PHẠM KHANGTRUYỆN NGẮN HÓA TIỂU THUYẾT:bong::bong: 
(Tặng những ai quan tâm và các bạn thân yêu của tôi…PK)


Có thể xem truyện ngắn là một phác thảo của tiểu thuyết, một bộ phận của tiểu thuyết, là hạt nhân của tiểu thuyết. Có thể thấy, cả truyện ngắn và tiểu thuyết đều có các yếu tố nhân vật, tình huống, cốt truyện, kết cấu…giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có sự giao thoa, những đặc điểm tương đồng và dị biệt, lằn ranh giữa truyện ngắn và tiểu thuyết đôi lúc rất mờ nhòe.

Một trong những biểu hiện của hiện tượng truyện ngắn tiểu thuyết hóa là sự khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu, gia tăng tính dồn nén. Điều này cho truyện ngắn có một sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó, cho ta cảm giác về những tiểu thuyết thu nhỏ.

Tính chất truyện ngắn tiểu thuyết hóa còn được thể hiện ở kỹ thuật liên kết các truyện ngắn, tạo nên kiểu “truyện ngắn khung”, “truyện ngắn trong truyện ngắn” trong các truyện Những ngọn gió Hua tát (gồm 19 truyện ngắn liên hoàn); Chút thoáng Xuân Hương (gồm 3 truyện).

Thời hiện đại, tiểu thuyết có xu thế nghiêng về truyện ngắn bởi nó ngắn về dung lượng, ít nhân vật, thời gian và không gian không có quy mô lớn…còn truyện ngắn thì cố mở rộng phạm vi về phía tiểu thuyết…chính sự xóa mờ ranh giới thể loại mà càng về cuối thế kỷ XX, hiện tượng đó càng diễn ra mãnh liệt và truyện ngắn ngày càng chiếm ưu thế.

Trong quá trình phát triển, truyện ngắn sẽ thu nạp những đặc điểm mới, bởi sự tác động qua lại giữa các thể loại. Sự xâm lấn của các yếu tố tiểu thuyết vào truyện ngắn (hay còn có thể nói khuynh hướng tiểu thuyết hóa trong truyện ngắn đương đại Việt Nam, ví dụ: Tướng về hưu, giọt máu, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp), Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (Đỗ Bích Thủy), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Nhân sứ (Hòa Vang), Nhiệt đới gió mùa (Lê Minh Khuê)…một phần là kết quả của quy luật nội tại trong quá trình vận động thể loại, mặt khác là bởi ý thức của người viết nhằm tạo nên những không gian nghệ thuật mới.

Thể loại không phải là yếu tố làm nên thành công của một tác phẩm, tuy nhiên việc lựa chọn thể loại lại gắn với “tạng” của mỗi người, chẳng hạn có người chỉ làm thơ hoặc chỉ viết và thành công với truyện ngắn hoặc tiểu thuyết, và ắt hẳn khi viết nhiều một thể loại, dần dà người viết sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nghệ thuật…Mỗi thể loại là một kênh giao tiếp giữa nhà văn, người đọc và tác phẩm…Rõ ràng sự “thuần khiết thể loại” không phải là mục đích nhà văn hướng tới. “Không chịu khép mình vào các quy định lý thuyết của thể loại”, làm cho ranh giới thể loại trở nên mờ nhòe, phá vỡ ranh giới thể loại cũng là cách thức nhà văn tìm đến sự cách tân. Thể loại, bởi vậy, không bất biến mà luôn biến đổi.
PK...
…Ảnh


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả