Ti`nh Ca Gia'o Vie^n Mie^`n Nu'i (Truye^.n Da`i)

Tình Ca Giáo Viên Miền Núi I Tôi gặp Du cũng đã thật lâu rồi. Nàng yêu thơ và làm thơ hằng tuần. Lúc đó tôi chưa hề viết một bài thơ nào, nhưng tôi rất thích được nghe nàng nói chuyện về thơ, đọc thơ ... Thơ đối với nàng như hơi thở . Có lúc tôi lặng nhìn nàng đọc thơ hàng giờ. Chúng tôi chơi thân với nhau mà chẳng hề nghĩ đến tình yêu trai gái trong thời gian quen nhau. Chuyện thơ văn là giây nối mối tình bạn thơ mộng của chúng tôị Nàng là giáo viên được cử lên huyện Chu Pah, Gialai-Kontum khi chưa đầy mười tám tuổi nên trong đôi mắt nàng lúc nào cũng phảng phất nỗi buồn xa nhà. Tôi là giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá, đến nhận việc trước nàng khoảng ba tháng nên kể ra cũng rành đường đi nước bước hơn nàng trên làng thượng hẻo lánh. Chúng tôi ở ngay tại Phòng Giáo Dục huyện. Ban ngày ngoài giờ dạy học, tôi dẫn nàng đi thăm các thôn làng gần đó, kể cho nàng nghe phong tục lối sống của những người dân tộc thiểu số. Buổi tối chúng tôi ngồi phòng khách nói chuyện văn thơ cùng với các giáo viên khác. Thông thường các giáo viên khác đi nghỉ sớm, còn lại hai đứa tôi thì Du đem thơ nàng ra đọc cho tôi nhận xét. Dĩ nhiên nhận xét của tôi rất tài tử, thấy hay thì nói hay, thấy dở thì nói dở chứ không có lý thuyết gì hết vì tôi có am tường luật thơ gì đâu . Mọi nhận xét chỉ theo cảm nghĩ của một thanh niên vừa lớn. Mọi người trong phòng giáo dục tưởng hai đứa chúng tôi có tình ý với nhau nên lúc nào cũng tò mò để ý xem quầng mắt chúng tôi có sâu sau những đêm bàn bạc về văn thơ . Hẳn nhiên khuôn mặt chúng tôi vẫn tươi tắn và chẳng có dấu vết nào mà mọi người chờ đợi . Chúng tôi càng cười thầm với nhau trong lúc mọi người trông chờ một cái gì bất thường trong cuộc sống của chúng tôi . Chúng tôi gần như là đồng lõa trong tấn tuồng đáng tức cười này . Ai nấy đều chờ đợi, nhưng hai nhân vật chính của một cuộc tình lại chẳng tỏ ra chút đam mê nào . Hai đứa chúng tôi cứ giữ mối tình bạn trong trắng cho đến khi một giáo viên cấp hai từ Qui Nhơn được bổ lên huyện chúng tôi . Thầy Phong dáng cao phong sương, chơi đàn tây ban cầm rất giỏi, và tán gái cũng thật tài. Sau ba tuần thầy đã chinh phục cô Hương, một giáo viên ơ? Phòng Giáo Dục huyện . Sự đời oái ăm, cái gì dễ thì chóng quên . Thầy hỏi tôi có quan hệ gì với Du không, tôi dại khờ nói chỉ là bạn thôi . Thầy cười nói thầy muốn theo đuổi Du . Tôi có quyền gì mà ngăn cản đành cười trừ. Du rất ghét thầy Phong, vì cô Hương đã từng tâm sự với Du về chuyện tình của hai người. Du nói với tôi, "Ông thầy Phong dê không đúng chỗ! Du là bạn thân của Hương, đã là người tình của ông Phong mà ông Phong lại theo đuổi Du thì ông không phải là người đứng đắn!" Oái ăm sao! Thầy Phong và Du được bổ vào làng Ea Blang để dạy các học sinh trong đó. Trong đó chưa có học sinh cấp hai, nên thầy Phong cùng Du chỉ dạy từ lớp 1 cho đến lớp 5, mỗi lớp cũng chỉ có ít người thôị Du ngao ngán, xin khiếu nại. Ông trưởng phòng giáo dục lại là người miền Bắc cử vào Nam nên không cứu xét hoàn cảnh tế nhị của giáo viên nam và nữ trong cảnh đơn chiếc ở một làng xa xôi . Du buồn lắm, nói với tôi, "Quang phải vào thăm Du thường xuyên đó!" Tôi là giáo viên chuyên trách, nhờ tôi chịu khó học tiếng Gia-rai nhanh với một giáo viên Thượng ở phòng giáo dục, anh It . Anh xem tôi như một người em, lúc nào cũng chỉ dạy tôi tiếng Thượng và phong tục người Thượng . Hằng ngày, sau khi ăn cơm xong, anh It và tôi thường đem lưới và cần câu cắm xuống ruộng và mương để kiếm thêm cá phụ trội cho ẩm thực ít ỏi do nhà nước cấp. Sáng nào tôi hoặc anh Ít cũng đi gỡ lưới và nhổ câu cắm. Hôm nào chúng tôi cũng có thêm cá tươi cho bữa ăn tốị II Làng Ea Blang cũng nằm trong phần vụ của tôi, có thầy Phú, tôi gọi là anh Phú Râu, vì anh có bộ râu rậm trên mép rất chịu chơi . Anh năm ấy đã 30 tuổi, có vợ và hai con rồi. Anh phải tình nguyện đi Xoá Nạn Mù Chữ thuộc chương trình bổ túc văn hoá cho người lớn chưa biết chữ thay vì bị đưa đi vào kinh tế mới hoặc cưỡng bách lao động công trường . Anh hơn tôi cả hơn một con giáp, nhưng rất vui vẻ giúp đỡ tôi hoàn thành trách nhiệm mà không hề ghen ghét vì tôi tuổi nhỏ mà lại trên quyền anh. Hôm Du và thầy Phong vào làng Ea Blang, tôi đeo bao-lô và đồ đạc của Du đi vào làng với ho. Đường đi quanh co, những bụi lau cao trổ cờ. Chúng tôi đi ngang con suối Ea Blang lúc gần tối nên thấy người Thượng đang tắm dưới nước. Bầy thiếu nữ trong cảnh thoát y trăm phần trăm vội hụp xuống nước vì thấy người lạ. Thầy Phong cười, tôi vội vàng nói to bằng tiếng Gia-rai giới thiệu là tôi đưa hai giáo viên mới vào làng. Họ nhận ra tôi vì tôi đã vào thăm và giúp thầy Phú nhiều lần . Trên đường vào làng, thầy Phong hỏi tôi nhiều về lối ăn cách ở trong làng Thượng . Tôi nói với thầy và Du rằng có lẽ thầy và Du sẽ có phòng riêng ở trường . Còn nếu thầy và Du muốn tôi có thể xin trưởng làng cho ở chung với dân như tôi đã xin cho thầy Phú . Du trên suốt quãng đường đi từ con suối tới làng không nói gì . Tôi chợt ái ngại cho nàng phải đơn côi thân gái trong làng, không có những tiện nghi với phòng tắm phòng vệ sinh như ở phòng giáo dục . Ở vùng Thượng, người ta thường tắm trần truồng một cách tự nhiên dưới suối nước chảy, hay vòi suối . Đàn ông con trai ở suối trên, đàn bà con gái ở suối dưới, cách nhau khoảng ba bốn năm mươi mét mà không hề ngượng ngùng . Tôi giật mình nghĩ tôi chưa hề chuẩn bị tinh thần cho Du về vấn đề này như tôi đã chuẩn bị cho các giáo viên nữ dưới quyền tôi như cô Liễu, cô Mai, cô Tấm ... Tới trường trong làng, thầy Phong và cô Du mừng rỡ vì trường lớp đã sẵn sàng . Thầy Phong và Du đều có phòng riêng ở hai đầu trường học . Đơn sơ giản dị thôi, nhưng cũng là phòng riêng với giường làm bằng tre đập dẹp và một bàn học. Lớp học cũng chỉ có hai phòng ở giữa làm bằng tre nứa . Trường học này dành cho các em ban ngày còn ban đêm là lớp Xoá Mù cho người lớn . Thầy Phú rất vui mừng khi có thêm giáo viên Việt mà từ đây tôi gọi là giáo viên người Kinh như người Thượng thường gọi . Tối đó tôi nhờ ông trưởng làng hội họp mọi người lớn nhỏ để giới thiệu hai giáo viên mới dạy ngay tại làng để các em khỏi phải đi bộ cả hơn một tiếng đồng hồ ra ngoài trường xã . Du rất ngạc nhiên vì tôi nói tiếng Thượng lưu loát và cười vui hoà đồng với dân làng . Du biết tôi nói tiếng Thượng, nhưng cứ tưởng tôi chỉ nói bập bẹ những tiếng xin ăn hay đổi chác thôi chứ không biết là lúc nào rảnh là tôi học hỏi thêm bằng cách nói chuyện với anh It hoặc đọc Kinh Thánh bằng tiếng Thượng do các linh mục Thừa Sai Pháp dịch để học thêm tiếng Thượng . Tôi đã học tiếng Thượng từ những bậc thầy trong ngôn ngữ Thượng trong đó có anh It là giáo viên nhiều năm rồi. Tôi học tiếng Thượng với cha Vương Đình Tài, là linh mục dòng Chúa Cứu Thế, coi chung các làng Thượng ở quanh khu vực Pleiku . Ngài đóng đô ơ? Plei Choet, sống hoà đồng như người Thượng và rất được người Thượng qúi mến . Chỉ là cấp tốc thôi khi tôi được biết tôi được phân bổ đi vùng dân tộc Jrai (Gia-rai) trong đợt ra quân đầu tiên của chiến dịch Xoá Nạn Mù Chữ . Ngài tặng tôi một cuốn Thánh Kinh hình như do cha Dournes dịch. Cha Dournes là linh mục thừa sai Pháp đã từng sống ở vùng Phú Bổn, có bằng tiến sĩ về dân tộc học ơ? Sorbonnes tai. Paris . Tôi ở lại đêm đó tại làng, nói chuyện với Du tới khuya về những điều Du nên biết khi ở làng . Tôi nói Du nên hoà đồng với người trong làng và khi đi tắm nên đi với phụ nữ . Du có thể dùng sa-rông để cuốn quanh ngực cũng như dễ dàng tắm rửa chứ không nên đòi một phòng tắm riêng vì từ voìi suối đưa lên làng cả một con dốc và cũng chỉ gùi được một gùi nước không đủ đê? Du tắm . Đàn bà con gái Thượng rất sạch sẽ, ngày nào cũng tắm rửa ít nhất hai lần, buổi sáng lúc đi gùi nước và buổi chiều khi đi làm về . Du buồn cứ nhắc tôi phải ghé lại thăm nàng thường xuyên . Tôi nói Du có gì cần cứ nhờ thầy Phú vì thầy ở đây cũng mấy tháng rồi . Tối đó tôi ngủ cùng với thầy Phú . Lúc lên nhà thầy Phú, thầy đang nói chuyện với thầy Phong . Thầy Phú chọc: -- Chắc Quang phải lòng cô Du rồi! Có gì chưa ? Thầy Phong nhìn tôi chằm chặp như soi mói điều gì . Tôi đỏ mặt cười trừ nói rằng tôi chuẩn bị tinh thần cô Du về cuộc sống trong làng Thượng thôi và nhờ thầy Phú giúp Du sau này . III Đang loay hoay với một vài kế hoạch cho những ngày tháng tới, thì anh Đáng, một giáo viên làng Ea Blang, xã B 10 về , không phải làng Ea Blang, xã B 8 nơi anh Phú dạy . Anh Đáng ra trường Trung Học cùng một năm với tôi, người dong dỏng cao, nói năng nhỏ nhẹ, nhưng cố một tật cố hữu khó thích hợp trong đời sống gian khổ ở thôn làng là công tử bột và lười vô cùng . Anh nhìn tôi khẩn khoản, -- "Quang ơi, ông phải đổi tôi đi nơi khác rồi . Dân chúng đếch chịu học với tôi . Họ chẳng cho tôi ở trong làng ." Tôi ngạc nhiên hết sức vì chính tôi là người đưa thầy Đáng lên làng mở lớp dạy học . Làng đó có nhiều trẻ em, không lẽ có chuyện gì lớn xảy ra . Tôi mời anh Đáng ngồi và hỏi chuyện, "Anh Đáng à, kể cho tôi nghe nguyên nhân vì sao lại có chuyện này". Anh Đáng chậm rãi nói: "Chuyện dài dòng, nhưng tóm tắt là tuần rồi, tôi hết thức ăn, nên xin gia đình nơi tôi ở ít thịt . Họ đưa cho tôi ít thịt trâu trong ống tre, thối bỏ mẹ, và tôi lỡ miệng nói, thịt trâu thối tôi không ăn được . Họ nổi giận nói với nhau là tôi khinh dân thượng, đuổi tôi ra khỏi nhà . Tôi sang nhà khác họ cũng đối xử với tôi như thế . Ban ngày, buổi tối, chẳng có ma nào tới lớp học . Tôi phải ra ngoài lớp mắc võng ngủ và đi kiếm củi tự nấu ăn ở lớp, ăn cơm với muối thôi chứ chẳng có ai mua bán hay cho cái gì cả ." Tôi nói chuyện với anh Đáng một hồi về kinh nghiệm của những người đã sống ở làng Thượng trước kia, và khuyết điểm của anh khi anh lỡ miệng chê thịt trâu thối . Lẽ ra anh nên xin thứ khác, viện cớ rằng anh không quen ăn thịt trâu, anh nhằm món ăn qúi của người ta mà chê thối thì mất lòng là phải . Tôi nói với anh Đáng ở lại ngủ một đêm tại Phòng Giáo Dục rồi ngày hôm sau tôi và anh sẽ trở lại làng để xem tôi có giúp tình hình bớt căng thẳng không . Tôi cũng dự định sẵn với anh Nhật, trưởng Phòng Giáo Dục, là nếu cần tôi sẽ đổi anh Đáng với anh Nhân, giáo viên ở làng kế bên . Hôm tôi lên Ea Blang cùng với anh Đáng, tôi mới vỡ lẽ là anh Đáng không thể tiếp tục sống ở đây, vì ngoài lý do chê thịt trâu thối, anh còn sai các em đi gùi nước từ dưới suối về cho anh . Dân làng cho rằng anh lười, không chịu tự làm việc mà anh có thể làm được . Tôi cố bào chữa cho anh, nói rằng, đôi khi thầy giáo mắc bận thì có thể nhờ học trò giúp, nhưng dân làng nhất định không muốn thầy Đáng ở lại . Tôi làm như miễn cưỡng bằng lòng với họ và yêu cầu họ phải học hành chăm chỉ khi tôi đưa một giáo viên khác về . Sau khi họ hứa, tôi cùng anh Đáng qua làng kế bên, làng Ea Drang, gặp anh Nhân trình bày trường hợp của anh Đáng và nhờ anh qua làng Ea Blang dạy, còn anh Đáng sẽ dạy tại làng này . Tôi kể cho anh Nhân trên đường đi tới làng Ea Blang câu chuyện mà tôi nghe bô lão trong làng đó kể trước đây . Làng Ea Blang hồi xưa có một tên khác mà ngay cả những bô lão trong làng cũng quên rồi . Làng đó nằm gần một con suối, chi nhánh của sông Krong Poco . Mỗi làng thượng thường lấy tên của con suối, hay ngọn núi gần đó chứ chẳng cần tìm tên hoa hoè hoa sói gì để đặt . Làng Ea Blang đặc biệt hơn vì lấy tên một người con gái trong làng để đặt tên cho con suối và tên làng . Nàng Blang là một người con gái thông minh và đẹp, được nhiều người thương mến . Các trai làng kế bên nghe tiếng và tới xin hỏi nàng làm vợ . Thực sự thì theo phong tục người thượng, người con gái đi cưới chồng, chọn chồng, chứ không phải con trai đi hỏi vợ . Các chàng trai các nơi đều muốn được sống bên nàng nên cứ tranh giành lẫn nhau để đi đến chỗ xung đột . Một hôm, nàng nghiêm nghị nói đám thanh niên phải ngưng ngay các cuộc đánh nhau vì nàng, nàng sẽ không chọn bất cứ ai vì Giàng (Yang), tức là thần linh, đã báo mộng cho nàng là nàng chính là sứ giả hoà bình, là con chim bông trắng của bộ tộc Jrai trong vùng Tây nguyên . Từ đó, không còn các cuộc xung đột ẩu đả, nhưng nàng Blang có vẻ ưu tư sầu muộn thường vào rừng lang thang một mình . Một hôm tới tối không thấy nàng về, người ta nhốn nháo đốt đuốc đi tìm nhưng vô vọng . Mãi sáng hôm sau, khi người ta đi tìm lại, thì mọi bầy chim bông trắng gào kêu ầm ỉ, dân làng thấy lạ kỳ, lại gần thì thấy xác nàng Blang nằm chết trong giòng suối nhỏ, nét mặt bình yên như thiên thần, vẫn đẹp và bình thường chứ xác không sình chương lên như người chết đuối . Huyền thoại cho rằng nàng chính là thần linh, và chim bông trắng, Blang, chính là bạn bè của nàng . Dân làng các nơi từ đó gọi con suối nơi họ tìm ra xác của nàng là con suối Blang, và làng nơi sinh ra nàng cũng được gọi là làng Blang . Thầy Nhân được dân làng Blang đón tiếp vui vẻ và họ trở lại học bình thường và tôi lại sung sướng trở lại Phòng Giáo Dục, nóng lòng đi gặp lại Du, mà đúng ra tôi đã phải gặp nàng cách đây mấy hôm như đã hẹn, nhưng vì vụ thầy Đáng tôi đã không vào làng của nàng được . IV Từ làng Ea Blang, B 10, tới Phòng Giáo Dục huyện Chu Pah mất khoảng 7 tiếng đi bộ . Sau một đêm ở lại làng để giới thiệu thầy Nhân cho dân làng, cũng như chuyện trò với thầy Nhân tới khuya, tôi quyết định đi thăm các giáo viên xã B 10, một là thăm hỏi, động viên, khuyến khích các giáo viên của tôi, hai là xem xét tình hình học hỏi và ý kiến của dân làng để có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp với nhu cầu của dân làng . Ở một làng nơi hẻo lánh xa xôi, mỗi giáo viên Kinh trụ trì một làng, rất cô đơn, chẳng có ai để chuyện trò nên chúng tôi rất mừng rỡ khi có ai ghé lại . Đi thăm các giáo viên ở các làng cũng là nhiệm vụ lớn của tôi, vì tôi không thể hoàn thành sứ vụ của mình nếu không có sự cộng tác đắc lực của mọi người . Đành rằng tôi nhớ và rất muốn ghé lại thăm Du, nhưng làng Du ở cũng gần Phòng Giáo Dục, chỉ đi bộ mất độ vài tiếng . Nếu tôi về liền, khi vòng lại trên xã B 10, sát biên giới Cao Miên, vừa mất giờ vừa mệt sức, nên chắc Du cũng chẳng trách cứ gì . Tôi nghĩ vậy và an tâm đi thăm các giáo viên của tôi để xem xét và lấy ý kiến của mọi người . Khi hỏi han các thanh niên cũng như người già trong làng họ cười nói với tôi, "Học để làm gì ? Người con Thượng biết trồng cái lúa, biết nuôi con heo, biết bắn con hoẵng ... đâu cần phải học nữa! Người cần phải học là đám con nít kia! Chứ chúng tôi đi làm cái nương, đi đốt cái rẫy, phải nghỉ ngơi để có sức làm việc, để làm cách mạng chứ ?" Ban đầu tôi chưa hiểu hẳn nên thấy họ nói làm cách mạng tôi nghĩ họ nhiệt tình với đường lối của nhà nước . Cho đến khi họ kể chuyện con cọp và con thỏ cho tôi nghe, và như có ý thử tôi có nhớ không, họ nói tôi kể lại câu chuyện tôi vừa nghe , tôi ngây thơ vui vẻ kể lại, làm họ cười lăn cười lóc, còn tôi thì rất ngạc nhiên, vì tôi rõ ràng ghi lại các chữ họ nói và tôi biết giọng tôi cũng khá giống giọng của họ nên không lẽ gì mà tức cười đến như vậy . Tôi hỏi vì sao họ cười vui thế . Họ càng cười ha hả . Thú thật, người Thượng có cái cười rất hồn nhiên vô tư mà tôi chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, trừ những nụ cười của các em bé . Họ sống chân thành, chất phác và thật vô tư . Mãi sau họ mới nói với tôi một câu mà tôi phải xét lại những đánh giá ban đầu về những người con của núi rừng này, "Nă Juan Tơpai, Nă Jarai Amông, " Có nghĩa là người Kinh là con thỏ (chuyên môn lừa dối), người Thượng là con cọp ( có sức mà hay bị lừa ). Tôi nhớ lại những chuyện cổ tích Việt Nam xưa, thường những con vật nhỏ, hay người yếu phải dùng trí khôn để đương đầu với những người khoẻ mạnh hay lớn dữ . Tôi thăm dò xem trong làng có những ai còn có thể viết được tiếng Gia-Rai (Jrai), làng nào cũng chỉ có một hai người có thể viết được tiếng mẹ đẻ của họ được thôi, chứ không nhiều . Một sáng kiến manh nha trong trí tôi và tôi hỏi họ, "Nếu tôi xin cấp trên cho đồng bào học đọc và viết tiếng Gia Rai, đồng bào có thích không ?" Họ cười vui vẻ, trả lời, "Thầy mà làm được chuyện đó, thầy là thần của dân tộc Jrai!" Tôi nói, "Thật nhé! Tôi không là thần, nhưng chỉ muốn là con Jrai thôi!" Đồng bào trong các làng cười sung sướng vì thấy tôi hoà đồng với họ . Thật sự tôi rất yêu mến họ, có lẽ vì mối liên hệ của tôi với các linh mục thừa sai và linh mục Vương Đình Tài, họ là những người dấn thân thực sự trong công việc truyền giáo trên Cao Nguyên . Từ làng cuối cùng ở xã B 10 về tới B 6 nếu đi đường mòn phải mất thêm một ngày vì phải lộn lại các làng tôi đã qua nên tôi quyết định đi ngã tắt xuyên qua rừng và rẫy của đồng bào cho tới xã B 9 thì mới có đường mòn . Quyết định đi tắt này đã đưa tôi tới một cảnh khó xử và là khúc ngoặt lớn của đời tôi . Không biết đó là rủi ro hay duyên số, nhưng nó đã thay đổi nhiều và làm tôi trưởng thành hơn trong lối nghĩ và hành động trong cuộc sống, chứ không phải chỉ chăm lo hoàn thành nhiệm vụ giáo viên mà thôi . V Đi băng đường rừng cần phải rành rọt điạ hình và địa lý . Người chưa quen khó có thể đi đúng hướng nếu không có bản đồ và địa bàn . Tôi may mắn đã đi săn với đồng bào ở vùng này một vài lần nên không đến nỗi sợ lạc đường. Thú dữ từ những năm chiến tranh dữ dội ở vùng Đức Cơ - Pleime đã tản mát qua Miên, Lào, Thái Lan và Miến Điện, chỉ còn lại quanh đây nai, hoẵng, khỉ và các động vật nhỏ mà thôi . Đi ngang một khoảng rừng thưa, tôi thấy một đám khói xanh nhỏ . Trí tò mò tôi lại gần, chỉ thấy một bếp lửa mà không thấy bóng người nào . Bếp mới được nhóm lên thôi, vì chưa có chút tro hay than nào . Đồng bào Thượng họ không lơ đễnh như thế này đâu . Tôi bắt đầu ân hận mình đã chọn đường tắt, sợ bắt gặp phải Kháng Chiến Quân hay Fulro (Front Unifié de la Libération des races opprimées, tức là Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Các Dân Tộc Bi. Áp Bức) là lực lượng dân tộc thiểu số từng chống đối chính phủ quốc gia và bây giờ chống Cộng sản để đòi quyền tự trị . Tôi đảo mắt vòng quanh, định tìm cách chuồn cho nhanh, sau khi đã dập tắt cái bếp vừa mới đốt lên này . Có lẽ ai đó đã phát hiện tôi khi tôi tiến lại và bỏ chạy . Đang loay hoay thì một cô gái từ buị hoa quỳ chui ra làm tôi giật nảy mình, "Phải đó là anh Quang không?" "Phải," tôi trả lời, rồi tiến lại, "Trời, Nhung đây mà! Nhung làm Quang giật mình sợ gần chết! Nhung làm gì ở đâỷ" Nhung từng học chung với tôi năm cuối ơ? Trường Trung Học Phô? Thông Pleiku . Ba nàng làm Đại Uý đã bị đưa đi học tập ngay từ khi miền Nam sụp đổ . Tôi từng lên nhà nàng chơi cùng với Hải, người theo đuổi nàng một thời gian . Nhung rất dễ thương, làm trưởng ban văn nghệ lớp, còn tôi làm trưởng lớp, còn Hải là tay đờn hay . Tôi chơi thân với cả hai, nên biết chuyện hai người và thường nói với Nhung là Hải rất thương Nhung . Nhung hay lườm tôi nói, "Sao anh không lo cho anh đi ?" Những lúc đó tôi thường lảng qua chuyện khác, vì tôi biết Nhung thích tôi hơn thích Hải, nhưng tôi chẳng thích bồ bịch trai gái khi ước vọng vào đại học chưa thành . Gần cuối năm học lớp 12, thầy Hiệu Trưởng xuống từng lớp kêu gọi học sinh xung phong gia nhập phong trào xoá nạn mù chữ vừa phát động . Cô giáo viên chủ nhiệm lớp tôi, cô Hồng Quế, giáo viên từ Bắc vào, gọi tôi lên phòng, nói nhỏ với tôi, "Quang à, em phải xung phong vào phong trào này, chứ em đi thi vào Đại Học năm nay, em sẽ không đậu đâu, vì lý lịch gia đình em rất xấu! Này nhé, gia đình em di cư năm 1954, bố em làm việc cho ngụy quyền, anh em làm ngụy quân, đủ rớt ngay! May ra, nếu em tham gia vào phong trào này, đạt thành tích cá nhân, em có thể đậu nếu em đạt điểm cao, mà cô nghĩ em có khả năng để đạt điểm cao!" Tôi đã phân vân và đi hỏi ý kiến nhiều người . Ai cũng công nhận lời khuyên của cô Hồng Quế có lý nên tôi xung phong ngay ngày hôm sau . Vừa có kết quả khi thi Tốt Nghiệp Phô? Thông xong là tôi học khóa cấp tốc làm giáo viên xoá nạn mù chữ. Nhung không đi xoá nạn mù chữ, vì nàng là con gái lớn nhất trong nhà, có mấy em còn bé! Bây giờ bất ngờ gặp Nhung ở đây tôi thật hết sức ngạc nhiên . Nhung nhỏ nhẹ giải thích cho tôi biết nàng đang tìm đường vượt biên cùng với 4 người khác . Tôi hỏi, "Họ đâu hết rồỉ" Nhung chỉ vào chỗ đất trũng sau bụi hoa quỳ lớn, và gọi bạn Nhung, "Ra đây đi, đây là anh Quang, bạn học cũ của Nhung!" Lù lù, ba anh con trai và một cô con gái, mặt mày đã hốc hác xanh xao, có lẽ vì đói, bò dậy và ra bắt tay chào tôi . Tôi thấy sờ sợ làm sao, như người trộm vào một nhà lạ, sợ ai đó bắt gặp quả tang . Tôi nói với họ đi theo tôi tới một chỗ gần đấy an toàn hơn để nói chuyện . Tôi căn dặn: --Trong khi đi nếu bắt gặp ai, các anh chị cứ bình tĩnh để tôi đối phó vì đa số người vùng này đều biết mặt tôi . Tôi đưa họ tới một thác nước. Sau thác nước này có một hang rộng lớn, có thể chứa 400 người, chẳng ai biết trừ những người dân tộc đã từng núp sau thác nước này trong những ngày chiến tranh khốc liệt . Tôi biết tôi đang làm một việc phạm pháp mà nếu bị phát giác tôi chẳng những bị mất việc mà còn bị tù tội chứ chẳng chơi . Nhưng Nhung là người bạn thân, tôi không thể để nàng bị chết đói hay chết khát hay bị bắt . Trên đời có những việc con người làm theo bản năng không suy nghĩ . Tôi giúp Nhung và bạn Nhung cũng gần như bản năng tự nhiên . Những người đã từng chung số phận, chia vui sẻ buồn, thường có bản năng sinh tồn như thế, "Sống chết vì bạn!" Khi đã vào sau làn nước, ngồi trong hang, tôi hỏi: -- Anh chị rời Pleiku từ bao giờ? Nhung nói: -- Cả mười ngày rồi! Tôi sửng sốt nói: -- Mười ngày, trời đất ơi, nếu rành đường thì giờ này các bạn đã tới biên giới Thái Lan! Bị lạc phải không? Anh Trung, người lớn nhất trong 5 người, có lẽ cao lắm là 21 tuổi, nói: -- Bọn mình rời Ninh Đức cả mười hôm nay, sang ngày thứ 3 thì gặp một toán xe bộ đội đi về hướng Tây, tưởng họ thấy bọn mình, cả bọn ù té chạy lấy thân, đồ đạc, ba lô, địa bàn còn để lại hết ở đâu đó . Lúc yên mình vòng trở lại tìm, nhưng chẳng biết đâu ra là đâu, đành cứ hướng mặt trời lặn mà đi! -- Từ Ninh Đức, xã B 3 mà anh chị lọt qua B 9 là đi hướng Tây Nam rồi đó, nhưng nếu rành đường từ B 3 sang B 9 chỉ hơn một ngày đường thôi . -- Ừ bọn mình cứ như đi vòng tròn, chẳng biết đâu ra đâu cả . Quang có cách nào dẫn bọn mình tới biên giới không? Tôi nhìn họ lắc đầu, "Tới biên giới thì dễ, nhưng làm sao các bạn có thể vượt qua sông Krong Poco tháng này, nước còn cao! Cách tốt nhất là các bạn nghe lời Quang trở về . Ở gần biên giới có mấy trạm Công An Biên Phòng mà các bạn không ai rành đường rừng dễ bị bắt lắm! Quang khuyên các bạn nên về, Quang sẽ đưa các bạn về bình yên! Đưa các bạn đi tháng này là đưa các bạn vào tù đó!" Chúng tôi nói chuyện một hồi. Sau khi 5 người họ bàn bạc, Nhung, Tuyết và Hoàng quyết định trở về, còn anh Trung và anh Tâm dứt khoát ra đi .Tôi định chỉ cách hái rau rừng và nấu ăn, nhưng nhìn lại họ chẳng có nồi niêu xoong chảo gì để mà nấu, tôi lấy ra cuộn giây cước và ít lưỡi câu trao cho họ: -- Hai anh cầm mấy cái này, đi tới chỗ đất ẩm thấp, bới giun làm mồi mà câu cá. Nhớ đốt bếp bằng củi khô thật khô, đừng để khói, dễ bị lô. Từ vùng này tới biên giới chỉ mất hơn một ngày . Các anh không có gì để nấu, tốt nhất là các anh ở lại đây, chờ Quang ít ngày nữa, Quang sẽ mang cà mên để nấu cho các anh . Đi không kiểu các anh mười phần chết mà chỉ có một phần sống thôi . Thành thực mà nói các anh nên về . Quang sẽ dẫn các anh chị về bình yên . Anh Trung và anh Tâm nhất quyết ra đi, tôi nói họ chờ tại hang 5 ngày, để khi tôi đưa Nhung, Tuyết và Hoàng về thị xã rồi tôi sẽ mua ít lương khô cho họ vì đường bên Miên tôi không rành . Trong vùng này chỉ có lá giang để nấu canh chua, và rau bồ ngót, cũng như rau bột ngọt là ăn được, còn các thứ rau rừng khác như rau mò, càng cua, xà lách soong thì tôi không thấy . Tôi dẫn hai anh đi dọc bờ suối chỉ cho các anh thấy các loại rau đó, và chỗ có thể có giun . Hai anh bới được ít giun, trở lại gần hang thả câu, bắt được 4 con cá hơi to, mừng lắm . Tôi đi lấy ít củi mục khô, nhóm lửa lên trong hang, nướng cá . Năm người ăn cá một cách hí hửng, những con cá sao ngon thơm! Họ mời tôi, tôi cười, "Các anh ăn đi, phần Quang, Nhung, Tuyết và Hoàng đê? Quang đưa về làng thượng đãi cho các bạn món canh bí !" Tôi sắp đặt câu chuyện để nói nếu ai hỏi tôi Nhung, Tuyết, Hoàng là ai . Tôi nói với họ: -- Nếu ai có hỏi tôi sẽ nói Nhung là vợ sắp cưới của tôi lên thăm , Nhung đi một mình không tiện nên kéo theo Tuyết, bạn gái của Nhung, và Hoàng là bạn trai của Tuyết . Nhung đỏ mặt nhưng bằng lòng: "Quang nói sao cũng được mà! Chỉ mong sao mọi sự an lành là được rồi!" Chúng tôi từ giã anh Trung và Tâm, hẹn năm ngày nữa tôi sẽ lại đây đưa lương khô và ít vật dụng cần thiết . Trong lòng tôi cầu mong họ giữ lời hẹn, nhưng nhìn họ tôi không khỏi ái ngại là họ sẽ chẳng chờ, vì thấy câu cá ở đây dễ dàng quá, họ có biết đâu đây là chỗ hẻo lánh ít người tới nên cá nhiều, còn ở những con suối khác đâu có dễ dàng như vậy . Nếu tới sông Krong Poco, thì việc câu cá lại thật quá dễ dàng, vì cá rất nhiều, nhưng làm sao họ có thể đóng bè vượt sông nếu không biết bơi giỏi hoặc dao để chặt tre . Tôi đã đi khỏi hang mà phải vòng trở lại căn dặn thêm một lần nữa: -- Hai anh phải ráng chờ Quang 5 ngày đó. Trong thời gian chờ nên tập bơi cho giỏi và câu cá cho nhiều hong khô để mang theo phòng khi bị lạc . Tới sông Krong Poco, có thể câu cá tươi mà ăn! Hai anh ôm chầm lấy tôi: "Cậu lo lắng quá! Bọn này tự lo được mà! Thôi làm ơn đưa ba bạn kia về bình yên, mai này tụi mình còn gặp lại!" VI Tôi vội vàng đưa Nhung, Tuyết và Hoàng ra khỏi rừng hoang càng sớm càng tốt . Nếu bắt gặp một lúc bốn người trong rừng kiểu này thật khó mà đoán biết hậu quả . Tôi vừa đi vừa nói với ba người những gì họ phải nói phải làm nếu có ai bắt gặp hay hỏi han . Tôi chỉ cầu mong đưa họ về tới thị xã Pleiku an toàn . Nhung, Tuyết và Hoàng đều còn lại ít tiền trong túi, dư để mua vé xe từ B 6 về thị xã . Tháng này trời đang nắng và đường sá đang sửa sang, bụi bay đầy đường, nên tôi cảm thấy dễ nói hơn nếu có ai bắt gặp là Nhung bạn gái tôi lên thăm cùng với hai người bạn . Cuối cùng chúng tôi cũng ra đường mòn xã B 9, từ đây về tới B 6 cũng mất ba bốn tiếng đồng hồ . May quá trên đường về B 6 chúng tôi chẳng gặp ai . Chúng tôi đến gần trạm xe đò B 6 thì cũng là lúc xe rời bánh về lại thị xã Pleiku, có chạy bám theo cũng không kịp . Tôi nói với Nhung, Tuyết và Hoàng: -- Quang đưa các bạn vào thẳng Phòng Giáo Dục không tiện . Quang sẽ dẫn các bạn vào làng Kơ Mông để các bạn tắm rửa, nghỉ ngơi và trưa mai Quang sẽ đi xe đò cùng các bạn về thị xã. Hoàng nói: -- Quang tính sao cũng được . Mạng sống của bọn này giao cho Quang hết! Tôi nhìn Nhung, Tuyết mà thấy tội nghiệp, đã 10 hôm lặn lội rừng sâu, chân tay sưng vù, bây giờ lại phải về, thực là buồn . Nhưng tôi biết chắc hai nàng sẽ không đủ sức làm một cuộc vạn lý trường hành, đi vượt qua biên giới Thái-Miên với tình trạng này . Đó là chưa kể đến những chạm trán với công an biên phòng hoặc du kích xã người Thượng mà chưa chắc họ bắt sống giam tù hay vẫn cứ theo luật rừng bắn trước trình sau khi mọi chuyện đã rồi . Mạng sống con người nơi rừng sâu nước độc mất còn một cách dễ dàng do việc xa xôi kiểm trở, chỉ cần uống nước không đun sôi cũng đủ bị độc hoặc sốt rét cấp tính . Bị những bệnh này mà không kịp đưa về bệnh xá hay nhà thương thì chỉ có nước theo tử thần về bên kia thế giới . Các giáo viên đi công tác vùng này bao giờ cũng phải mang thuốc chống sốt rét mà đôi khi vẫn bị bệnh sốt như thường . Lúc đó, dù lên sơn sốt dầu mồ hôi nhễ nhại thân thể nóng rần rần nhưng hai hàm răng cứ run lên cầm cập vì lạnh . Có lần tôi phải theo lời người Thượng vò lá cúc quỳ bỏ vào miệng nuốt,và có phản ứng cơ thể ngay lập tức: người nóng ran như đang xông lửa và hết lạnh . Đang đi dọc theo đường làng Kờ Mông thì chúng tôi gặp thầy Phong . Vừa thấy chúng tôi, thầy Phong đã hỏi: -- Anh Quang, giáo viên mới hả ? Tôi vội vàng giới thiệu: -- Không anh, đây là Nhung, người yêu của Quang, đây là Tuyết và Hoàng là hai bạn của Nhung lên thăm, sáng mai về lại thị xã . Quang dẫn họ vào làng cho biết . -- Anh Quang đào hoa quá ha ? Vậy mà cô giáo Du cứ nhắc hoài! Nhung nhìn tôi như dò hỏi, tôi cười, nói cô Du là giáo viên cùng làng với thầy Phong . Tôi không muốn đứng lại lâu với thầy Phong sợ lôi thôi nhiều chuyện nên vội vàng từ giã . -- Quang cần dẫn Nhung, Tuyết, Hoàng đi xem một số nơi trước khi tối, thôi để lúc khác, nói chuyện với anh nhé! Chúng tôi từ giã nhau, thầy Phong vui hẳn ra mặt . Thế là từ nay, có lẽ thầy đang nghĩ, tôi sẽ không còn là kỳ đà cản mũi trong việc thầy tán tỉnh Du . Lòng tôi bỗng nhói đau, đâm ra phân vân tự hỏi, không biết rồi tôi sẽ nói với Du sao đây . Tôi biết tôi rất thân với Nhung thuở còn đi học, thực sự là tôi mới ra trường có bốn năm tháng mà tôi tưởng chừng như cả mười năm sau những lặn lội trong cuộc sống giữa núi rừng buôn bản . Tôi cũng rất mến Du, mặc dù mới quen biết . Giữa Du và tôi dường như có mối thân thiết đặc biệt khó tả, dù chúng tôi chưa hề có quan hệ trai gái . "Lại rắc rối rồi đây!" Tôi nhủ thầm, nhìn Nhung, Tuyết, và Hoàng . "Thôi kệ, việc tới đâu hay tới đó! Việc trước tiên là phải đưa ba người này về thị xã an toàn cái đã!" Tôi quyết định sẽ đóng màn kịch bất đắc dĩ này tới cùng . Tôi đưa Du, Tuyết và Hoàng tới nhà Liễu, một giáo viên dưới quyền tôi, ở làng Kờ Mông . Tôi giới thiệu ba người với cô Liễu, người nho nhỏ, gốc Huế, nói chuyện rất có duyên . Ba người theo như tôi dặn trước đóng kịch cũng tài, quá tài nữa vì khi tôi từ giã để trở lại Phòng Giáo Dục thì Nhung lại gần ôm lấy tôi hôn và nói: "Mai anh trở lại đón tụi em nhé!" Mặt tôi đỏ như gấc vì đây là lần đầu tiên một người con gái hôn tôi . Cô Liễu nhìn chúng tôi làm tôi càng mắc cở . Hy vọng cô nghĩ là tôi ngượng vì sự biểu lộ tình cảm của chúng tôi trước mặt mọi người, chứ không phải tôi đỏ mặt vì Nhung hôn tôi . VII Trên đường về Phòng Giáo Dục tôi suy nghĩ làm sao tôi có thể xin phép về thị xã Pleiku mấy ngày để kịp mua những thứ cần dùng cho hai người bạn mới đang tìm đường vượt biên, tôi cũng không khỏi nghĩ tới nụ hôn đầu tê tê trên môi gần như bị điện giật . Tôi thầm nghĩ, "Nhung đóng kịch giỏi thật, nhưng đâu cần phải làm vậy!" Tôi lại nghĩ tới những ngày học lớp 12, tới những lần tới nhà Nhung với Hải, những buổi tối tâm sự lúc đi khai hoang ơ? Gia-lu (Ya Lu) ... Lúc nào Nhung cũng ân cần với tôi hơn với Hải và có lần tôi đưa nàng xuống suối rửa chén sau bữa cơm chiều, tôi hỏi nàng: -- Nhung sợ ma không? Nhung nhìn tôi cười, nói pha chút thẹn thùng của con gái mới lớn: -- Đi với Quang thì Nhung sẵn sàng đi tới tận cùng trái đất! Tôi định đùa, "Thật đấy nhé!" nhưng chợt nghĩ tới Hải, bạn thân của tôi, đang theo đuổi Nhung, nên tôi kịp giữ lại cho riêng mình rồi giả tảng hỏi qua chuyện khác . Nụ hôn từ giã của Nhung hôm nay không biết chỉ là đóng kịch qua mắt cô Liễu, hay vì cám ơn tôi sắp giúp nàng về lại với gia đình sau 10 ngày đi lạc trong rừng hay nàng yêu tôi thật sự Tôi lại nghĩ tới Du, người hay bàn chuyện văn thơ với tôi những tối ơ? Phòng Giáo Dục, giờ này đang ở một mình trong làng Ea Blang với thầy Phú vì thầy Phong đang về Phòng Giáo Dục . Tôi biết anh Phong sẽ không quên kể chuyện này cho Du nghe, không chừng anh Phong đã oang oang ở phòng là tôi đã có vợ sắp cưới và nàng lên thăm tôi hôm nay . Đúng như tôi dự đoán, vừa trờ mặt tới sân, các anh Nhật, anh Khoa, anh Giáp đã ào ra hỏi: -- Vợ mày đâu? Sao dấu biệt và im lặng vậỷ Tôi đỏ mặt, chối: -- Vợ đâu mà vợ, sắp cưới thôi mà! Rồi tôi hỏi: -- Các anh lại nghe thầy Phong tuyên truyền rồi chứ gì? Không chờ họ trả lời, tôi phân trần: -- Mẹ em ở nhà bị bệnh mà nhà không có ai nên sáng nay nhờ Nhung, người yêu em, và hai bạn của Nhung đi lên đây báo cho em đó, sợ có mệnh hệ gì không kịp nhìn mặt em . Anh Nhật, trưởng phòng, người Bắc, đã lăn lộn sống với người dân tộc trong những năm chiến tranh, tính tình rất cách mạng, nhưng cũng rất chí tình và cởi mở như người Nam, nói: -- Cậu có gì cần cứ giao lại cho anh Ít. Tớ cho cậu nghỉ phép một tuần đó . Về lo cho gia đình rồi lên, đừng có hú hí với vợ rồi bỏ sở . Tôi cám ơn anh Nhật nhưng bào chữa: -- Nhung là người yêu sắp cưới thôi, chứ chưa phải vợ . Anh nói vậy là giết em đó! -- Vợ hay vợ sắp cưới cũng như thế thôi, sao cậu không đưa vào đây ngủ . Cậu có phòng riêng mà! -- Anh nói bậy rồi đó nha! Phạm đạo đức cách mạng đó. Tụi em chưa cưới thật mà . Làm vậy em sẽ bị tru di tam tộc chứ chẳng chơi . Em đê? Nhung và các bạn ở nhà cô Liễu ở . Mai trước khi về em sẽ đưa họ tới chào các anh chị Tôi rất vui mừng là qua mắt các anh ơ? Phòng Giáo Dục một cách tương đối dễ dàng nhờ chuyện anh Phong không kín miệng, nhưng lại ái ngại cho danh dự của Nhung, ái ngại cho tình thân của Du và tôi . "Việc gì tới sẽ tới!" Tôi tự nhủ, rồi tôi nói với anh Nhật và anh Khoa, phó phòng, giáo viên biệt phái từ Bắc vào, nghiêm trang, nhưng cũng rất hiền lành: -- Các anh vào phòng cho em bàn việc một chút xíu . Anh Khoa hỏi: -- Chuyện gì mà trọng đại vậy ? -- Một ý kiến thôi, khi em đi thăm các làng trong xã . Em đã đưa anh Đáng qua làng anh Nhân, và chuyển anh Nhân về làng Ea Blang. Em dò hỏi đồng bào, thì thấy nếu mình có thể tìm người dạy cho họ cách viết chữ Jrai, công việc chuyển dạy sang tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn và có thể hoàn thành trước thời hạn . Làng nào cũng có một hai người biết chút ít chữ Jrai, anh Ít giáo viên của phòng có thể giúp họ lập giáo án và dạy rồi mình kèm thêm ít tiếng Việt trong đó . Như vậy họ sẽ đi học đầy đủ và thường xuyên hơn, bây giờ chỉ đám con nít là đi học, còn thanh niên nam nữ và người già họ cứ nại cớ mệt, đi làm việc, ít người tham dự Anh Nhật khen: -- Ý kiến của cậu có vẻ hay đó! Cậu suy nghĩ thêm, rồi bọn tớ bổ sung ý kiến đưa lên huyện đội và tỉnh xem họ nghĩ thế nào . Tôi tiếp tục nói qua cho anh Nhật và anh Khoa tình hình ở các làng, những việc cần cải tiến, xin thêm giáo cụ ... Tôi kết luận: -- Sáng mai em sẽ đưa các anh những báo cáo tình hình, và đơn xin giáo cụ ... Anh Nhật nói: -- Thôi, cậu để khi trở lại rồi làm cũng được . Việc còn dài mà! Khi tôi ra khỏi phòng anh Nhật thì thấy thầy Phong cũng từ phòng kế hoạch do anh Hưng, giáo viên cấp 2 miền Nam, ra . Tôi nhìn anh Phong lắc đầu: -- Anh Phong tuyên truyền giỏi quá ha! Anh Phong cười: -- Xưa nay ai cũng cho Quang là người hiền . Không ngờ Quang có vợ tới nơi mà vẫn quan tâm tới cô Du! Tôi biết có cản anh Phong cũng vô ích nên tôi cười trừ . Tôi sẽ tìm cách giải thích với Du sau . Lo nghĩ chỉ thêm mệt . Tôi còn 3 người phải đưa về thị xã an toàn, 2 người phải lo cho họ lương thực . Hơi đâu mà nghĩ tới chuyện tình cảm lôi thôi rắc rối . Trong bữa ăn tối chung, chi. Nhung, chi. Hiệp, chi. Hương, anh Nhật, anh Khoa, anh Hưng, anh Giáp, anh Ít xúm lại chọc tôi . Tôi chống chế cho qua thôi, chứ không muốn họ biết nhiều về tôi và Nhung . Lỡ bịa chuyện ra nhiều, sau này nói trật đường rầy thì lộ chuyện mất nên tôi chỉ nói sơ qua là hai đứa quen nhau hồi học chung, rồi hai bên gia đình hứa hôn ... Chi. Nhung, làm bên phòng kế hoạch với anh Hưng, người xem tôi như em út, trách: -- Em có vợ sắp cưới mà giữ kín quá làm chị cứ tưởng em với cô Du có gì chứ? Tôi nhói đau khi nghĩ tới Du, chắc giờ này thầy Phong đang tả oán tôi với Du đây . Tình cảm con người rắc rối thật . Đang không tôi gần như có hai người yêu cùng một lúc, tự nhiên tôi như đang đứng giữa ngã ba trên con đường tình cảm khi tôi chưa hề nói yêu bất cứ ai, đã hẳn tôi đã nghĩ nhiều về Du, tôi lại bắt đầu nghĩ tới Nhung . Trái tim con người rõ ràng là phức tạp mà trái tim sắp vào ngưỡng cửa yêu thương của tôi lại rối như vò . Sau bữa ăn tối,tôi nói chuyện với anh Ít một chút về ý kiến của tôi tìm người dân tộc dạy viết chữ dân tộc . Anh Ít thích lắm, nói với tôi: -- Quang ráng thuyết phục anh Nhật và anh Khoa đi, việc này hay lắm đó! Tôi cười: -- Anh Nhật và anh Khoa thì dễ rồi, việc anh huấn luyện giáo viên mới mới khó và trên huyện và tỉnh có thông qua hay không cũng là một vấn đề vì mình phải trả lương chứ không thể nhờ họ dạy không công . Tôi kiếu anh không đi câu cá đêm nay vì sáng mai tôi phải về thị xã. Tôi hỏi anh có cần gì không, tôi mua cho . Anh nói, "Không, Quang lo làm sao cho người Jrai được viết, đọc tiếng Jrai là đủ rồi!" Trong lòng, tôi đã biết tôi có thể mua cho anh Ít một món quà nào rồi . Tôi sẽ tìm mua cho bằng được món quà đó khi tôi về thị xã . Anh đã giúp tôi học tiếng Thượng, trưởng thành trong nếp sống với đồng bào Thượng mà. Tôi về phòng viết báo cáo tình hình và những đề nghị tới khuya . Khi viết xong, thì tôi đã mệt nhoài, vào giường là lăn ra ngủ liền . VIII Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ . Sau khi chạy bộ một vòng từ Phòng Giáo Dục tới Bệnh Xá, tôi vòng trở lại, quay nước từ giếng lên đưa vào phòng tắm tắm rửa sạch sẽ xong mới thấy mọi người thức dậy . Tôi trở về phòng mình sắp xếp ngăn nắp, coi lại bản báo cáo và đề nghị xong thấy không cần sửa đổi gì nữa tôi qua phòng anh Nhật đưa cho anh, nói: -- Đây là bản báo cáo và những đề nghị của em . Anh và anh Khoa cứ việc sửa đổi những chỗ cần thiết để đưa lên huyện và tỉnh . -- Gớm, cậu chăm thế? Đã bảo cậu về lo nhà thăm gia đình trước rồi trở lại báo cáo cũng được mà . Tôi cười nói lại: -- Tính em vậy đó . Làm gì làm cho xong, rồi còn lo việc khác . Với lại để lâu, em quên khoấy đi hết . Tôi nói thêm: -- Hôm qua, sau bữa tối, em có hỏi thử anh Ít . Anh Ít rất tán thành đề nghị này . Anh Nhật cười: -- Thằng Ít thì đương nhiên rồi, tự nhiên nếu kế hoạch thành, nó sẽ thành cấp lớn . Tôi bào chữa cho anh Ít: -- Anh Ít không phải ham chức tước đâu . Anh ấy thực sự lo cho đồng bào của anh ấy thôi . Anh biết mà, người lớn tuổi khó học lắm, huống chi mình lại ép buộc học tiếng Việt . Nếu cho họ động cơ học tiếng Jrai, rồi chuyển dần qua tiếng Việt em thấy dễ hơn . Anh Nhật nói: -- Để xem trên huyện có thông qua không ! Tớ chỉ sợ họ ngại chi tiền! Tôi nói: -- Hiện giờ mình đang trả các giáo viên bổ túc văn hoá 36 đồng mỗi tháng. Anh có thể đề nghị huyện và tỉnh, trả mỗi giáo viên Thượng 18 đồng, như vậy cũng là nhiều vì họ không cần phải đi xa, không phải đi lao động tập thể ở các nông trường, em nghĩ họ sẽ đồng ý thôi . Cần là anh và anh Khoa nhất trí đề quyết lên trên . Anh Nhật cười: -- Tớ mà không biết cậu làm việc hăng say xưa nay, và là người Kinh, tớ không chừng nghĩ cậu là FULRO nằm vùng, đang tìm cách đấu tranh nâng cao dân trí, chuẩn bị cho việc đòi quyền tự trị sau này cũng nên . Tôi giật mình sợ hãi nhủ thầm. "Anh Nhật này rất là tinh tế, mình phải cẩn thận, không chừng có ngày mệt với anh này!" Tôi nói với anh Nhật , "Em mà là FULRO thìanh là Tướng FULRO, xưa nay làm việc gì cũng thông qua anh mà!" Tôi nghĩ bụng từ nay mình phải cẩn thận trong mọi hành động, không phải là trong Phòng Giáo Dục là không có những cáo già chính trị luôn luôn có những nghi ngờ tuy không nói ra ngoài miệng . Tôi biết việc tôi đang làm với Nhung và các bạn của Nhung mà lộ ra thì tôi sẽ mất việc ngay lập tức và kế hoạch dạy tiếng Jrai cho người Thượng cũng tan thành mây khói . Tôi sẽ không thoát ra khỏi vòng tù tội nữa . Tôi xin phép anh Nhật đi xuống làng Kờ Mông đón Du và các bạn lên gặp các anh chị trong Phòng Giáo Dục trước khi ra chỗ xe đò để trở về thị xã Pleiku . Anh Nhật cười: -- Cậu mai này nói với cô Du làm sao đây ? Tớ tưởng cậu với cô Du chứ! Tôi bào chữa: -- Tại các anh chị nghĩ vậy thôi! Chứ tụi em toàn là bàn luận về thơ Bác Hồ, Tố Hữu, Giang Nam, và các nhà thơ cách mạng khác, chứ có bao giờ nói chuyện tình yêu riêng tư đâu! Anh Nhật xua tay: -- Thôi để cậu đi! Có ngày cậu chết vì các cô cho mà xem . Tôi chẳng chờ anh nói thêm, phóng ra khỏi cửa, đi lên làng Kờ Mông liền , đem theo sáu quả trứng gà còn lại do bầy gà tôi nuôi sau nhà bếp đã từng cung cấp cho ca? Phòng Giáo Dục ăn sáng . Ở đâu cũng vậy, "Có thực mới vực được đạo!" Bố tôi thường nói vậy! Và dặn tôi, "Mày đi đâu, làm cái gì, cũng coi tình hình địa phương mà hoà nhập, làm vườn trồng rau, nuôi gà, câu cá để tự lực cánh sinh! Đi vào nơi thâm sâu nước độc, mà thiếu dinh dưỡng thì chỉ nạp mạng cho rừng thiêng!" Phòng Giáo Dục nằm trên một con dốc, nhìn xuống một đầm khá lớn, mà mỗi tối anh Ít và tôi thường xuống cắm câu rồi sáng ra đi nhổ câu bắt cá . Dọc theo đường có những bụi hoa quỳ vàng sặc sỡ, nhất là sau một trận mưa làm trôi đi những bụi bặm do đất đỏ phủ lên . Phòng Giáo Dục và Bệnh Xá là hai nơi được xây bằng xi măng, còn những nhà trên đây toàn là nhà sàn của người Thượng làm bằng phên tre, mái lá còn nhà của người Kinh đi vùng kinh tế mới trên này cũng đơn sơ, vách cỏ tranh, mái cỏ tranh, trông thật nghèo khổ . Vùng kinh tế mới này nằm ngay vị trí của xã Thạnh Đức dưới thời chính phu? Ngô Đình Diệm có khoảng 60 hộ, tức là 60 gia đình người Kinh, nên xe đò mỗi ngày vào ra một chuyến mà thôi . Vậy là cũng may, có những vùng kinh tế mới cả tháng mới có một chuyến xe ra vào . Vì nơi đây có Phòng Giáo Dục của huyện và Bệnh Xá cấp Huyện nên mới có xe thường xuyên mỗi ngày như vậy thôi . Khi tôi tới nhà cô Liễu thì Nhung, Tuyết, Hoàng cũng đã sửa soạn xong rồi . Tôi hỏi, "Đêm qua mọi người ngủ ngon không, đã ăn gì chưa ?" Tôi đưa cho Liễu sáu quả trứng . Liễu cười nháy mắt hỏi tôi: -- Gà của anh đó hở Nhung cùng lúc cũng nhanh nhẹn nói: -- Ngủ ngon lắm . Bọn em được nghe cô Liễu kể nhiều chuyện về anh nữa nè! Tôi nhìn cô Liễu hỏi: -- Liễu lại nói xấu Quang rồi phải không? Nhung, Tuyết và Hoàng về thị xã học lại thì Quang bị nhừ đòn! Tôi nói với cô Liễu: -- Liễu đã viết thư gì về cho gia đình chưa ? Quang sẽ về, ghé thăm, Liễu cần gì thì ghi vào giấy Quang đem lên cho . Cô Liễu nhìn tôi nói: -- Anh Quang cho Liễu về với! Tôi lắc đầu: -- Liễu về rồi ai dạy ở đây! Thôi để khi Quang trở lại nếu sắp xếp xong, Quang xuống đây dạy thế cho ít ngày đê? Liễu về thăm gia đình . Cô Liễu mừng rỡ ra mặt, nói: -- Thật nha anh Quang! -- Ừ thì thật mà. Quang có nói dối với Liễu bao giờ đâu! Liễu vội vàng viết thư trong khi Nhung, Tuyết, Hoàng ăn cơm ngon lành với trứng tôi vừa chiên trong khi Liễu viết thư . Nhung nói to: -- Hôm qua, cô Liễu đãi bọn em ăn canh bí đỏ . Cô Liễu nói anh cung cấp, đúng không? Tôi phì cười: -- Làm như Quang là nhà thầu không bằng . Mấy thứ đó là do Quang đi đổi thuốc lá với đồng bào ở đây, rồi chia cho giáo viên ở đây mỗi người một ít, chứ có gì đâu! Công tác dân vận đó mà! Thực sự là nhờ tôi biết được tiếng Thượng, lại hoà đồng với dân ở đây, nên việc tôi đổi thuốc lá, vật dụng lặt vặt rồi chia cho các giáo viên ở đây Phòng Giáo Dục và mọi người ở đây ai cũng biết . Lúc đầu, có người chọc tôi là học tiếng Thượng để buôn bán, xin ăn, chứ không biết là nhờ biết tiếng Thượng tôi đã đi sâu vào tâm tư của đồng bào trên đây . Ngôn ngữ là khởi đầu của mọi quan hệ, lúc đầu là ngôn ngữ múa tay muá chân tìm lời, sau đó thành thuần nhuyễn ... Công lao của anh Ít đối với tôi thật nhiều, tôi hy vọng tôi có thể giúp anh hoàn thành ước nguyện mở một đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số để dạy tiếng Jrai cho dân tộc của anh . IX Trong cái may có cái rủi và trong cái rủi có cái may . Có nhiều chuyện trong đời xảy ra một cách bất ngờ không ai có thể đoán trước được . Tôi đưa Nhung, Tuyết và Hoàng tới Phòng Giáo Dục mà phập phồng lo sợ anh Nhật khám phá điều bí mật giữa chúng tôi . Anh Trần Quang Nhật đã từng làm tình báo khi anh giả làm người Thượng vào tận thị xã Pleiku buôn bán với người Kinh để lấy tin tức trước năm 1975 . Lỡ mà sơ hở một chút thì lộ cả thôi! Tôi định bụng tới gần tới giờ xe chạy mới ra trạm xe . Vừa đỡ phải chờ dưới nắng chang chang, vừa đỡ sợ rắc rối . Tôi nấn ná chờ mọi người ăn uống xong đâu đó rồi mới đi sau khi cô Liễu viết xong bức thư dài cho gia đình . Dù gì cô cũng xa gia đình cả 4 tháng rồi . Tôi hứa sẽ đưa đến tận tay cho gia đình cô . Chúng tôi đi bộ tới Phòng Giáo Dục thì cũng gần trưa, chào hỏi qua loa, rồi tôi xin phép đưa Nhung, Tuyết, Hoàng ra trạm xe để kịp về thị xã . Chi. Hương, chi. Hiệp, chi. Nhung nhờ tôi đưa thư tới gia đình các chị với lời dặn kỹ càng, "Nhớ chờ thư gia đình gởi lên cho chị nhé!" . Tôi nghĩ thầm, "Mình chẳng chờ làm gì, về tới nhà là đưa thư tới, rồi hôm đi trở lại lấy thư trả lời là xong! Mình còn bao nhiêu việc mà!" Chúng tôi đi ra trạm xe về không gặp khó khăn nào khác, vì bác tài xế đã quen mặt tôi rồi qua những lần tôi nhờ ông mua thuốc rê, đưa ít muối, cá khô lên để tôi đổi cho đồng bào Thượng . Bác hỏi, " Cháu không mang gì về sao ?" -- Dạ, cháu và các bạn đây về có chút việc! Không kịp đổi chác gì hết! Tôi không muốn nhiều người biết chuyện vợ sắp cưới bất đắc dĩ sau này, nên dấu được điều gì thì dấu, chừng nào có ai hỏi thì khai cũng được, ai đời vạch áo cho người xem lưng bao giờ . Chẳng đặng đừng, mới phải kê khai lý lịch tiểu sử mà thôi! Ban đầu tôi nói Nhung, Tuyết và Hoàng leo lên trên mui xe ngồi, vì ngồi trong xe nực nội và bụi bặm . Ngồi trên mui xe, dù bụi bặm, nhưng dễ thở hơn vì thoáng gió . Bác tài xế nói đàn bà con gái không được phép ngồi trên mui xe, vì có ai mà để cho các bà các cô ngồi trên đầu bao giờ! Nửa buồn cười nửa tiếc chỗ thoáng trên mui, chúng tôi đành ngồi trong xe . Xe chạy về hướng Đông, đường xe bụi mù . Tôi và mọi người đưa khăn bịt mũi, chẳng nói được chuyện gì vì buị bặm khắp nơi . Xe đi xuống dốc, chạy ngang cầu Ea Hrung, thì ì ạch lên dốc . Con sông nho? Ea Hrung chiều ngang khoảng 20 mét, nước chảy cuồn cuộn, xe đi ngang cầu như muốn sập . Tôi lại nghĩ tới hai người bạn đang chờ, những bước đường họ sẽ phải vượt qua, những con sông mà họ phải thả bè hay bơi qua, như con sông Krông Pô Cô rộng cả khoảng 200 mét, con sông Mékong trên Campuchia rộng cả cây số . Nhung ngồi bên cạnh tôi, mệt nhừ vì đường nhiều ổ gà . Không biết vì mệt vì những ngày qua hay đường dài, nàng dựa đầu vào vai tôi, ngủ ngon giấc . Tôi nhìn mặt nàng, lem luốc vì bụi bặm, thấy thương hại . Tôi để yên cho nàng ngủ, nhìn Tuyết và Hoàng, ngồi đối diện tôi mỉm cười thông cảm vì mặt người nào cũng như người nào bụi đỏ che khuất chỉ còn trơ hai con mắt . Tôi nghĩ tới lúc gặp lại gia đình tôi, các anh chị em và các bạn tôi, sau những tháng xa cách mà cảm thấy thật hân hoan . Tôi như một người hùng từ căn cứ sâu trở về với thành phố. Tôi có nhiều chuyện phải nói, phải lo . Cuộc đời tự dưng đẩy tôi vào cơn lốc thời đại . Vừa mới tốt nghiệp phổ thông, chưa đầy 18 tuổi, đã trở thành giáo viên xoá nạn mù chữ, rồi làm giáo viên chuyên trách, rồi thành người đổi chác, buôn bán, giúp đỡ với mọi người ... Tôi biết trước mắt đầy cam go, nhưng cũng đầy thích thú . Cuộc mạo hiểm nào cũng có giá của nó mà, giá trả càng cao thì sự hứng khởi càng có ý nghĩa . Tôi đã mang cuộc sống vô tư để dấn thân vào cuộc sống trách nhiệm, nguy hiểm, nhưng tôi không than van . Ờ thật là nhiều chuyện để nói với gia đình, bạn bè về cuộc sống trong rừng núi, về người dân Thượng ... Tôi quay mặt sang nhìn Nhung . Nàng vẫn dựa đầu vào vai tôi ngủ thật ngon ! Tự nhiên một ý nghĩ thoáng qua đầu, "Giá mà không có Hải biết đâu tôi và Nhung giờ này chẳng là người yêu thật sự!" Tôi chợt nghĩ tới Du, và vội xoá bỏ tư tưởng vẩn vơ vừa vụt qua trí! Không thể nghĩ vậy được, còn Hải, còn Du, giây mơ rễ má chỉ khổ thân . Chẳng đặng đừng mình phải nói dối vậy thôi! Tôi lại nghĩ tới nụ hôn hôm qua lúc từ giã mà sượng sùng đỏ mặt . Tình yêu là một dấu hỏi lớn, cả một thế giới huyền diệu, những đường đi ngoằn ngoèo, những quanh co khúc khuỷu, không biết mai này tôi có vấp ngã như những người tôi quen biết không . Tôi nhìn Nhung ngủ, một mối tình đặc biệt như dâng lên trong tôi . Nàng ngủ ngon quá, dễ dàng như con mèo . Tôi để nàng tự nhiên tựa vai cho tới trạm dừng xe tại thị xã, gần trường thánh Phaolô, trên đường Phan Đình Phùng . X Thị xã Pleiku như vừa qua một cơn lốc, bụi bặm bám đầy trên mái nhà. Tôi nhẹ nhàng đánh thức Nhung dậy và đưa khăn lên lau mặt. Một màu đất sậm trên khăn. Tôi nhìn Nhung cười hỏi: -- Nhung ngủ ngon không? Tới trạm đầu rồi, thôi mình xuống nhé! Nhung e thẹn nói: -- Anh Quang đưa Nhung về nhà được không? Tôi cười, "Còn phải hỏỉ" Tôi quay nhìn Tuyết và Hoàng hỏi vọng: "Các bạn xuống ở đây hay là chờ tới trạm Trà Bá?" Hoàng nói: -- Nếu Quang đưa Nhung về, thì bọn này về trên trạm Trà Bá cho gần. Mai Quang ghé nhà bọn này chơi nhé! Tôi gật đầu: "Quang sẽ cố gắng, nhưng chắc phải chiều tối, vì Quang còn lo ít chuyện!" Tôi khoác Ba-lô lên rồi xuống xe tay với lên cầm tay Nhung cho nàng xuống xe . Hai đứa chúng tôi đi bộ về nhà Nhung, gần nhà thờ Đức An. Lòng hồi hộp vô cùng, lo sợ phường xã nghi ngờ đã cử người tới làm khó dễ gia đình Nhung. Chúng tôi ôn lại câu chuyện nàng lên thăm tôi cho ăn khớp với nhau để lỡ có gì còn có đường nói năng. Quả đúng như tôi dự đoán, khi vào cổng nhà Nhung thì tôi thấy một chú sĩ quan công an, mặc đồng phục vàng vừa bước ra cửa nhà, Me. Nhung tiễn chú ra . Nhung lên tiếng chào, "Anh Phiếm tới nhà Nhung có chuyện chi đó?" Chú công an nhìn tôi rồi nhìn Nhung, chưa kịp trả lời thì Nhung đã lên tiếng giới thiệu, "Đây là anh Quang, bạn học của Nhung năm rồi, bây giờ đang làm giáo viên chuyên trách ở huyện Chu Pah, còn đây là anh Phiếm, trưởng phòng công an phường!" Tôi suýt lên tiếng chào chú, nhưng kịp giữ lại vì Nhung đã gọi chú ấy là anh, mà tôi gọi chú thì thật khó coi, không chừng lại làm phật lòng chú công an nữa, nên xoè tay ra bắt tay chú công an, nói, "Chào anh Phiếm! Anh mới tới chơỉ" Chú công an buông tay tôi ra trước, trả lời, "Tôi ghé nhà xem Nhung ra sao? Bây giờ tôi phải về phường có việc. Quang về phép đó sao ?" Thật đúng là công an, mở miệng ra là tra hỏi rồi. Tôi nói, : "Dạ, anh có cần coi giấy phép không? Quang được phép về 5 ngày!" "Thôi, khỏi cần. Quang về trình diện công an phường sau!" Chú công an trả lời rồi ra cổng. Má Nhung, Nhung và tôi vào nhà . Phượng và Tuấn, hai người em của Nhung, chạy lên nhà la ầm lên, "A chi. Nhung đã về!" Nhung hỏi má Nhung: "Anh Phiếm lên nhà có chuyện chi không Mạ? Hồi nãy con có hỏi mà không thấy anh ấy trả lời!" Má Nhung lau nước mắt nói, "Nó tới hỏi thăm con vì con vắng mặt hai buổi học tập thanh niên gì đó!" Rồi má Nhung nói với tôi, "Cháu ngồi chơi!" và bà quay sang Phượng nói, "Con xuống nhà rót nước trà mời anh Quang đi con!" Tôi không biết má Nhung có biết chuyện nàng theo các bạn định vượt biên hay không nên đâm ra lúng túng, nói nàng lên thăm tôi chắc ổn hơn, vì tôi từng lên nhà Nhung chơi thuở còn đi học . Nếu có nói thật thì Nhung phải tự lo thôi. Không phải tôi ngại má Nhung mà vì tôi sợ mấy em nhỏ của Nhung nếu lỡ lời thì mọi chuyện đổ bể nguy hại cho Nhung lẫn tôi . Chi bằng càng ít người biết càng tốt. Phượng đưa trà lên, có ca? Ngoại của Nhung đi theo: "Thằng Quang tới chơi đó hơ? Mày sao đi đâu biệt xứ mấy tháng nay giờ mới về?" -- Dạ con đi công tác xoá nạn mù chữ mà Ngoại! Đây là lần đầu con được phép về! -- Mày về ở chơi lâu không? Chị em con Nhung tụi nó nhắc mày hoài! Nhung và Phượng cả hai đều đỏ mặt như bị bắt quả tang, tôi cũng đỏ mặt không biết phải nói sao . Cũng may, Phượng rót nước ra mời . -- Mời Ngoại, Mạ và anh Quang dùng trà! Tôi cầm lấy tách trà nóng vội nói: -- Cám ơn Phượng . Khi ngồi xuống nói chuyện, tôi mới biết cả gia đình Nhung đã biết chuyện Nhung đi với mấy người vượt biên . Nhung tóm tắt những chuyện đã xảy ra và làm sao nàng gặp tôi và được tôi đưa về nhà. Tôi trình bày với gia đình Nhung chuyện đóng kịch của chúng tôi để nếu có gì mọi người đều có cùng một câu chuyện trước khi đứng lên xin phép về nhà . Nguyên Đỗ X Thị xã Pleiku như vừa qua một cơn lốc, bụi bặm bám đầy trên mái nhà. Tôi nhẹ nhàng đánh thức Nhung dậy và đưa khăn lên lau mặt. Một màu đất sậm trên khăn. Tôi nhìn Nhung cười hỏi: -- Nhung ngủ ngon không? Tới trạm đầu rồi, thôi mình xuống nhé! Nhung e thẹn nói: -- Anh Quang đưa Nhung về nhà được không? Tôi cười, "Còn phải hỏỉ" Tôi quay nhìn Tuyết và Hoàng hỏi vọng: "Các bạn xuống ở đây hay là chờ tới trạm Trà Bá?" Hoàng nói: -- Nếu Quang đưa Nhung về, thì bọn này về trên trạm Trà Bá cho gần. Mai Quang ghé nhà bọn này chơi nhé! Tôi gật đầu: "Quang sẽ cố gắng, nhưng chắc phải chiều tối, vì Quang còn lo ít chuyện!" Tôi khoác Ba-lô lên rồi xuống xe tay với lên cầm tay Nhung cho nàng xuống xe . Hai đứa chúng tôi đi bộ về nhà Nhung, gần nhà thờ Đức An. Lòng hồi hộp vô cùng, lo sợ phường xã nghi ngờ đã cử người tới làm khó dễ gia đình Nhung. Chúng tôi ôn lại câu chuyện nàng lên thăm tôi cho ăn khớp với nhau để lỡ có gì còn có đường nói năng. Quả đúng như tôi dự đoán, khi vào cổng nhà Nhung thì tôi thấy một chú sĩ quan công an, mặc đồng phục vàng vừa bước ra cửa nhà, Me. Nhung tiễn chú ra . Nhung lên tiếng chào, "Anh Phiếm tới nhà Nhung có chuyện chi đó?" Chú công an nhìn tôi rồi nhìn Nhung, chưa kịp trả lời thì Nhung đã lên tiếng giới thiệu, "Đây là anh Quang, bạn học của Nhung năm rồi, bây giờ đang làm giáo viên chuyên trách ở huyện Chu Pah, còn đây là anh Phiếm, trưởng phòng công an phường!" Tôi suýt lên tiếng chào chú, nhưng kịp giữ lại vì Nhung đã gọi chú ấy là anh, mà tôi gọi chú thì thật khó coi, không chừng lại làm phật lòng chú công an nữa, nên xoè tay ra bắt tay chú công an, nói, "Chào anh Phiếm! Anh mới tới chơỉ" Chú công an buông tay tôi ra trước, trả lời, "Tôi ghé nhà xem Nhung ra sao? Bây giờ tôi phải về phường có việc. Quang về phép đó sao ?" Thật đúng là công an, mở miệng ra là tra hỏi rồi. Tôi nói, : "Dạ, anh có cần coi giấy phép không? Quang được phép về 5 ngày!" "Thôi, khỏi cần. Quang về trình diện công an phường sau!" Chú công an trả lời rồi ra cổng. Má Nhung, Nhung và tôi vào nhà . Phượng và Tuấn, hai người em của Nhung, chạy lên nhà la ầm lên, "A chi. Nhung đã về!" Nhung hỏi má Nhung: "Anh Phiếm lên nhà có chuyện chi không Mạ? Hồi nãy con có hỏi mà không thấy anh ấy trả lời!" Má Nhung lau nước mắt nói, "Nó tới hỏi thăm con vì con vắng mặt hai buổi học tập thanh niên gì đó!" Rồi má Nhung nói với tôi, "Cháu ngồi chơi!" và bà quay sang Phượng nói, "Con xuống nhà rót nước trà mời anh Quang đi con!" Tôi không biết má Nhung có biết chuyện nàng theo các bạn định vượt biên hay không nên đâm ra lúng túng, nói nàng lên thăm tôi chắc ổn hơn, vì tôi từng lên nhà Nhung chơi thuở còn đi học . Nếu có nói thật thì Nhung phải tự lo thôi. Không phải tôi ngại má Nhung mà vì tôi sợ mấy em nhỏ của Nhung nếu lỡ lời thì mọi chuyện đổ bể nguy hại cho Nhung lẫn tôi . Chi bằng càng ít người biết càng tốt. Phượng đưa trà lên, có ca? Ngoại của Nhung đi theo: "Thằng Quang tới chơi đó hơ? Mày sao đi đâu biệt xứ mấy tháng nay giờ mới về?" -- Dạ con đi công tác xoá nạn mù chữ mà Ngoại! Đây là lần đầu con được phép về! -- Mày về ở chơi lâu không? Chị em con Nhung tụi nó nhắc mày hoài! Nhung và Phượng cả hai đều đỏ mặt như bị bắt quả tang, tôi cũng đỏ mặt không biết phải nói sao . Cũng may, Phượng rót nước ra mời . -- Mời Ngoại, Mạ và anh Quang dùng trà! Tôi cầm lấy tách trà nóng vội nói: -- Cám ơn Phượng . Khi ngồi xuống nói chuyện, tôi mới biết cả gia đình Nhung đã biết chuyện Nhung đi với mấy người vượt biên . Nhung tóm tắt những chuyện đã xảy ra và làm sao nàng gặp tôi và được tôi đưa về nhà. Tôi trình bày với gia đình Nhung chuyện đóng kịch của chúng tôi để nếu có gì mọi người đều có cùng một câu chuyện trước khi đứng lên xin phép về nhà . Nguyên Đỗ XI Đức An và Hoa Lư nằm xéo nhau, cách nhau cũng cả tiếng đồng hồ đi bộ. Đức An nằm phía tây nam, còn Hoa Lư nằm phía đông bắc. Tôi đi dọc theo đường Hoàng Diệu, đi qua trường Tuyên Đức, rồi xuống trường Tiểu Học Pleiku, tạt trái đi theo đường Trịnh Minh Thế, thay vì đi xuống phố chính rồi quẹo trái lúc tới rạp chiếu bóng Diệp Kính đi theo đường Lê Lợi rồi tới đường Cách Mạng rồi về nhà. Đường Cách Mạng, đúng ra là đường Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963, nhưng từ tháng 4 năm 1975, dân chúng giả như giác ngộ tạm quên đi khúc cuối. Trên góc đường Trịnh Minh Thế và Hoàng Diệu có nhà máy điện, cung cấp điện buổi tối được mấy tiếng rồi tắt chứ không cung cấp điện cả ngày như trước năm 1975. Bên cạnh nhà máy điện, có Ty Cảnh Sát Quốc Gia thị xã thời xưa. Đi một quãng thì tới đường Quang Trung. Ngay góc đường Quang Trung và Trịnh Minh Thế, có Dinh Tướng Vùng II Chiến Thuật. Bây giờ cũng bí mật kín đáo, không biết cho những ai ở, chắc cũng là những ông tai to mặt lớn. Con đường này lúc nào đối với tôi cũng đầy những kỷ niệm buồn vui khi vừa lớn. Thuở ấy tôi học lớp 6 trường Trung Học Pleiku, đồng phục quần xanh, áo trắng, trên túi có thêu tên họ và tên trường bằng chỉ đỏ.Tôi nhờ Liên, ở cạnh nhà, cô em họ cùng tuổi và đã từng học chung các lớp ở trường Tiểu Học Minh Đức, thêu giùm. Liên cùng tôi đều thi đậu để học trường công, để khỏi đóng tiền học hàng tháng. Liên học trường Nữ Trung Học Pleime, gần nhà, vì trường Nữ Trung Học Pleiku nằm gần sân vận động Hoa Lư và khu gia binh dành cho binh sĩ và sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Không biết Liên có nói gì với đám bạn ở trường không, mà ngày này khi về ngang bệnh viện tôi thường bị năm cô gái chọc phá. Năm cô này được tôi và Bùi Văn Lê liệt danh là ngũ qui? Pleime. Có hôm hai đứa chúng tôi bị năm cô gái phá phách đứng vòng quanh bao vây cả hồi lâu. Các cô nắm tay nhau thành một vòng tròn, chúng tôi chẳng có lối nào thoát. Vừa mắc cở vừa buồn cười, vì năm cô vẽ râu vẽ rắn trên mặt các cô, cả một bầy nữ học sinh nhìn năm cô và hai đứa tôi cười ngặt nghẽo. Lê bản tính hiền lành, rất mê truyện kiếm hiệp . Lê là người giới thiệu tôi vào tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình và truyện gián điệp như 007 và Z 28. Hai đứa tôi thay phiên nhau đọc truyện khi đi đường, vì ở nhà chúng tôi chỉ có thời gian giới hạn để đọc truyện mà thôi. Khi thoát khỏi vòng tròn quái ác của ngũ qủi Pleime, chúng tôi bảo nhau quyết chí trả thù. Hai đứa tôi chiều hôm đó đem xe đạp ra tập lướt thật nhuyễn để lấn đường ngũ qui? Pleime. Tình bạn của chúng tôi rất thân thiết gần như anh em nên làm việc gì, phá gì, đứa này nêu ý kiến ra là đứa kia theo, chẳng do dự gì cả. Ít ngày sau trên đường đi học về, chúng tôi trổ tài nghiêng xe đạp lướt băng qua bên trái dọa năm cô gái nghịch phá làm mấy cô này nhảy dạt vào lề. Hai anh em đang hỉ hả vui liệng qua bên phải đường để về thì Lê đụng một xe đạp đang đi tới. Tôi chạy qua lề bên phải, dựng xe lại rồi chạy qua đỡ Lê và cô gái bị đụng. Chao ơi, khổ làm sao! Lại là Liên, em họ tôi. May mà cả hai không bị sây sướt trầy trụa gì, nhưng áo dài của Liên bị rách ngay chỗ eo. Tôi có mặc áo lót bên trong, nên cởi áo sơ-mi ngoài đưa cho Liên khoác. Năm cô ngũ qủi quay lại, vây quanh chúng tôi, xỉ vả và chọc quê hai thằng con trai chúng tôi dữ lắm. Họ càng ra công tố cáo tôi khi biết Liên là em họ tôi. Phen đó tôi về nhà bị một trận đòn khá nặng vì cái tội mới bây lớn đã chọc gái hơn là chuyện Liên bị rách áo chỉ vì dì tôi sang nhà kể chuyện tôi và Lê mỗi ngày trên đường về đều chọc gái như lời năm cô gái vu cáo. Tôi bị oan, nhưng không có cách nào để tự biện hộ nên ức lắm. Tôi giận cô em họ cả tuần vì chuyện thọc mạch của Liên, đi nghe người lạ mà không hỏi nguyên do hay điều tra cho rõ ràng. Đúng là tình ngay lý gian nên tôi chẳng có cách nào thanh minh được. Hè năm đó, có cha Hoàng, cha sở họ đạo cũ của gia đình tôi đang ơ? Kontum ghé chơi. Không biết bố mẹ tôi nói gì đó nên cha Hoàng lúc bấy giờ đang coi giáo xứ Tân Hương bảo tôi tháng sau Ngài sẽ trở lại đón tôi lên Kontum học và giúp đỡ việc nhà xứ, lo tưới cây, cắm hoa, giúp lễ trong nhà thờ ... và sáng sớm chạy ra cuối nhà thờ kéo chuông nữa chứ. Tình bạn của Lê và tôi vẫn không giảm mỗi dịp hè khi tôi được về nhà chơi nhưng lịch sử phá phách hay đụng chạm năm cô gái ác ôn cũng không còn, vì Lê đi học một mình đã chọn đường khác để về. Năm 1974, ba của Lê, bác Mỏng, thuyên chuyển, nên cả gia đình dời theo rồi chiến cuộc 1975 thì chúng tôi mất hết cả liên lạc. Tôi ở lại nhà luôn và đi học trường Minh Đức, bấy giờ đã đổi tên là Trường Trung Học Cấp III Pleiku, năm cuối cùng của bậc Trung Học. Đường về từ Đức An tới Hoa Lư chừng một tiếng thôi, nhưng vì tôi lo nghĩ không biết giải thích sao chuyện tôi và Nhung nên cứ vẩn vơ lo nghĩ mãi mong cho đường dài thêm dù tôi rất mong sớm được gặp lại bố mẹ và anh chị em cũng như các cháu tôi. Nói nhăng nói hoa chẳng qua nói thật, Mẹ tôi thường bảo thế nên tôi quyết định nói thật để bố mẹ tôi định liệu về chuyện của Nhung. Thật ra Nhung và tôi chẳng có gì để định liệu cả, chúng tôi chỉ là bạn thân ra tay giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn thôi, nhưng tôi không muốn cả gia đình liên luỵ hay có gì trục trặc nếu chẳng may có ai điều tra gì đó. Tôi chỉ muốn mọi việc đầu xuôi đuôi lọt chứ lỡ câu chuyện không ăn khớp, tôi nói gà, nhà nói vịt thì tiêu tán đường. Bố Mẹ tôi hiểu và thông cảm. Bố nói: -- Giúp người như vậy là tốt, nhưng làm việc gì cũng vậy con phải suy nghĩ đến nơi đến chốn. -- Dạ, con hiểu. Con vội nên phịa ra chuyện đó để mọi người không nghi ngời thôi, chứ Nhung và con chưa nghĩ tới chuyện mai sau mà. -- Đành vậy, nhưng danh dự của con gái người ta mình không thể hời hợt được. Còn nữa, nhà nước bây giờ họ cũng ghê lắm. Mình cũng phải giả như có gì mới được. Ngày mai con lên bàn với gia đình má cô Nhung để bố mẹ lên thăm chiều Chúa nhật này, không phải là đám hỏi, hay đi dạm, mà chỉ là bình phong che mắt mọi người thôi xem gia đình Nhung nghĩ sao. Còn nếu hai đứa bay hợp thì bố mẹ cũng chẳng cấm. -- Đâu có đâu Bố, con đã nói với Bố Mẹ rồi là con sẽ không lập gia đình trước khi ra Đại Học mà! Chuyện đi dạy học của con chẳng qua là cố tạo dựng thành tích để gỡ chuyện di cư và tham gia chính quyền miền Nam của bố và anh Quân, anh Quốc đó. Năm rồi, con xin đi thi mà khóm, khu phố hay phường có ai chịu ký cho đi đâu. -- Con có chí vậy Bố Mẹ cũng vui lòng. Nhưng chuyện Nhung, bố mẹ phải lên gia đình Nhung thăm một lần mới được. Gia đình cô Nhung ra sao? Tôi lại phải kể rõ về gia đình Nhung cho bố tôi, ba Nhung là đại uý đã bị đưa đi học tập lâu rồi mà không có tin tức gì, cả nhà cũng rất lo. Bà ngoạ.i của Nhung đơn chiếc, nên hiện sống với con gái và các cháu, phụ giúp má Nhung coi nhà, coi các cháu khi má Nhung chạy vạy buôn bán bên ngoài ... Đêm đó tôi thức khuya nói chuyện với bố tôi. Tự nhiên tôi thấy tôi trưởng thành và chín chắn ra, thấy trên vai mình còn nhiều trách nhiệm, nhưng gánh nặng của tôi được giảm bớt vì tôi có một người cha hiểu biết, cảm thông và hiền từ. Tôi thầm nguyện cho Bố Mẹ tôi được sống đời, được hãnh diện nhìn thấy tôi đi đại học, ra trường và dấn thân làm việc phụng sự xã hội dù trong một hoàn cảnh rất khó khăn. Nguyên Đỗ ****************************************************************** Tình Ca Giáo Viên Miền Núi XII Tôi dành trọn cả ngày hôm sau đi tìm những thứ cần thiết cho hai người bạn vừa quen đang còn trốn dưới thác nước trong rừng. Vài chiếc cà mên vừa gọn để nấu ăn và di chuyển, ít lương khô, cá khô, thuốc lá khô, chiếc áo poncho để tránh mưa có thể để gói quần áo khi bơi qua sông để khỏi bị ướt ... Những thứ ấy tìm mua cũng dễ dàng, nhưng tiêu luôn cả tháng lương dạy học ba mươi sáu đồng một tháng rồi. Điều đó cũng không quan trọng, nhưng khó khăn nhất là tìm cho được chiếc địa bàn nhỏ chỉ phương hướng để không bị đi vòng vòng mãi chẳng đi tới đâu. Vảlại Hoàng, Tuyết, Nhung cũng góp phần vào để tôi mua những thứ cần dùng cho anh Trung và anh Tâm. Cũng may tại thị xã, hầu như ai cũng biết tôi là giáo viên chuyên trách trẻ nhất trong tỉnh vì chút tài mọn trong việc nói năng giao dịch bằng tiếng Thượng của tôi. Thực ra tôi học nói tiếng Jrai không phải chỉ để giao dịch, mà tôi thực sự yêu mến người dân tộc thiểu số theo gương các linh mục thừa sai đang dấn thân phục vụ tại các làng mạc xa xôi. Tôi chẳng có ý định đi tu, nhất là trong thời cuộc này. Các chủng viện dòng tu chùa chiền hầu hết đã bị đóng cửa hay hạn chế không cho nhận tu sinh mới. Năm tôi học lớp 12, tôi được học chung với chú Xảo, là tỳ kheo trụ trì một ngôi chùa ơ? Đức An. Pháp danh của chú là Đại Lượng, hiền từ và trắng trẻo như con gái. Chú hay mặc áo nâu sồng, hay áo màu xanh lơ bạc. Có lần cô Hồng Quế, giáo viên văn từ miền Bắc vào, hỏi: -"Sao em lại đi tu, không ở ngoài đời, tham gia công tác với thanh niên? Có tình yêu, có gia đình như người ta?" Lúc đó, tôi là trưởng lớp nên ăn nói cũng bạo dạn, đứng lên bênh vực cho chú Xảo mà chẳng nghĩ tới hậu quả khi chú Xảo chỉ đỏ mặt mỉm cười. -"Thưa cô, chú Xảo đang thi hành triệt để đường lối do Đảng và Nhà nước đề ra đó ạ! Em đọc sách thấy, Cách Mạng hô hào phong trào Ba Khoan ngoài miền Bắc đó! Khoan yêu, lỡ yêu thì khoan cưới, lỡ cưới thì khoan ... có con." (Câu khẩu hiệu thật ra là: Khoan yêu, khoan cưới, khoan chửa, tôi sửa chữa lại vì trông lớp tôi thời ấy đông con gái hơn con trai, với lại nói tiếng chửa, có thai, thời trung học trước mặt bầy con gái, con trai còn thơ ngây trong trắng, nghe nó làm sao sao đó) Cả lớp tôi cười vui, cô Hồng Quế cũng bỏ qua, bởi vì cô có lẽ đã ngoài ba mươi rồi, nhưng vẫn chưa yêu. Cô có nốt ruồi trên má, gần khoé mắt nên mặc dù khá đẹp, nước da hồng hào trắng trẻo, khác với những cô bộ đội da ngăm vì cháy nắng mà vẫn chưa chồng, có lẽ tại cái nốt ruồi quái ác mà các thầy tướng số cho là nốt ruồi, "Trích lệ thương phu", khổ về đường tình ái, có lấy chồng chồng cũng yểu mệnh chết sớm. Ông bà cha mẹmê tín nào, trong Nam hay ngoài Bắc, dám cho con cháu mình cưới một người con gái có nốt ruồi đó đâu! Tôi và chú Xảo thân nhau lắm. Chú biết tôi là người Thiên Chúa giáo, nhưng sự khác biệt tôn giáo không làm tình thân của chúng tôi giảm bớt phần nào. Cuối tuần nào cũng rủ tôi lên chùa chơi, nói chuyện. Trong lớp tôi, có mấy cô sùng đạo Phật lắm, nên tôi hay cùng họ lên chùa phá chú Lượng mỗi khi chú không lên phòng chính tụng kinh. Chúng tôi ăn cơm chay, chuối cúng. Chú Xảo lúc nào cũng ân cần với chúng tôi. Chú ở một mình, không có chú tiểu nào ở chung hết, dù có nhiều cha mẹ muốn gởi con lên chùa với chú, nhưng nhà nước không cho phép. Hôm chủ nhật sau khi bố mẹ tôi đưa lên nhà Nhung ít hoa quả trái cây và dùng bữa cơm thân mật ở đó, tôi ghé lại thăm chú Xảo và kể lại những vui buồn đời giáo viên miền núi trong những ngày mưa gió, những lần lạc trong rừng ... Chú hỏi tôi đi rừng có thấy những loại lan rừng không. Rừng nào chẳng có lan, nhất là trên những thân cây gần suối nước, hay trên sườn núi, có hơi nước là môi sinh cho những loại phong lan mọc. Vì vội vã nên chuyến này tôi chẳng đem về một gò lan nào! Tôi nói hôm trước tôi lùng mua hoài mà chẳng tìm đâu ra một chiếc điạ bàn để tiện trong việc đi từ nơi này tới nơi khác của tôi. Chú Xảo đi ra sau nhà lấy cho tôi một chiếc điạ bàn nhỏ bằng mặt đồng hồ đeo tay, nói: -"Quang cầm lấy cái này đi. Cái này từ thuở xưa, khi học khoá tìm phướng hướng của hội Hướng Đạo Phật Tử, Xảo còn giữ lại làm kỷ niệm. Quang giữ lấy mà xài!" Tôi cảm động lắm, được cái này đối với những người bạn mới, anh Trung và anh Tâm, chắc qúi hơn vàng. Nó giống như lá bùa hộ mệnh trong rừng rú hoang vu ít có bước chân người. Mọi sự cũng đều do cơ duyên. Tôi chạy xe đạp về nhà, ra trước hòn non bộ, chọn lựa một gò phong lan, rồi đưa lên cho chú Xảo. Chú vui trông thấy, vì gò hoàng lan đang ra nụ, chắc khoảng một hai tuần nữa hoa sẽ nở màu vàng thanh lợt hợp với cảnh chùa. Tôi hứa với chú là lần tới tôi sẽ tìm các loại lan khác nhau để cho chú trồng. Tôi định chạy xe đạp về dọc theo con đường Hoàng Diệu, ghé lại thăm Ánh, bạn cùng lớp, nhà ở trước rạp cải lương Thanh Bình. Ánh có chiếc răng khểnh nói chuyện rất dễ thương đã làm mấy chàng trai trong lớp mê một thời. Vừa từ khu Đức An, quẹo ra đường Hoàng Diệu thì tôi gặp Hải. Có lẽ Hải lên nhà Nhung. Hải chạy xe qua phiá tôi, hất hàm hỏi một cách lạ lùng: "Ông từ nhà Nhung về đó hả ?" "Không, Quang tới nhà Nhung hồi trưa. Hồi nãy ra vừa từ chỗ chú Xảo về thôi? Có chuyện chi không?" "Tôi nghe nói ba má ông lên nhà Nhung ăn hỏi chi đó nên tôi muốn lên hỏi Nhung cho ra lẽ thôi!" Lại một bất ngờ, tôi biết là Hải thích Nhung từ xưa, nhưng Hải là gì mà có quyền lên hỏi Nhung cho ra lẽ. Nhưng chuyện giữa tôi và Nhung, đúng là tình ngay lý gian, nói ra không được, không nói không xong, nếu như giữa nàng và Hải thương nhau. Tôi im lặng, không nói gì, chờ xem phản ứng của Hải. Tôi cũng thấy lạ chỉ mấy tháng thôi, mà tình bạn học của chúng tôi như xa cách. Tôi thấy mình trưởng thành, chín chắn hơn, còn Hải vẫn bồng bột bốc đồng như thuở nào. Thời đại và cuộc sống làm con người đổi khác. Chúng tôi nói chuyện một tí rồi tôi từ giã vì ngày mai tôi lại phải lên đường về huyện, về quê hương đồi núi của tôi, tìm lại anh Trung và anh Tâm với những dụng cụ và lương thực cho chuyến Tây du của các anh. Trước khi chia tay, Hải còn có vẻ hằn học: "Tôi nói cho ông biết Nhung thuộc về tôi! Đã thuộc về tôi rồi!" Đêm đó mặc dù khó ngủ vì những lời nói của Hải, những băn khoăn lo ngại cho những người bạn vừa quen, những thắc mắc về Nhung, nhưng tôi cũng ráng nằm thiêm thiếp để sáng mai còn lên đường. Kệ nó, chuyện gì phải đến sẽ đến! Tôi còn quá nhiều việc để lo làm sao có thể nát óc vì chuyện vẩn vơ của Hải. Nếu có gì thì Nhung sẽ báo cho tôi hay. Chúng tôi chỉ là bạn bè giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn thôi. Buổi tiệc thân mật chẳng qua là để hai gia đình quen biết nhau chứ có phải đám hỏi gì đâu, nó giống như một màn kịch mà mọi diễn viên đều biết vai trò của mình. Tôi có yêu Nhung đâu, tôi còn có Du đang chờ ở trên làng Ea Blang, còn có những học trò, còn có những dân làng đang ngóng trông, có những giáo viên đang cần sự giúp đỡ và hướng dẫn. ******************************************* Tình Ca Giáo Viên Miền Núi XIII Hôm sau, thật bất ngờ, tôi gặp hai chị em Nhung và Phượng ở trạm xe đò. Nhung đưa cho tôi một phong bì dầy cộm, dặn kỹ là chờ khi một mình trống vắng rồi hãy đọc. Phượng chỉ nhìn tôi cười, chúc tôi đi bình an và trở về khoẻ mạnh, dặn dò: - Khi anh Quang về nhớ ghé lại thăm gia đình tụi em nhé! - Còn phải dặn! Quang nhất định sẽ trở lại thăm mà! Chúng tôi nói chuyện được một lúc thì chú công an Phiếm tới. Chú gật đầu chào chị em Nhung và tôi. Chú hỏi, "Trở lại huyện rồi sao?" - Dạ còn được một ngày phép nữa, nhưng ... em lên sớm để chuẩn bị. Chứ vừa lên đi dạy ngay mệt chết. - Thôi ráng phấn đấu lên nhé! Việc gì khó có thanh niên! Khoẻ như các cậu thì phải xung phong vào những nơi gian khó! Tôi cười, nghĩ thầm phải chi đổi chỗ, cho những người đã quen chịu khổ vào những nơi rừng sâu nước độc, còn cho lớp người mới chúng tôi tiếp tục học để sau này tiếp tục sự nghiệp cách mạng, đem những kiến thức khoa học ra xây dựng đất nước sau này thì có phải hay hơn không! Cũng may mà chú Phiếm không tò mò xem xét trong ba lô và xách tay của tôi có đựng thứ gì, còn không thì khó mà giải thích. Tôi đi lên huyện sớm hơn một ngày để đi thẳng vào thác nước, không trình diện phòng giáo dục, để tránh những phiền phức bất ngờ có thể xảy ra. Tôi đã sống cả năm trời dưới chế độ mới, đã hiểu phần nào những bất ổn thất thường, những chiêu bài tố cáo luận tội với chỉ một tí chứng cớ, hay hoàn toàn do vu khống. Linh mục quản xứ Thăng Thiên ở thị xã Pleiku, cha Nguyễn Trí Thước, đã bị rêu rao lăng mạ hằng ngày trên loa phóng thanh. Cha bị quản thúc 24/24 trong nhà xứ chỉ vì ôn hoà đòi lại các bất động sản của giáo hội. Tiền bạc quyên góp để xây nhà thờ chính đã bỏ vào xây dựng trường Minh Đức, bấy giờ đã bị nhà nước quản lý và đổi tên là trường Trung Học Cấp III Thi. Xã Pleiku. Hồi đó đang học lớp 12, sáng sớm nào anh em tôi cũng phải đi quanh vườn, quanh nhà, xem có gì khả nghi không, vì bố tôi đã từng đi tù cộng sản tại khu tư và làm việc với lực lượng Bảo An dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, nên bố tôi thường nói phải cẩn thận với các mánh khoé có thể thành bằng cớ để người khác buộc tội mình. Có lần tôi thấy được một khẩu súng ngắn đã cũ nằm trong hàng rào của vườn nhà tôi. Tôi vội vàng lấy bao nhựa gói kỹ và liệng xuống mương nước mưa bên đường. Quả nhiên trưa đó một số du kích và công an đến nhà tôi, đi xục xạo trong vườn nhưng chẳng tìm được gì. Họ hỏi kỹ lắm nhưng bố tôi, đã già, cứ nhất mực nói là bố tôi chẳng biết gì! Tôi lúc đó ở trường học nên khi về nghe bố mẹ tôi kể, tôi sợ điếng người, nhưng việc tôi làm càng ít người biết thì càng dễ dàng cho mọi người. Tôi ngồi trên mui xe đò đi vào huyện Chư Pah mà lòng băn khoăn với những điều tôi bất đắc dĩ dấn thân vào. Hy vọng là hai người bạn mới biết chịu khó chờ, và nếu có bị bắt học cũng không khai báo gì. Tôi nôn nao muốn gặp lại Du, tôi cũng bâng khuâng không ít khi nghĩ về Nhung, Hải, chú Phiếm. Hình như là chuyện tình tay ba, tôi đang đóng vai người thứ tư trước mắt mọi người. Cũng cảm thấy khó xử. Chủ quan mà xét, tôi thấy Nhung, và cả gia đình Nhung nữa, dành nhiều tình cảm cho tôi, nhưng chuyện tình yêu mấy ai mà rành rọt. Tôi muốn mở phong bì của Nhung cho tôi để đọc ngay, nhưng đường đi gió bụi mù nên tôi giữ nguyên trong ba lô. Hành trang mới của tôi đó, một hành lý bí mật sẽ gắn tôi vào cuộc đời Nhung, Hải và chú Phiếm! Chiếc xe đó cứ dồng dềnh chạy trên con đường đất đầy ổ gà, bụi mù. Những hàng cây cúc qùi vàng bên đường bị lớp bụi đất đỏ phủ lên hoa, lá trông đến thảm thương. Tôi mong một cơn mưa lớn rửa sạch lớp bụi đỏ, để cho hoa lá tươi sắc màu, để con đường hoa quì thêm đẹp và thêm thơ mộng. Khi xe tới trạm dừng ở xã B 9 thì trời đã xế trưa. Tôi mặt mày lem lũ, khoác ba lô và xách tay đi vào làng Plei Nang, các thác nước chừng một tiếng đi bộ. Tôi là giáo viên chuyên trách ai cũng biết nên chẳng ai nghi ngờ việc đi lại của tôi. Tôi ghé lại chỗ cô giáo Hạnh, bạn thân của cô giáo Liễu, gởi lại cái xách tay, nói tôi sẽ ghé lại buổi tối hoặc sáng hôm sau, bây giờ tôi phải kịp lên làng khác. - Quang lúc nào cũng bận! Sao không ở lại đây tối nay rồi mai đi được không? Ở lại làm sao được khi có hai người có lẽ đang nôn nóng chờ tôi dưới thác nước. Thời giờ là vàng bạc, nhưng thời gian chờ đợi trong lo âu còn quí hơn ngọc ngà châu báu nữa, chậm một giây cũng có thể nguy cơ tới tính mạng mà. Tôi đâu nhẫn tâm để người ta phải sống trong cảnh hồi hộp đó. Càng rời nơi này sớm chừng nào hay chừng đó! Tôi biết cô Hạnh muốn tôi ở lại chơi, để cô biên thư cho anh Đoàn, một giáo viên, đang dạy ơ? B 8, cách làng Nang khoảng 3, 4 tiếng. Để tránh sự nghi ngờ của cô Hạnh, tôi nói với cô: -- Thôi chị viết thư cho anh Đoàn đi, Quang chờ! Quang sẽ đưa thư cho anh, và tối nay ngủ tại đó. Sáng mai Quang về thế nào anh Đoàn cũng sẽ viết thư cho chị! -- Quang sao hiểu tâm lý người ta quá! Thảo nào không làm chuyên trách một cách mau chóng! -- Mèo mù đớp cá rán đó chị! Tại Quang may mắn học tiếng Thượng với anh Ít đó! Thầy giỏi thì trò nhờ đó! -- Đê? Hạnh nấu cơm chiều ăn xong rồi Quang đi! -- Thôi, khỏi đi. Quang chờ chị viết thư xong là đi, chứ không tối mất! -- Ừ vậy đê? Hạnh ngồi viết thư cho anh Đoàn liền! Trong khi cô Hạnh ngồi viết thư, tôi đi vòng ra ngoài trường học, gọi là trường chứ thật ra chỉ là một phòng có bàn ghế thô sơ làm bằng cây bằng tre, nứa, đủ chỗ cho 30 người thôi. Ban ngày dân làng đi rẫy, mang theo các em, nên giáo viên siêng thì soạn giáo án, soạn bài lên lớp, hoặc siêng hơn nữa thì đi theo dân làng lên nương phụ làm với người ta, giảng giải về cách thức trồng trọt của người Kinh. Cái này tôi đã làm theo trực giác và đã rất thành công, chứ không đòi hỏi các giáo viên phải rập khuôn làm theo. Việc gì cũng vậy, mình phải tuỳ thuộc tình hình mà biến chế, canh tân. Ông bà chẳng phải nói, "Nhập sông tùy khúc, nhập gia tùy tục" đó sao? Tôi ghi nhận sơ qua về tình trạng bàn ghế. bảng, lớp học, rồi trở lại nhà cô Hạnh. Cô Hạnh viết thư đã xong, mắt cô long lanh: -- Quang nhớ chờ anh Đoàn hồi âm nhé! Sáng mai về mà không có thư anh Đoàn, Hạnh nhéo Quang sứt tai! -- Trời ơi, chị nhờ người ta, mà lại còn hăm doạ nữa! Cả hai giáo viên chúng tôi cười vang. Đàn chim đang đậu trước sân nhà giật mình tung bay vù lên cây. Tôi vội vàng từ giã cô Hạnh, khoác ba lô chứa đầy những vật dụng, thức ăn cần thiết cho hai người bạn mới đang chờ dưới thác nước. Chắc giờ này họ đang nóng lòng chờ đợi, không biết là tôi có trở lại hay không? Tôi mong muốn họ được vạn sự bình an, tuổi thanh niên chúng tôi đã mất mát quá nhiều, tôi không muốn thấy tuổi trẻ của chúng tôi bị sa lầy trong tuyệt vọng. Phải có một lý tưởng để sống, cho dù đó là một sự ra đi bấp bênh, cho dù đó là một lý tưởng khó thành đạt, cho dù đó là một tình yêu trong cảnh khó nghèo, như những người bạn đồng nghiệp của tôi. (Còn Tiếp) Nguyên Đỗ

Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả