Luật Tự Trị > 28-29-30-31












28.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 22 tháng 2 năm Kỷ Sửu  (21-03--1948)

LINH TIÊU ĐIỆN (NGỌC HƯ CUNG)

VÀ TRIỀU NGHI CỦA ĐỨC CHÍ TÔN

Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp khi vôLinh-Tiêu-Điệnlúc mới tới ngoài, chúng ta ngó thấy lầu các nguy-nga, Bần-Đạo có nói dầu cho vị kiến-trúc-sư nào mà ngó thấy nó rồi thì mơ-mơ mộng-mộng hoài, mơ-mộng cái vẽ đẹp ấy, sợ tới điên chết mà thôi, không thế gì tưởng-tượng được cái đẹp cái khéo của nó đặng.

Lầu các cất bằng ngọc muôn hình ngàn tướng, hễ chúng ta muốn tưởng-tượng cái gì thì có hiện tượng ra cái nấy, quyền-phép vô biên của Đức Chí-Tôn từ trước đã thành tướng, nó là vạn pháp thành hình, nó huyền-diệu vô biên vô đối, không thể gì tỏa đặng. Khi chúng ta bước vô dòm lên thấy Càn-Khôn Vũ-Trụ minh-mông đại-hải, chúng ta thấy từ trên dài tới dưới, một triều-chánh không có miệng lưỡi nào tỏa cho đặng oai-nghiêm huyền-bí làm sao đâu!!! Trên hết chúng ta ngó thấy
Đức Chí-Tôn ngự với cái triều-nghi của Ngài là Huỳnh-Kim-Khuyết(Lát nữa Bần-Đạo sẽ tỏa cái hình ảnh của Ngài).

Nơi
Huỳnh-Kim-Khuyếttrên đầu của Ngài nơi xa xa chúng ta thấy vọi vọi, xa nữa chúng ta thấy ba vị Phật mà hiện giờ ta thấy tượng hình trênnóc Bát-Quái-Đài là Brahma Phật, Civa Phật và Christna Phật.Ngự trên nữa xa hơn nữa cao vọi-vọi xa-xăm hơn nữa chúng ta không thể gì tưởng-tượng được, con mắt mình ngó thấy như một đạo hào-quang chớp nhoáng mà không có hình-ảnh gì hết, chiếu-diệu trên cái triều-nghi của Ngài là Huỳnh-Kim-Khuyết, mà dưới Huỳnh-Kim-Khuyết là Cửu-Phẩm Thần-Tiên đương ngự triều với Đức Chí-Tôn,oai nghiêm, chúng ta không thể gì tưởng-tượng được, oai nghiêm huyền-bí làm sao, làm sao!!! Không miệng lưỡi nào tỏa hình ảnh ra đặng. Nếu may duyên mà chúng ta đoạt Pháp đặng, đoạt-vị đặng, thì dầu chúng ta hàng phẩm dưới cũng không cần gì mơ-mộng tưởng-tượng gì hết,Pháp-Thâncủa chúng ta cũng đến mức đoạt-vị đặng. Còn nếu chúng ta dòm lên thì thấy địa-vị của chúng ta không thấm vào đâu hết, mà hễ dòm lên cao nữa mà so-sánh thì địa-vị chúng ta không có nghĩa lý gì hết.Còn nếu chúng ta bị đọa thì hại thay, khổ thay, đau-đớn thay, chúng ta thấy cái Triều-Nghi xa tuốt mút khỏi con mắt ta rồi nó biến mất.Chúng ta thấy đứng bơ-thờ, không biết thân hình đến mức nào hay địa-giới nào, hay mình đến đâu, chỉ đứng đó mà chịu một tấn-tuồng thảm khổ vô đối. Hại thay cả tội tình đều hiện ra trước mắt chúng ta không thể gì chối cải được, đứng chịu một cách thảm khổ,mình xử lấy mình, hễ xử rồi thì từ từ hạ lần xuống cho tới cửa Trần-Gian, ấy là cửa Phong-Đô đó, chúng ta tự-xử chúng ta đó vậy.

Bây giờ luật triều-nghi của Cửu-Phẩm Thần-Tiên chúng ta ngó thấy khi chúng ta may duyên lập được một địa-vị khả quan, đừng suy đoán, chúng ta sẽ thấy các Đấng ấy cao sang vinh-hiển dường đó. Có nhiều Đấng đến gần Đức Chí-Tôn xấp-xỉ cùng Đức Chí-Tôn cao sang vinh-hiển dường ấy, họ đã đoạt đặng huyền-bí mà chúng ta ngó thấy những vinh-quang đều hiện ra một chữ Khổ.
Các Đấng ấy lập vinh-quang cao trọng là thắng khổ đó vậy.Họ đoạt được cái quyền-năng vi-chủ của họ mà cái khổ muôn triệu vô số trong kiếp sanh của họ, họ đã chịu mà lập-vị vinh-quang. Chính mình ngó thấy ngay Đức Chí-Tôn thấy chữ Khổ mà Ổng là Càn-Khôn Vũ-Trụ, bởi vì Ổng có quyền-năng vi-chủ cái khổ của chúng ta, tưởng-tượng lại coi cái khổ tại sao thắng hơn mình?Tại sao mình không thắng nó nỗi?Xét đoán là tại mình không đủ can đảm, không đủ tinh-thần chịu khổ, sợ khổ rồi không biết vi-chủ cái khổ.

À, hồi lúc Bần-Đạo chưa tin nơi huyền-bí Đạo-Giáo của Đức Chí-Tôn, chỉ học-thức theo thường lệ, lấy cái lương-tri, lương-năng của mình mà đoạt định. Bần-Đạo chưa tin phẩm-vị của Đức Thích-Ca hay Đức Chúa Jésus Christ, để dấu hỏi ngờ vực. Chừng đó Đức Chí-Tôn có trách-nhiệm nặng-nề cho thấy đặng đi ngay đến bổn thân của Đức Chí-Tôn.

Bần-Đạo đã ngó thấy một khối an-ủi vô biên, chúng ta đã chịu trong kiếp sanh bao nhiêu thống-khổ về hình-thể và tinh-thần, sanh sanh, tử tử lập vị mình từ bước. Một mức mình được phẩm-vị cao trọng hơn thua một mức thì thấy người ta như con chim còn mình như con cá vậy.

Phẩm-vị đặc-biệt cao siêu mình đã không có còn thua người ta một mức, vì người ta cao sang như con chim còn mình hèn-hạ như con cá vậy, không có liên-quan với nhau chút nào hết.
Rồi khi dòm lại hình-thể của Đức Chí-Tôn, thì thấy như Ngài không có nói, không có thinh âm, mà tinh-thần của chúng ta và của Ngài dường như có liên-quan cùng nhau vậy. Thấy Ngài còn có nhiều thống-khổ, còn ta, ta chịu có một phần mà ta than-thở thối chí sao? Thống-khổ Thầy đã chịu muôn triệu lần.

Vì cớ cho nên khi ta thấy mặt Ngài thì những sự sầu thảm đau khổ về tâm hồn và xác thịt chúng ta đặng an-ủi.

Hỏi tại sao?Tại khối quyền-năng vĩ-đại kia là khối khổ, hình-ảnh của Ngài là khổ vô tận, kho Bửu-Pháp mà Ngài đã chịu thống-khổ mới đoạt được huyền-vi ấy.Vậy chúng ta được an-ủi là sau khi chúng ta thắng nỗi khổ.

Bần-Đạo dám chắc và nói quả quyết rằng:
Rất hạnh-phúc cho những kẻ nào đã chịu nhục-nhã về xác-thịtthì linh-hồn họ sẽ được một hạnh-phúc vô đối, vì kẻ ấy phải chịu một thống-khổ của Đời mới được Đức Chí-Tôn an-ủi.

Rất hữu-hạnh cho những kẻ chịu trong kiếp sanh bị thiên-hạ đè nén, khinh rẻ, chê bai, thì Đức Chí-Tôn đem họ vào một địa-vị phi thường vinh hiển, những kẻ ấy do nơi tay Đức Chí-Tôn nâng đỡ cho họ được vinh-hiển oai-quyền.

Nếu chúng ta đủ can-đảm mà chịu nỗi cái khổ của Đức Chí-Tôn là chúng ta được một kho vô tận vinh-hiển đó vậy./.

-------------------------

 

29.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 8 tháng 3 năm Kỷ Sửu  (05-041948)

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẢNH THĂNG & CẢNH ĐỌA

Bần-Đạo kỳ rồi dắt cả tinh-thần con cái của Đức Chí-Tôn vàoLinh-Tiêu-Điện (Ngọc-Hư-Cung),chúng ta đã gặp Đức Chí-Tônvới Pháp-Thân Ngọc-Đế tức nhiên là Hoàng-Đế của Càn-Khôn Vũ-Trụ.Ngài chưa có phải là Đại-Thánh với chúng ta, còn cái hình-ảnh của Đại-Thiên-Tôn chúng ta không ngó thấy, vì Đức Chí-Tôn không muốn cho chúng ta ngó thấy. Pháp-Thân của Ngài chưa được Đại-Thiên-Tôn chưa thành tại Linh-Tiêu-Điện. Bần-Đạo đã tỏa một cái oai-quyền vinh-hiển của Tông-Đường những kẻ đã đoạt-vị.

Hại thay! Cảnh thăng vẫn khác, cảnh đọa vẫn khác nếu Bần-Đạo tả ra, dầu một người nào vững tâm thế nào đi nữa cũng phải kinh khủng sợ sệt.Cảnh hạnh-phúc mà chúng ta đoạt được với Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta, họ đương sum họp với nhau không sót một người, đặng chứng-kiến định-án của chúng ta. Nếu chúng ta đoạt-vị đặng thì con đường dục- tấn của chúng ta, cả hạnh-phúc đạo-đức cả tinh-thần cảnh thăng của chúng ta có nhiều tay nâng đỡ.Rủi thay,nếu chúng ta bị tội tình phải đọa thì cảnh vinh hiển ấy từ từ xa, xa lần chúng ta đứng một chỗ cảnh tượng vinh-hiển ấy, cảnh tượng hạnh-phúc ấy, nó dường như thối bước lần lần xa mút chúng ta, chúng ta hết thấy nó, cảnh đi ngược lụng lại, cảnh chạy ta chớ chẳng phải ta chạy cảnh, hạnh-phúc ta sợ ta, chạy ta, lánh ta, rồi thoạt nhiên trong con đường dục-tấn của chúng ta đi biết bao nhiêu khó khăn,thường trong miệng thiên-hạ có nóiThiên-Đàng, Địa-Ngục, tức nhiên Ngọc-Hư-Cung với Thập-Điện Diêm-Vươngcũng không có gần nhau, mà gần nhau mới lạ lùng.

Nếu chúng ta làm điều gì trọng-hệ, nói tỷ-thí như chúng oán giận giết người thì đó liền có kẻ đó đứng trước mặt chúng ta tỏ vẻ sầu thảm, thiên-hạ tưởng đâu kẻ đó oán giận giết lại mình. Không! Không khi nào vậy, kẻ ấy buồn thảm cho ta một cách đau-đớn.Vừa ngó thấy kẻ đó rồi linh-hồn chúng ta tức nhiên là đệ-nhị xác thân của chúng ta tùy theo cái tội của nó mà đi lần xuống cảnh Diêm-Cung.Trong cảnh tội tình của chúng ta đã quyết định, liền giờ ấy người tội nhơn ấy đứng nơi cửa Diêm-Cung Địa-Ngục đó vậy, rồi tự mình kết án cho mình.

Thảm thay! Những kẻ nào không biết thương yêu nhau, những kẻ thiếu tình ái thương yêu nhau, những kẻ đó không được lời nào của một chơn-hồn nào an-ủi, chỉ xung quanh mình nghe tiếng than, tiếng trách móc, không biết thời gian nào định tội cho mình, hay tội tình mình mình định cho mình, vì cớ tức mình không biết chừng nào án ấy đã hết, khổ não chăng là điều ấy.

Thỉnh-thoảng rồi Bần-Đạo sẽ tỏ. Bởi vì Bần-Đạo chưa đặng phép đi xuống Địa-Ngục Diêm-Cung, Đức Chí-Tôn có hứa, ngày giờ nào Bần-Đạo thoát xác, trước khi về cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống thì Bần-Đạo sẽ được phép đi, đi ngang qua đó đặng giải-thoát cho các chơn-hồn oan khúc tội tình đặng siêu-thăng họ.


Bần-Đạo đã được Đức Chí-Tôn và các Đấng Thiêng-Liêng giải-nghĩa cho biết nơi cảnh ấy thế nào, đặng con đường ấy một ngày kia Bần-Đạo đi không có lạ, không có nhát. Ngày giờ nào nếu chúng ta được hạnh-phúc, đoạt cơ giải-thoát thì gia-tộc Thiêng-Liêng chúng ta mừng rỡ biết bao nhiêu. Trên chín phẩm Thần-Tiên Chư Phật dĩ chí cho tới Tam-Thế họ sẽ hạnh-phúc vui-vẻ không biết làm sao tỏa cho cùng, vui-vẻ vinh-hiển không có mực nào, miệng lưỡi nào tỏa ra cho hết.

Hễ khi chúng ta đoạt-vị dầu cho một cấp hay là thấp hơn một cấp đều thấy khác nhau xa, Bần-Đạo có tỏa người ta như con chim, mình là con cá không thế gì so sánh được như một trời với một biển vậy.

Chúng ta thắng một phẩm, ối thôi lễ tiếp rước ta không thể gì tỏa được cái vinh-hiển ấy, có liên-hệ với Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta kia, họ sẽ làm cho chúng ta một hạnh-phúc vô đối,bởi vì cả thảy trong Tông-Đường đều được nhấc lên một bực hết thảy, vinh-hiển không biết bao nhiêu.

Ngọc-Hư là cảnh mà Đức Chí-Tôn có nói là đại-nghiệp của mỗi đứa Đức Chí-Tôn đã dành để nơi Cực-Lạc Thế-Giái,khi định-vị được nơi Ngọc-Hư-Cung Linh-Tiêu-Điện rồi, cả gia-tộc Thiêng-Liêng của chúng ta rước chúng ta về đại-nghiệp mà Đức Chí-Tôn đã đào tạo cho ta ở Ngọc-Hư-Cung, Bần-Đạo không có miệng lưỡi nào tỏa, chỉ cả thảy đều tưởng tượng lễ tiếp rước đem chúng ta về Tông-Đuờng Thiêng-Liêng Hằng-Sống đó, sẽ làm cho chúng ta vinh-hiển như thế nào duy tưởng-tượng thì biết.

Ở Cực-Lạc Thế-Giái
tùy phẩm-vị của mình đoạt được nơi con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, cái mức đó không cùng, chúng ta cần phải đi, đi cho đến ngày giờ nào chúng ta có thể ngồi trên Huỳnh-Kim-Khuyết của Đức Chí-Tôn là ngày chúng ta đoạt được mục đích đó vậy, mà còn xa lắm, cho nên về đại-nghiệp của Đức Chí-Tôn chúng ta được hưởng hạnh-phúc tùy theo phẩm-vị của ta đoạt được nơi kiếp sanh.

Phẩm-vị của mình đoạt được cao thấp, trọng hệ hưởng được cùng chăng? Ở yên cùng chăng? Vui hưởng nơi đó gọi là Cực-Lạc Thế-Giới, vui vô cùng tận, cái hạnh-phúc không thể gì tỏa được, hạnh-phúc không cùng. Ở hưởng tại đó một ngàn hai trăm năm (1.200), hay là hai ngàn bốn trăm năm (2.400), hay là ba ngàn sáu trăm năm (3.600), hay là ba mươi sáu ngàn năm (36.000), rồi lại còn tái kiếp lụng lại đặng dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống của mình nữa.

Kỳ tới Bần-Đạo sẽ giảng cảnh Cực-Lạc Thế-Giới./.

-------------------------

 

30.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 13 tháng 3 năm Kỷ Sửu  (10-04-1948)

CỰC LẠC THẾ GIỚI LÀ CẢNH CHÚNG TA TẠM

GIẢI THÓAT CHỨ CHƯA PHẢI TỐI CAO TỐI THƯỢNG

CỦA CÁC CHƠN LINH

Kỳ trước Bần-Đạo có hứa dìu-dẫn cả thảy con cái Đức Chí-Tôn vàoCực-Lạc Thế-Giái, hôm nay Bần-Đạo giữ lời hứa. Chúng ta rủ nhau đi từ nơiCửu-Thiên Khai-Hóa,tinh-thần chúng ta quan-sát, nếu chúng ta đoạt-vị đặng thì sự đi, rủ nhau trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, đi trong một kiếp sanh mà chúng ta đã đào tạo thì sự ấy vinh-hiển không thể nói. Ra đi về nơi Tiểu-Thiên-Cung tức là gia-tộc của chúng ta lập thành trong các kiếp sanh, ta đi từ Tiểu-Thiên-Cung chúng ta cho đến đại gia-tộc của chúng ta.Sự vinh-hiển không cùng tỏa là về đến nơi gọi là Cực-Lạc Thế-Giới.

Từ thử đến giờ Cực
-Lạc Thế-Giới trong Phật-Giáo đã truyền bátỏa hình-trạng đã nhiều cả thảy đều định, nếu mình tu theo Phật-Giáo, hễ đoạt vị đặng thì về Cực-Lạc Thế-Giới.Bần-Đạo nói Cực-Lạc Thế-Giới là cảnh của chúng tatạm giải-thoáttức là cảnh của chúng ta định-nghiệp của chúng ta vậy, chớ chưa phải là cảnh tối cao tối thượng của các chơn linh.

Thỉnh-thoảng Bần-Đạo sẽ tỏa và sẽ dắt con cái của Đức Chí-Tôn đi đến đặc-điểm của mình rồi mới thấy
Cực-Lạc Thế-Giáido các Đạo-Giáo truyền bá lại chỉ có giá trị thường thức, không mấy trọng-hệ, dịch ra Pháp-văn là: Nirvana, Quater-Naire, thì nó không có nghĩa gì hết, còn có địa-giới cao trọng quí báu hơn nữa. Ấy là nơi định-nghiệp, nơi định vị của chúng ta cũng dường như chúng ta định-nghiệp của mình nơi thế-gian, tức nhiên đại-nghiệp của mình đối với toàn-thể gia-nghiệp của quần chúng tức là đại chúng tạo trong kiếp sanh.

Cực-Lạc Thế-Giới hay Niết-Bàn
không có lạ chi cả, chỉ là nơi cho các chơn-linh đoạt Đạo đến đây đặng nhập vào đại-nghiệp của họ nên Phật-Giáo coi là trọng-hệ, bởi không đoạt đặng tức là đại gia-nghiệp của mình tạo chưa thành. Trước khi đến đó chúng ta cũng nên hiểu sơ-lược cảnh Cực-Lạc Thế-Giới. Bần-Đạo căn dặn khi mình bước tới cửa Cực-Lạc Thế-Giới thấy cácTăng-Đồ ngồi ngoài mà tụng niệm, có kẻ gặp mình thì tỏ vẻ đau-đớn thương tâm, khổ não tâm hồn lung lắm. Những kẻ ấy sau Bần-Đạo sẽ nói rõ họ là người gì?Có một điều ta thấy họ đông đảo kẻ lại người qua, mà người gì thôi đủ thứ; có kẻ đầu cạo trọc, có kẻ râu dài thậm-thượt, lại cũng có kẻ tướng-tá dị hợm lắm. Nơi đó là ta mới tới ranh giới ngoại-môn Cực-Lạc Thế-Giới, cũng như về tới ngoại-ô Tòa-Thánh vậy, thỉnh-thoảng Bần-Đạo sẽ có dịp nói đến những người ấy.

Cực-Lạc Thế-Giới là gì? Các Chơn-Linh dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống họ tự-do định-vị, tự-do lập nghiệp trên cảnh Thiêng-Liêng, không có quyền nào trọng-hệ hơn, dầu lớn thế nào, định-vị cho họ, phải chăng vì là quyền tự-chủ, tự-do của họ. Hai cảnh ấy:

1- Cửu-Thiên Khai-Hóa
: tức là tấn-hóa; một mé bênNgọc-Hư-Cung, một mé bên Linh-Tiêu-Điện.

2- Hư-Vô Tịch-Diệt: tức làNiết-Bàn, Cực-Lạc Thế-Giới.

Hai cảnh ấy ta thấy tướng diện đương nhiên giờ phút này, mỗi cá-nhân đều chịu hai ảnh-hưởng ấy
.Ví như thức thì khổ cực, ngủ thì sung-sướng.Vì cớ nhiều người ham ngủ hơn thức, ngủ đê-mê, bởi thức thì khổ cực.

1- Thức thuộc về quyền-lực Cửu-Thiên Khai-Hóa.

2- Ngủ thuộc về quyền-lực Cực-Lạc Thế-Giới.


Chỉ có sướng với khổ, sống là cực khổ, chết là sướng và hạnh-phúc, sống thuộc về quyền Cửu-Thiên Khai-Hóa, chết thuộc về quyền Cực-Lạc Thế-Giới.

Cầm Vạn-Pháp Chuyển-Luân tức là Pháp-Luân Thường-Chuyển
trong Bí-Pháp dục-tấn của các Chơn-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, toàn-thể thuộc quyền Cực-Lạc Thế-Giới, mà nơi Hư-Vô Tịch-Diệt,đoạt Bí-Pháp chơn-truyền cũng thuộc về Cực-Lạc, bên kia trị thế, bên nây định-vị, hai quyền hạn đều có tương liên.

Ấy vậy khi vô Cực-Lạc Thế-Giới rồi, ta thấy còn hạnh-phúc gấp mấy lần ta ở Diêu-Trì-Cung hưởng gần Bà Mẹ ta, bởi hưởng gần Mẹ sự vui sướng không phải của riêng của mình, nó là của chung trong đại-nghiệp của Đại-Từ-Mẫu chúng ta, ấy là đại-nghiệp chung.

Ví như, dầu mình về nơi ngôi nhà chung của Cha Mẹ mình tại thế này, dầu sang trọng hưởng được đặc ân của Cha Mẹ bao nhiêu sự vui hưởng cũng không bằng ta hưởng chính cái đại-nghiệp của chính tay chúng ta đào tạo.

Cái nghiệp của chúng ta tức là cái đặc tướng do chúng ta đào tạo mà vui hưởng nơi Cực-Lạc ấy là trọng-hệ hơn ta hưởng nơi của Cha Mẹ ta.

Sự vui hưởng nơi Ngọc-Hư-Cung không bằng vui hưởng nơi Cực-Lạc Thế-Giới, ta tạo nghiệp ấy, là Tiểu-Thiên-Địa của ta cũng như Đức Chí-Tôn tạo Đại-Thiên-Địa của Ngài.
Trong Tiểu-Thiên-Địa của chúng ta cũng có Ma, cũng có Phật.

Tại khôn khéo của ta trong mấy kiếp sanh, vì thù hận chẳng vì yêu ái, vì oán cừu chẳng vì bác-ái. Hễ oán cừu thì tạo nghiệp Quỉ-Ma, còn bác-ái từ-bi thì tạo nghiệp Phật, cũng như oán cừu của Đức Chí-Tôn tạo nghiệp là Quỉ-Vương, bác-ái từ-bi của Ngài tạo nghiệp là Trời.

Chúng ta dầu có quyền-năng trong kiếp sanh đoạt Tiểu-Thiên-Địa mà sửa đổi những điều gì giục ta cừu hận, oán ghét thì ta tuyệt bỏ lần nó đi, mỗi kiếp sanh mua chuộc sự thương yêu đặng sống hưởng nơi Cực-Lạc Thế-Giới,một ngàn hai trăm năm, hay là hai ngàn bốn trăm năm, hay là ba ngàn sáu trăm năm, hay mười hai ngàn năm, hay hai mươi bốn ngàn năm, hay ba mươi sáu ngàn năm, theo thời gian hữu-giới của nó. Ta có phương-pháp mỗi kiếp sanh các chơn-linh trừ bớt thù hận đoạt quyền-lực thương yêu y như trên hình-tượng trước Đền-Thánh Đức Chí-Tôn để Tam-Thánh ký hòa-ước với Ngài đó vậy.

Nhờ khi mới khai Đạo, Bát-Nương đến để một bài Thánh-Giáo về thương yêu rất chí thiết, cả thảy rán hiểu thấu thêm Bí-Pháp bà Bát-Nương đã cầm cây viết mà biên cho mình, ấy là Bí-Pháp trọng-hệ, đến nỗi Đức Chí-Tôn đến ký hòa-ước buộc chúng ta chỉ có Luật Thương-Yêu mà thôi. Bởi do Luật Thương-Yêu mà Ngài cầm-quyền cả Càn-Khôn Vũ-Trụ trong tay, mà chúng ta đã định-nghiệp được cao trọng cũng do nơi quyền-lực của luật ấy. Nói thật trong kiếp sanh của chúng ta rủi có kẻ trong thân ta oán thù ta, kẻ ấy tức là Ma nghiệt ta không nên sợ, mà nếu ta khôn ngoan thì ta lấy tình yêu ái đối lại đặng cho họ diệt tận oán cừu đi, ấy là cơ-quan Bí-Pháp mà Bần-Đạo vừa hé màn bí-mật cho con cái của Đức Chí-Tôn nhìn thấy để tìm cơ-quan giải-thoát.

Cực-Lạc Thế-Giới là nơi ta về cùng Tiểu-Thiên-Cung của ta, nhứt là bên cảnh Phật của ta, còn bên Ma cảnh ta đè nó xuống. Nơi ấy là nơi Cung chúng ta định-pháp. Trong Đạo-Giáo có nói là nói chỉ ngồi tự nhiên bất động, chủ định tinh-thần mà có quyền-lực của tinh-thần là linh-quang chiếu-diệu, không cảnh nào trong Càn-Khôn mà không thấu đáo, chỉ ngồi một chỗ mà dời non lấp bể, đảo hải di sơn, bất kỳ quyền-lực nào đều nên hình tại Cực-Lạc, bởi chúng ta đào tạo mỗi kiếp sanh đoạt thành chơn-pháp, nắm vững trong tay chơn-pháp, lấy hữu-hình mà đào tạo Bí-Pháp vô biên, nó có quyền năng vô tận.Có thể Đức Chí-Tôn ban đặc-ân cho ta chưởng-quản một thế-giới có vài ba chục trái địa-cầu, đặng ta làm Tổng-Trấn nó, ta chỉ thấy tại nơi Cực-Lạc Thế-Giới mà vận hành sanh-hóa trong khuôn-luật không cần đi đến đâu hết. Quyền-năng vô tận ấy chính ta cũng không hiểu, mà chính nó tấn triển mãi cho đến ngày giờ nó đủ quyền đoạt chơn pháp, đủ quyền tạo Càn-Khôn đặc-biệt cho nó như Đức Chí-Tôn tạo Càn-Khôn của Ngài, ngày giờ đó nó đi đến mức cuối cùng của nó./.

------------------------------

31.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 14 tháng 03 năm Kỷ Sửu  (11-041948)

CÁI TÔNG ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG

CỦA CHÚNG TA ĐỨC CHÌ TÔN ĐÃ DÀNH SẴN

Bây giờ Bần Đạo giảng tiếpCực Lạc Thế Giới. Bần-Đạo đã nói Tông-Đường Thiêng-Liêng của mỗi đứa đã sẵn. Lời của Đức Chí-Tôn đã nói bóng rằng:Cái gia-nghiệp của các con Thầy đã gìn-giữ, đã dành sẵn, ấy là Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta đó vậy.

Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta chia ra làm ba hạng:

1- Hạng trí-thức tinh-thầnchúng ta do Ngươn-Linh của chúng ta sản-xuất.

2- Hạng ngoại-thânlà những chơn-hồn chúng ta đã làm bạn khi tái kiếp làm người. Mỗi kiếp làm người chúng ta có Cha, Mẹ, Anh, Em, bạn tác, có thân-quyến đó là ngoại-thân.

3- Nội-thân
của chúng ta là chính các Chơn-Linh chính mình chúng ta giáng linh đầu-kiếp, mỗi kiếp mình giáng-linh là phân thân đầu-kiếp, là một người đặc-biệt riêng ra. Bởi cớ cho nên các bậc cao-siêu chẳng cần tái kiếp, nhưng họ có quyền, quyền vô đối của họ, là họ giáng-linh đặng chuyển-kiếp, câu kinh"Nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến"là vậy đó. Người ta có một thân mà người ta được ức vạn diệu huyền, không thể trí-thức tức là lương-tri của mình mà định được, không thế gì cái lương-tâm của mình mà định được, cái đó là do huyền-vi của mỗi người thâu đoạt, nhiều kiếp, nhiều phen mới thâu đoạt được huyền-linh ấy, được Chí-Tôn ban cho. Mỗi kiếp sống chúng ta có một lần chết, mỗi cái chết có cái Tử-Khí, Tử-Khí ấy là một khối đặng làm Tòa-Sen cho chúng ta, tức nhiên định-vị cho chúng ta đó vậy. Cái Khí-Thân của chúng ta do Nguyên-Linh của chúng ta quyết định, cái đó trọng-hệ hơn hết, nếu chúng ta sợ mất, nao núng, sợ sệt chăng là cái đó.

Trở lại hai cái kia dầu cho ngoại-thân, dầu cho nội-thân nó cũng vẫn phản nghịch chúng ta mà thôi. Vì cớ cho nên chính mình Đức Chí-Tôn trong nguyên-căn của Ngài có Quỉ-Vương,
Quỉ-Vương là gì?Là người bạn chí-thân của Đức Chí-Tôn, nhưng Ngài đem cái tánh-đức chí-thân của họ đặng ngăn ác-hành của họ mà thôi,phản-phúc với Đức Chí-Tôn là định Quỉ-Vị của họ.Ngoại-thân của chúng ta thường phản-phúc với chúng ta lắm, nên tấn tuồng chúng ta vẫn thấy cốt nhục mà chừng phản nghịch thì phản nghịch, bạn tác của chúng ta thường phản-phúc chúng ta hơn hết, bạn chí-thân chỉ có một mà thôi.

Bần-Đạo dẫn
vô Niết-Bàn-Cảnhrồi cả thảy đều thấy, dầu nội thân có một mà biến hóa ra ức vạn đi nữa, tới chừng qui liễu lại có một, tới chừng qui pháp-thân cũng có một. Duy có tai hại cho chúng ta hơn hết là phẩm-vị không xứng của nó, hay địa-vị không vừa lòng sở định của nó, nó thúc giục chúng ta đầu kiếp, ngoài ra nữa không có gì hết.

Ngoại-thân, Đức Chí-Tôn đã có nói, chúng ta có thể làm cho nó Chí-Thiện được, chính mình Đức Chí-Tôn cũng sợ, sợ đến đỗi Ngài biểu lập sẵn dưới thế này đi, đặng giáo-hóa họ lần lần. Bởi cớ cho nên riêng Ngài lập Đạo kêu Tương, Trang, Kỳ. Mấy vị Đại Thiên-Phong biểu mỗi người đều lập họ, lập họ tức nhiên lập ngoại-tộc Thiêng-Liêng của chúng ta đó vậy, trọng-yếu hơn hết là điều đó. Tại sao Đức Chí-Tôn biểu lập?
Nếu không có ngoại-thân thì Tiểu Thiên-Địa của chúng ta không có. Vì cớ cho nên các chơn-linh cao siêu người ta đã lập một Thiên-Cung của họ rực-rỡ, điều trọng-yếu hơn hết là những vị Giáo-Chủ, là người trong thân thể của họ kêu họ đi, đi cả thảy đặng giúp sức cho họ.

Bần-Đạo không giấu, vì chính mình Hộ-Pháp cũng có Tông-Đường khá lắm vinh-vang lắm, kém chăng là duy kém một đôi Tông-Đường vĩ đại như: Di-Lạc, Quan-Thế-Âm, Di-Đà mà thôi.

Tông-Đường của Hộ-Pháp cũng khá lắm, nên Đức Quyền Giáo-Tông thường có nói giả ngộ, nói bóng nói bí-mật là Triều-Đình của họ Phạm mạnh mẽ hơn Triều-Đình của họ Lê. Nói bóng vậy thôi.

Bây giờ Bần-Đạo nói Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta, nếu sợ mất hay chăng là bạn chí-thân của chúng ta, thiệt hại kia vẫn thường.

Bần-Đạo dắt toàn-thể con cái của Đức Chí-Tôn phải để ý cho lắm, giảng ngày nay cốt yếu giảng cho mấy người đó.

Chúng ta rủ nhau về đến
Niết-Bàn-Cảnh,bởi Niết-Bàn-Cảnh cũng nhưkinh-đô Cực-Lạc Thế-Giới vậy, chúng ta sẽ ngó thấy Đức Phật Thích-Ca nơi Kim-Sa Đại-Điện, tức nhiên Kim-Tự-Tháp giống như bên Egypte, mà không thiệt giống, là mình nó tròn, nó làNgũ-Thiên Ngũ-Giái. Còn Kim-Tự-Tháp bên Pérou không có giống, từ trên tới dưới chạy ngay như nóc nhà bánh ếch, nó cũng Ngũ-Thiên Ngũ-Chuyển như Pyramide nhưng tới từng chót thì bằng.

Kim-Tự-Tháp, dân Pérou khi nào họ tế Đức Chí-Tôn họ lên từng chót mà họ cúng. Kim-Tự-Tháp Egypte giống hơn, chúng ta tới đã thấy Kim-Tự-Tháp là Kim-Sa vậy.
Có một điều là chúng ta để ý hơn hết là cửa Kim-Tự-Tháp ấy có một cây dương lớn lắm, chúng ta không thể gì tỏa được, hình tướng cái lá nó nhỏ như sợi chỉ, chúng ta thấy nó bao trùm Kim-Tự-Tháp ấy, nếu chúng ta lấy con mắt phàm của chúng ta quan-sát bề mặt của nó chúng ta tưởng-tượng lối chừng vài trăm Kilomètre vậy, nó không có cùng, thấy mút con mắt. Cây dương ấy bao phủ trên làm như tàn che tủa xuống trọn vẹn.Trong cái Bí-Pháp của Niết-Bàn là cây dương ấy, mỗi lá dương đều có giọt nước Cam-Lồ, mỗi lá đều có một giọt nước, mỗi một giọt nước là một mạng căn trên Càn-Khôn Vũ-Trụ.

Kim-Tự-Tháp có từng, có nấc, hằng hà sa số Chư Phật, chúng ta không thể đếm được, mỗi từng ngồi trên Liên-Đài của mình mà thấy hằng-hà sa-số đủ hết.

Bần-Đạo có nói các Vị Phật ấy do
Nguyên-Linh của Đức Chí-Tôn sản-xuất đoạt-vị mà thôi.Nếu chúng ta có con mắt Thiêng-Liêng dòm lên Liên-Đài của họ, thấy ngôi-vị của họ truyền kiếp cho họ tạo cho đặng Liên-Đài của mình, nhứt đảnh Liên-quan của mình.Nếu một Vị Phật muốn thăng lên nhứt phẩm Liên-quanphải tái kiếp làm con vật, rồi đi từ con vật lên tới Phật vị, mới được một từng Liên-quan nữa.Chúng ta đến từng Liên-quan của họ vô tới Kim-Tự-Tháp, chúng ta thấy họ hườn nguyên Pháp-Thân ấy giống như hồi trong Kim-Bàn xuất hiện ra. Chúng ta thấy trong Kim-Bàn xuất hiện còn mờ mờ mịt mịt như một ánh chiêm bao. Còn Pháp-Thân khi ngự trên Liên-Đài họ rồi, Pháp-Thân được toàn vẹn trong-trẻo và ngó thấy hiện-tượng trong Pháp-Thân của họ huyền-bí vô biên. Mỗi Liên-quan của họ chiếu-diệu tức nhiên mỗi Linh-Pháp chuyển thế của Càn-Khôn Vũ-Trụ, họ tương thân cùng Càn-Khôn Vũ-Trụ, mấy địa-giới hết thảy, do điểm Liên-quan của họ chiếu diệu mà thôi, tỷ như chúng ta ngó thấy radio phát thanh ra, các địa-giới đâu đâu đều bắt được tiếng hết.

Vì quyền đặc-biệt của người ta cai quản, không thể đoán, không thể tưởng, Càn-Khôn Vũ-Trụ đều dưới quyền của họ điều khiển, không phải điều khiển về chánh-trị, mà họ điều khiển bằng giáo-hóa.

Nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ có hai cơ-quan:

1- Cơ-quan Trị-Thế.

2- Cơ-quan Giác-Thế.


Bên Cửu-Thiên Khai-Hóa cầm quyềnchánh-trịCàn-Khôn Vũ-Trụ. Bên Cực-Lạc Thế-Giới tức nhiên Niết-Bàn duy cógiáo-hóaVạn-Linh mà thôi.

Bần-Đạo nói pháp-thân khi lập được Liên-Đài mà còn mơ mộng, duy có Ngũ-Tầng-Quan hay Thập-Tầng-Quan mà thôi, còn thua người ta thì tôi phải ở lại một ngàn hai trăm năm, đặng ngồi định tinh-thần mà tạo Liên-Đài của tôi, cho đặng thêm cao trọng hơn nữa, các Chơn-Linh đi trong con đường dục-tấn, rồi vô Cực-Lạc Thế-Giới cũng chỉ ước vọng có bao nhiêu đó mà thôi.

Chư Phật đối với Đức Chí-Tôn, tức nhiên đối với Đại-Từ-Phụ muôn lần không có một, cho nên con đường dục-tấn của họ đi đi mãi mà thôi./.




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả