10.- Thánh-thể là gì ? Tại sao lấy Tam-bửu làm Thánh-thể ?
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Đền Thánh 
đêm 11 tháng 6 Năm Kỷ-Sửu

 

THÁNH-THỂ LÀ GÌ ?
TẠI SAO LẤY TAM-BỬU LÀM THÁNH-THỂ ?

     Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp sự liên quan Thể-Pháp và Bí-Pháp của Đạo. Trước khi Bần-Đạo giảng tại sao Đức-Chí-Tôn lập hình thể hữu-hình đặng Ngài tạo Đạo.
     Đêm nay Bần-Đạo giảng đặng cho cả thảy đều hiểu rõ Thánh-Thể làgì ? Tại sao lấy Tam Bửu ấy là trong người của ta để làm Thánh thể, cả thảy Tam bửu là có một, mà một do ba người hiệp nhứt, cũng như Càn-Khôn Vũ-Trụ sản xuất ba quyền Phật, Pháp, Tăng trong đó có ba người, nhưng trong ba người chỉ có một là Đức Chí Tôn mà thôi.
     -
Người thứ nhứt là tahay là thể chất tức-nhiên thân-thể của ta đây.
     -
Người thứ nhì là chơn-thầntức là trí-não của ta hay là pháp thân; Pháp thân ấy do nơi Kim-Bàn phát hiện, tức nhiên do nơi Phật-Mẫu sanh đẻ ra đó vậy.
     -
Người thứ ba là chơn linhtức linh-hồn của ta hay linh-thể của chúng ta do nơi Đức-Chí-Tôn sản-xuất, ba món ấy hiệp lại mới thành người. Linh thể của chúng ta từ trước Đạo-Giáo của nhà Phật do Ấn-Độ sản-xuất, tức-nhiên Đức-Phật Thích-Ca đã minh tỏa thể-chất có ba người, Ngài gọi nguyên chất là ( Égo ) người thiệt của chúng ta, tới chừng đem qua Bắc Tông rồi, tức-nhiên họ qua Nho Giáo. Nho-Giáo không có tên mới đặt linh-thể ấy là Tâm lấy tâm đặt tên chơn-thể, chữ tâm ấy do tướng-hình Thiên Lương vi bổn.
     Một vật hễ sản-xuất tại mặt địa-cầu nầy đứng trong khuôn-khổ Đạo-Giáo tức nhiên Thiên-Lương của mình, Thiên Lương ấy không tướng hình nên để chữ Tâm. Ấy vậy, chữ Tâm ở bên Bắc-Tông Phật-Giáo tỏa hình Linh-Thể của chúng ta đó vậy, tức nhiên tỏa hình chơn linh của chúng ta, do nơi Đức-Chí-Tôn sản xuất. Ấy vậy ba người trong thân thể chúng ta đang gánh chịu đó ; khi được hình rồi, có hiện tượng tại mặt thế này rồi thì chúng ta ngó thấy
chúng ta có ba mối nợ.
     
Mối nợ của cha mẹ thân sanh ra ta, sản xuất ra ta, là mối nợ trước phải trả. Nếu khi ta đoạt kiếp được, lập vị Thiêng-liêng của mình đặng vô cửa Thiêng-liêng Hằng Sống mà đàng sau lưng của mình có mang ba mối nợ thì vô cửa ai cho, phải trả cho rồi mới vô đặng.
     Vì cớ cho nên Đức-Chí-Tôn biểu mình phụng-sự cho Vạn-Linh, đặng trả nợ thi hài của mình, tức nhiên trả nợ máu thịt của mình, nợ ấy ta nhận là công chánh hay oan khúc cho ta ? Thì chúng ta ngó thấy nó rất công-chánh, một giọt Máu, một điểm Tinh của chúng ta thọ nơi phụ mẫu chúng ta, rồi cha mẹ của ta đã thọ của người trên trước nữa, cũng một giọt Máu, cũng một điểm Tinh mà tạo nên thi hài. Cha mẹ đã thọ nơi Ông Bà Tổ Phụ của chúng ta, rồi giọt Máu, điểm Tinh ấy truyền thống cho chúng ta, ta phải chịu khi ấy phải trả, mà trả thì phải khổ cho ta lắm, nếu chạy thì cha mẹ chúng ta phải trả.
     Rồi khi cha mẹ sanh ra ta,
ta phải nhờ ai mà sống,nhờ ai mà nên người, nhờ ai mà có. Chúng ta sản xuất tại mặt thế gian này tức nhiên nhờ xã-hội nhơn-quần, nhờ ăn mới sống thi-hài thân-thể mới giữ đặng giọt Máu, điểm Tinh, để truyền thống ? Trả đủ nợ ấy cho xã-hội nhơn-quần mới về cảnh Thiêng-Liêng Hằng Sống được. Quả nhiên chúng ta thiếu nợ hay là Tổ Phụ Ông Bà chúng ta thiếu nợ nên chúng ta phải trả; muốn trả phải phụng-sự cho xã-hội nhơn-quần. Đức-Chí-Tôn coi trọng hệ nhứt, nên Ngài mới lập trường công quả này đây. Chỉ có làm công quả nơi của Đạo Cao-Đài nầy mới trả hết số nợ đó mà thôi.
     Tiếp sau đây Bần-Đạo sẽ giảng tại sao có mở trường công-quả trong thời buổi này ? Ấy là nơi để chúng ta tạo công, rồi lấy công trả nợ máu thịt mà trả nợ máu thịt tức trả cho xã-hội nhơn-quần đó vậy.
     Phụng thờ Tổ-Tiên Ông Bà và Song Thân đó, do Đạo Nhơn Luân Vi Bổn. Mang nợ máu thịt ấy phải trả tức-nhiên làm công quả để lấy công quả trả nợ máu thịt đó vậy.
     Xã-hội chúng ta vẫn thấy từ thử đến giờ, chúng sanh vẫn chạy nợ, dầu muốn dầu không họ vẫn trốn nợ bất kỳ là nợ gì ? Cho nên Đức-Chí-Tôn vi chứng rằng: Bây phải trả nợ mà bây đã vay từ trước. Ngài truyền tức nhiên Ngài truyền cho xã-hội nhơn-quần, vì trong Thiên Tánh của Ngài định cho chúng ta trả nợ, mà muốn cho ta dể trả nợ Ngài bảo chúng ta phải làm thế nào ? Chúng ta duy có phụng sự mà thôi.
Vì cớ cho nên Ngài lập Đạo là vậy. Trả nợ nhơn-quần xã-hội rồi mới chỉ có một mối, còn hai mối nợ nữa phải trả chớ, nợ của người sản-xuất ra chơn-thần, là Mẹ đẻ pháp thân tức nhiên Phật Mẫu đó vậy.
     Bây giờ Đức-Chí-Tôn Ngài đến đặng Ngài nhìn nhận con cái của Ngài. Đức-Chí-Tôn bảo Đức Phật-Mẫu bà là chủ nợ Bà phải đòi, kêu chúng nó đến trước mặt Bà mà trả cho Bà. Bà đừng để cho nó thiếu nợ mà nó giải thoát không đặng. Ngài đến mở Đạo nhìn chúng ta là con cái; con cái của Ngài nhìn chủ nợ là Bà, thì chúng ta phải trả, vì cớ cho nên chúng ta thờ phượng Phật-Mẫu là vậy. Chúng ta đến bái lạy Ngài thì chúng ta cũng nguyện dâng cả thi hài, chơn-thần và chơn-linh của ta đặng làm môi giới cho Ngài tạo Đạo, cũng như Đức-Chí-Tôn vậy. Chúng ta trả nợ Đức-Chí-Tôn ra sao thì đối với Phật-Mẫu cũng như thế ấy.
     Còn nợ thứ ba nữa là: Nợ đối với Đức-Chí-Tôn. Ngài đã ban cho ta một điểm Chơn Linh của Ngài, tức nhiên chúng ta do nơi Ngài mà sản xuất. Linh Tánh của chúng ta Linh hơn vạn-vật, vì có tánh Trời ở trổng.
     Bần-Đạo thuyết minh rằng: Con thú này có Ông Trời ở trổng. Ỗng đồng sống với nó. Có Ông Trời đồng sống trong Tánh Linh ấy, mà muốn trả nợ với Đức-Chí-Tôn do nhứt điểm chơn-linh của Ngài sản-xuất thì chúng ta phải làm như Ngài đã làm, đặng kế nghiệp cho Ngài, mà làm như điều của Ngài đã làm. Ở chúng ta không thể gì định được sự trả nợ của các Ngài, sự làm của Ngài có ảnh hưởng thanh túy, tức nhiên là hy-sinh Vạn-Linh mà phụng-sự Vạn-Linh. Chúng ta phải học ở Ngài, cái tánh chất mà Ngài đã làm để chúng ta phụng sự cho Vạn-Linh, như Ngài đã phụng-sự chúng ta thấy trước mặt không thể gì chối cải đặng. Chúng ta thiếu nợ Nhứt Điểm Linh, chúng ta muốn trả nợ phải trả như Ngài;
mà muốn trả nợ Vạn linh Ngài phải làm tôi tớ cho Vạn-Linh. Chúng ta vẫn ngó thấy, chúng ta muốn trả nợ cho Ngài thì chúng ta phải làm tôi-tớ cho Vạn-Linh như Ngài đã làm. Chúng ta phải làm Thầy Vạn-Linh như Ngài đã làm Thầy của Vạn-Linh.

     Chúng ta trả ba món nợ ấy được rồi, tới ngày chúng ta giải thể của chúng ta, trở về cảnh Thiêng-Liêng Hằng Sống nhập vô Niết-Bàn-Cảnh, không còn ai níu lưng nữa. Phải trả nợ ấy rồi mới vô bởi vì chúng ta đã trả rồi.



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả