PHẠM KHANG:bong::bong:

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN MIẾU CỦA VIÊT NAM VÀ VĂN MIẾU CỦA TRUNG QUỐC

Trung Quốc đã và hiện có Văn Miếu có tính quốc gia ở Khúc Phụ (Quê hương của Khổng Tử), Bắc Kinh và hơn 100 cái ở các địa phương. Ngoài ra tại một số nước châu Á trước đây theo Nho giáo cũng có Văn Miếu như Nhật Bản, Hàn Quốc…Việt Nam từ gần ngàn năm trước cũng đã xây Văn Miếu quốc gia tại Thăng Long – Hà Nội, là cơ sở văn hóa cấp quốc gia, ngoài ra còn có Văn Miếu ở Huế (kinh đô thời Nguyễn) và hàng chục Văn Miếu ở các tỉnh, địa phương tại các miền. Tuy cùng tên gọi Văn Miếu, nhưng có sự khác biệt về lịch sử hình thành cũng như về nhận thức.

Văn Miếu của Trung Quốc khởi nguồn từ miếu thờ Khổng Tử, được học trò dựng ngay khi mất tại quê ông, nên được gọi là Khổng Miếu hay Khúc Miếu (tại Khúc Phụ). Về sau Khổng Tử được nhà Đường tôn là Văn Tuyên Vương nên miếu thờ Khổng Tử được gọi là Văn Tuyên Vương miếu; từ đời Minh thế kỷ XIII về sau trong các thư tịch mới xuất hiện từ Văn Miếu (gọi tắt từ Văn Tuyên Vương miếu). Các Văn Miếu ở Trung Quốc đơn thuần là nơi thờ cúng Khổng Tử, học trò và những người liên quan mật thiết với Khổng Tử, thường có trưng bày thêm các trước tác của Khổng Tử và Nho giáo.

Văn Miếu ở Việt Nam có sự khác biệt với Văn Miếu của Trung Quốc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư (TT) tập I, quyển III, Thánh Tông Hoàng đế, năm Canh Tuất, Thuần Vũ thứ 2 (1070): Mùa thu, tháng tám làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền để bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến học ở đây.

Như vậy là tên Văn Miếu xuất hiện ở nước ta trước khi Khổng Tử được phong Văn Tuyên Vương của nhà Đường bên Trung Quốc (cả thế kỷ). Một điểm nữa là Văn Miếu ở nước ta gắn với Quốc tử giám, trong khi ở Trung Quốc, cơ sở Quốc tử giám và Văn Miếu không liên quan gì tới nhau.

PK…

Ảnh



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả