PHẠM KHANG:bong::bong:

NGÔN NGỮ TÍNH DỤC VÀ THÂN THỂ TRONG THƠ HIỆN ĐẠI 

Tính dục luôn được coi là yếu tố có tính xúc tác mạnh mẽ và lôi cuốn trong thơ từ xưa tới nay. Trong thơ hiện đại và đi kèm với nền văn minh mới của nó, tính dục lại càng được xem trọng và là điểm nhấn để người ta quyến rũ và lôi kéo bạn đọc về phía thơ, về phía mình với tư cách là tác giả của bài thơ, tập thơ, cả sự nghiệp thơ…

Ví dụ, ở Việt Nam việc miêu tả những yếu tố tính dục trong thơ sau 1975 ở giai đoạn đầu được coi là dấu hiệu cởi mở để phá bỏ cấm kị thì những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI việc miêu tả tính dục được đẩy lên đến mức nhiều người coi đó là quá trình “sinh dục hóa thơ ca”. Nhiều cây bút không những nói đến bộ phận thân thể mà còn diễn tả các hành vi tính giao một cách “hiện thật” như thơ của nhóm MỞ MIỆNG hoặc DỰ BÁO PHI THỜI TIẾT, nhóm NGỰA TRỜI SÀI GÒN…và một số tác giả khác nữa…

Thực tế này đã khiến không ít các nhà nghiên cứu băn khoăn trong việc định danh…Xin thưa, đây cũng là loại thơ đã góp phần vào việc làm phân rã người đọc sâu sắc, sự phản ứng lại nó là thuộc về số đông…Kỳ thực sự phản ứng này không phải là không có lý của nó, khi thơ không đáp ứng được kỳ vọng về một cảm nhận mỹ cảm tươi đẹp, dịu dàng, bay bổng và nhân văn khi diễn từ về cuộc sống và tình yêu của con người…

Thơ không phải chỉ cốt miêu tả tính dục và coi sex như một hình thức cao nhất để giải phóng tinh thần và như một phương diện để chứng minh tính hiện đại trong nghệ thuật là điều bất ổn. Ngay đến học thuyết Freud từ khi ra đời đến nay cũng đã có nhiều thay đổi và cấu trúc tâm lý ba tầng của ông cũng được nhìn nhận sâu hơn dưới ánh sáng của tinh thần nhân bản. Đối với thơ hiện đại viết về sex vừa là cái có thể và cũng rất thách thức bởi nếu không khéo nó chỉ là một bức ảnh lõa lồ và thô tục như là một con vật mang định danh NGƯỜI.

Nếu viết về sex và những vấn đề tính dục một cách hợp lý thì sẽ tạo nên khoái cảm thẩm mỹ (bản thân sex cũng được coi là hình thức xả stress hiệu nghiệm trong đời sống hậu công nghiệp), nhưng nếu người viết đẩy nó tới quá đà tất sẽ trượt sang phản cảm. Hiện nay cả ở Việt Nam và trên thế giới “ngôn ngữ thân thể” đang bị lạm dụng và nhiều người nhầm tưởng đó là thứ nghệ thuật tiền phong chủ nghĩa…(Ngựa biển của Hoàng Hưng…).

Ở Trung Quốc, loại ngôn ngữ thân xác này cũng không còn được chào đón như cách đây khoảng mười năm về trước. Đây là dẫn chứng để các nhà tiền phong nói riêng và số đông bạn đọc yêu thơ suy ngẫm để có những cách thức biểu đạt giàu tính nghệ thuật và giàu tính nhân văn hơn khi viết về sex và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ thân xác.

Ngôn ngữ thân xác là điều không thể thiếu được trong thơ hiện đại, nhưng hãy biến nó thành ánh sáng của cái đẹp, thành biểu tượng của niềm rung cảm về cái đẹp, tình thương mến và sự bao dung thân thiện của con người…
Tặng các bạn bài ẢO GIÁC của PHẠM KHANG

Trước mặt ta 
Em hiện ra 
Lung linh 
Câm lặng 
Vô cảm

Kìa em 
Sao đã rụng cuối trời 
Con đường nhạt nhòa tối 
Trái tim không đủ lời

Kìa em 
Nụ hôn 
Trượt dốc
Ướt át 
Và lạnh

Hỡi nỗi khổ đau 
Lẽ nào tang tóc
Lại tấn phong cho tình yêu 
Như nụ hôn buồn tủi 
Và ảm đạm của những bóng ma…
PK…

Ảnh



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả