NGHĨ VỀ CÁC CỔNG NỘI Ô TÒA THÁNH

---------------------

 

Cổng số 5 vô vi, không có cửa và không có con lộ thông ra như 11 cổng khác. Vì số 5, theo Dịch lý, là số Trung cung (cửa 5 còn được gọi là cửa Tử). Hội Thánh cho xây một cổng chánh hướng thẳng vào chánh diện của Toà Thánh, gọi là CỔNG CHÁNH MÔN. Như vậy,Tòa Thánh vẫn có đủ 12 Cổng hữu hình.

 

+ Nay Hội Thánh tuy không xây cổng số 5, nhưng đổi cổng số 7 thành cổng 5, tức cổng số 5 không còn Vô vi nữa, liệu có ảnh hưởng gì không ?

 

-CHÁNH MÔN

- 

-Cửa Chánh Môn được xây dựng như một cổng tam quan với 3 lối đi, một cổng chánh và hai cổng phụ hai bên.

-Ðức Phạm Hộ Pháp có chỉ dẫn Ban Kiến Trúc của Ðạo vẽ họa đồ Chánh môn: Bề cao 36 thước, bề ngang 60 thước, cổng cổ kính tam quan, trên nóc đắp mái ngói có để cổ pháp Tam giáo.

-        

-Khi Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước làm Quyền Chưởng quản HTÐ, Ngài hợp tác với Tỉnh Trưởng tỉnh Tây Ninh lúc đó là Thiếu Tướng Lê Văn Tất để lo xây cất Chánh môn. Một số vị cho rằng họa đồ Chánh môn của Ban Kiến Trúc vẽ theo lịnh của Ðức Hộ Pháp thì Chánh môn cao tới 36 thước, như vậy thì cao quá, không thích hợp nên đề nghị Ty Kiến Thiết Tây Ninh vẽ họa đồ khác. Ty Kiến Thiết vẽ họa đồ Chánh môn chỉ cao 9 thước, ngang 54 thước, trên nóc đắp 2 rồng phò cổ pháp (RỒNG ĐƯỢC THÊM VÀO). Họa đồ nầy được Ngài Bảo Thế chấp thuận. Sau đó thấy cổng thấp quá nên thêm 2m cao, như vậy chiều cao của cổng hiện nay là 11m?

Phần dưới mái chính, trên tấm tường bắc ngang là 6 chữ đắp nổi, sơn đen bằng Hán tự và cả bằng chữ Việt, là “Đại đạo Tam kỳ phổ độ”. Trên hai trụ chính, có đôi câu đối nêu bật lên ý nghĩa của giáo lý Cao Đài: 

-oCAO THƯỢNG CHÍ TÔN, ĐẠI ĐẠO HOÀ BÌNH DÂN CHỦ MỤC.

-o   ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI, TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN.

-

-Tạm dịch

-o   Đấng Chí Tôn ở cao hơn hết, đã mở ra nền đạo lớn hoà bình, hướng tới nền dân chủ.

-o   Tôn thờ Đấng Cao Đài đã mở ra kỳ tôn giáo thứ ba, đem đến quyền tự do cho mọi người chung hưởng.

-

-Cổng Chánh môn được cấu trúc mặt bằng cơ bản theo lối cổng tam quan, nhưng ba khối cổng chính và phụ đã được tách rời ra thành 3 chiếc cổng riêng, nối liền nhau bởi một bức tường rào trang trí hoa gió và những cặp bông sen trên đỉnh. Hai trụ cổng chính có tiết diện vuông, mỗi bề 3 mét và cách nhau 12 mét, làm thành bề rộng thông thuỷ của lối vào cổng chính. Lên đến cao độ 8 mét, bắt đầu có một tấm đà ngang, phía trên là khoảng trống được phân vị bằng các trụ đứng chia ra nhiều ô vuông nhỏ. Trên nữa là mảng tường ngang lớn rộng hình thang, đắp nhiều gờ chỉ phân vị ngang và bố trí khung đặt chữ: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (tiếng Việt ở trên, tiếng Hán ở dưới) cùng các chữ và số năm xây dựng: 1965, Ất Tỵ, Toà Thánh, Tây Ninh.

-

-Trên tấm tường hình thang ấy, có một khe lõm vào để làm nổi bật lên một tấm tường cong vuốt lên ở hai đầu, nâng đỡ bên trên những khối hình mây, cặp rồng chầu vào một khối tượng hình Tam bửu, đặt trên một bông sen cực lớn. Hai cổng phụ cũng có rồng chầu Tam bửu, các mảng tường ngang và hai trụ đứng. Kích thước bị thu nhỏ, nên bề rộng thông thuỷ cổng phụ chỉ còn 5,7 mét.

-

-Cổng chính cao và rộng hơn các cửa khác, đắp lưỡng long tranh châu, hoa sen, cùng ba cổ pháp: quyển sách Xuân thu, bình Bát vu và Phất trần. 

-CÁC CON ĐƯỜNG TRONG NỘI Ô TÒA THÁNH TÂY NINH 

- 

-Chạy dọc từ hướng Bắc xuống hướng Nam, ta có ba đường chính là:

-ođường  CAO THƯỢNG PHẨM (từ cửa sô 2 đến cửa số 6)

-ođường PHẠM HỘ PHÁP (từ cửa 1 đến cửa 7).

-ođường CAO HOÀI SANG (từ cửa 12 đến cửa 8)

-> Xin quý vị có dịp xem lại, dường như tác giả ghi không đúng 100% - Tôi nhớ là : CAO THƯỢNG SANH,  chớ không phải Cao Hoài Sang ?

-Các con đường chạy từ hướng Tây sang hướng Đông gồm có:

-ođường OAI LINH TIÊN (từ cửa số 4 đến cửa 9)

-ođường THƯỢNG TRUNG NHẬT (từ cửa số 3 đến cửa 10).

-ođường THÁI THƠ THANH(từ Chánh môn đến cửa 11).

-> Viết sách nên ghi cho đúng 100% - Tôi nhớ Thượng Trung NHỰT,  chớ không phải  NHẬT.

-Đường  THÁI THƠ THANH ngày nay không thấy mà là Đại Đồng xã và Đền Thánh …v.v… mà ?

ØCó lẽ vì vậy mà có bài PHÁP LOẠN  này chăng ?

-PHÁP LOẠN
---------------
Không Chưởng Pháp đương nhiên pháp loạn
Pháp loạn rồi ma choán Nội ô
Thế nên lắm chuyện xô bồ

Dù than cho lắm cũng vô ích mà

-Pháp có loạn nhưng ta không loạn
Tu hành do tâm sáng hay mê
Sáng lòng đừng có khen chê
Bao nhiêu sự kiện là đề thi chung

-Thi Long Hoa tôn trung diệt nịnh
Trung vĩnh tồn, còn nịnh tiêu vong
Giữ lòng trong sạch không không 
Hiến dâng phụng sự Non Bồng thảnh thơi


LT – 18-1-2018




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả