PHẠM KHANG:bong::bong:

TẢN MẠN VỀ BỐI CẢNH 1986 VÀ SỰ THỨC TỈNH CỦA VĂN HỌC VIỆT


Sự chuyển động mạnh mẽ của văn học trong “bối cảnh 1986” được ghi nhận trước hết ở văn xuôi, mà điểm nhấn của nó là các thể loại văn học báo chí, tập trung phản ánh các vấn đề xã hội nóng bỏng, tiêu cực, bức xúc (ký sự, phóng sự…), đề cao sự dũng cảm, trung thực, thẳng thắn trong ngòi bút. Bằng cách gắn bó với đời sống nhiều mặt, không tô hồng, né tránh cái sai, cái đúng, văn học đã thực sự chứng minh được nó đang tham gia tích cực vào đời sống, vào công cuộc đổi mới.

“Nói thật, nói thẳng, nói đúng là một trong những yêu cầu thông tin của giới văn nghệ đối với công chúng” (Nông Quốc Chấn). Do đó, ranh giới giữa các thể loại văn học và báo chí trong trạng thái ấy cũng ngày càng mờ dần; hiện tượng pha trộn thể loại này được nhiều người gọi là “văn học hóa báo chí” , “báo chí hóa văn học”. Hiện tượng ấy cũng phần nào cho thấy tư duy phản ánh hiện thực, thứ hiện thực xù xì, gai góc, thô ráp khác nhiều so với hiện thực lý tưởng hóa trước kia, trở thành nét ưu trội của tư duy đổi mới văn học. Cái đêm hôm ấy…đêm gì? (Phùng Gia Lộc), Câu chuyện về một vua lốp (Nhật Linh), Người đàn bà quỳ (Xuân Ba), Lời khai của bị can (Trần Huy Quang), Làng giáo có gì vui (Hoàng Minh Tường), Thủ tục để làm người còn sống (Minh Chuyên)…thường được nhắc đến như những trường hợp tiêu biểu, một thành quả của đổi mới ở thể loại ký, phóng sự.

"Trên bình diện lý luận nghệ thuật (khác với bình diện lý luận phản ánh) văn học trước hết không phải là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc sống, sự khao khát công lý xã hội…Văn học chủ yếu không phải là ghi chép , mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn…Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa đựng trước hết không phải hiện thực được phản ánh, mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Văn học rất cần sự thật, sự thật trong văn học là sự thật của cách nhìn, của thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với những hiện tượng được phản ánh, muốn phản ánh hiện thực cho chân thực, nghệ sĩ cũng phải biết và dám nói thật. Văn học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nhiệm vụ hàng đầu và bao trùm của nó. Nhà văn không thể không phản ánh trong sáng tác của mình những sự kiện, những vấn đề nóng bỏng của xã hội...Nhưng nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài của văn học trong việc phản ánh hiện thực vẫn là mô tả số phận con người, khắc họa các tính cách con người..." (Lê Ngọc Trà).

Đổi mới văn học ở giai đoạn đầu của “bối cảnh đổi mới” đất nước, nếu nhìn từ góc độ hệ hình, là không có đổi mới nền tảng, không thực sự tạo ra bước ngoặt mới, nếu có bước ngoặt thì đó là bước ngoặt trong hệ hình chính thống, làm giàu có hơn, phong phú hơn khung tri thức của hệ hình đó, gia tăng sức mạnh kiến tạo và diễn giải tác phẩm trong nó.
PK…


ẢnhImage and video hosting by TinyPic


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả