PHẠM KHANG:bong::bong:

THAM CHIẾU VỀ CÁC GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA MACHIAVEL – NHỮNG DỰ BÁO KHÔNG THỂ CHẾT 
(Bút ký triết học)

“Machiavel là một nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ và đồng thời là một tác giả đầu tiên viết về những vấn đề quân sự đáng được nêu tên của thời cận đại”.
Ph.Ăng-ghen
“Không có lời ca ngợi nào xứng đáng với tên ông”

Lời khắc trên mộ ông 
Tại nghĩa địa dành cho các vĩ nhân nước Ý.

Tư tưởng chính trị của Machiavel có hai mặt , mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa chúng đã bao hàm sự đấu tranh, bao hàm mâu thuẫn của bản thân con người Machiavel, hoàn cảnh lịch sử Italia và cả thời đại phục hưng. Những mặt tiến độ mang tính cách mạng của nhà tư tưởng đưa ra sẽ hòa vào dòng chảy của lịch sử tiến bộ của tư tưởng chính trị và có được sự ảnh hưởng lâu dài đối với lịch sử xã hội loài người.

Đó là những tư tưởng về giai cấp về phê phán tôn giáo về chủ nghĩa yêu nước sâu sắc, về tinh thần thực tiễn. Những giá trị này mang tính vĩnh viễn đối với xã hội loài người khi mà hai từ “chính trị” còn có ý nghĩa. Tức là chỉ khi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà không còn giai cấp, nhà nước , v.v. thì những giá trị tiến bộ trong tư tưởng chính trị của Machiavel mới thôi còn tác dụng và nó chỉ còn lại như là một giá trị tham khảo lịch sử thuần túy.

Những mặt tiêu cực như là chủ nghĩa Machiavel nhất định sẽ bị phủ định. Cuộc đấu tranh về tư tưởng và về hiện thực có một quy luật đó là cái tích cực, cái tiến bộ nhất định cuối cùng sẽ chiến thắng, bởi cái mà loài người vươn tới là “chân”, “thiện, “mỹ”. Tuy vậy sự phủ định những tiêu cực đó không đơn giản, mà trái lại, nó phải trải qua nhiều bước thăng trầm như một tất yếu của lịch sử.

Nhìn vào các độc giả say mê và vận dụng tác phẩm “Ông Hoàng” của Machiavel ta sẽ thấy sức sống của chủ nghĩa Machiavel như thế nào. Đó là, Hoàng đế Charles đệ ngũ và bà Catherine de Medicis đã hết lời ca ngợi tác phẩm. Lãnh tụ cách mạng Anh Oliver Cromwell kiếm được một bản “Ông Hoàng” chép tay và đã áp dụng những nguyên tắc của cuốn sách đó trong Chính phủ Cộng hòa Anh quốc. Hai vua Pháp Henry đệ ngũ và Henry đệ tứ lúc bị ám sát trong tay còn cầm cuốn sách Ông Hoàng. Cũng chính cuốn sách đã giúp cho Frederick đại đế tạo ra chính sách của nước Phổ thời ấy. Vua Louis 14 coi “ Ông Hoàng” là cuốn sách gối đầu giường được ưa thích hơn hết. Và Napoleon Bonaparte khi thua trận ở Warerbo vẫn còn bên cạnh cuốn “Ông Hoàng” với các lời ghi chú bên lề sách; kẻ thù của ông ta, Chateaubriandi coi Napoleon là người thể hiện hoàn hảo nhất “Ông Hoàng” theo Machiavel, một con quái vật thứ thiệt đầy tài năng. Cháu của ông ta cũng chẳng chịu thua cha ông, Napleon đệ tam lúc bị giam giữ tại ngục thất ở Ham,. để chuẩn bị cướp chính quyền ông chỉ đọc một cuốn sách là “Ông Hoàng”. Thủ tướng Đứ Bismarck cũng là một vị để tử trung thành của Machiavel. Gần đây hon nữa, cứ theo chính lời của Hitler thì “Ông Hoàng” là nguồn cảm hứng thường xuyên của ý lúc nghỉ ngơi. Benito Mussolini vì muốn gắn chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa Machiavel và cũng đồng thời tự đề cao mình đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi tin rằng cuốn “Ông Hoàng” của Machiavel phải là sách chỉ nam tuyệt tác của một chính sách. Học thuyết của tác giả ngày nay vẫn hợp thời vì trong vòng bốn trăm năm chưa có gì thay đổi sâu xa trong trí não con người hay là trong những hoạt động của các quốc gia” và “Tôi xác nhận rằng lý thuyết của Machiavel ngày nay còn sống mạnh hơn là trong bốn thế kỷ qua…” (Về sau ý kiến của Musolini phải thay đổi, vì năm 1939 đảng phát xít Italia đã liệt Machiavel vào những tác giả cổ kim bị cấm không được lưu hành).

Năm 1527, Machiavel chết. Năm năm sau tác phẩm Ông Hoàng mới được xuất bản (1532). Đến năm 1559 tất cả các tác phẩm của Machiavel bị liệt vào sách cấm. Đức Hồng Y Reginald Pole cho rằng “Ông Hoàng” được viết bởi “Bàn tay ác quỷ”. Đến thế kỷ 17, Machiavel trở thành một con quái vật huyền thoại. Con người vui vẻ, người cha tốt và người chồng tốt, đã nhường bước cho một bộ mặt đen tối và quỷ quái. Năm 1614, vua Richelieu yêu cầu tu sĩ Machon viết quyền ca ngợi Machiavel… Có thể nói thế kỷ 16, 17, 18 Machiavel, nhìn chung, bị lên án gay gắt, bởi những tư tưởng của ông chống lại nhà thời – khi nó còn mạnh.

Đến thế kỷ 19. là thế kỷ của chủ nghĩa quốc gia, vì thế chủ nghĩa Machiavel được hồi sinh. Và đến thế kỷ 20, một thế kỷ của chủ nghĩa phát xít, của các cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc và đẫm máu, tràn ngập khắp nơi là lối sống độc tài, thì chủ nghĩa Machiavel đã sống dậy một cách mãnh liệt, ảnh hưởng sâu xa tới hầu hết các nhà vua, các nhà độc tài, các nhà chính trị thời kỳ đó.

Ngày nay bước sang thế kỷ 21, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới, với việc tận dụng các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động một cách nhảy vọt, với các điều chỉnh về mặt chính sách xã hội, với chiến thắng tạm thời của nó trước chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, với làn sóng toàn cầu hóa và hệ thống các công ty xuyên quốc gia đang ra sức bóc lột các dân tộc nghèo nàn kém phát triển hơn, với ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự, v.v. với tất cả cái đó và bản chất tư sản thì có lẽ chủ nghĩa Machiavel vẫn còn sức sống mãnh liệt trong lòng chủ nghĩa tư bản, một nỗi đau cho toàn nhân loại còn kéo dài.

Thế nhưng, chúng ta cũng phải yên tâm rằng cái thiện và cái ác, công bằng và bất công, tiến bộ và phản tiến bộ … đã luôn luôn tồn tại và đấu tranh dai dẳng suốt hàng ngàn năm lịch sử. Song cái tiến bộ vẫn luôn chiến thắng . Lịch sử văn minh của loài người cho ta thấy điều đó. Nếu như thế kỷ 19, 20 là sự phục hồi và gây ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa Machiavel – bạo lực và xảo trá, thì cũng thời gian ấy, tại Ấn Độ M.Ganhdi (1869 – 1948) trái ngược hẳn lại với tư tưởng “Mục đích biện minh cho phương tiện”, đã nêu lên những tư tưởng hết sức cao quý và hết sức nhân văn của ông như:
“Tôi không muốn sau khi chết lại tái sinh làm kiếp khác. Song nếu có phải đầu thai lần nữa thì tôi mong ước được sinh vào kiếp tiện dân để được cùng với những kẻ khốn khổ ấy chia sẻ nỗi vui buồn, ngõ hầu làm dịu bớt được phần nào cái số phận nặng nề mà thành kiến xã hội bất công dành cho họ, và cố gắng tranh đấu để giải phóng họ ra khỏi nơi tối tăm, u ám” (1) và “Nếu buộc phải dùng đến khí giới, thì dù chúng ta có thắng đi chăng nữa, lòng tôi cũng không thỏa nguyện. Tôn giáo không dạy chúng ta ghét bỏ người ngoại quốc. Tôi còn để lòng nhân lên trên lòng yêu nước của tôi” (2) . Và với những tư tưởng đó M.Ganhdi cũng đã giành lại độc lập cho Ấn Độ khỏi tay thực dân Anh (tuy rằng có những hạn chế nhất định trong thuyết “bất bạo động” của ông).

Tóm lại sức sống của tư tưởng chính trị Machiavel sẽ còn rất lâu dài khi nào còn hai từ “chính trị” thì khi ấy còn tư tưởng chính trị Machiavel. Những mặt tích cực được các thế hệ đi sau kế thừa, tiếp tục, bổ sung và phát triển lên không ngừng và cuối cùng sẽ chiến thắng mặt tiêu cực trong tư tưởng của ông. Nhưng chúng ta cùng phải dự báo rằng thế kỷ 21, có lẽ chủ nghĩa Machiavel ván còn sống một cách mạnh mẽ.
PK…

Ảnh



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả