PHẠM KHANG

NHẬN DIỆN VỀ THƠ HAI – CƯ NHỮNG KÝ HIỆU SÚC TÍCH VÀ GỢI MỞ CỦA TÂM HỒN NHẬT BẢN

Ảnh động

(Bài viết gửi tặng OKITAOA, Tùy viên Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, như một phơi mở mang tính giới thiệu về văn hóa Nhật Bản và tình bạn bang giao với Ngài…PK ngày 7/12/2016)
1.Thơ Hai-Cư là một sáng tạo nhỏ nhắn mang tầm vóc lớn lao của người Nhật Bản. Thơ Hai-Cư bắt nguồn từ đoản ca. Ban đầu người Nhật nhận ra đoản ca vẫn còn dài, về sau họ chỉ giữ lại ba câu đầu xem như là một thứ “tam tuyệt” gồm mười bảy âm. Người ta gọi đó là Hai-Cư.
2.Với quan niệm vạn vật hữu linh của Thần đạo, tôn giáo gốc ở Nhật Bản, người Nhật nhìn đất nước mình là chuỗi ngọc trai được tạo sinh, trau chuốt óng ánh mãi lên từ thiên đường mặt trời mọc cùng với hỏa ngục núi lửa phun trào ngàn độ và băng giá tịch liêu cư trần trên đỉnh Phú Sĩ. Có lẽ vì thế mà Nhật Bản là dân tộc đầu tiên và đáng kính thực hiện hoàn mỹ châm ngôn sống “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
3.Người Nhật ít nhìn trời mà ưa dõi mắt xuống mặt đất cầu cứu thần Ăng tê và đất mẹ ban cho sức sáng tạo phi thường. Con mắt minh triết của người Nhật đã tìm thấy sự hài hòa giữa các đối cực. Bài thơ Hai-cư được viết thành một dòng thẳng, tượng hình đất nước yêu kiều thần nữ giữa bao la xanh. Hai-cư nghĩa là hài cú. Hài ở đây phải được hiểu là sự hài hòa kì lạ giữa những gì không thuận chiều và bẳng phẳng, giữa những đối nghịch triệt diệt nhau.
Tuy vậy, cũng không nên hiểu sự hài hòa trong nghệ thuật Nhật Bản và trong thơ Hai-cư là sự phối hợp cân đối, tương ứng, nhập hội của những tác tử bên ngoài mà là sự hòa điệu giữa thiên nhiên nhỏ của con người và thiên nhiên lớn của vũ trụ để tạo ra một giấc mơ xa, xứng đáng giữa cuộc đời phù thế mang mang linh cảm với thế giới tuyệt đối u huyền diệu ảo thuộc về ngọn nguồn tổng thể. Ngọn nguồn ấy không có căn nguyên cuối cùng mà minh trí biện giải theo logic và giả thuyết khoa học đành bất lực và vô khả chứng cái nguyên lý sáng tạo ẩn tàng động lực vốn có trong vũ trụ.
4. Thơ Hai-cư không bày thiên nhiên lên trang giấy để trang điểm thực tại như cách làm của mỹ học cổ điển mà thường xây nên những hình tượng cảm tính chứa đựng ý nghĩa sinh tồn cao cả của sự sống.
5. Nhà cấu trúc luận nổi tiếng Roland Barther có một nhận xét đặc sắc và tài tình về đặc trưng của thơ Hai-cư như sau: “Sự ngắn gọn của Hai-cư không phải là vấn đề hình thức. Hai-cư không phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn mà là một sự tình vắn tắt đã tìm ra được hình thức vừa vặn của mình.”. Như thế là Hai-cư chủ trương im lặng, một dấu chỉ Phật giáo “mặc như lôi” (im lặng sấm sét). Hai-cư trống rỗng chứ không đầy. Đó là quan niệm hư không “bất dục doanh” (không muốn đầy) của minh triết phương Đông và Nhật Bản. Nó có nhiều trống vắng để chứa đựng những thứ con người tự làm đầy bằng tâm hồn và cảm thức đốn ngộ (sự bừng hiểu).
6. Đặc sắc của thơ Hai-cư bắt nguồn từ sự vận động nội tại của nó, luôn bám vào ý nghĩa cuộc sống tối cao biểu hiện sự bí ẩn của đời người. Đó là sự kì bí ảo diệu tâm linh hoạt hóa cái không và cái có như một thứ kỹ nghệ tâm hồn đại độ nghĩ về cái lớn từ những cái nhỏ. Cái nhỏ diệu huyền chứa đựng cái vô hạn sinh sôi. Vẻ kiều diễm trong thơ Hai-cư là cái nhỏ sinh độc tính không có lần thứ hai xuất hiện khi khoảnh khắc đốn ngộ đã qua rồi. Chúng xuất hiện trên nền tảng của sự vô tâm, vô trí, vô úy (không sợ hãi), vô ưu (không buồn phiền), vô sự cũng như vô sở bất tại (có một cái gì ở đâu đó).
7.Thơ Hai-cư không bỏ đi cái giá trị giàu nhân tính của vô thức và nhất thiết phải loại trừ vô tình và vô cảm.
8. Văn hóa Nhật Bản duy trì quan niệm xem nhẹ lý trí và coi trọng thể nghiệm cá nhân. Thể nghiệm cá nhân là cố ý lấy bản thân mình làm đối tượng suy niệm về mọi sự vật, dấn thân vào hành động làm lay chuyển, đổi chiều và sáng tạo ra con đường mới để nhận chân sự thật. Thể nghiệm bao hàm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mỹ và nhất là kinh nghiệm nội tâm luôn tránh xa sự trung tính sáo mòn của trí năng suy luận. Đối với thế giới thực tại, cách nhận biết kinh nghiệm nội tâm trong thơ Hai-cư chỉ có thể cảm thông trong im lặng.
9.Không có kinh nghiệm cá nhân làm hậu cảnh thì văn thơ sẽ mất đi tất cả ý nghĩa…Con người mê muội vì ngôn từ và khái niệm mà không biết rằng sự thông thái ấy chẳng mấy tác dụng khi xử lý phần lớn các vấn đề của cuộc sống. Với Hai-cư, cách nhận thức thế giới của thi nhân là coi trọng tri thức đạt được dựa vào sự lĩnh hội ngoại giới bằng trực giác trong lúc cá nhân phát sinh đột biến của đốn ngộ.
10.Tâm lý của người phương Tây ưu trật tự hệ thống và logic khác phương Đông là trực giác và kinh nghiệm.
11.Với người Nhật thì đời người là một cuộc lữ hành cô độc đi từ cái chưa biết đến cái chưa biết khác chứ không phải là đi từ cái chưa biết đến cái biết như phương Tây quan niệm. Người phương Tây lấy cái dài dòng luận thuyết để nói cái ngắn, ngược lại người Nhật lấy cái ngắn, cái ít phi lập ngôn để nói cái dài. Người phương Tây vội kết luận, người Nhật chỉ gợi mở ra. Thơ Hai-cư ảnh hưởng Thiền học, bất luận vào lúc nào, nơi nào cũng đều sử dụng ngôn từ và bút pháp tối thiểu để biểu đạt tình ý sâu xa. Họ biết, nếu tách bạch và biện minh ra tất cả những chất chứa trong tâm trí thì những điều ám chỉ, cái mơ hồ đa nghĩa, vẻ đẹp ẩn giấu và sự lung linh trống khuyết gọi mời của cái bí ẩn trong sự sống sẽ không còn nữa. Đó chính là cái căn cốt, bất biến của của nghệ thuật độc đáo thơ Hai-cư.
12.Một trong những phát hiện tuyệt vời nhất của thơ Hai-cư chính là sự biểu hiện cái đẹp từ hình thức của cái thiếu, cái nhòe và chỗ bỏ lửng cần được cảm niệm ra.
13.Thơ Hai-cư dung nạp cả hình thức không hoàn mỹ đang quá độ và chuyển hóa tới nghệ thuật đích thực chỉ xuất hiện một lần rồi tự tại, sống động trong sự tình vắn tắt, cái có một, nên cô đơn tận cùng trong ánh sáng trong veo, thuần khiết, tịnh không.
14. Thơ Hai-cư là hình thức diệu huyền phi hình thức. Một loại thơ viết lên trời xanh cho nhiều thế hệ đọc.
15.Người làm thơ Hai-cư quả quyết không phản ánh tư tưởng nên thơ Hai-cư không có tiêu đề. Hai-cư chủ trương không lập ngôn, không phiền tạp não nề, không lập thuyết triết luận, không lệ thuộc logic chân phương và không gì cả, chỉ đối diện với đàm tâm nhưng lạnh nhạt với nhị nguyên phân cực để tạo ra sự nhất thể hóa giữa vật chất và tinh thần.
16.Bản tính thiện, bản tính sáng tạo và vươn tới tự do của con người đều thuộc thiên bẩm.
17.Tư duy của loài người thường sai lầm bởi ngôn ngữ diễn đạt nó không hoàn thiện và bởi sự lạc hướng của tư tưởng luôn đeo mang ảo tưởng. Thơ Hai-cư nói ra lời thuyết phục là đừng bao giờ giấu mặt vào sa mạc và dải Ngân hà trên trời mà nên ngạo nghễ ngẩng cao đầu sáng tạo thêm ý nghĩa trần gian.
Con người là một giòng sông nhơ bẩn phải trở nên đại dương để tiếp nhận và thanh tẩy con sông ấy mà không tự làm ô uế mình. Con người là một bước qua, một nghiêng đổ. Đó là điều đáng yêu ở con người. Con người hãy tự tin vượt qua giới hạn của bất lực và cám dỗ. Đó là tương lai.
Con người trong thơ Hai-cư nối liền với thiên nhiên bởi một hành lang mất hút vào vĩnh cửu. Trên hành lang đó là khoảnh khắc hiện sinh-con người và hư vô vũ trụ.
Hư vô không phải là không có gì và tịnh không, không có nó. Hư vô là cái biến dịch miên trường không dừng trước một biên giới nào, luôn là cái “đang trở thành” bởi động năng và xung năng chuyển hóa.
18.Thơ Hai-cư mỹ lệ hóa nỗi cô độc bản thể của con người giữa tạo vật và linh hồn phiêu diêu của nó. Thơ Hai-cư cần sự đọc một mình của người thưởng thức.
19.Ngôn ngữ Hai-cư tự xóa đi ý nghĩa vốn có, thay vào là thông điệp trong trường loạn cấu trúc thiên về khối không gian đồng hiện, tước bỏ ngữ pháp để trưng ra trạng thái bất giác của tâm tình tịch liêu với vịn vào sự sống không trong sạch.
20.Thế giới hình thức Hai-cư không tạo ra chỉnh thể nghệ thuật cho riêng mình trong từng bài mà vươn tới bàn tay sáng tạo tồn tại ngoài ý muốn con người. Có thể nói thơ Hai-cư tạo nên những biểu trưng nghệ thuật gối dội vào nhau nhằm đánh thức trực giác vốn có trong tâm tư , làm phát sinh những ám tín bất ngờ về nội dung ý nghĩa.
21.Một số bài thơ Hai-cư tiêu biểu của nhà thơ Nhật Bản MASUO BASHO (1644-1694).
-Tôi vỗ bàn tay
Dưới trăng mùa hạ
Tiếng dội về, ban mai
-Phơi thây trên đồng
Mới là ám ảnh
Mà gió lạnh tim
-Tiếng vượn kêu ư
Đứa bé bỏ rơi đang khóc
Trong gió mùa thu
-Tóc mẹ còn đây
Tan trong lệ nóng
Sương mùa thu bay
-Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao
-Đá bật tung ra
Mùa thu bão tố
Đỉnh Asama
-Mùa xuân ra đi
Tiếng chim thổn thức
Mắt cá lệ đầy
-Quán bên đường
Các du nữ ngủ
Trăng và đinh hương
-Tịch liêu
Thấu xuyên vào đá
Tiếng ve kêu
-Hoa diên vĩ
Buộc quanh bàn chân
Mang dép rơm
-Cỏ mùa hạ đầy
Giấc mơ người tráng sĩ
Còn vương đâu đây
-Tiếng chim cu kêu
Nỗi buồn ta sẽ
Tan vào tịch liêu
PK...
Ảnh

Ảnh động


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả