,cầm để tác-phước và giảm-tội chớ không phải để buộc tội, để không phải định án. Định chăng là do nơi mình, mình làm Tòa cũng mình, nếu có Trạng-Sư cũng không qua đặng.Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa là cung để cho mình định tội lấy mình không qua không đặng.Nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ là vậy, cho nên khi chúng ta vô đếnCung Hiệp-Thiên Hành-Hóarủi chúng ta có làm tội tình, thì dường như các Đấng ngự nơi Cung ấy hồi hộp lo sợ, họ sợ mà mình không sợ. Trái lại họ sợ cho mình, sợ mình kêu án mình quá nặng nói trái ngược vậy đó.

Thành thử,nơi Ngọc-Hư-Cung là nơi an-ủi các Chơn-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ,chính tay ấy cầm-quyền trị Càn-Khôn Vũ-Trụ để dìu-dắt binh-vực, chớ không phải để trị, các Chơn-Linh tự trị lấy mình,các bạn nên nhớ điều ấy, nhứt là mấy anh mấy chị vẫnphải biết cái bí-mật ấy đặng tự-tỉnh, tại mặt thế này mình trị mình trước đi.Trị theo cái thói của mình đấy, làm cho lấy có đi, để nữa Chơn-Linh mình về trển không có nóng, đặng ngày kia không có buộc tội mình nặng, làmtheo kiểu quẹt lọ vậy màbiết tự-trị lấy mình,đừng hồi-hộp, đừng sợ-sệt gì hết, cho nên Đức Chí-Tôn thường dùng tiếng ăn-năn là vậy đó, tiếng ăn-năn nó hay ho làm sao đâu, đặng cho mình khỏi tự-trị lấy mình, quyền nơi Ngọc-Hư-Cung là vậy đó./.

-------------------------

26.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 8 tháng 2 năm Kỷ Sửu  (07-03--1948)

PHƯƠNG PHÁP TỰ TRỊ CỦA CÀN KHÔN

VŨ TRỤ LÀ TA TRỊ LẤY TA

Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp cáichánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ,từ trước Bần-Đạo đã có nói cái quyền của họ do nơi đâu mà có?Phương-pháp trị Càn-Khôn Vũ-Trụ xét ra là phương-pháp tự-trị, ta trị ta, cả nhơn-loại tự-trị lấy mình.Càn-Khôn Vũ-Trụ minh-mong đại hải, vô biên, vô giới nếu lập luật, định quyền, thì không có quyền nào cầm nổi. Cả sự sanh-hoạt của Càn-Khôn Vũ-Trụcái hay hơn hết là cái bí-mật huyền-vi của mỗi cá-nhân đều tự-trị lấy mình, ấy là chúng ta đoạt được huyền-bí vô biên xử đoán của Đức Chí-Tôn đó vậy, là chính mình tự-trị lấy mình.

Bần-Đạo đã nói cái án không có chối, cái tội không có cãi, vì chính mình trị lấy mình, chính mình xử-đoán cho mình và chính mình định hình-phạt cho mình, thì ai đâu chối nữa được, còn miệng lưỡi nào mà chối cho mình, đó là quyền đã vững chắc đó vậy.

Cá-nhân tự-trị, chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ không có gì khác, chỉ khác cái đó. Duy có huyền-bí vô biên của Đức Chí-Tôn là trường Quan-Lại của Ngài, đặng định cho Càn-Khôn Vũ-Trụ sanh-hoạt mà thôi, không có giá-trị gì hết, mỗi Chơn-Linh đều có quyền tự-trị lấy mình, bây giờ nền chánh-trị đã vững-vàng chắc-chắn vậy ( trong phương-pháp Thiêng-Liêng kia nó đã chắc-chắn không có gì ốp được), chắc-chắn mạnh-mẽ oai-quyền làm sao! Bây giờ ta xét thấy nền chánh-trị đã vững chắc, cả tinh-thần của Càn-Khôn Vũ-Trụ hiệp làm một đặng mình trị lấy mình.

Bần-Đạo có nói rằng: Chúng ta chỉ sợ tôi lung hơn hết, khổ não hơn hết, là mình thấy Tông-Đường mình bị tội nơi cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, trụ số Tông-Tộc Thiêng-Liêng của mình trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống kia họ chịu nhục-nhã về mình, chịu chê bai biếm nhẻ, vì mình mà bị từ bỏ, dọa nạt trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống và mất giá-trị. Cái đó mới đáng sợ. Vì cớ cho nên Bần-Đạo chỉ vẽ cái thiệt-tướng của Càn-Khôn Vũ-Trụ, tức nhiên cái chơn-lý của Càn-Khôn Vũ-Trụ, chơn-lý ấy hỏi nơi thế-gian này có đoạt được chăng? Có chớ!

Bần-Đạo chỉ nói cho cả thảy đều ngó thấy Việt-Chủng của chúng ta, tức nhiên văn-minh của Trung-Hoa đoạt được trước hết, đoạt được cơ-quan võ-khí. Bần-Đạo đã nói trái địa-cầu này chuyển kiếp lụng lại, nó đi đã ba chuyển kiếp rồi. Kiếp trước nó đi đến Thất-Chuyển, đã bị tiêu-diệt cái hình-hài của nó, nó biến hình của nó, trái địa-cầu này nó đã đi đến Tam-Chuyển của nó rồi, chừng tới Thất-Chuyển nó sẽ tiêu-diệt nữa, hay biến-tướng trở lại Tam Chuyển nữa. Bốn chuyển đầu tạo-đoan ra Dã-nhơn và Hắc-chủng.

Nhứt-Chuyển thì họ duy có tự-vệ mà thôi,hoặc rủ một vài người với phương-pháp tự-vệ mà thôi, vì buổi ấy thú mạnh hơn người, cho nên xã-hội thời-kỳ ấy tự-vệ mà thôi.Tới Đệ Nhị-Chuyển là thời-kỳ nghệ-thuật,tức nhiên kiếm phương-thế để tự-lập mình, bày ra binh khí hiệp nhau. Mường Mán này hiệp với Mường Mán khác, đặng chống-chọi với thú dữ, cơ trời buổi ấy không được hiền từ như bây giờ. Đệ Nhị-Chuyển thiên-hạ bất định nhiều bịnh chướng, nhiều cơ-quan tiêu diệt loài người nên phải tự-vệ. Muốn tự-vệ được mạnh-mẽ thì họ phải tự kiếm ra cho có binh khí, thứ này thứ kia đặng họ tự-vệ họ kêu là nghệ-thuật.

Đệ Tam-Chuyển
xã-hội hiệp chủng, khởi có chủng-tộc và xã-hội, mà xã-hội là gì? Là hình ảnh chánh-trị Thiêng-Liêng kia, suy xét chơn-lý kiếm lại coi,giờ phút này đã mãn Tam-Chuyển bắt đầuThượng-Ngươn Tứ-Chuyểnlà hồi nhơn-loại tương hợp với nhau,cả thảy nơi mặt địa-cầu này, tức là thuyết Đại-Đồng. Nhơn-loại đem để nơi mặt địa-cầu này một nền chánh-trị cho vững chắc mới hiệp đặng, tức nhiên khởi mầm để tạo ra chánh-trị Hiệp-Chủng Đại-Đồng cho nhơn-loại. Ấy vậy nước Tàu đã đoạt được Bí-Pháp ấy, các Tông-Đường như họ này qua họ kia: Họ Lưu, họ Trần, họ Lê, họ Lý mỗi họ đều có Tông-Đường để trị lấy họ, bởi cớ cho nên nhà Vua không bao giờ khó trị, phần tử trong Tông-Đường nào mà phạm vào tội gì, thì cả Tông-Đường phải chịu trách-nhiệm với Triều-Chánh. Vì cớ cho nên, nền chánh-trị của nước Trung-Hoa tối cổ vững chắc mạnh-mẽ phi thường, nếu có nghiêng đổ là tại họ phế cổ tùng kim, làm cho hủy-hoại nền chánh-trị tối cổ quí báu mạnh-mẽ xưa kia vậy. Phương-pháp chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ cũng vậy. Còn nước Việt-Nam là nòi giống Trung-Hoa, của người Tàu, thì chúng ta đã có nền chánh-trị về Tông-Đường đó muốn cho thiên-hạ hiệp lại đại-đồng thì ít ra các Tông-Đường phải hiệp trước đã, phải đi từ cái nhỏ mà đến cái lớn.

Cái mầm Tông-Đường hiệp nhau là vậy, cho nên Bần-Đạo khuyên nhủ Phước-Thiện tạo dựng Tông-Đường trở lại như xưa vậy là cái Bí-Pháp ấy muốn Đại-Đồng, là cơ-quan chánh-trị của nước Việt-Nam, là bổn-nguyên quí hóa, bổn-nguyên chắn-chắn hơn xưa vậy./.

-------------------------

 

27.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 12 tháng 2 năm Kỷ Sửu  (11-03-1948)

 

BÍ PHÀP GIẢI THÓAT CHO CHÍNH MÌNH

Bần-Đạo giảng kỳ rồi vôCung Phục-Linh,đêm nay giảng dài dài một chút vì bài giảng hôm nay có Bí-Pháp giải-thoát của mình, Bần-Đạo cho hiểu trước cái cơ Bí-Pháp huyền vi Đạo-Giáo của Đức Chí-Tôn có cơ giải-thoát. Bài giảng đêm nay rán để ý cho lắm.

Bần-Đạo đã giảng khi vôCung Phục-Linhthì chúng ta sống lụng lại nhờĐức Phật Phục-Linh Tánh-Phậtgìn-giữ cho nguyên kiếp của chúng ta, phục-linh lụng lại, qui tựu chơn-linh lụng lại.Ở trên Thượng-Nê-Hoàng thì có Hộ-Pháp bắt ấn giữ cả Ngươn-Linh chúng ta cho vững chắc, chúng ta sống nơi Cung ấy có hồi mê-muội đặng cho quên cả kiếp trước của mình.

Linh-hồn chúng ta đi đặng nhập mình chúng ta sống lụng lại, không biết chừng muôn triệu kiếp từ trong vật loại dĩ chí tới phẩm nhơn-loại, biết bao nhiêu kiếp, lâu chừng nào kiếp căn nhiều chừng nấy. Khi chúng ta thác qua sống lại, cơ huyền-bí làm cho chúng ta nhập vô trongNgươn-Linh của chúng ta.

Ngươn-Linh ấy nó đoán xét muôn muôn quả kiếp chẳng khác gì xét đoán tội nhơn kia vậy, vì cớ cho nên Bần-Đạo có nói mỗi đứa sẽ làm Tòa lấy mình, xử lấy mình là vậy. Cái xử mình còn nghiêm-khắc mà xử lấy mình nữa, mình xử cho mình hỏi còn ai bào chữa cho. Bần-Đạo nói rằng:
Cái án không cãi, cái tội không có chối, cái hình-luật không có tránh. Tránh thế nào được, chối thế nào được vì mình xử lấy mình chối thế nào được,Ngươn-Linh của mình xử mình,Ngươn-Linh của mình làm chủ cả quả kiếp, quả kiếp của mình, trái lại nó xử tội mình thì còn ai mà bào chữa cho.

Ấy vậy mà có phương-pháp bào chữa chớ, có mà không biết. Mình có thể tự mình làm trạng-sư đặng bào chữa tội cho mình. Vì khi mình đương sống đây muôn triệu kiếp, mình biết cái lỗi của mình, tức nhiên Ngươn-Linh của mình cãi cho mình,cái Ngươn-Linh cãi tội cho các Chơn-Linh, cãicho mình thì ngày kia không có bắt tội mình nữa. Ấy vậy chơn-pháp chữa tội của các Chơn-Linh cao siêu đoạt Đạo, để lại chơn-pháp rất đơn giản mà nhơn-sanh đương dùng không tìm-tàng cái trọng-hệ của nó, không tìm phương giải-thoát mình. Phải chăng phương-pháp "Nhựt nhựt tam tỉnh ngô thân" không phải một ngày mình thăm Cha Mẹ mình một lần mà còn phải xét mình ba lần nữa.

Hỏi thử tội tình của chúng ta đã làm trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương pháp nói rằng:Tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa-cầu này mà đến giờ chót, các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu, Thầy đem Bí-Pháp giải-thoát để trong tay các con đặng các con đoạt chơn-pháp giải-thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là:"Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát".

Chúng ta đã ngó thấy, Bần-Đạo đã thuyết-minh rằng: Khi Ngươn-Linh của chúng ta đã hiện-tượng của nó, thì nó đồng tánh với Càn-Khôn Vũ-Trụ, đồng tánh với Chí-Linh là đoạt Đạo.

Càn-Khôn Vũ-Trụ là nơi sản-xuất Đấng ấy mà Đấng ấy đồng tánh với nhau, tức nhiên Đấng ấy có quyền tự giải-thoát cho mình. Vì cớ cho nên kêu danh Đức Chí-Tôn thì đoạt cơ giải-thoát, dầu tội tình bao nhiêu chúng ta đã tạo thành nơi mặt địa-cầu này, dầu có đầy-dẫy đi nữa mà giờ chót chúng ta biết kêu danh Đức Chí-Tôn tức nhiên biết kêu Ngươn-Linh của chúng ta, tức nhiên chúng ta chối cái quyền làm Tòa buổi chung qui của chúng ta.Hễ ta chối cái quyền làm Tòa thì còn ai xử ta đâu?

Đấng Chí-Linh duy chủ mà để quả-kiếp trong tay Đấng Chí-Linh thì còn ai xử ta đâu, cơ quan giải-thoát đoạt-pháp là vậy đó.

Bây giờ chúng ta thử, Bần-Đạo nói Chơn-Linh hiện-tượng ra rồi dường như có quyền năng vô tận, biểu Ngươn-Linh phải đến Chí-Linh, bởi vì Càn-Khôn Vũ-Trụ đồng âm-đức của nó, nó hiện-tượng với cơ huyền-vi bí-mật, bởi đồng tánh, đồng Chí-Linh với Đấng tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ bởi vậy cho nên nó mới biết.

Bần-Đạo dám chắc rằng và Bần-Đạo biết trái Địa-Cầu này nó có đến ba ngàn triệu, ba ngàn triệu (3.000.000.000) biết bao nhiêu nhơn-sanh, Chúng ta tính gộp nội trái địa-cầu 68 này, nhỏ hơn hết mà nhơn-loại ở nơi mặt trái địa cầu này có hơn hai ngàn bảy trăm triệu nhơn loại (2.700.000.000).

Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ có tới ba ngàn triệu quả địa-cầu thì biết bao nhiêu nhơn-loại? Tưởng-tượng lại coi Đấng Chí-Linh cầm quyền trọn vẹn, cầm quyền xử đoán,hễ tác-phước thì xưng danh Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, hễ bớt tội thì Đại Thiên-Tôn.Đấng ấy làm chủ có lạ gì đâu? Bởi trái Địa-Cầu từ vật-loại cho đến con người nó có linh-hồn của nó, mà Ổng làm Chúa cả sanh mạng của nó, tồn tại chẳng khác nào như thân-thể chúng ta. Thử hỏi sợi lông nheo của chúng ta nó ngứa có động đến thân-thể chúng ta chăng? Ngón tay nó bị lột phao chúng ta có biết đau không? Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này nhứt động nhứt tĩnh Ổng đều biết, các vật loại đâu đâu Ổng cũng đều thấu đáo. Bởi vì chính thân-thể của Ổng là cơ-quan giải-thoát. Bí-mật là vậy đó.

Bây giờ Bần-Đạo tả hình ảnhNgọc-Hư-Cung,khi chúng ta có hạnh-phúc được nhập vào cùng các Đấng Thiêng-Liêng kia, chúng ta mới biết định-phận của chúng ta như thế nào.

Bần-Đạo nói, khi chúng ta đến đứng ngoài, nhứt làCung Phục-Linh,chúng ta thấy đài các nguy-nga, chớn-chở, chói lòa như hột ngọc giữa không trung. Khi bước vô rồi thấy chiếu-diệu hào-quang, ngước mặt lên thấy Càn-Khôn Vũ-Trụ xanh biếc trước mặt, cũng như khi chúng ta đứng giữaBát-Quái-Đài, thấy ngôi-vị đẳng cấp Thiêng-Liêng từ mức, cóĐức Chí-Tôn ngự nơi Huỳnh-Kim-Khuyếtkia vậy, ngó xuống thấy cả triều-đình vô tận vô biên oai-quyền trị thế.

Thiên-hạ muôn trùng vạn điệp cũng không khi nào qua khỏi. Cái nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ thế nào mà nắm vững chắc nó đặng? Cái nền chánh-trị hữu-vi của chúng ta cũng thế, định quyền của họ là gì? Định quyền, cầm quyền chánh trị Càn-Khôn Vũ-Trụ là gì? Là trị kẻ dữ, mà cái quyền đó nó đơn giản làm sao đâu. Muốn trị kẻ dữ chưa cần Tòa lên án, chưa có ngục để nhốt kẻ tội, muốn thưởng kẻ lành không cần Vương-Đế, không cần phần thưởng, không cần quyền năng phẩm-vị cao thấp, họ không có quyền gì hết, bởi vì cái Ngươn-Linh của chúng ta định án ta, xử lấy ta, tức nhiên nền chính-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ đơn giản quá chừng. Luật khó khăn hơn hết là trị tội và thưởng công, mà hai điều ấy không có cần, thì nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ để làm gì? Để đặng bảo thủ sanh tồn Càn-Khôn Vũ-Trụ. Để bảo thủ là gì? Tức nhiên phụng-sự cái quyền cầm-quyền chánh trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, tức nhiên để phụng-sự cho Vạn-Loại và Vạn-Linh.

Càn-Khôn Vũ-Trụ ấy để làm tôi của nó để phụng sự cho Vạn-Linh, từ thử tới giờ chưa có quyền nào dị hợm vậy. Không có quyền nào vô đối vô đoán như vậy. Vì cớ cho nên cái bí-mật của nhơn-loại đem hình ảnh hữu-hình này, làm con vật tại thế-gian này có mục đích tối trọng tối Thiêng-Liêng. Đến đặng phụng-sự cho nhơn-loại, Vạn-Linh của mức hữu hình, phụng-sự đặng định-phận cho chúng ta.Vì cớ cho nên mới có cái thuyết định-phận.Hễ phụng-sự đắc lực thì đoạt-vị đặng, còn phụng-sự bất lực thì phạm tội.

Cơ-quan giải thoát Bần-Đạo lập lại một lần nữa và nói quả quyết rằng:Cơ-quan giải-thoát của Đức Chí-Tôn do nơi công-nghiệp của chúng ta phụng-sự cho Vạn-Linh đó vậy ./.

-------------------------





Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả