1.- Bí-pháp đơn-sơ của các Tôn-giáo , không còn phù-hợp với lương-tri lương-năng của con người ngày nay. 
Đức Hộ Pháp Thuyết về BÍ-PHÁP tại Đền-Thánh 
đêm 05-04 Năm Kỷ-Sửu (1949)

 

BÍ-PHÁP ĐƠN-SƠ CỦA CÁC TÔN-GIÁO
KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI
LƯƠNG-TRI LƯƠNG-NĂNG CỦA CON NGƯỜI NGÀY

      NAY

Kể từ đêm nay Bần-Đạo khởi tiếp về Bí-Pháp Chơn-Truyền của Đức-Chí-Tôn. 

Ấy là một thuyết-pháp trọng yếu khó khăn hơn hết, toàn cả Thánh Thể Đức-Chí-Tôn tức nhiên Chức- Sắc Thiên-Phong đều biết rằng: Các nền Tôn Giáo đương-nhiên bây giờ nếu gọi là thất chơn truyền thì thất chơn truyền do nơi đâu ? Do tại Bí-Pháp không đúng theo lương-tri lương năng của loài người.
     Lương-tri lương-năng của mỗi người đương thời buổi này, đã đạt đến một mức cao thượng, trọng hệ là những triết lý đơn-sơ buổi nọ, của các nền Tôn-Giáo để tại mặt thế này, hồi buổi thượng cổ, không cầm được quyền năng cầm tâm-lý của nhân loại trong khuôn khổ đạo-đức tinh thần nữa.
     Đối với các triết lý Bí-Pháp buổi nọ, bây giờ nhân loại tăng tiến quá lẽ, thành thử các vị Giáo-Chủ đã lập luật-pháp, nhưng luật pháp đơn sơ ấy, ngày nay không có đủ quyền năng trị tâm thiên hạ nữa.
     Bởi thế cho nên nền Tôn-Giáo mới hơn các nền Tôn-Giáo khác có mặt tại Địa-Cầu này là nền Thiên-Chúa-Giáo, vị giáo chủ sáng suốt, vị Giáo Chủ ngôn- ngữ hoạt bát, tinh thần minh hoạt hơn hết, là Đức-Chúa Jésus-Christ, nhưng hại thay trong thể pháp Ngài đủ quyền-năng đem đủ Giáo Lý của Ngài, đặng làm nền tảng tâm lý của nhơn loại.
Nhưng về mặt Bí-Pháp Chơn-Truyền, Ngài chỉ có nói một điều các Môn-Đệ nhứt là các vị Thánh Tông-Đồ: "có nhiều lý lẽ cao siêu" ta chưa có thể nói với các ngươi đặng, dầu ta có nói các ngươi cũng chưa hiểu.
     Vì cớ cho nên Bí-Pháp Chơn-Truyền của Công-Giáo không có, không có thể có; bởi theo Bí-Pháp, theo lời Đức Chúa Jésus-Christ thì buổi nọ Bí-Pháp Chơn-Truyền của Ngài chưa có thể gì nói cho thiên hạ nghe đặng. 
     
Ngày nay Đức-Chí-Tôn đã đến, đem nền Tôn-Giáo của Ngài để tại mặt thế nầy, đặng chỉnh đốn đạo-đức tinh- thần từ thượng cổ đến giờ, bằng huyền diệu cơ bút. Ngài đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem cơ bí-mật huyền vi Tạo-Đoan giáo-hóa con cái của Ngài.
     Nền Tôn-Giáo xưa khác, còn nền Tôn-Giáo của Đức-Chí-Tôn ngày nay khác. 
     Vã chăng mỗi cơ quan đã tượng-hình nơi Càn-Khôn Vũ-Trụ ngày giờ này có hai mặt luật.
     1.-
Luật hữu vi, tức nhiên luật định tướng định hình gọi là Thể-Pháp.
     2.-
Luật vô hìnhlà định luật bí-ẩn của nhân- loại gọi là Bí-Pháp.
     Đạo-Giáo trọng-hệ nhứt là Bí-Pháp, vì do nơi Bí-Pháp mà người ta mới tìm-tàng được trong cơ-quan Tạo-Đoan.
     Cơ quan đó, tìm tàng Bí-Pháp ấy do Cách-Vật Trí-Tri nếu ta dịch ra pháp văn " la raison renverra toute la chose" Cách-Vật Tri-Tri, ta ngó thấy Đạo-Nho đã có một khoa tối cổ đó vậy.
     Các Đạo-Giáo đương quyền tức nhiên cơ-quan Tạo-đoan vạn-vật, Đạo phải có luật Hữu-Hình và Vô-Hình.
     Đạo-Giáo của Đức-Chí-Tôn hay các nền Tôn-Giáo khác cũng vậy, Đạo là gì ?
Đạo là Huyền-Vi Bí mật cơ-quan Tạo-Đoan trọn cả cơ quan tạo-đoan ở trong hai khuôn luật Hữu-Hình và Vô-Hình của nó.
     Khuôn-luật Vô-Hình tức nhiên cơ quan bí mật huyền-vi. Tìm hiểu đặng chi? Phải tìm hiểu đặng, mới biết cái định luật về phần hữu vi.
     Trong hữu hình ấy, nếu ta lấy Cách-vật Trí-Tri cuả nó mà tầm vô-hình vô-ảnh của nó.
     
Luật Hữu-Hình tức nhiên là Thể pháp.
      Luật Vô-Hình tức nhiên là Bí-Pháp.

     Bây giờ chúng ta lấy
một cái thí dụ, nếu nấu một nồi cơm muốn cho chín, cho ngon, ta phải làm thế nào ? Muốn cho nồi cơm trắng thì phải giã gạo, trước khi nấu để gạo vào nồi ta phải vo cho sạch cám, vo rồi bắt lên nấu, nấu không đổ nước thì thành gạo rang còn gì, nếu đổ nước nhiều thì nhão, nhão quá thành cháo ngô, nên phải đổ nước cho vừa chừng với gạo, cơm cạn rồi cần phải bới lửa ra chỉ hông lấy hơi cho chín thì gạo mới thành cơm.      

Nồi cơm bây giờ đem ra, ta phải tìm cái bí mật của nó tại sao cơm nhão ? Tại sao cơm khô? Tại sao có cơm cháy ? Tại sao cơm sống. Nếu từ thử đến giờ Quốc-Dân Việt-Nam không biết nấu cơm thì ăn gạo sống sao ? Định-Luật chỉ có một chứ không có hai !      

Một cái thí dụ nữa:Như làm bánh bông-lan chúng ta ngó thấy muốn làm cần phải có bột, có đường, có trứng gà tất cả là ba món. Bây giờ phải làm sao cho Bánh Bông-Lan nổi tầm phồng. Chúng ta thấy phải đánh trứng gà cho nổi bong-bóng đều lên, để đường vô đánh nữa, đánh cho nổi tầm phỏng, rồi mới để bột vào đánh nữa, đánh cho đều , bột, đường, trứng gà đánh cho nổi thật đều, nổi chừng nào tốt chừng nấy tới chừng hấp phải để hơi lửa vô cho nóng cho chín thành ra bánh Bông-Lan tầm phỏng, nếu bánh không nổi thì thành bánh xệp.      

Nhận định, rồi mình ngó thấy Bột, Đường, Trứng, Gà, là thể pháp nướng chín và nổi thuộc về Bí-Pháp, cái bí ẩn vô biên là để lưả nướng chín. Cho nó chín, cho nó tầm phỏng đó mình không thể định được.
     Bây giờ cơ quan Tạo đoan cũng vậy, nó có cái lý do của nó, nó có cái định luật của nó, nó có từ mức của nó. Tức nhiên hình luật,
chúng ta có thể quan sát được là thể pháp, còn mức bí ẩn chúng ta không thể lấy trí định được tức-nhiên Bí-Pháp.
Ấy là một điều rất trọng yếu các nền Tôn-Giáo tại mặt địa cầu nầy, được trường cửu hay chăng là do luật Bí-Pháp.      

Đức-Chí-Tôn để cả hai triết lý cho nhơn loại biết sự thật. Bởi cớ cho nên Đức-Chí-Tôn đến. Ngài đến đặng Ngài giải một triết lý, một công lý hiện- hữu tại mặt thế-gian này. 
     Sự chơn thật Ngài đã giải sự chơn thật.
Ấy vậy từ đây đến sau, Bần Đạo giảng tiếp Thể-Pháp cho biết Thể-Pháp rồi mới thấu đáo Bí-Pháp. Có một điều Bần-Đạo khuyên đừng có bơ-bơ nữa, điều khó khăn phải để tinh-thần trí-não tìm hiểu cho lắm, khó lắm phải rán học mới có thể đoạt-pháp đặng.
     Điều rất khó khăn là phải viết sách, nhưng Bần-Đạo muốn lấy ngôn ngữ làm thế nào cho mau hiểu.
     Kỳ tới Bần-Đạo giảng tiếp, Từ đây đến sau phải rán nghe đặng họ



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả