LUẬT TỰ TRỊ > 20-21-22-23











20.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

     Đêm 18 tháng 12 năm Mậu Tý (16-01--1948)

HÌNH ẢNH PHẬT MẪU TẠI THẾ GIAN LÀ ĐỨC PHẬT CIVA

VÀ GIA TỘC THIÊNG LIÊNG CỦA MỌI NGƯỜI

ĐỂU HỘI HIỆP Ở CUNG DIÊU TRÌ

Chúng ta đình lại, rủ các bạn đến đây, rất dễ, ngày giờ chúng ta ởCung Hiệp-Thiên Hành-Hóatức nhiên gần nơiDiêu-Trì-Cung là nơi nhao rún của chúng ta, chúng ta chẳng phải dễ gì mà đi đặng. Các bạn nên nhớ rằng: Chúng ta là người hành khách, có một điều là muốn đi đến nơi Cung ấy, dám chắc mình ngưng bước rất dễ, chúng ta đặng một bà Mẹ yêu ái vô tận vô biên, tưởng coi bà Mẹ ở nơi ấy có thâm tình với chúng ta ra sao? Bần-Đạo đã thuyết-minh trong những điều Bần-Đạo có hạnh-phúc, Bần-Đạo nói thật có hạnh-phúc Bà Mẹ của Bần-Đạo đã qui liễu khi trước, đặng nhập vô hình thể Thiêng-Liêng, Bà Mẹ sanh chúng ta tình yêu ái nồng-nàn làm sao!


Chúng ta ngó thấy lúc mới sơ khởi, chúng ta còn vật-loại, biến thân lên cho đến nhơn-phẩm, Thiên-Thần, chúng ta đã có hạnh-phúc, đứng đến địa-vị như nhau, Đệ-Nhị xác thân chúng ta sanh xuống làm người ở trong Đệ-Tam Âm-Quang thì thấy cái liên khổ, trong khuôn-khổ nơi Cung Diêu-Trì thế nào?

Bần-Đạo giảng điều trọng yếu hơn hết, mỗi căn tu của chúng ta đây, chúng ta ngó thấy Bà Mẹ sanh của chúng ta
chịunguyên vẹn nơi Cung ấy. Đại-nghiệp nơi Thiêng-Liêng chúng ta đã đào tạo, Bà Mẹ sanh của chúng ta giữ-gìn một cách mật thiết, chẳng khác nào chúng ta thấy Bà Mẹ tại mặt thế này. Trong những cuộc lễ như ngày Lễ Chúa Giáng-Sinh tức là lễ Noel, Bà Mẹ mua đồ chơi cho con, thương con cho đến đổi, khi nó chơi rồi mỗi vật chơi của nó đều đem chất trong một căn nhà, sự thương yêu trọng-hệ vô cùng, mỗi vật chơi của con đều để có thứ-tự, đến khi con lớn khôn rồi, đem ra làm dấu tích sơ sanh của nó. Bà Mẹ tại mặt thế này như vậy,huống chi là Bà Mẹ Thiêng-Liêng đã để ngàn muôn triệu kiếp sanh, chúng ta đã đoạt được thế nào mà không lưu-luyến nó đặng. Mỗi việc gì, mỗi hành-vi gì, nơi Cung ấy nó giục nhớ cho chúng ta những điều di-tích lại là mỗi cảm-tình vô hạn.

Ngoài ra còn một điều trọng-hệ hơn hết là nơi Cung của chúng ta hội-hiệp mỗi thân tộc Thiêng-Liêng của chúng ta đều hiểu biết cái hạnh-phúc.

Các bạn nên suy nghĩ lại, khi chúng ta lên Cung ấy chúng ta tạm nghỉ nơi Cung ấy, chúng ta nghĩ lại nơi thế-gian này, gia-đình dầu đông-đảo, bất quá sống một trăm tuổi mà thôi, dám chắc bao nhiêu năm đi nữa cũng phải về, huống chi là các thân-tộc nơi Cung ấy đang chờ ta, đương trông ngóng buổi qui-hồi của chúng ta, họ muốn chúng ta trở về không uổng kiếp sanh, cái thâm-tình thường lệ là cái chi? Là cái tình của chúng ta yêu ái từ buổi xa nhau, nó khổ não lương-tâm đau đớn về tinh-thần vô cùng. Cần nhứt chúng ta phải biết, chúng ta là một hành-khách đó vậy, nơi đây hay là nơi kia, cả Càn-Khôn Vũ-Trụ của hình-thể biết bao nhiêu địa-giới.

Giờ này chúng ta sống nơi trái địa-cầu 68 này là cái nhà, trọng-hệ yêu-ái nhứt của chúng ta, tưởng chắc ai cũng sợ chết lắm, sợ chết rồi lìa khỏi trái địa-cầu 68 này, bị cái sợ chết mà sa đọa. Nếu họ hiểu biết cái chết của họ, thì họ không có bị cái khổ hải như vậy. Bần-Đạo nói quả quyết rằng:
Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này, cái địa-cầu 68 này là hạng chót, hạng khổ não nhứt nơi mặt địa cầu này, kiếp sanh nơi mặt địa-cầu 68 này không phải đáng cho chúng ta lưu-luyến, mặt địa-cầu này khổ não lắm, khổ não hơn hết.

Chúng ta ngó thấy những cảnh tượng nơi mặt thế này là chúng ta dòm thấy những kẻ bộ-hành đi xa xứ-sở, thân-tộc họ ra bến tàu đưa đi, mà người đi cũng khóc, kẻ ở cũng khóc, khóc mà đi, khóc sao không ở nhà, người nhà khóc sao để cho người ta đi, nếu khóc thì đừng đi.

Bởi bộ-hành nơi cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống kia cũng vậy, chúng ta còn dục-tấn mãi, dục tấn trên nẻo Thiêng-Liêng Hằng-Sống mãi-mãi thôi chúng ta đi không bờ bến.

Trên Càn-Khôn Vũ-Trụ bao la thế này, mà con đường chúng ta phải bước đến, bước đến cái đại-nghiệp của Đức Chí-Tôn, chưa có chơn-linh nào biết cái đại-nghiệp vô biên, đại-nghiệp ấy chưa có ai thấu đáo cho tận cùng.

Các bạn cứ đi theo
tôi,đặng bước vô cửa Thiêng-Liêng. Có hai điều tối trọng tối yếu của chúng ta là nơiNgọc-Hư-Cung và Cực-Lạc Thế-Giái,ngày giờ đó Bần-Đạo sẽ dắt các bạn đếnCung Diêu-Trì,Bần-Đạo cũng nên chỉ rõ Đức Phật-Mẫu đến tại mặt thế gian này đã tượng-trưng bên Ấn-Độ. Phật-Giáo Ấn-Độ gọi Ngài là Civa Phật, là cái hình ở trên Bát-Quái-Đài chúng ta để trên nóc đó, thấy có "Tinh-Nhũ" nơi ngực của Ngài đó.

Hồi buổi Chí-Tôn phân định, phân tánh của Ngài, lấy Khí tức nhiên là Ngài dùng cái "Linh-Pháp" của Ngài biến tướng ra Phật-Mẫu.
Phật-Mẫu thuộc về Âm, Chí-Tôn thuộc về Dương, Âm-Dương hiệp lại mới biến hóa Càn-Khôn Vũ-Trụ, sanh ra vạn-vật.

Đức Civa Phật, Ấn-Độ làm một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn ông. Bởi hồi đó con người chưa phân rõ chắc-chắn Nam-Nữ (Âm-Dương). Đức Civa trong huyết-khí tức nhiên là huyết, còn chơn-thần đào tạo chơn-thần là Đức Chí-Tôn
. Đức Chí-Tôn là Phật, Đức Phật-Mẫu là Pháp, Pháp mới sanh ra vạn-vật Càn-Khôn Vũ-Trụ, vạn vật ấy là do nơi tinh mà ra, tức là Tăng.

Thần tức nhiên là Đức Chí-Tôn, Thần phân định khí, khí mới sanh ra tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là Civa tức Phật-Mẫu, Tăng là vật-loại trên Càn-Khôn Vũ-Trụ này.

Ấy vậy, Đạo-Phật thờ Phật-Mẫu chớ không phải không biết, dầu không thờ mà Đức Phật-Mẫu vẫn ngồi từ tạo-thiên lập-địa đến giờ, tức nhiên là Đấng tạo ra Vạn-Linh đó vậy.

Phật-Mẫu là gì? mà không biết, có con mắt mà không biết Phật-Mẫu là gì? Kỳ tới Bần-Đạo sẽ tự dẫn các bạn vôNgọc-Hư-Cungcoi Cung ấy là Cung gì cho biết./.

-------------------------

21.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

     Đêm 12 tháng 01 năm Mậu Tý (09-02-1948)

ĐIỀU BÍ MẬT: MÌNH LÀM GÌ? ĐƯƠNG LÀM GÌ?

VÀ PHÀI LÀM CÁI GÌ? SỰ LIÊN HỆ GIỮA THIÊN THẦN

VÀ CON VẬT TRONG MỖI NGƯỜI

Khi trước chúng ta đến quan-sát các cơ-quan chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-trụ.Nơi Ngọc-Hư-Cungchúng ta cũng nên hiểu mình là gì cái đã, giờ mình đương làm gì, đừng để có cơ-quan bất ngờ như chúng ta đã gặp mộttrận thiệt-chiến nơi Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa.

Con người, Bần-Đạo đã thuyết-minh cái triết-lý ấy có hai phần đặc-biệt:

1- Chơn-
linhtức nhiên tinh-thần huyền-bí do Đức Chí-Tôn xuất hiện .

2- Phần về
hình, tức nhiên xác do Đức Phật-Mẫu đào tạo, một phần hữu-hình một phần vô-hình, phần vô-hình ấy chí-linh chí-thiện.

Phần hữu-hình nó vẫn là cơ-quan riêng. Phần chí-linh ấy nó vẫn tăng tiến mãi mãi lên cho tới các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Xác thịt của chúng ta từ trước, các Đạo-Giáo đã tỉ con người chẳng khác như một vị Thiên-Thần cỡi một con vật.

Các nhà triết-lý từ thượng-cổ đến giờ họ để ra không biết bao nhiêu thí-dụ về Đạo-Giáo cơ bí-mật Thiêng-Liêng như Đạo-Giáo bên Pháp: "La Belle et la Peine" là Nàng Tiên và con Thú.

Các Đạo-Giáo nơi nào cũng vậy, đều phân biệt ra hai lý hiển nhiên. Tỷ như bên Á-Đông Phật-Giáo của chúng ta đã ngó thấy Đức Văn-Thù Bồ-Tát cỡi con Bạch-Tượng, Đức Từ-Hàng Bồ-Tát tức nhiên Đức Quan-Âm Bồ-Tát cỡi con Kim- Mao-Hẩu, Đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát cỡi con Đề-Thính, như Bát-Tiên kỵ thú vân vân. Tỷ dụ về phần hồn, phần xác của loài người đó vậy.
Nói rõ hơn nữa chẳng khác nào như cơ-quan Tạo-Đoan nơi mặt thế này,chúng ta ngó thấy hiển nhiên là cơ-quan vợ chồng, chúng ta ngó thấy chẳng hề khi nào một người mà lập đặng hay làm đặng phải đồng-tâm, đồng-trí với nhau mới đặng, nhứt là hai cái tâm hồn nó có đặc-biệt với nhau.Tuy vẫn liên-quan mật thiết với nhau mặc dầu, hai tâm hồn chẳng buổi nào đồng thinh đồng âm-chất với nhau.

Luật Tạo-Đoan cốt yếu buộc loài người, phải để ý cho lắm thì mình tự tìm lấy mình, vì Luật Thiêng-Liêng ấy buộc mình phải đi kiếm cái sống, đến tuổi cập-kê rồi mà không định đôi gả lứa, thì dường như thiếu cái sống, con người thiếu cái sống là thiếu vợ chồng đó vậy.

Luật Tạo-Đoan đã buộc mình tự xử với nhau, người Nam với người Nữ mà tự xử với nhau, làm sao cho điều-hòa thân ái, làm sao cho Luật Tạo-Đoan ấy được quân-bình nhau không chênh, không lệch, đặng chi? Đặng cho biết trong thân-thể của chúng ta.

Thiên-Thần và Con Vật tức nhiên họ có thể hòa với nhau, họ có phương thế, hai phương thế ấy hiệp với nhau, đồng sống với nhau, đồng tăng tiến lên tới đồng phẩm-vị nguyên chất Thiêng-Liêng của họ, tức nhiên Ngươn-Linh của họ vậy.

Cả thảy khuôn luật ấy để cho chúng ta đặt trong tinh-thần một câu hỏi: Con vật với người có đồng-luật với nhau chăng? Không, con vật nó có luật riêng của con vật, con người có luật riêng của con người.

Ấy vậy trong thân-thể của chúng ta, vật hình của chúng ta nó có khuôn-luật của vật hình. Còn về Luật Thiêng-Liêng nó có Luật Thiêng-Liêng. Hai khuôn-luật ấy nó không có tráo-trộn với nhau đặng, chúng ta ngó thấy hiển nhiên trước mặt, con người của chúng ta không đồng phẩm, không đồng tánh, không đồng chất.

Phương sống con vật không đồng với chúng ta, chúng ta không thể gì đem cơm đưa cho con ngựa mà nó ăn, chúng ta cũng không thể gì ăn cỏ được, chúng ta không thể gì bò xuống bốn cẳng mà chạy cả ngàn dặm đặng.

Còn con ngựa không thể gì ngồi đồng bàn như chúng ta đặng, một triết-lý nào mà thiên hạ đã vấn nạn về tinh-thần thì con vật với con người không thể gì đồng phẩm vậy.

Con vật tức nhiên xác thịt chúng ta đang mang đây, còn Ngươn-Linh tức nhiên là Linh-Hồn, hai cái không thể gì đồng với nhau, hiệp với nhau đặng.

Hai mặt luật ấy vẫn đặc-biệt với nhau không thể gì hiệp một. Nhưng điều mà thiên-hạ đã tỷ-thí nói rằng: Ta đoạt Đạo đặng "Bạch Nhựt Chi Thăng" biến hóa vô cùng, Mỵ-Thuật và Mỵ-Pháp không có, không có đâu, nếu có thì Đức Tam-Tạng khi đi thỉnh kinh rồi không bỏ xác trôi giữa giòng sông.

Sống hay chăng? Đoạt đặng cả cơ-quan bí-mật Thiêng-Liêng thì chẳng sống. Chúng ta không phải xác thịt mà đoạt đặng, nó là con vật, nó phải tùng theo con vật, phải tùng theo luật hữu-sanh hữu-loại của nó.

Đoạt chăng nơi cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống tức nhiên là Đệ-Nhị xác thân của chúng ta, lời tục ở ngoài gọi là Vía của chúng ta đó vậy.

Ấy vậy
, nơi cửaNgọc-Hư-Cunglà nơi cầm quyền chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ, thì các phần hồn của mặt luật nơi Càn-Khôn Vũ-Trụ, về phần hồn nó không đồng với mặt luật nơi thế-gian này.Hai mặt luật, hai nền chánh-trị khác nhau đặc-biệt, chúng ta không thể gì tưởng-tượng hiệp một với cái kia, cho nên có nhiều cơ-quan trị Càn-Khôn Vũ-Trụ khác hẳn với cơ-quan trị nơi thế-gian này, dầu rằng nó có tương-liên mật-thiết hai nền chánh-trị, mà nó không tương-hiệp cùng nhau đặng. Không có lấy hình-luật trị thế gian này đem trị phần hồn được, vì không giống nhau.

Chúng ta phải biết chúng ta đi tìm gì đây? Đi tìm cơ-quan nào làm cho chúng ta đoạt đặng ngôi-vị vô-hình kia về phần Ngươn-Linh của chúng ta, đoạt phẩm-vị tối cao tối trọng là Phật-Vị. Chúng ta làm phương thế nào đoạt cho đặng Thánh-Đức của Đức Chí-Tôn, là Chúa. Chính Ngài là một vị Phật, một vị đã sản xuất ra Càn-Khôn Vũ-Trụ, sản sanh các vị Phật nơi Càn-Khôn Vũ-Trụ, chúng ta làm phương nào mà chúng ta đoạt-vị đặng cũng như Ngài vậy.

Chẳng khác nào như cơ-quan hữu-hình đứa con bao giờ cũng muốn làm, quyết làm sao cho giống tính chất Ông Cha, Cha làm được cái gì thì con cũng cố làm được cái nấy, tánh đức thiên-nhiên ấy không gì lạ hết. Các Chơn-Linh của loài người, bất kỳ một cá nhân nào, Bần-Đạo đã thuyết-minh dầu cho họ phàm bao nhiêu thây kệ, họ chỉ muốn làm Trời thôi, dầu cho họ hèn-hạ ra phàm-tục thế nào, mà nơi miệng họ bao giờ họ cũng muốn làm Trời, vì tinh-thần họ ngưỡng-vọng đoạt phẩm-vị ấy, trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, chúng ta thấy giục-thúc thế nào, giục-thúc bỏ con vật đặng tạo ra phẩm-vị Phật.

Bởi triết-lý trước mắt chúng ta không thể gì chối cải được, chúng ta không thể gì lấy hèn-hạ mà sống được;
hèn-hạ là con vật, hèn-hạ là con thú, tức nhiên là xác thịt của chúng ta đó vậy, nó giỏi ở chúng ta trong thời-gian mạnh-mẽ, rồi tới chừng bạc nhược tiều-tụy ta phải bỏ nó cho nó chết.

Còn con ngựa chúng ta cỡi nó là trong lúc nó còn tráng kiện, một ngày nào đó nó có thể dung rủi được Thiên-Lý, tới chừng nó yếu tha già thảy bị hủy bỏ, thì nó phải chết. Không lẽ chúng ta coi con vật hơn ta, thì chúng ta không thế coi xác-phàm này, con vật này hơn Ngươn-Linh ta, không khi nào ta coi con vật hơn Ngươn-Linh ta đặng.

Vì lẽ ấy mà các nhà trí-thức từ thượng-cổ đến giờ người rất cần-cù tìm-tàng nạo cả trí óc kiếm nguyên do cái sống của mình, đối với Càn-Khôn Vũ-Trụ coi toàn cả trong ấy có gì trọng-hệ mà phải tìm. Chúng ta ngó thấy tìm-tàng một điều là tại sao Ngươn-Linh của họ phải ở trong một con vật? Về tâm-linh đến tánh-linh họ có đặc-biệt, bằng chẳng vậy thì họ toàn là con vật bạc nhược, không bao giờ họ thắng nổi tức nhiên họ phải tìm nguyên do nào mà sản-xuất.

Vì cớ mà chúng ta thấy chẳng bao giờ loài người dám bỏ Đạo của mình. Họ là con vật, nếu họ bỏ Đạo tức nhiên họ là con thú mà thôi, họ không bao giờ dám bỏ cái Đạo của họ.

Họ muốn tìm-tàng thế nào, làm phương nào đem tâm-đức của họ lập giá-trị của họ. Lập giá-trị cho cái sống của họ.

Ấy vậy kỳ này Bần-Đạo đã mở màn bí-mật ra cho chúng ta thấy, coi chúng ta phải tìm cái gì? Rồi kỳ tới Bần-Đạo sẽ dắt cả thảy tới Ngọc-Hư-Cung đặng quan-sát cái chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ cho tường-tận./.

-------------------------

22.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 18 tháng 01 năm Kỷ Sửu  (15-02-1948)

TRIẾT LÝ CỦA VĂN MINH

(chừa cả bài vì không liên quan)

----------------------------------

 

23.- Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đền Thánh

       Đêm 26 tháng 01 năm Kỷ Sửu  (23-02-1948)

CON ĐƯỜNG DỤC TẤN

( THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG ) KHÔNG CÓ GIỚI HẠN

Chúng ta dục-tấn từDiêu-Trì-Cung đến Ngọc-Hư-Cung, tức nhiên là Cung trị Càn-Khôn Vũ-Trụ đó vậy. Cung trị thế không cần nói, chúng ta cũng choán biết rằng: Chúng ta đến một Cung rất yếu trọng, chính nơi ấy là nơi cầm quyền điều khiển Càn-Khôn Vũ-Trụ.

Chắc mỗi người đều tưởng-tượng, nếu cầm quyền điều khiển Càn-Khôn Vũ-Trụ thì phải là một trường Quan-Lại náo nhiệt lắm, vậy chắc ai nấy điều tưởng-tượng phải có một trường Quan-Lại như mặt thế này.

Chúng ta tỷ-thí một chánh-phủ, mà nơi nào đã lấy làm Kinh-Đô để cầm quyền trị một quốc-gia, thì Kinh-Đô ấy bao giờ cũng náo nhiệt, Bần-Đạo xin nói hẳn rằng:
Không có, không phải như sự tưởng-tượng của chúng ta vậy đâu!

Bần-Đạo xin nhắc và giảng từ bước, đặng cho con cái Đức Chí-Tôn dễ hiểu
. Bần-Đạongó thấy chỉ thuật lạixin cả thảy Nam-Nữ nhứt là mấy vị niên cao, kỷ trưởng, mấy vị Chức-Sắc Thiên-Phong phải để ý lắm và nhớ.

Bần-Đạo sẽ thuyết cảnh tượng ấy, cả thảy đều thấy hiện-tượng trước mặt.

Có một điều là từ giã
Cung Diêu-Trìdục-tấn tới nữa Bần-Đạo thú thật khó dụ họ đi lắm, phần nhiều về nơi cảnh ấy họ hưởng được một hạnh-phúc vô đối, nhứt là các đẳng Chơn-Hồn đã chịu thảm khổ một kiếp sanh, về cảnh ấy hưởng được hạnh-phúc vô biên vô đối, gần Bà Mẹ yêu ái vô-lượng vô biên, biểu họ từ giả Bà Mẹ ấy mà đi thì không phải dễ. Nhưng có một điều trọng-yếu hơn hết, lời tục-ngữ người ta thường có nói: "Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với Mẹ biết ngày nào khôn". Phải dục-tấn tới, thấy chán chường trước mắt mình, con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, đi mãi không ngừng, chúng ta đi, đi miết tới nữa để học hỏi thêm nữa.

Ngày giờ nào, thời buổi nào, chúng ta có thể cầm nơi tay một quyền-năng vô tận như Đức Chí-Tôn, đặng tạo ra một Càn-Khôn Vũ-Trụ khác, làm đại-nghiệp của mình. Vì vậy nên
con đường dục-tấn không có ngừng, không có giới hạn, vô lượng vô biên vô cùng tận, cũng như Càn-Khôn Vũ-Trụ chúng ta thấy trước mặt chúng ta đó vậy.

Nếu chúng ta ngó thấy cây phướn Diêu-Trì-Cung trước mặt chúng ta, chúng ta muốn tìm Cung Ngọc-Hư thì chúng ta xây qua bên mặt, chúng ta ngó ngay Cung Ngọc-Hư, bên trái là Diêu-Trì-Cung đó vậy.

Chúng ta đi hoài chẳng phải chúng ta dục-tấn như buổi trước, bởi cảnh giới khác thường huyền-bí lạ lùng. Chúng ta thấy muôn điều trước mặt chúng ta điều do Chơn-Thần xuất hiện, Vạn-pháp thành hình không có điều gì chúng ta tưởng đến mà không có trước mặt. Cảnh tượng ấy nên hình nên tướng với một cách huyền-bí vô biên vô tận, chúng ta không thể gì tưởng tượng được.

Tỷ như con đường dục-tấn ấy chúng ta muốn có một việc lạ lùng là nếu chúng ta muốn đi đến cho mau, thì chúng ta đi như chớp nhoáng, muốn gì đặng nấy, tưởng thì nó hiện hình liền. Ấy là một địa-giới vô tận vô biên không khi nào lấy trí khôn con người mà tưởng-tượng được. Ôi còn khi bước theo con đường dục-tấn thì chúng ta không thể tỏ bằng ngòi viết đặng, bởi cảnh trí khoái-lạc vô biên.

Chúng ta hưởng hạnh-phúc nơi Cung Diêu-Trì một cách khoái lạc. Hạnh-phúc mà chúng ta hưởng được tưởng là hết rồi, nhưng chúng ta dục-tấn tới chừng nào độ khoái-lạc ấy cứ đến với ta mãi-mãi. Đi tới nữa, đi tới mãi, đi tới một mức khoái lạc hạnh-phúc về tinh-thần, vô tận vô biên, hưởng hoài không khi nào hết.

Khoảng đường mà chúng ta đi không có côi cúc, đi theo đường chúng ta gặp biết bao nhiêu người thân ái, bạn tác mừng rỡ không biết bao nhiêu.

Nếu chúng ta thấy một cảnh tượng của người nào lìa quê hương đi xa xứ, khi về gặp người chí chân của mình thì sự mừng rỡ của họ thế nào, chẳng cần tả ra cả thảy đều biết. Tưởng-tượng coi chúng ta gặp những người trên con đường dục-tấn là những người bạn thân yêu, tình nồng-nàn ấy không biết bao nhiêu. Muôn kiếp mới tạo được khối tình ái ấy, mỗi người chúng ta đều thấy trong thân-tộc của chúng ta, họ hiện-tượng không biết mấy muôn, mấy ngàn kiếp, chung chịu, chung đứng, chung đi với nhau trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, hạnh-phúc vô cùng, không thể gì tả ra bằng ngôn-ngữ đặng.

Bần-Đạo dám bảo-kê rằng: "Nơi cảnh ấy chưa có buổi nào huyên náo hay có tiếng nào buồn". Không có buồn, không có biết đau thảm, chúng ta đi miết tới, vui mà đi. Đến trước mặt chúng ta thoạt nhiên có một thế-giái vô cùng tận, đẹp-đẽ lầu đài nguy-nga chớn chở, chúng ta tưởng-tượng rất huyền-diệu. Lầu đài ấy chúng ta ngó thấy một màu với nhau chỉ có một vật tạo thành mà thôi, vật đó dường như pha lê vậy, như kiếng, ngà ngà đục đục, màu thì trong, hào-quang chiếu diệu. Một cảnh Trời hào-quang chiếu diệu ra muôn đạo, vì tướng của nó tạo thành hình của nó.

Vì vậy mà các Trang đoạt Đạo khi xưa, đi về tới cảnh đó là nơi
Ngọc-Hư-Cung, một địa giới huyền-bí làm sao!Không thể gì minh-tả ra đặng, huyền-bí về tinh-thần của chúng ta, vì nó do tinh-thần của chúng ta biến tượng, ta thấy hình-trạng nó vuông vức, chúng ta tưởng-tượng mà ra đó vậy. Chúng ta tưởng-tượng hình-trạng thế nào, thì nó ra thế ấy. Nếu vị kiến-trúc-sư nào, hay một ông kỹ-sư nào ngó thấy nó, đều muốn bỏ nghề hết bởi không thể gì làm được. Tôi sợ e cho họ ngó rồi chẳng phải bỏ nghề mà thôi, họ còn ngơ-ngơ, ngẩn ngẩn, như điên mà chớ, bởi đã hao tâm mà làm không đặng.

Chúng ta đến nơi ấy, chúng ta thấy thi-hài của mình biến-tướng y như hình-ảnh của khuôn-khổ trong địa-giới, hình chúng ta biến một màu một sắc,
hễ nó biến theo được mới nhập cảnh ấy được, nếu biến theo không được, thì chúng ta bị đuổi ra, ấy là Pháp-Thân của chúng ta nó phải nhập cảnh giới ấy, nên câu kinh: "Rấp nhập cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống là vậy đó". Khi vô đặng rồi, tưởng đâu thiên-hạ náo nhiệt, trùng-trùng điệp điệp lạ thường lắm, không có đâu. Chúng ta chỉ thấy Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta đang tiếp đón mừng rỡ. Ô!!! Nơi hội-hiệp các người thân-nhân của chúng ta, từ buổi chúng ta đoạt đặng địa-vị Tiểu-Hồi, lên tới phẩm Đại-Hồi, từ trong địa-vị Đại-Hồi ấy, mà chuyển-kiếp đoạt đến địa-vị Thần,Thánh,Tiên, Phật cả ngàn muôn triệu kiếp sanh.

Các bạn, các Tông-Đường, các Gia-Tộc chúng ta, chúng ta thấy muôn-muôn, trùng-trùng, điệp-điệp, không có định số được. Khi họ đến mừng, họ dẫn chúng ta đến một Cung họ dặn rằng:
Nơi đây không đặng nói tiếng, chỉ tưởng mà thôi, hễ tưởng là như nói vậy.Tỷ dụ như: Tôi tưởng tôi muốn gặp anh tôi, thì tức nhiên cái tưởng ấy thành tiếng nói, mà lại có người anh đứng trước mặt liền. Cung ấy không có dùng lời nói, duy có tưởng mà thế cho ngôn-ngữ. Người ta dặn đừng tưởng Thần, Thánh, Tiên, Phật, bởi các Đấng ấy ở cảnh đó không có. Sở dĩ mà có, là tại mặt địa-cầu 68 này ta đặt ra, chớ nơi Ngọc-Hư-Cung không có, những danh-từ Thần, Thánh, Tiên, Phật chỉ dùng nơi trái địa-cầu 68 này mà thôi.

Chúng ta biết rằng:
Đẳng-vị Thiêng-Liêng của các Chơn-Hồn không có phẩm-trật, chúng ta định nên có ngôi-vị, chỉ có ngôi vị tại mặt địa-cầu 68 này mà thôi.Chúng ta đã ngó thấy nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này tinh-thần mỗi cá-nhân đều khác, hai ngàn bảy trăm triệu (2.700 triệu) chơn-linh nơi mặt địa-cầu này, thì hai ngàn bảy trăm triệu người không đồng phẩm chất, không đồng tánh chất, không đồng chơn-thần với nhau, cho nên không có khi nào mà hai người giống nhau, chưa có một chơn-thần nào giống nhau, thì cái thiên-vị kia nó không định giá được. Mỗi người đều có một phẩm-vị đặc-biệt của mình, mỗi kiếp sanh đều tấn, khi tấn tới có một sở định địa-vị của mình, mỗi một bước là một đẳng-cấp, đẳng-cấp định giai-cấp của mình, giai-cấp không phải giống nhau như ở thế-gian này. Bởi địa-vị không giống nhau, phẩm-vị chỗ nào thì đứng chỗ nấy, không ai xô đuổi không ai giành-giựt được, từ chối gì cũng không được, bởi không có danh-từ, mà danh-từ dường như để sẵn, bởi có địa-vị sẵn. Đức Chí-Tôn đã nói: "Đại-nghiệp của mỗi đứa Thầy có sắm sẵn cho đó".


Bây giờ nói về tánh-chất tôn-ti của mình, hằng-phẩm của mình đã không có, biết lấy chi mà định lấy nó, lấy gia-tộc của mình?

Bần-Đạo ngó thấy gia-tộc của các Đấng có mặt tại thế-gian này, thế-giới nghiệt oan của chúng ta, tức nhiên có năm trái địa-cầu có nhơn-loại ở, tức nhiên có tên của kẻ đoạt Đạo được là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra nữa chúng ta ngó thấy đại gia-đình của Đức Phật Thích-Ca, đại gia-đình của Đức Lão-Tử, đại gia-đình của Đức Khổng-Phu-Tử, đại gia đình của Mahomet, đại gia-đình của Jésus-Christ, đại gia-đình vinh-hiển hơn hết là đại gia-đình của Quan-Âm-Bồ-Tát, tức nhiên Từ-Hàng-Bồ-Tát vinh-hiển hơn hết là gia-đình ấy.

Ấy vậy gia-đình nào thì có phần trong gia-đình ấy, xây chuyển họ có tương-thân với nhau một cách mật-thiết, như một chơn-linh Kim-Thanh-Quan xuống thế này, có lẽ đầu-kiếp trong gia-đình của Từ-Hàng-Bồ-Tát, hay là của Khổng-Phu-Tử, hay là của Mahomet, hay là của Phật Thích-Ca, cho nên các chơn-linh ấy họ đã liên-quan mật thiết; vì lẽ ấy cho nên Càn-Khôn Vũ-Trụ có tên mình, dầu mà chúng ta muốn biết số trái địa-cầu thì chúng ta không thể gì biết được, chỉ có năm trái của chúng ta ở thì chúng ta biết mà thôi, chúng ta không biết cho hết. Còn ba ngàn (3.000) thế-giái kia với mười một (11) thế giái ở sau, giữa mấy trái địa-cầu kia, chúng ta không thể gì đoán được. Có nhiều khi thấy các Đấng lâm-phàm, hỏi ra dường như tinh-thần của chúng ta biết hết, cũng như có nhiều người bên Tây, bên Pháp mà họ biết nơi xứ Việt-Nam vậy. Nói dường như họ nói trên cung trăng, nhưng thật ra họ thấu-đáo cả chơn-tướng nơi mặt địa-cầu này, họ biết huyền-linh của họ, họ biết tài phép vô-biên của họ. Nói về kiếp-sống của chúng ta, không phải hành-hạ nó, nhưng phải tập nó hành nó. Nếu khi về được rồi thân-nhân của chúng ta dắt chúng ta đến một Cung có một quyển sách Thiên-Thơ để trước mặt ta, dỡ ra xem thấy tên mình và kiếp sanh của mình đã làm gì thì trong quyển Thiên-Thơ ấy nó hiện-tượng ra hết. Chúng ta tự xử chúng ta, mình làm tòa để xử cho mình, hoặc mình phải đầu kiếp hay là đoạt đến địa-vị nào, mình đứng đến mức nào, thì cũng do mình định-đoạt lấy.

Vị Chưởng-Quản nơi Cung ấy theo tiếng phàm của chúng ta đặt tên là Nam-Tào Bắc-Đẩu. Nơi Nam-Tào Bắc-Đẩu không có ai trị hết, chính ta trị ta; không có ai định kiếp cho ta, chính ta định kiếp cho ta; chưa có ai phân tội phước cho ta, chính ta định tội phước cho ta, mạng căn kiếp số ta, ta định, không có một hình-luật nào buộc được chúng ta, chúng ta có quyền tự-do, quyền sở-hữu định mạng căn cho ta vậy./.




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả