Nàng Tô Thị - Núi Vọng Phu

Nàng Tô Thị - Núi Vọng Phu

(Trọn bài)


Mến tặng các chị trong SNA, nhất là chị NC và tt đã gởi tài liệu cho ND, và anh Hople -- DT -- đã cho link tới một số tài liệu khác.


Đồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mãi vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.

Ca Dao



Chuyện đã xa xửa xa xưa rồi nhưng bây giờ tôi mới biết. Thật là ở nơi ít dân cư Việt cũng rất nhiều thiệt thòị Đã không được ra hàng quán Việt Nam cà phê cà pháo, hay ăn những món ăn có quốc hồn quốc tuý thường xuyên đã đành mà cả đến chuyện nàng Tô Thị bị huỷ diệt một cách rất ư là lãng xẹt hay qui mô có chủ định, một chuyện tày đình như thế đã xảy tra trên mười năm rồi mà giờ này tôi mới biết thì đúng là tôi lạc hậu quá xá cỡ.

Nàng Tô Thị đối với tôi như người chị dịu hiền, như người hiền phụ tôi từng mơ ước. Nàng đến với tôi với lời ru của Mẹ. Mẹ tôi ru tôi ngủ lúc tôi còn bé nhỏ với những lời ca dao đơn sơ mộc mạc:



Đồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mãi vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.


Tôi lớn dần và trí tưởng tượng cũng dồi dào phong phú thêm với từng lời ca dao của Mẹ cũng như qua các chuyện cổ tích, những bản huyền sử ca, hay những vở kịch ở trường. Quê hương Việt Nam gấm vóc vẫn ngập tràn lửa khóị Tôi đem một ước mơ là khi hoà bình về trên quê hương, tôi sẽ đi khắp đó đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam, để thăm từng làng mạc, phố phường trong Nam ngoài Bắc, những con đường mà bố mẹ tôi đã đi quạ


Lúc nào cũng thế nàng Tô Thị là một hình ảnh tuyệt vời trong trí tưởng tượng. Mỗi lần nghe những bản nhạc Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương đã soạn từ thời xa xửa xa xưa, lúc đất nước còn chưa bị chia đôi, lúc tôi chưa là một bào thai trong bụng mẹ, hồn tôi lại bâng khuâng man mác nhớ về quê hương đất Bắc của Bố Mẹ tôị

Bố Mẹ tôi sinh trưởng tại miền Bắc, lập gia đình và di cư vào Nam năm 1954 khi đất nước chia đôi lấy giòng sông Bến Hải làm ranh giớị Anh em chúng tôi lần lượt ra đờị Ước mơ của Mẹ được cùng Bố tôi lên xứ Lạng thăm chùa Tam Thanh, nhìn nàng Tô Thị sau ngày cưới đã không thực hiện được vì hai Người phải đi lên Hải Phòng tản cư theo những con tàu há mồm chuyển người xuôi Nam đi tìm tự dọ

Bố tôi đã từng đi Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 154 cây số về phía Bắc. Lạng Sơn là một vùng đầy phong cảnh nên thơ đã có trên bản đồ Việt Nam từ năm 981 với nhiều chiến tích anh hùng trong sử Việt.

Từ thị xã Lạng Sơn qua khỏi sông Kỳ Cùng là đã có thể nhìn thấy bóng dáng nàng Tô Thị, một tượng đá thiên tạo trên dãy núi đá vôi ở phía Bắc, trông giống một người đàn bà ôm con ngóng trông về phương xạ Trí tưởng tượng của dân miền Bắc cũng đã tạo dệt những huyền thoại tuyệt vời giống như trí tưởng tượng của dân miền Nam trước cảnh đẹp thần thoại của các tảng đá mẹ bồng con ở Bình Định, ở Khánh Hoà. Bố tôi bảo chẳng nơi nào đẹp bằng núi Vọng Phu ở Lạng Sơn. Nàng Tô Thị đã ăn sâu vào tầng lớp dân gian, đã trở thành biểu tượng của lòng chung thuỷ sắt son, đã tạo nguồn thi hứng cho bao nhiêu danh nhân nho sĩ nhạc sĩ lồi lạc xưa và naỵ

Cụ Nguyễn Du đã cảm xúc khi đứng trước tượng đá Vọng Phu ở Lạng Sơn:


Thạch da, nhân da, bỉ hà nhân
Độc lập sơn đầu thiện bách xuân
Vạn kiếp điều vô vân vũ mộng
Nhật trình lưu đắc cổ kim thân

(Đá chăng? Người chăng? Đó là aỉ
Đứng sững đầu non nghìn năm rồi
Muôn kiếp mây mưa không vướng mộng
Lòng son nay trước trọn bao đời).


Cả con người văn hay chữ tốt có ít nhiều cao ngạo như Cao Bá Quát cũng phải cảm xúc viết rằng:


Khói hương đẫm lệ nhoà
Rêu xanh mây phủ ngỡ là tóc thơm


Nàng Tô Thị - Núi Vọng Phu đã trở thành huyền thoại trong dân gian qua những câu chuyện tình lâm ly, đẫm lệ đầy tính cách thi ca hay đầy kịch tính. Chuyện rằng thuở xa xưa có một nàng con gái nhan sắc mặn mà lấy chồng sinh một được một người con. Một hôm người chồng ra đi mãi mãi không về. Người thiếu phụ chiều chiều bồng con lên núi cao để mong ngóng bóng chàng nơi phía xa xạ Trải bao nhiêu tháng ngày dãi nắng dầm mưa, mẹ con nàng mỏi mòn chết đi hoá thành đá sừng sững trên núi cao vẫn một lòng thuỷ chung chờ đợi người thân yêu trở về.

Dân gian có nhiều huyền thoại giải thích lý do tại sao chồng nàng Tô Thị đi mãi không về.

Chuyện mang kịch tính kể rằng ngày xửa ngày xưa, có hai anh em đi chặt mía ngoài vườn. Người anh chẳng may chặt trúng đầu người em gái, máu me chảy bê bết và người em gái ngã xuống bất tỉnh. Chú nhỏ lỡ tay làm em mình bị thương sợ bị cha mẹ rầy la nên bỏ trốn đi biệt xứ. Mười mấy năm qua, hai anh em tình cờ gặp lại như hai người xa lạ. Họ yêu mến nhau rồi kết duyên vợ chồng, sinh được một mụn con. Một hôm nhân lúc âu yếu chải tóc cho vợ, người chồng nhận thấy có một vết sẹo dài trên đầụ Chàng hỏi thì vợ chàng kể lại đầu đuôi lai lịch của mình theo lời mẹ cha nàng nóị Người chồng đau tái tê, người vợ mình thương yêu lại chính là người em ruột của mình. Chàng đau khổ ân hận đã vô tình phạm luân thường đạo lý với em gái mình. Bị dày vò mà không biết nói cùng ai, sợ làm em gái mình biết cũng đau khổ không kém, nên chàng lặng lẽ ra đi, giữ lại tình yêu thiêng liêng cao quí còn lại với em gái mình. Người em không biết tại sao chồng ra đi, nên ngày ngày bồng con lên núi cao chờ chồng trở lạị Tháng ngày mòn mỏi trải bao nắng quái mưa dầm tinh chồng vẫn biền biệt. Một hôm nàng ôm con lên núi như thường lệ, gặp buổi mưa đá lạnh buốt, nàng và con thơ chết đứng trơ vơ trên núi cao hoá thành tượng đá ngàn năm và đi vào văn học dân gian.

Có chuyện khác đầy tính cách thi ca, hào hùng và lãng mạn, kể rằng chồng nàng đi lính chống ngoại xâm phương Bắc.

Theo tục truyền thì ngày xưa ở Đồng Đăng có một gia đình trung lưu sinh được một cô con gái hiền thục gả cho một hàn sĩ. Họ sống với nhau thật êm đềm hạnh phúc . Khi nàng vừa hạ sinh một người con trai thì đất nước lâm cảnh loạn lỵ Như bao chàng trai khác, chồng nàng Tô " xếp bút nghiên theo việc đao binh ", đáp lời kêu gọi của sông núị

Ngày ngày , nàng Tô Thị bồng con thơ lên ngọn núi gần nhà, ngóng về phương trời xa xăm chờ đợi vó ngựa của người chinh phu yêu dấụ Hai năm trôi qua, chồng nàng vẫn biệt vô âm tín . Trong vùng có một tên cường hào thấy nàng thiếu phụ xinh đẹp một thân một mình, ép nàng làm thứ thiếp. Sau bao nhiêu lần tìm cớ trì hoãn, mong để nuôi con khôn lớn thành người, nối dõi cho chồng, cuối cùng trước sự áp bức của tên cường hào, nàng xin phép được đưa con lên núi lần cuốị Sau khi van vái trời đất linh thiêng, nàng ôm con định gieo mình xuống vực để giữ tiết với chồng thì một cơn giông tố nổi lên, sấm sét rầm trời biến mẹ con nàng Tô Thị thành pho tượng đá nêu gương người đoan trinh tiết liệt cả ngàn năm sau nàỵ

Từ đó, ngọn núi có tên " Vọng Phu ". Nhạc sĩ Lê Thương viết thành 3 bản huyền ca đầy tình dân tộc.

Theo nhận xét của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, ba bản nhạc trong Trường Ca Hòn Vọng Phu được viết bằng âm điệu gần gũi âm giai Ngũ Cung của Dân Ca Việt Nam, với ảnh hưởng từ Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn. Hòn Vọng Phu 1 được ông viết tại Bến Tre, khoảng năm 1943.

Mở đầu bài hát, người chồng theo lệnh vua, ra mặt trận với tiếng trống thúc dục:

Lệnh vua hành quân trống kêu dồn
Quan với quân lên đường
Đoàn ngựa xe cuối cùng
Vừa đuổi theo lối sông
Phía cách quan xa trường
Quan với quân lên đường
Hàng cờ theo trống dồn
Ngoài sườn non cuối thôn
Phất phơ ngậm ngùi bay

Từ đó, xa cách muôn trùng:

Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca vang rôi đi tiến binh ngoài ngàn.
Người đi ngoài vạn lí quan san
Người đứng chờ trong bóng cô đơn.

Cứ như vậy, người vợ ở lại ngày ngày ôm con, đứng đợi ngóng chồng trở về và cuối cùng cả hai mẹ con vì mòn mỏi chờ mãi đã hóa ra đá:

Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng,
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
Người biến thành tượng đá ôm con.

Ngựa phi ngoài xa hí vang trời,
Chiêng trống khua trăm hồi,
Ngần ngại trên núi đồi,
Rồi vọng ra khắp nơị
Phiá cách quan xa vời,
Chiêng trống khua trăm hồi,
Ngần ngại trên núi đồi,
Tồi dậy ra khắp nơi
Thắm bao niềm chia phôị


Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về,
Ai quên ghi vào gan đã bao nguyện thề.
Nhìn chân trời xanh biếc bao la,
Người mong chờ vẫn nhớ nơi xa
Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về,
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề,
Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm


Sau đó, ông đã sáng tác thêm Hòn Vọng Phu 2 tức Ai Xuôi Vạn Lý khoảng năm 1946. Mẹ con người đàn bà hóa đá vẫn chờ mong. Giai điệu nhạc thật buồn:


Người vọng phu trong lúc gió mưa,
Bế con đã hoài công để đứng chờ,
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ

Có đám cây trên đồi gióng trông trong mơ hồ,
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưạ..
Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ,
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa,
Nàng đứng ôm con, xem chàng về hay chưa ? Về hay chưa ?

Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng,
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
Những người mang mệnh biệt ly

Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba,
Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống "Bà",
Hình hài người bế con nước chảy chan hòa,
Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con,
Nên núi non thương tình kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam.
Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim vô vàn
Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa
Như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn,
Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo ra tới tận khơi ngàn...
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa ?

Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng,
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.
Nàng cố đợi nghìn năm, một nghìn năm nữa khác sẽ qua,
Đến khi núi lở sông mòn, mới mong trở thành Hòn Vọng Phu


Hòn Vọng Phu 3 tức Người Chinh Phu Về viết xong năm 1947. Mở đầu, vẫn còn hình ảnh não nề của tượng đá chờ trông:

Nơi phiá Nam giữa núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
Như nuớc non xưa đến giờ?

Và cuối cùng người chinh phu cưỡi ngựa trở về, âm điệu dòng nhạc như tiếng ngựa phi:


Đuờng chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi
Đuờng truờng nếp tàn y hùng cuờng vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vuợt núi non cũ
Với hành luơng độ đường
Chiếc hùng guơm danh tuớng
Duới tà huy đếm nhịp đi vó ngựa phi
Dấn buớc tang bồng giữa nơi núi rừng

Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan tiễn đưa bóng chàng
Đuờng về nuớc chập chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng ruờm rà
Đuờng Vạn Xuyên, đuờng Cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thắm nhòa

Đò vạn lý, Đò ải quan,
Đò rừng lá nuớc trong bao cá lội từng đàn
Thành Cổ Loa, Đền Vạn Kiếp,
Bao tháng năm vẫn chưa xóa nhòa

Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng
Từ bóng cây ngôi mộ bên đuờng
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thuơng vang động trong lòng
Đồi lan, đồi quế rắc kho huơng nồng
Rừng sao đua đòi rừng trắc
Lo che ánh lửa vầng duơng tiếp đưa bóng chàng

Đuòng cao đuờng thấp khắp khe chân chàng
Nhìn qua con đuờng mòn cũ
Quanh co mấy buổi tà duơng mới mong tới làng

Nhớ cố huơng lưu luyến sao tiếng tấc lòng mau dồn chân
Vết buớc đi trên phím đá mòn còn in dấu
Từ bóng cây ngôi mộ bên đuờng
Từ mái tranh bên đỉnh trong làng
Nguồn sử sanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thuơng vang dậy trong lòng


Nhạc sĩ kiêm bác sĩ Phạm Anh Dũng đã kết luận mà ai đã nghe ba bài trường ca Hòn Vọng Phu cũng phải đồng ý:

"Tác phẩm tuyệt diệu, lớn lao và bất diệt Trường Ca Hòn Vọng Phu, đã làm nổi bật tên tuổi của nhạc sĩ Lê Thương trong lịch sử Âm Nhạc Việt Nam..."

Tôi lớn lên với những lời ca dao, chuyện cổ tích và những baì trường ca của nhạc sĩ Lê Thương nên lúc nào cũng ấp ủ hoài bão một ngày nào đó khi quê hương thanh bình tôi sẽ ngược ra Bắc thăm lại mảnh đất Bố tôi đã đi, thẳng cảnh mà Mẹ tôi đã ước ao được dẫn tới dịp thành hôn với Bố tôi.

Câu chuyện nàng Tô Thị dù có được thêu dệt gấm hoa như thế nào vẫn nói lên được sự trung trinh tiết liệt của người phụ nữ Việt Nam, đã ăn sâu vào tâm khảm của mỗi mọi người qua thi ca, cổ tích, và các bài ca tiếng hát trong dân gian, đã thành biểu tượng cao qúi của truyền thống dân tộc Việt không thể nào xoá mờ.

Tháng 5 năm 1978, thượng úy Minh, người tôi quen ( xin xem Tình Ca Giáo Viên Miền Núi) được gọi về miền Bắc để tham vấn dẫn tôi ra Bắc hai tuần. Dịp này, với giấy tờ công tác đặc biệt do chú cấp cho tôi, trong lúc chú Minh đi quan sát và góp ý kiến với các vị chỉ huy vùng Lạng Sơn, tôi được một hướng dẫn viên đưa đi tham quan ít ngày trong vùng thắng tích ngàn năm của dân tộc.

Du khách vần thường đến động Tam Thanh , leo núi Vọng Phu để chiêm ngưỡng nàng Tô Thị . Du khách đi qua sông Kỳ Cùng sẽ tới động Tam Thanh . Phía ngoài cùng là động Nhất Thanh . Động nhỏ trong có thờ Phật và tượng Ngô Thì Sĩ. Sau động Nhất Thanh là động Nhị Thanh , động không rộng bằng động Nhất Thanh nhưng khá sâu, chiều dài khoảng 500 mét xuyên từ bên này sang bên kia núị Trong động có tượng thờ những người đã khởi đầu ba tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Trung Hoa và Việt Nam là đức Khổng Tử, Lão Tử và Phật Thích Ca . Trước động Nhị Thanh, có nhiều cây cổ thụ to lớn bóng rợp mát, những cụm phong lan nhiều màu sắc rũ xuống trông chẳng khác nào cảnh thiên thai của Từ Thức. Hang động này có nhiều đá nhũ đủ màu lung linh. Ra khỏi cửa động Nhị Thanh , du khách trèo chừng ba mươi bậc , khoảng 8 đến 10 mét thì sẽ đến động Tam Thanh. Động rộng, cao ánh nắng chan hòạ Trong động có nhiều cột nhũ đá đủ hình dạng , màu sắc rất đẹp . Đưới hang có dòng suối róc rách nên thơ, bên trong hang có ngôi chùa cùng tên Tam Thanh là nơi khách thập phương tới viếng và cúng vái.

Phố Kỳ Lừa nổi tiếng có những phiên chợ Kỳ Lừa họp mỗi tháng sáu phiên vào những ngày 1, 5, 11, 15, 21 và 25 . Nhiều sắc tộc thiểu số và người Hoa đến nơi đây trao đổi, mua bán hàng hoá rất tấp nập .

Ngoài những thắng cảnh trên, Lạng sơn còn có nhiều địa danh lịch sử.

Phía Bắc có ải Nam Quan , nơi đầu thế kỷ 15 đã chứng kiến bối cảnh biệt ly của anh hùng Nguyễn Trãi và cha ông Nguyễn Phi Khanh.

Phía Nam có núi Kỳ Cấp , nơi phục binh của Hưng Đạo Vương tàn sát quân Mông Cổ làm thái tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng .

Aỉ Chi Lăng về hướng Nam của Lạng Sơn là nơi Bình Định Vương Lê Lợi đã dùng mưu chém đầu Liễu Thăng , khiến Vương Thông phải rút binh.

Với một địa danh lẫy lừng như vậy bất cứ một người dân Việt nào cũng phải nhìn nhận đây là một thắng tích cần được giữ gìn, không thể để cảnh đẹp thiên nhiên, địa danh đã mang những chiến tích ngàn xưa chìm vào quên lãng hay sự khai phá không tính toán hay sự phá hoại có chủ mưu.

Cuộc chiếnt tranh biên giới Hoa Việt năm 1979 đã không làm hư hoại tượng đá thiên tạo Tô Thị. Nếu chiến tranh tàn phá thiên nhiên hay các thắng tích thì cũng là một điều đáng tiếc và tương đối dễ hiểu. Đàng này, cảnh thiên nhiên hùng vĩ vùng Lạng Sơn bị chà đạp và khai phá từ từ và vào tháng 7 năm 1991, tượng đá thiếu phụ bồng con thiên tạo đứng sừng sững giữa núi non Việt Nam từ bao nhiêu ngàn năm đã bị giật sập để đưa về nung vôi.

Dư luận và báo chí địa phương báo động nhiều lần khi một đơn vị khai thác đá vôi lên đây đào bới cả một quần thể thiên nhiên nổi tie6'ng ở Lạng Sơn. Các nhà chức trách không biết vì lý do gì đã ngoảnh mặt làm ngơ không đả động gì về việc làm tắc trách này. Đây không phải là chuyện xảy ra tình cờ ngẫu nhiên hay một sơ sót đáng tiếc. Phải chăng vì kế sinh nhai, lợi lộc? Hay vì một mưu đồ thâm độc sâu xa hơn?

Khu di tích Nhị Thanh, Tam Thanh và núi Tô Thị cách thị xã Lạng Sơn không bao xa và việc tàn phá này không phải do vài người đục đẽo mà do cả đội ngũ đông đảo được tổ chức qui mô làm việc từ ngày này qua tháng nọ giật mìn, nổ sập với những tiếng nổ kinh hồn và khói bụi mù mịt. Lò nung vôi ở cửa động Nhị Thanh gần đó đã huỷ diệt nàng thiếu phụ bồng con và bao nhiêu bài thơ viết và tạc trên vách núi, trong hang động của các danh nhân chí sĩ .

Ngô Thì Sĩ, cha của Ngô Thì Nhiệm, một danh nhân đời Lê Cảnh Hưng đã khắc ghi bài thơ sau cùng với chân dung mình vào động thạch nhũ:

"Nhân cỡi lừa chơi chốn động xưa
Dùng dằng bên động cảnh càng ưa
Suối trong đá trắng đường reo gọi
Núi trước nàng Tô dãi nắng mưa"

Bom đạn chiến tranh không tàn phá thắng cảnh, di tích, mưa nắng chưa làm mòn tượng đá mà một tập đoàn vì một lý do nào đó đã tiêu huỷ văn tích, thắng cảnh của tổ tiên đã để lại từ ngàn xưa.

"Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng cũng còn trơ trơ"

Phải chăng tập đoàn lãnh đạo muốn xoá bỏ một di sản văn hoá có từ bao đời của Việt Nam trên vùng danh lam thắng cảnh Lạng Sơn để thoả mãn mộng bành trướng xuống phương Nam của Bắc phương chứ chẳng phải vì lợi lộc gì như mới nhìn sơ qua người ta thường nghĩ. Phải chăng cuộc chiến Hoa - Việt đã làm thụt chí những người từng tự xưng là anh hùng chống ngoại xâm hay họ đã ngấm ngầm bán lãnh thổ theo kiểu tằm ăn dâu dần dần mà không ai ngờ như sau này chúng ta đã biết một phần lãnh thổ nơi Ải Nam Quan của Việt Nam đã mất với hiệp ước Việt Hoa bất hợp pháp tháng 12 năm 1999 vì hiệp ước này chỉ có 15 người trong Bộ Chính Trị Trung Ương và phái đoàn Trung Hoa biết chứ không hề thông qua quốc hội.

Một hiệp ước chia nhượng đất có tầm cỡ quốc tế và lịch sử cũng như ảnh hưởng lâu dài mà không thông qua một quốc hội thật sự chỉ là một thoả hiệp dối trá không đúng thể lệ quốc tế và không được toàn dân Việt Nam chấp nhận. Đây là việc làm phi dân chủ và phản bội trắng trợn của một nhà nước có quốc hội và dân biểu, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Sự mất chức của Lê Khả Phiêu chưa đủ mà phải truất chức luôn tất cả 15 người trong bộ trung ương và những người ủng hộ họ.

Con người Việt Nam hiếu hoà không bao giờ thích gây hấn chiến tranh, nhưng không hèn yếu lặng câm ký kết giao đất cho người. Sau này người ta sẽ lớn tiếng vênh vang nói rằng bằng cớ nào Việt Nam có thể coi Lạng Sơn là lãnh thổ của mình, đất này đã từng là của Trung Hoa thì sao? Di tích, bút tích của tiền nhân đã bị huỷ diệt rồi thì lấy đâu ra mà đưa ra với lương tâm và công quyền quốc tế như trường hợp Hoàng Sa, Ải Nam Quan...

Nếu vì lợi lộc, ngành du lịch tại Việt Nam đang phát triển và có nhiều cơ hội thu tiền du khách tới viếng thăm hằng năm nơi danh lam thắng cảnh hơn là khai thác đá vôi.

Chính tại ngôi chùa Tam Thanh, sau ngày nàng Tô Thị bị nung vôi, cái đầu đứa con của nàng được một lão bà giữ chùa mang về đây thờ cúng. Theo truyền thuyết mới đây của dân gian, thì đang đêm, bà lão giật mình tỉnh dậy vì nghe tiếng khóc thảm thương của một thiếu phụ kêu gào thảm thiết rằng;"Chúng giết tôi rồi, chúng bỏ tôi vào lò vôi và sắp sửa bỏ cả con tôi vào đây nữa! Bà cụ ơi, xin hãy cứu con tôi! Xin hãy cứu con tôi!"

Bà lão giữ chùa lật đật đi tìm và nàng Tô Thị hiển linh đã dẫn dắt bà kiếm lại được chiếc đầu của con nàng thiếu phụ khi người ta định nung vôi. Bà lão với lòng cảm xúc vô biên và tình nhân ái của người Mẹ Việt Nam kính cẩn nhặt lên đem về chùa cúng vái. Cả một pho tượng đá thiên nhiên đã trải bao mưa nắng từ bao đời, đã ăn sâu vào tâm khảm của người Việt, đã đi vào thi ca, văn học, giờ chỉ còn lại cái đầu nho nhỏ làm di vật duy nhất được giữ lại không phải do một cơ quan văn hoá hay một cơ quan bảo vệ di tích, thắng cảnh thiên nhiên mà do một cụ bà tốt bụng như những người Mẹ Việt Nam mộc mạc mà vẫn nhận chân được giá trị của di tích tiền nhân, của cuộc sống

Hà Vinh đã ghi lại xúc cảm của cố nhạc sĩ Lê Thương (1911-1996), người đã tôn vinh lòng sắt son của người chinh phụ trong trường ca Hòn Vọng Phu lấy nguồn cảm hứng âm nhạc từ sự tích nàng Tô Thị:

"Tôi vô cùng thương tiếc khi biết người ta giất nàng Tô thị: Đó là sự mất mát tình cảm không phải chỉ của riêng tôi mà còn là sự tiêu huỷ những nguồn thi hứng, nhạc cảm. Lợi lộc đó đdáng bao nhiêu đâu mà người ta phải làm một việc sai lầm như thế".

Có phải thực sự vì lợi lộc của một vài cá nhân không hay là một mưu đồ sâu độc của cả một tập đoàn? Lịch sử gần đây đã cho thấy Việt Nam mất cả Ải Nam Quan, và còn mất những nơi nào nữa còn nằm trong vòng bí mật đã chứng minh phần nào mưu toan thâm độc của giới lãnh đạo trung ương cũng như đồng minh phương Bắc. Phải chăng vì cố bám vào quyền lực, lợi lộc của một chủ nghĩa đang xụp đổ và dẫy chết ở các nơi trên thế giới, các lãnh đạo trung ương đã phải bám chặt vào quan thầy phương Bắc quên cả truyền thống anh hùng của toàn dân quân Việt Nam? Có phải đó là một phút mù quáng hồ đồ hay vì một tham vọng sâu độc mà những người thường tự xưng là đỉnh cao trí tuệ đã biến thành dại khờ còn thua cả những người dân chân lấm tay bùn, những bà lão lưng còng tóc bạc, những người con gái như những nàng Tô Thị luôn trung thành với nước non?

Tôi như biết bao nhiêu người trẻ khác chưa từng tham dự chiến tranh, chuộng hoà bình, nhưng trước sự tàn phá các di tích lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên, những môi sinh một cách bừa bãi hay có tính toán, tôi thấy lòng hối tiếc và căm phẫn, phải viết lên bài này để kêu gọi lương tâm của người Việt Nam, không phân biệt ý thức hệ hay tôn giáo, hay tầng lớp xã hội phải cảnh giác giữ gìn quê hương ngà ngọc của mình, cho muôn đời thế hệ mai sau chứ không phải chỉ lo phận mình, đời mình mà thôi.


Nhớ Nàng Tô Thị

Chiều xưa leo núi nhìn qua
Ngắm nàng Tô Thị cỏ hoa núi rừng
Mây về che phủ mấy từng
Ôm con ngóng đợi tin chồng sắt son
Trăm năm mưa gió chẳng sờn
Gương người chinh phụ nước non nghìn trùng
Bây giờ mắt lệ rưng rưng
Lạng Sơn gió hú lạnh lùng cảm thương
Tình Tô Thị, nghĩa quê hương
Ai đang tay huỷ, buồn vương một trời
Bài thơ hận tủi Người ơi
Đem ra gởi gió khắp nơi khóc đời

Nguyên Đỗ

Nguyên Đỗ


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả