PHẠM KHANG:bong::bong:

TẢN MẠN BÊN DÒNG TƯ TƯỞNG CỦA MACHIAVEL BÀN VỀ SỨC MẠNH VÀ THƯỢNG ĐẾ…
(Bút ký triết học)

“Ngày nay chúng ta có Machiavel của các tu sĩ dòng tên, họ coi ông là kẻ thù của Giáo hội. Chúng ta lại có Machiavel của các nhà ái quốc họ coi ông là đấng cứu thế của một nước Italia thống nhất. Chúng ta có cả Machiavel của dòng họ cai trị Savoy, họ nhìn ông là một tướng lĩnh giỏi, tiên phong của quân đội quốc gia. Chúng ta cũng có Machiavel của các triết gia, họ coi ông là người sáng tạo ra một đường lối tư tưởng mới: tinh thần thực tiễn. Chúng ta lại có cả Machiavel của các nhà văn, họ thán phục và ca ngợi lối hành văn mạnh mẽ và cú pháp táo bạo của ông. Và tất cả những Machiavel ấy đều là đúng cả”.
Giuseppe Prezzolini

“Machiavel là một nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ và đồng thời là một tác giả đầu tiên viết về những vấn đề quân sự đáng được nêu tên của thời cận đại”.
Ph.Ăng-ghen

“Không có lời ca ngợi nào xứng đáng với tên ông”

(Lời khắc trên mộ ông, tại nghĩa địa dành cho các vĩ nhân nước Ý)

Người ta không biết rõ cuộc đời của Machiavel kể từ năm 1498 trở về trước. Chỉ biết vào ngày 15 tháng 6 năm 1498, Machiavel lúc đó 29 tuổi, tham dự chính thức vào đời sống công, với tư cách là thư ký của phòng Chưởng ấn thuộc chế độ cộng hòa Florence. Ông thuộc một gia đình khá giả tại vùng Toscane và ba ông cũng ở trong ngành Tư pháp. Sau đó không lâu, mặc dầu không rời bỏ phòng Chưởng ấn, ông được đặt dưới quyền sử dụng của những thẩm phán được bầu, có nhiệm vụ liên lạc thư từ với các vị đại sứ của Florence ở hải ngoại.

Địa vị của Machiavel thật là tầm thường, lương bổng rẻ mạt, và cuộc đời của ông cũng tầm thường không kém. Đó là cuộc đời của một người công chức, một người cạo giấy, lúc nào cũng phải đối phó với những âm mưu hèn hạ của bạn đồng nghiệp, và lúc nào cũng thiếu thốn tiền bạc

Mác viết : “… Kể từ Machiavel … thì sức mạnh đã được miêu tả là cơ sở của quyền; do đó, quan điểm lý luận về chính trị đã được giải phóng khỏi đạo đức, và không có cái gì khác được chấp nhận ngoài cái định đề là sự nghiên cứu chính trị một cách độc lập.”

Với khẳng định này, Mác cho ta thấy công lao to lớn của Machiavel khi ông phát hiện ra: cơ sở của quyền là sức mạnh.

Sức mạnh là gì ? Đó là cái mà ta có thể đạt tới bằng sự khỏe mạnh của cơ bắp, tiền bạc, hay trí tuệ theo cách nói của Alvin Toffler. Hoặc có thể đạt tới nhờ địa vị giai cấp sẵn có. Biểu hiện của người có sức mạnh là chỗ có thể bắt người khác phục tùng theo ý chí của mình. Như vậy, dù là theo quan điểm Toffler hay quan điểm giai cấp của Mác thì sức mạnh cũng là cái hiện thực. Ý nghĩa mệnh đề “cơ sở của quyền là sức mạnh” là mệnh đề “cơ sở của quyền phải tìm trong hiện thực”.

Phát kiến trên của Machiavel là phủ định quan niệm cho rằng quyền lấy cơ sở từ ý muốn của Thượng đế, và được cụ thể hóa thông qua các điều răn dạy của Chúa, các quy tắc đạo đức. Nhờ phát kiến này, chính trị học với phạm trù quyền lực chính trị là trung tâm, lần đầu tiên trong lịch sử được nghiên cứu một cách độc lập, trên cơ sở hiện thực, chứ không phụ thuộc vào Thượng đế. Do vậy, từ đây chính trị đã thoát ra được cái bóng ma của trung cổ và vươn lên mạnh mẽ, tạo ra một cú hích vĩ đại vào lịch sử tư tưởng chính trị và hiện thực chính trị - xã hội lúc bấy giờ.

Như vậy, Machiavel đã nhận rõ “bọn kẻ cướp”, chính là giai cấp thống trị, đã lợi dụng kinh thánh và các quy tắc trong đó để làm cơ sở cho quyền lực của chúng. Chúng truyền đại để khơi dậy niềm tin mù quáng của quần chúng lao động vào các tín điều. Biến các tín điều ấy thành cái vòng “kim cô” xiết chặt lên cổ của nhân dân nô lệ, làm cho họ không thể vượt qua các quy tắc ấy. Và họ “không chống cự” ngay cả khi họ bị bóc lột dã man.

Một nghìn năm đêm trường trung cổ, loài người sống trong sự ngu dốt, giả dối, u mê và tội ác. Lịch sử tư tưởng trong đó có tư tưởng chính trị đã được xây dựng trên cơ sở thế giới quan duy tâm thần bí “Tất cả đều do Thượng đế sinh ra và định đoạt”.

Thượng đế là gì ? Theo Machiavel , đó là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người, là cái mà con người, do sự sợ hãi và ngu dốt, đã đẻ ra nó, thế mà với sự tăm tối nhất của tư duy họ đã biến cái mà họ sinh ra thành cái sinh ra họ, cái đáng ra phải phụ thuộc vào họ trở thành cái làm chủ họ. Họ bị tha hóa bởi chính tư duy của mình. Và kết quả là thời đó mọi khoa học, mọi chân lý, mọi quy tắc, mọi quan điểm chính trị… của cuộc sống đều phải xuất phát từ “ý chí” của bóng ma Thượng đế, chứ không phải là từ hiện thực khách quan.

Những kẻ tinh ranh và khôn ngoan đã lợi dụng điều đó để đạt tới hay duy trì sự thống trị và bóc lột, áp bức của chúng đối với nhân dân nô lệ. Lịch sử loài người đã phải đổ biết bao nhiêu xương máu để tháo gỡ cái vòng “kim cô” ấy, để phá tan cái bóng ma ấy.

Machiavel là một vị anh hùng tiên phong trong trận chiến đầy cay đắng và vinh quang này.
PK…

Ảnh



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả