TÂN XUÂN NHỚ CỐ NHÂN 

Xuân về cảnh vật đổi thay lần
Bất chợt cảm hoài nhớ cố nhân
Mấy thuở chung tâm chia sướng khổ 
Bao hồi trà nước luận điều nhân
Phương xa bạn có an vui chớ?
Cảnh cũ mình chờ buổi hiệp tân
Đàn sáo cùng nhau hòa một bản
Ấm lòng tri kỷ đẹp tình thân


1.1.2013
Hiền Hòa

Minh Tâm Họa

Tình thân gắng giữ đã bao lần
Nay đượm sắc màu giữa thế nhân
Nắng táp không phai cành đươm nụ
Mưa gào chẳng nhạt cánh hoa nhân
Năm xe quý phẩm không bì kịp
Bảy gánh trân châu phủi tiếp tân
Vững chắc hai câu gìn lý thiện
Khối tình thấm đậm nghĩa kim thân

Minh Tâm 


NGÃ BA ĐƯỜNG


Đứng ngã ba đường định hướng đi,
Thầy khuyên hãy đợi gấp lo gì.
Lăng xăng lật bật sang sai nẽo,
Thất chí buông xuôi chẳng kịp kỳ.
Nhớ kỷ lời khuyên Thầy đã dặn,
Tham xân lấn lướt lạc phân ly.
Kiên tâm kiếm nghĩ từng trang Đạo,
Tĩnh lặng chờ Thầy…đúng…bước đi.
HỒ NGUYỄN
(07-12-12)


Thanh Hương Kính Họa

Nhớ kỹ đừng quên chọn hướng đi
ÂN SƯ nhắc nhở chẳng lo gì
Tâm tu gắng sức đừng sai nẻo
Bước Đạo gian nan đến hội kỳ
Thuyết pháp ban sơ Thầy đã dạy
Hiệp đồng Huynh Đệ chớ phân li
Lật xem Hiệp Tuyển từng trang giấy
Khắc phục chơn tâm định lối đi

Thanh Hương

-----------
THỔN THỨC

Nhân gian đắm mộng tưởng trường niên
Nên chẳng lo tu giữ mối giềng
Đoạt lợi về mình nào biết tội
Tranh danh hưởng trọn có gì kiêng!
Máu tươi đổi lấy tiền vô vị
Nước mắt hòa cùng bạc trắng miên
Thổn thức tâm tư đề mấy chữ
Giục người tỉnh giấc hướng Cao Huyền

3.1.2013
Hiền Hòa

Thay vì họa …
2.- 
Huyền vi đã đến lại rồi đi (*)
Thầy dạy đầy trang chẳng ích gì !
Tu cứ nhìn ra tâm bấn loạn,
Thiền mà đi đứng đạt vô vi.
Nếu dòm lên mãi e không vói,
Bằng những an bình mới đắc qui.
Hai chữ “máu tươi “nghe sợ quá !
Sao không tim huyết mới là … thi.


(* những tín đồ chạy theo Phật tử làm Từ Thiện …
2: 25 am – 4-1-2013
Phụng Thánh

Chẳng lẽ mình Già ?

3.- Thi thố tài năng cứu giúp đời,
Nhơn sanh còn luống những à ơi !
Phương tu Phụng Sự siêu miên viễn,
Triết lý Hiến Dâng tuyệt hiện thời,
Thao thức để thi thông mạch thức,
Nghỉ ngơi ổn định tạo cơ ngơi.
Bao giờ trở lại an ngôi cũ,
Sẽ rõ hành tàng chỉ thú chơi.

4- Chơi như Lý Bạch giáng Đường trào,
Tiên tục nhìn qua chẳng khác nhau.
Uống rượu nhả thơ nêu sĩ khí,
Phun châu quên phẩm mới anh hào.
Thế thường suy luận hằng sai bét,
Đạo lý ôn nhuần thức mới cao.
Lắm lúc Già nghe mình lẩm cẩm,
Vườn tao hậu tấn khó chen vào.


4: 10am – 4-1-2013
Phụng Thánh

 

Tiếp cho hết ý


5.- Vào e “múa gậy giữa rừng hoang”
Dị nghị mà chi vậy hỡi chàng ?
Đã thức nằm co vô ích quá,
Bằng ra máy tính hóa lang thang.
Cái tâm là ngựa vô cương ấy,
Con chuột như thoi cứ dẫn đàng.
Chỉ một người chê thường đủ xốn,
Nhưng còn những vị lại yêu khang .


4: 30 am – 4-1-2013
PT

Trong lịch sử Thanh cung 13 Hoàng triều, triều đại Khang Hy được xem là triều đại yên bình nhất. Ngay cả triều Càn Long, vốn được mệnh danh là triều hưng thịnh nhất của Mãn Thanh, cũng không có sự an bình như triều Khang Hy. Khang Hy là một vị vua anh minh, rất sáng suốt trong đường lối trị nước và thương yêu dân chúng như con của mình. Ông rất trọng nhân tài và võ học. Do quá đam mê võ học nên ông sưu tầm rất nhiều binh khí, từ đao, kiếm, thương…quý báu giang hồ. Với tinh thần thượng võ nên giới giang hồ từ Bạch đạo đến Hắc đạo đều nể trọng ông.
Nhưng ông cũng nổi tiếng là vị vua phong lưu đa tình, đi đến đâu ông đều lưu tình cảm của ông đến đó. So với các đời vua Mãn Thanh khác, nhờ vào chính sách hòa hợp dân tộc mà Khang Hy rất được lòng dân chúng. Ông thẳng thừng ra tay trừng trị bọn tham quan, ô lại, nhũng nhiễu làm hại dân lành. Dòng dõi, tông tích của triều Minh vốn căm thù nhà Mãn, luôn dấy binh chống lại, nhưng trước việc đối nhân xử thế hợp tình, hợp lý của Khang Hy, gần như họ án binh bất động, ít có sự chống đối.
Cái vượt trội của Khang Hy hướng tới, vẫn là cái TÌNH. Cái tình đối với vận mệnh nước nhà. Cái tình đối với dân chúng. Cái tình tình đối với những người mà mình yêu thương. Nhờ cái tình này mà mọi việc được giải quyết và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

6-. 
Khang Hy thần tượng của Già này,
Rất tiếc so mình chẳng móng tay.
Trung học không tròn âu kẻ dốt,
Quyền đai chưa mó thẹn râu mày !
Lỡ rồi lúc nhỏ tâm tư hẹp,
Cam chịu trưởng thành trí óc chay.
Khổ nỗi nói năng anh chị thích,
Cái TìNH minh chủ cũng lung lay …


5: 00am – 4-1-2013
Phụng Thánh

7;*Lung lay tìm chổ học tu tâm
Kẻo muộn lời khuyên vỡ mộng tầm
Một kiếp qua mau đời nhuộm tục
Nửa đời còn lại trí mờ câm
Tâm mài tỏa sáng dò đường thánh
Tánh dủa âm u vững lái cầm
Một bản đề thi còn phía trước
Chen vào kiếm chổ học tu tâm

04/01/2013
23/11/Nhân Thìn
Minh Tâm

 

 

1.8;*Tâm thiện phổ truyền cạn lý thương
Người hung nghe đến để tâm nhường
Anh hùng cố lái thuyền đưa khách
Tài nữ dẫn đường cập bến lương
Sóng vổ chẳng nề tâm vững chắc
Trùng dương không sợ mới phi thường
Xuyên rừng leo núi tìm chân lý
Đuốt huệ soi đường tỏ chín phương

04/01/2013
23/11/Nhân Thìn
Minh Tâm

9;*Phương xa tưởng đất thánh thanh bường
Ai hiểu trong nguồn thật đáng thương
Cay đắng hòa trong vòng thánh thiện
Ngọt bùi sao lãng nhạt đài gương
Phàm tâm tranh chấp người hờn tủi
Thánh ý hòa bình chẳng chịu nương
Xóa hết lời thơ còn mấy chữ
Tham công chẳng tội, mặc tranh đường

04/01/2013
23/11/Nhân Thìn
Minh Tâm


10;* Đường đến Cung Vi mấy kẻ chèo
Đạo Trời khai mở mấy người leo
Vạn người tiến bước thôi rồi bỏ
Một ý chẳng lui chí vượt đèo
Gối mỏi nhưng lòng đầy nhiệt huyết
Chân mòn vững dạ nắm dây treo
Thời gian tóc nhuộm màu sương khói
Lèo lách thuyền nan nhẹ mái chèo.

04/01/2013
23/11/Nhân Thìn
Minh Tâm

Description: Trả lời kèm trích dẫnTrả lời kèm trích dẫn

2.01-04-2013, 01:01 AM#164

Hiền Hòa 

Description: đã rời mạngĐồng Đạo Tùng Khổ

Ngày tham gia

Oct 2012

Bài viết

68

Description: Trích dẫn Gửi bởi Phung Thanh Description: Xem bài viết

Trong lịch sử Thanh cung 13 Hoàng triều, triều đại Khang Hy được xem là triều đại yên bình nhất. Ngay cả triều Càn Long, vốn được mệnh danh là triều hưng thịnh nhất của Mãn Thanh, cũng không có sự an bình như triều Khang Hy. Khang Hy là một vị vua anh minh, rất sáng suốt trong đường lối trị nước và thương yêu dân chúng như con của mình. Ông rất trọng nhân tài và võ học. Do quá đam mê võ học nên ông sưu tầm rất nhiều binh khí, từ đao, kiếm, thương…quý báu giang hồ. Với tinh thần thượng võ nên giới giang hồ từ Bạch đạo đến Hắc đạo đều nể trọng ông.
Nhưng ông cũng nổi tiếng là vị vua phong lưu đa tình, đi đến đâu ông đều lưu tình cảm của ông đến đó. So với các đời vua Mãn Thanh khác, nhờ vào chính sách hòa hợp dân tộc mà Khang Hy rất được lòng dân chúng. Ông thẳng thừng ra tay trừng trị bọn tham quan, ô lại, nhũng nhiễu làm hại dân lành. Dòng dõi, tông tích của triều Minh vốn căm thù nhà Mãn, luôn dấy binh chống lại, nhưng trước việc đối nhân xử thế hợp tình, hợp lý của Khang Hy, gần như họ án binh bất động, ít có sự chống đối.
Cái vượt trội của Khang Hy hướng tới, vẫn là cái TÌNH. Cái tình đối với vận mệnh nước nhà. Cái tình đối với dân chúng. Cái tình tình đối với những người mà mình yêu thương. Nhờ cái tình này mà mọi việc được giải quyết và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

6-. 
Khang Hy thần tượng của Già này,
Rất tiếc so mình chẳng móng tay.
Trung học không tròn âu kẻ dốt,
Quyền đai chưa mó thẹn râu mày !
Lỡ rồi lúc nhỏ tâm tư hẹp,
Cam chịu trưởng thành trí óc chay.
Khổ nỗi nói năng anh chị thích,
Cái TìNH minh chủ cũng lung lay …


5: 00am – 4-1-2013
Phụng Thánh

TRÂN TRỌNG KÍNH PHỤNG HỌA 
BÀI : KHANG HY THẦN TƯỢNG CỦA GIÀ ĐÂY


Huyền Diệp - Thánh Vương đáng bực này 
Thương dân hết dạ quyết ra tay
Diệt Ngao tế thế xây triều chính
Trừ Quế an bang tỏ đế mày 
Cẩn thận tài hoa tầm thước chín
Khoan hòa can đảm giỏi minh chay
Khang- Càn Thịnh Thế đời sau gọi
Sáu mốt năm trường vững chẳng lay

Hiền Hòa 
4.1.2013


---------

Thanh Thánh Tổ Khang Hy tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp.

Tám tuổi Thánh Tổ trừ quyền thần Ngao Bái

Hai mươi sáu tuổi Ngài dẹp loạn Ngô Tam Quế 

Các sử gia và những người trực tiếp hầu cận Thánh Tổ Khang Hy đã nhận định Ngài như sau:

Hoàng đế là người tầm thước, hiền từ, chín chắn, cử chỉ đoan trang. Là vị vua thông minh, tài hoa, cẩn thận, cần cù, sống giản dị, tính tình khoan hòa, nhưng can đảm và cầm quân giỏi. Hàng ngày, Ngài thường tự tay xử lý 300-400 bản tấu, sớ, nhiều đêm làm việc tới tận canh ba,...

Thời kỳ Thánh Tổ cai trị có cả thành tích văn và võ, củng cố cơ sở thống trị cho nhà Thanh một cách vững chắc. Thanh Thánh Tổ Khang Hy đã để lại sự khai sáng cho đường lối cai trị đất nước vững vàng sang thế kỷ 18 cho người cháu nội là Càn Long, được các sử gia gọi là “Khang Càn thịnh thế”

Thanh Thánh Tổ Khang Hy qua đời năm 1722 tại Bắc Kinh, hưởng thọ 69 tuổi, ở ngôi 61 năm, là hoàng đế ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.


GẶP LẠI NGƯỜI XƯA 

Hôm nay bất chợt gặp người xưa
Lệ ứa tim đau nói chẳng vừa
Mượn khúc đàn vang xua nỗi thảm
Lấy hồi sáo giục giải say sưa 
Nhớ khi hội hiệp thu phong nguyệt
Mong buổi trùng phùng hạ đổ mưa 
Tri kỷ là đâu tri kỷ hỡi
Mời nhau nâng cạn khối tình ưa...

Tình ưa sao khéo buộc bao người
Để khách hồng trần phải lụy ngươi?
Chữ nhớ đeo đai cao vạn khối
Vần thương chồng chất nặng thêm mười
Hễ duyên hạnh phúc thương pha ghét
Rủi nợ bất hòa khóc lộn cười
Ngẫm lại trò đời sao ngán ngẫm
Kiếp sanh đếm lại được bao mươi ...

Bao mươi năm sống mới vừa đây
Để thỏa lòng tham của thế này
Kẻ ước nhà cao quyền thế lớn
Người cầu vợ đẹp tử ngoan hay
Biểu tu cười bảo: còn gia đạo
Khuyến thiện khinh kêu: khéo vẽ bày
Lắm lúc muốn ngừng không viết nữa
Mặc cho nhơn thế cứ tung bay ...

4.1.2013
Hiền Hòa 

----


Tiếp vận Hiền Hòa …

4.-
 Bay theo mây gió chút ngao du,
Nhìn trước ngó sau vẫn mịt mù.
Mây trắng bên trên đua cuộn cuộn,
Gió theo phía dưới hẳn vù vù.
Giựt mình thức giấc suy vô hữu,
Nâng bút ghép vần nghiệm thiệt hư.
Tâm thức nao nao đang réo gọi,
Muốn vào vĩnh cửu phải bền tu.


5.-
 Tu như cỏ úa gặp mù sương,
Đạo vốn cây che mát mẻ đường.
Một kiếp muôi dưa muôn kiếp hưởng,
Đôi năm mệt nhọc vạn năm bường.
Có thần nuôi nấng thần càng mạnh,
Luyện khí thông thương khí mới tường.
Nhập thể lòng trong gìn tịnh mẫn,
Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phương.

[Quí Cao 16-1-26 – Thi Tập]


Không ai thì PT.tiếp

6.- Phương (*) lo học Đạo chí đừng lơi,
Phú quí sương tan lố Bóng Trời.
Lợi lộc xôn xao rồi một kiếp,
Nghĩa nhơn tích trữ để muôn đời.
Làm lành sau cũng lành vay trà.
Chác dữ âu hay dữ vốn lời.
Mấy kẻ xét mình tâm tự cải. 
Thân danh bể khỗ mặc buông trôi.


Thi Văn Dạy Dạo
(*) Nguyê văn “Cần lo” PT mạn phép
chỉnh để nối vào thập thủ, cũng là tạo
cơ hội cho các Bạn yêu thơ đọc lại TVDD

 

Nối tiếp …

7.- 
Buông trôi (*) ngày tháng cảnh đưa xuân,
Ướm chổi huỳnh-lương tỉnh dậy lần.
Rạng nẻo chung soi đèn Bạch-Ngọc,
Dò đường xúm núp bóng Hồng-Quân.
Hồi chuông cảnh tỉnh vang rừng Thánh,
Tiếng trống giác-mê nhặt đỉnh Thần.
Biết Đạo khá lo trau hạnh-đức,
Dữ lành đợi buổi cũng cân-phân.
Thi Văn Dạy Đạo

8.-
 Cân phân (*) đạo-hạnh khá rèn lòng,
Gặp hội đành vui chữ sắc không.
Cúc rải đường qua vang tiếng nhạn,
Rừng tà bóng khuất vẳng hơi thung.
Xuôi chiều đổ bến êm dòng bích,
Phải lúc nương mây chớp cánh hồng.
Nhuần-gội ơn Trời âm-chất vẹn,
Mau chơn ngày tháng đã qua đông.
 

Thi Văn Dạy Đạo
-------
(*) . Buông trôi, nguyên văn : Lần lừa …
Cân phân, nguyên văn : Vun nền …
PT mạn phép nối tiếp thế này để tạo
cơ hội đọc lại Thi Văn Dạy Đạo.

tiếp nối …

9.- Đông, Đạo hoằng khai khai hiệp chúngsanh,
Thương yêu Thượng Đế dạy khuyên rành.
Năm châu chinh chiến người chưa thức,
Bốn biển xôn xao sóng bũa gành.
Vật chất say mê tăng bạo lực,
Tinh thần yêu thích hết đua tranh.
Bao giờ nhơn lại tìm đường thiện,
Như gió mùa Xuân chuyển lá cành ?

10.- Cành mai thơ-thới đượm hơi xuân,
Dìu-dắt đem nhau lại đảnh Thần.
Tích đức để lòng trau khổ-hạnh,
Diệt phàm gắng chí thoát mê-tân,
Lừng Trời vẹt ngút mây xây mịt.
Đài ngọc khoe gương sắc rạng ngần,
Công-nghiệp dồi-dào âm-chất đủ,
Long-Hoa đợi hội hưởng Thiên-ân.
 (*)
Thi Văn Dạy Đạo
-------
(*) PT mạn phép nối tiếp thế này để tạo
cơ hội đọc lại Thi Văn Dạy Dạo. 

2: 51am – 8-1-2013
Phụng Thánh

 

1.THÁNH ĐIỆN TÂY NINH

2.
Thánh Điện Tây Ninh hiện sắc rồng,
Tam Kỳ khai mở cõi trời Đông.
Uy nghi thống ngự đường qua lại,
Rực rỡ thênh thang ánh diệu hồng.
Bạch Ngọc nơi trần Thầy ngự đó,
Người về khó chối thấy thành không!
Ngôi thờ Thượng Đế đà vinh hiển,
Rán sức bồi tu chuyển Đại Đồng.
HỒ NGUYỄN
(Cali: Kỷ niệm năm mới 2013) 

Minh Tâm Kính Họa


Khai Đạo CHÍ TÔN giáng bút rồng
Thánh Thi truyền dạy mấy thu đông
Tỷ Huynh gắng hiểu tầm Chơn Pháp
Đệ Muổi từng câu nhuộm lý hồng
Cố nhớ lời Thầy ban nghĩa cả
Đừng quên ý Mẹ dặn tâm không
Bao lần cảnh thức tìm bền giác
Để hiệp đồng môn trí đại đồng

08/01/2013
27/11/Nhân Thìn.
Minh Tâm



Tệ đệ xin KÍNH HỌA CÙNG THI HUYNH Minh Tâm

Thuần Đức Tiên Sinh vốn tuổi Rồng 
Thủ cơ Lập Pháp rạng Trời Đông 
Tiên Thiên Tiểu Học phân cùng lý
Đại Đạo Căn Nguyên tạc sử hồng
THẦY Ở BÊN CON DÌU TRÍ HÓA 
TÙY THEO TRÌNH ĐỘ PHẢN HỒI KHÔNG
MUỐN XIN LIỄN CỨ XIN NƠI HẬU
Bảo Pháp Chơn Quân giữ luật đồng

Hiền Hòa
8.1.2013


-----------------

Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, bút hiệu Thuần Đức, sanh ngày 5-3-Nhâm Thìn (dl 1-4-1892)

Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu hiệp với Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức trở thành Cặp Cơ Lập Pháp của Đại Đạo.

Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu có soạn ra nhiều quyển sách trong đó có TIÊN THIÊN TIỂU HỌC và ĐẠI ĐẠO CĂN NGUYÊN, đều là những tài liệu quý giá cho hậu tấn.

Đức Chí Tôn đã từng giáng cơ dạy riêng Ngài Hậu như sau:

" Hậu ! Sách con làm ra đều có giá trị, là nhờ Thầy giáng tâm con. 
Con sợ sai lầm cũng phải, nhưng về sự sai siển, dầu bậc Thánh xưa làm sách cũng còn nhiều chỗ khuyết điểm. 
Vậy con cứ an lòng mà làm ích thêm nữa. Thầy hằng ở bên con mà dìu dắt cho trí hóa rộng thêm, nghe con !" 
Năm 1928, Ngài Bảo Pháp cũng có hỏi Đức Chí Tôn về việc viết sách Đạo, Đức Chí Tôn đáp : 
" - Hay đó con ! Con cứ lần lần đến đâu thì có giá trị đến đó, tùy theo trình độ học cứu mà tấn hóa, nghe ! 

Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức có thuật lại : " Tôi còn nhớ lúc nọ, Đức Lý Đại Tiên giáng cơ khen tặng và nói rằng : Ai muốn xin liễn thì xin nơi Hậu."

----------------

Cảm Hứng Tranh Thơ

Trăng không hiện hóa thành mộng mị ?
Trên trời chim, dưới nước cá từng bầy.
Con cò nhỏ rình mò đầy ác ý,
"Tao xục mầy, cho thỏa ý tao đây".


Viết vội tặng trò thơ MT, với lời Khen :
"Tiến bộ - Sáng tạo "
4: 44 pm - 17-1-2013
Khi nào rảnh qua Quán CH chơi, nhé !

---------------

MỪNG LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG


Tuyệt sắc hào quang nhẹ lướt sa,
Tây Ninh PHẬT MẪU giáng phương nhà.
Tiên Nương Vân Động sau bên MẸ,
Thần Thánh Phật Tiên trước cạnh CHA.
Tín nữ dâng trà thân lánh tục,
Thiện nam thượng tửu trí xa tà.
Đại đồng chung hưởng nhiều ân huệ,
Bá tánh quay về hiệp khúc ca.

Minh Tâm


Đã lâu Minh Tâm mới đến thăm lại Diễn Đàn . sẵn dịp Tết Trung Thu, và mừng LỄ HỘI YẾN Minh Tâm xin Kính Chúc Quý Huynh Tỷ Đệ Muội và toàn thể Gia Quyến được hưởng nhiều Ân Lành.

Minh Tâm mừng gặp lại Thầy Thơ, Kính Chúc Thầy Thơ được nhiều sức khỏe.

------------------

MỪNG LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG

Tuyệt sắc hào quang nhẹ lướt sa,
Tây Ninh PHẬT MẪU giáng phương nhà.
Tiên Nương Vân Động sau bên MẸ,
Thần Thánh Phật Tiên trước cạnh CHA.
Tín nữ dâng trà thân lánh tục,
Thiện nam thượng tửu trí xa tà.
Đại đồng chung hưởng nhiều ân huệ,
Bá tánh quay về hiệp khúc ca.

14/09/2013
Minh Tâm

HỌA MỪNG HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG

Khổng Tước Thanh Loan đã kỵ sa
Cửu Thiên Huyền Nữ đáo Nam Nhà
Báo Ân Từ tạm thờ ngôi Mẹ
Tòa Thánh Tổ Đình đảnh lễ Cha
Môn đệ trọn lòng tin chánh đạo
Anh em hiệp sức nguyện xua tà
Ngưỡng mong Phật Mẫu từ bi định
Nhà, Nước, Đạo thành rạng rỡ ca.

15/09/2013
Hiền Hòa 

 

Nỗi Niềm
(Họa vận MT thay lời cảm ơn,
luôn nhớ Thầy Thơ)

Hội Yến Năm này lệ Mẫu sa ?
Cầu mong trăng sáng đẹp trăm nhà.
Cảnh đời nhân nghĩa đau lòng Mẹ,
Cửa Thánh tín đồ nhọc trí Cha.
Tín nữ hẹp hòi chưa cởi mở,
Thiện nam tự đắc lụy ma tà.
Đại đồng huynh đệ bao giờ có ?
Thơ viết cạn từ, chuyển hát ca …


12-8-QT (116-9-2013)
Phụng Thánh

18 Trang tất cả




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả