PHẠM KHANG:bong::bong:

TẢN MẠN VỀ SÁNG TẠO VÀ CẢM HỨNG CỦA NHÀ VĂN

Xưa nay việc giải quyết nhiệm vụ nghệ thuật, nói chung, bằng cách này hay cách khác, cùng lúc gắn với sự tập trung cao độ của tác giả xâm nhập vào tác phẩm với những nỗi thống khổ của công việc sáng tạo, thì hình như 100% vẫn là cảm giác vui sướng trước những khả năng, tư duy nổi trội của mình, với sự hứng khởi linh diệu của tinh thần, điều mà Sokrat đã từng nhấn mạnh trong đối thoại Platon “ion”: Các nhà thơ “sáng tác những bản trường ca tuyệt vời…chỉ trong trạng thái hưng phấn say sưa, trong cơn kích động của nhịp điệu, đó là sức mạnh thần thánh.” Và ông cho rằng, thiếu nó các sáng tác của nhà văn không thể đi tới đích hoàn mỹ của nó…

Khi sáng tác, trải nghiệm xúc cảm tự do trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn thường mang hình thức quan sát chăm chú, xúc động mạnh mẽ, lắng nghe gắn với cảm giác lệ thuộc vào một điều gì đó tốt đẹp ở thế giới trong siêu mở về tự nhiên, về cõi đời cõi người, thậm chí cả tiếng vọng của trầm tích, của lịch sử và các vết cắt không tưởng của hiện thực rên xiết các giá trị tranh nhau chỗ đứng để tồn tại, để thuyết minh…

Ví như, tính tự do trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ, đôi khi tuân thủ một cách phi lý một mệnh lệnh nào đó của trái tim, của xúc cảm; đôi lúc không tránh khỏi tự nhiên chủ nghĩa, độc đoán và bí hiểm…

Và cuối cùng cũng có thể nhận ra rằng, mạch đập sáng tạo của nhà văn biểu diễn trong tác phẩm của họ được bộc lộ theo những cách khác nhau. Có cái gì đó căng thẳng trong quá trình sáng tạo: “Tất cả những cái dám gọi mình là nghệ thuật, chứng minh ý chí hướng tới những cố gắng vượt giới hạn về sự quyết tâm đi tới tận cùng của khả năng…” -T.Mann đã có ý kiến như vây...
PK…

Ảnh
Ảnh động


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả