Phần 17

 

Hương Tảo rời nhà Phương với những khúc mắc trong đầu, không để ý nên vượt một đèn vàng; thật ra thì chuyện vượt đèn vàng là rất bình thường ở cái thành phố này, đừng nói là đèn vàng mà ngay cả đèn đỏ rồi mà thiên hạ vẫn tiếp tục qua ngã tư, ngã năm như không cho đến khi bên chiều kia chạy ra quá nửa đường thì chiều này mói chịu ngừng. Ngừng không phải vì tôn trọng luật giao thông nhưng chỉ vì bên kia đã chắn đường. Có trường hợp Việt Kiều về nước lái xe quen luật lệ ngoại quốc dừng xe khi đèn vàng chuyển sang đỏ thì bị xe gắn máy phía sau đâm vào, vị Việt Kiều này bị người đụng xe mình chửi bới bắt bồi thường nếu không sẽ bị đòn. Khoảnh khắc giữa đèn vàng và đèn đỏ là khoảnh khắc vô pháp luật, mọi người tham dự giao thông ở Việt Nam đều biết rõ điều này nên dù đan vào nhau mà vào ngã tư theo quy luật bất thành văn là "Nó lấn thì mình nhường, nó nhường thì mình lấn". Vì vậy mà ít tai nạn xảy ra trên ngã tư chật cứng hơn là trên đường phố rộng rãi

 

Chợt một tiếng còi ré lên rồi một tên áo vàng đội mũ CSGT, Cảnh Sát Giao Thông mà dân chúng rất ghét nên gọi là "Bò Vàng" hay "Chó Vàng", lao ra giữa đường giơ dùi cui bắt Hương Tảo lái vào lề đường. Hương Tảo ngơ ngác khi thấy chỉ mình bị thổi bắt trong khi đến cả chục xe khác qua ngã tư an nhiên tự tại. Hương Tảo không dám chạy luôn vì đã có trường hợp xe bị thổi còi mà chạy luôn đã bị 1 tên CSGT bay đạp vào người lái xe làm cả người lần xe ngã lăn quay, nhưng sau đó chính quyền chối nói người CSGT đó chỉ giơ chân còn do người lái xe đụng vào, như có người đã đập mặt vào dùi cui của CSGT nên bầm mặt chứ CSGT không hề đánh người.

 

Tên CSGT bắt Huơng Tảo xuống xe đòi xem giấy tờ, rồi lại đòi Tảo đưa chìa khóa xe, Tảo biết rằng nếu đưa chìa khóa xe thì rất khó lấy lại mà phải trả rất đắt nên không chịu. Tên CS nhất định giữ giấy tờ của Hương Tảo mặc dù nàng nhỏ nhẹ phân trần là mình chỉ vượt đèn vàng chung với mấy chục xe khác.

Hương Tảo biết là mình bị lột tiền nhưng nàng chỉ có 100.000 đồng (khoảng $5 dollar) có đưa cho tên này cũng không đủ.

 

Thình lình một xe gắn máy phân khối lớn, phát tiếng boong boong điếc tai rà sát vào lề đường, người lái xe gạt càng chống bước xuống; người này to cao hơn tên CSGT cả một cái đầu, khong biết anh ta nói gì mà tên CSGT riu ríu đưa giấy tờ Hương Tảo cho anh, mặt tiu nghỉu như mèo mắc mưa rồi lên xe phóng đi. Khi anh ta đưa lại cho Hưong Tảo thì nàng nhận ra vết sẹo từ mang tai đến cằm, chính là người đã cứu nàng khỏi tay tên tài xế xe ôm ngày trưóc.

 

Hương Tảo đỏ mặt vì nhớ lại tình huống khi trước, lúc nàng lâm nạn bị lột áo trước mặt ân nhân này, lí nhí:

- Cám ơn ông lại giúp đỡ

- Không có chi, cô tên là (liếc qua CMND của nàng trước khi trao lại) ... Hương Tảo phải không? Tên đẹp quá.

- Ông nói gì với ông Cảnh Sát mà lấy được giấy tờ của tôi lại?

- Tui chỉ xưng tên và hỏi thăm thượng cấp của hắn thôi.

- Ông tên gì mà hắn sợ vậy, ông làm cho ngành Công An hở .

 

Hùng, biệt danh Hùng Xám nhưng đàn em và giới anh chị lại gọi anh là Hùm Xám chợ An Đông, nở nụ cười làm khuôn mặt càng méo mó:

- Ba má gọi tui là Hùng còn bạn bè gọi là Hùm, nhân d.p gặp cô lần thứ nhì, xin mời cô uống ly nước mía được không cô?

 

Hương Tảo ngập ngừng, phần vì sợ diện mạo hung dữ, phần vì ngại người quen trông thấy định từ  chối nhưng nhìn ánh mắt khẩn khoản ánh lên nét ngây dại làm dịu đi những sắc cạnh cô hồn của người đã gíup mình hai lần nên gật đầu

- Vâng, nhưng xin ông cho về sớm vì nhà đợi cơm.

 

Hùng Xám như  hiểu tâm trạng nàng, mừng ra mặt dựng xe sát vào xe nàng

- Mời cô vào quán này tui quen, mình ngồi bên trong tránh nắng.

- Vâng ông cho tôi khóa xe đã

Hùng Xám cười sảng khoái

- Xe cô để cạnh xe tui, cả tụi ăn cắp xe Sàigòn biết xe tui, đứa nào mà dám lấy.

 

Thật ra khong phải tình cờ mà Hùng Xám gặp lại Hương Tảo. Từ hôm cứu Hương Tảo ở Bình Thạnh, thằng em hộ tống Taxi nghe lời ghi lại địa chỉ Huơng Tảo, Hùng Xám ra vào, đứng ngồi không yên, đôi chân cứ muốn đến trước ngõ nhà nàng để mong được thấy người đẹp nhưng đầu óc lại nói đừng đi, "Mình là thành phần anh chị, bàn tay đã từng lấm máu, trên mặt, trên thân thể biết bao nhiêu vết sẹo, làm sao mà bước vào đời một cô gái như thiên thần như thế được" .

Một tuần dằng xé cuối cùng Hùng Xám cũng đến ngõ nhà Hương Tảo ngồi trong một quán café nhỏ nhìn về hướng nhà nàng mà chỉ mong thấy được bóng dáng nàng, lúc đó lại là lúc Hương Tảo ốm ly bì nên cả một tuần vô vọng. Hắn ta sau đó đi theo Hương Tảo đến nhà Phương rồi vẫn là chờ đợi mông lung, chờ đợi không cùng. Hôm nay khi theo xe Hương Tảo về nhà lại gặp chuyện CSGT làm tiền nên Hùng Xám lại có cơ hội "Kiến nghĩa bất vi", Hùng chỉ cần xưng tên mình và nêu tên Bí Thư Quận Ủy Công An ra là tên CSGT hoảng vía. Bình thường đối phó với xã hội đen trong các băng đảng khác, con Hùm Xám chợ An Đông nổi danh với gương mặt lạnh và bàn tay sắt thế mà  giờ đây trước mặt ngưòi đẹp hắn cứ ấp a âp úng.

Hùng Xám nói với Hương Tảo:

- Bất cứ lúc nào cô cần giúp đỡ, cô cứ đến chợ An Đông hỏi anh Hùng Xám là gặp tui.

- Cám ơn ông, hiện giờ tôi không cần gì, vã lại ông giúp tôi đã hai lần rồi, tôi không dám làm phiền ông nhiệu

- Tui sẽ làm tất cá những gì cô muốn, cô đừng sợ phiền. Gặp cô là tui vui lắm.

Hương Tảo nghe lời nói chân tình của Hùng cũng thấy cảm động nhưng vẫn ngại ngần nên chỉ ngồi nán 1 chốc rồi xin về. Hùng Xám trông theo bóng Hương Tảo mà ngây người một lúc lâu trước khi lên xe.

 

Một tuần sau Tảo tiếp tục đi hoc hát ở nhà Phương, bức tranh đã hoàn tất và tự tay Phường lên khung, cái khung đẹp to bản càng làm tăng vẻ đẹp của bức tranh. Phương nói với Tảo là không để cho ai được xem nên lúc nào cũng trùm khăn lên và để trong phòng trong thỉnh thoảng mới dỡ khăn ra cho hai ngưòi cùng ngắm. Phưong đề nghị hôm nào lại vẽ Tảo trong thế đứng hay nằm làm Tảo vừa sung sướng vừa "ốt dột" đỏ cả mặt.

 

Hương Tảo về đến trước ngõ thì thấy xe Cảnh Sát và Cứu hỏa đầy đường chận xe không cho ai vào ngõ và khói đen bay cao tỏa lên trơi cùng ánh lửa trong ánh khói. Một người hàng xóm thấy Tảo chạy đến nói:

- Cháu ơi nhà cháu đang cháy đó

Tảo thất thần

- Trời ơi, thím coi xe dùm cháu để cháu vào coi bố mẹ có sao không.

Tảo lách qua đám hiếu kỳ đên gần nhà mình để thấy ngôi nhà thân yêu bốc cháy hừng hực trong khi xe Cứu Hỏa đang xịt nưóc vào hai bên nhà hàng xóm mà để mặc nhà nàng cháy. Tảo chạy đến một người lính PCCC gào to:

- Anh ơi, sao anh không chữa cháy nhà tôi

Người lính thản nhiên trả lời:

- Nhà cô không cứu được nữa rồi. Tụi tui phải lo cho cả xóm

Hương Tảo như chết lặng người cứ kêu khóc năn nỉ đám PCCC; một người hàng xóm kéo nàng ra ngoài nói nhỏ

- Cháu ơi, hồi tụi PCCC đến, nhà cháu mới cháy sơ sơ nhưng nhà hai bên chạy ra cho tiền đám PCCC nên nó chỉ xịt nước cho hai bên đó thôi, bây giờ thì trễ rồi cháu ơi.

- Còn bố mẹ cháu đâu rồi

- Hai bác trúng khói độc nên đã đưọc xe nhà thương chở đi rồi

Tảo thất thần nhìn ngôi nhà thân yêu dần dần cháy rụi rồi nàng chạy tới chạy lui hỏi khắp nơi mới biết nhà thương nào xe cứu thương chở bố mẹ đến. Tới nhà thương lại thêm một lần hỏi nhân viên bệnh viện, ai ai cũng đón nàng bằng vẻ mặt vô cảm. Mãi một lúc sau người ta mới đưa nàng vào một hành lang; Tảo rú lên khi trông thấy mẹ ngồi khóc ngất bên cạnh bố nằm bất động trên sàn gạch hành lang. Tảo chạy đến lay lay bố một cách vô vọng

- Mẹ ơi sao lại thế này, bố làm sao rồi hả mẹ.

- Bố đi rồi con ơi. Khổ thân mẹ con mình.

- Sao họ lại để bố nằm đây, sao không đưa vào phòng hồi sinh, bố ơi, bố ơi.

 

Một người thăm bệnh trông thấy mẹ con Tảo khóc lóc, đến nói:

- Đáng lẽ bác ấy không chết nếu đưa kịp vào phòng hồi sinh nhưng vì bà không biết thủ túc đầu tiên nhập viện nên họ làm ngơ, ở đây thủ tục tiền đâu mà không biết thì chẳng ai động đến móng tay. Cái gì cũng phải đưa phong bì, từ bác sĩ đến y tá, thuốc men hay sang máu đều phải lót đường mới có. Thôi tôi chẳng dám nói thêm nó thù thì chết con tôi đang nằm đây. Cô và bác lo mang ông về lo chôn cất.

 

Lúc đó hai người đem một băng ca tiến đến, nhấc xác bố Tảo lên băng ca

Hương Tảo hốt hoảng hỏi:

- Các ông đem bố tôi đi đâu, bố tôi mất rồi mà, để chúng tôi mang về mai táng.

Một tên nhăn nhở nói:

- Mang ổng về nhà xác chứ đi đâu. Người nhà muốn mang xác về phải làm thủ tục dưới văn phòng.

Nói xong hai tên mang xác bố Tảo đi mất.

- còn tiếp -

 

Phạm Doanh


••• Đọc & Ngẫm •••
Tâm sự của một công an Trẻ công tác tại nơi xảy ra vụ đánh chết người .

Con người phải có nghề, lớn lên tôi may mắn kiếm được một nghề. Tôi làm công an. Lúc đầu, tôi nghĩ đơn giản, không nghĩ hạnh phúc xa xôi. Có những thứ căn bản là được rồi: tất cả những thứ mang trên người đều được phát, có tiền lương đủ ăn.

Vào nghề rồi, càng có kinh nghiệm thì càng nhiều sức ép. Cấp trên giao chỉ tiêu: phải đưa về được bao nhiêu án, phải thu tiền phạt đủ chỉ tiêu nộp ngân sách, đặc biệt là khoản thu nhập riêng cho sếp phải đủ.

Tôi làm bên điều tra, tiền nộp cấp trên không bắt buộc cố định, nhưng án thì phải phá bằng được nên tôi phải dùng mọi thủ thuật để để hoàn thành nhiệm vụ, cho dù phải bỏ tiền túi mua đá lạnh để ủ vào bộ phận sinh dục của nghi can, hay là mua kim để chích. Chuyện tung chưởng, dùi cui là quá bình thường.

Bạn tôi làm bên giao thông, không phải dùng thủ thuật như tôi, nhưng áp lực số tiền cống nộp cho cấp trên hàng tháng: một tháng mấy chục triệu. Nó than là mỗi lần nhận tiền "dân cho" cũng nhục, nhưng không có thì bị chuyển đi làm hậu cần, vệ sinh, thậm chí cho ngồi chơi hưởng lương.

Tôi không có trình độ vì làm công an chủ yếu là học luyện thể lực, đau hết cả thân xác. Học chữ ít nhưng vào đầu chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa toàn là mấy môn của Marxist, Angele, Lenin, Hồ Chí Minh. Thú thật, tôi học mà không hiểu. Phương pháp để đạt điểm là nói cha mẹ bán lúa non, đến gặp giáo viên, và không yêu cầu gì nhiều, xin cho con đạt điểm 5 là tốt rồi.

Giờ ra đi làm, sếp thì ra chỉ tiêu mà không cần biết trong cộng đồng có tội phạm nhiều hay ít, trên đường người đi lại nhiều hay ít, án phải có, tiền phải đủ. Vì vậy công an như tôi, phải làm mọi cách cho có sản phẩm để báo cáo, sinh ra bực bội nên việc đánh người không thể tránh. Đảng dạy, chiến đấu quên thân. Vì vậy khi đánh người, chúng tôi quên hết nhân bản, phẩm giá. Trong đầu chỉ nghĩ là go go go, alle alle alle!

Làm cái gì nhiều đều cho ra sản phẩm. Giờ đã đánh chết người, cảm thấy có gì đó bất ổn, nhưng nghĩ cho cùng thì cũng do cấp trên. Mà tôi nghe nói cấp trên không chỉ có một cấp, mà cấp trên lại có cấp trên nữa của nó. Nên giờ tôi cũng không biết được là do cấp nào. Tôi chỉ biết chung chung đoàn, đảng là cha mẹ của công an. Công an ép dân, nhưng đoàn đảng ép công an.

Vụ việc vừa rồi, do chúng tôi rãnh rang năm mới, tổ chức nhậu, sếp la mắng bắt đi làm. Chúng tôi quyết định đến đám "bầu cua" kiếm thành quả. Khi đến nơi, chúng tôi ra lệnh chứ không đánh, nhưng chắc là mấy người đó chơi nhỏ nên không sợ mà chửi lại chúng tôi. Máu nghề nghiệp lại lên, chúng tôi tung cho mấy chưởng. Một người chế

t.

Xin đừng đuổi việc, trừng phạt tôi, vì tôi phải làm theo chủ trương. Nếu đuổi thì đuổi những thành phần ép công an chúng tôi: Mark Le Lú gì đó. Đuổi tôi thì như bắt cóc bỏ dĩa mà thôi. Chúng tôi đước giáo huấn là công an phải bảo vệ chính quyền mà.

Khổ quá, ước gì hồi trước tôi làm công nhân!
#thientran
#tuoitresaigon

Like


Vừa lúc đó chị Tần cũng hớt hải chạy đến

- Chị mới về từ Vũng Tàu khi có người báo tin, bố đâu?

- Bố mất rồi con ơi, nhà mình ra sao rồi con?

- Trời ơi, bây giờ bố ở đâu hở mẹ .

- Người ta mang xuống nhà xác, các con vào văn phòng làm thủ tục đưa bố về mai táng đi.

 

Ba mẹ con thất thểu đến văn phòng nhưng không thấy ai và cửa thì đóng. Không có ghế ngồi ba người phải ngồi trên sàn gạch trên hành lang giữa nhưng người thăm bệnh, kẻ ngồi người nằm la liệt, kể cả bậc cầu thang cũng bị chiếm đóng vì tình trạng quá tải của bệnh viện. Mãi hai tiếng sau mới thấy một y tá đủng đỉnh đi đến, mở cửa văn phòng. Thêm hai tiếng chờ cô ta tiếp những người đến trước, mẹ Hương Tảo đã thấy kiệt sức lắm rồi nên hai chị em phải năn nỉ mọi người dồn lại chừa đủ chỗ cho bà nằm tạm.

Gặp người y tá để làm thủ tục, cô ta nói:

- Muốn đưa xác về phải trình giấy có nhà đòn chịu làm ma chay và chôn cất mới được. Đây là địa chỉ nhà đòn hai cô liên hệ với họ đi. Khi nào họ đưa xe đến thì chúng tôi cho lấy xác.

Tần Tảo ra ngoài bàn với mẹ, Tần nói:

- Lúc nãy con về nhà thấy nhà cháy nặng lắm, tạm thời mình về nhà anh Tấn nha mẹ

- Con tính sao thì tính chứ cả ba mẹ con mình ở nhờ nhà người ta không tiện đâu, nhất là bố mất các con không thể làm đám cưới trong một năm nữa.

- Hay mẹ cho chúng con cưới chạy tang đi mẹ, để con ở với anh Tấn một cách danh chính ngôn thuân.

- Mẹ cũng không muốn con lỡ chuyện hôn nhân, con về hỏi bên nhà anh ấy xem sao. Nhưng dù có đám cưới con là dâu còn ở được chứ Mẹ và em Tảo ở nhờ không được tiện cho lắm. Mình lại không có tiền mà xây lại nhà, Mẹ già rồi không biết tính sao, mọi việc phải để hai con lo.

Hương Tảo không muốn về Vũng Tàu sợ ít có dịp gặp  Phương nên nói theo mẹ

- Mẹ nói đúng, thôi để con ở nhà con Liên bạn con, nhà nó dư phòng và mọi người cũng thương con.

Mẹ Tảo chép miệng:

- Thôi thì đành vậy chứ biết làm sao bây giờ, còn việc đem bố về thì sao?

- Bây giờ con và Tảo phải đến một nhà đòn lo chuyện này, để con đưa mẹ về nhà dọn dẹp sơ lấy chỗ mẹ nghỉ tạm.

 

Ba mẹ con thuê Taxi về lại ngôi nhà cháy nham nhở, anh Tấn cũng vừa đến cùng hai người bạn căng một  tấm bạt làm mái che phía sau nhà, mọi người quét dọn một góc đủ để kê phản cho mẹ Tảo nằm còn phía ngoài vẫn bừa bộn mọi thứ cháy đen đủi, chẳng còn vật gì cứu được, tấm phản gỗ muợn nhà hàng xóm chỉ đủ chỗ cho 1 người nằm. Tấn lượm lại vài tấm gỗ cháy dang dở ghép vào nhau làm cửa che chỗ nằm cho mẹ Tần Tảo.

Tấn đưa chị em Tảo đến nhà đòn do bệnh viện giới thiệu, họ cho biết nếu hỏa táng thì phí tổn là 40 triệu đồng khoảng hai ngàn đô la, còn chôn cất thì 80 triệu gồm có đất chôn, quan tài và xe chở quan tài.

Tần Tảo sững sờ trước giá tiền này, Tần nói khéo:

- Xin bà cho chúng tôi về suy nghĩ lại .

Người đàn bà quản lý nhà đòn cười khỉnh:

- Cứ về suy nghĩ đi nhá, chậm nhất là đến ngày mai, sau đó không còn giá này đâu, đất chôn càng ngày càng thiếu đó vã lại nhà đòn chúng tôi có tín nhiệm của bệnh viện, không nơi nào khác làm được đâu.

Ba người đến một nhà đòn khác thì được ra giá bằng nửa giá. Sau khi bàn bạc với nhau hai chị em quyết định làm hỏa táng vào tuần sau để Tấn Tần còn thì giờ làm đám cưới chạy tang trước khi phát tang. Tần phải mang nhẫn đính hôn đi cầm để đưa trước một phần cho nhà đòn và hẹn ngày mai đi lấy xác bố từ bệnh viện về quàn tại nhà đòn.

Ngày hôm sau hai chị em đến bệnh viện đưa giấy chứng nhận làm mai táng của nhà đòn nhưng nhân viên từ chối giao xác nói là nhà đòn đó không tín nhiệm, Tần Tảo biết là chúng nó ăn tiền nhau nhưng nói cách gì cũng không được. Nhân viên bệnh viện còn nói để lâu thì xác bố Tảo sẽ thối vữa ra và phải trả tiền mỗi ngày trong nhà xác là 500.000 đồng. Trong lúc đó ngoài cổng xe nhà đòn đã đến nhưng bảo vệ không cho vào khuôn viên nhà thương. Tảo đòi gặp  Bác Sĩ nhưng nhân viên văn phòng không cho gặp bảo họ có toàn quyền chứ không liên quan với BS cả.

 

Trong cơn tuyệt vọng Tần chỉ biết khóc nức nở bỗng Tảo nhớ đến câu nói của Hùng Xám "Cô cần gì cứ đến chợ An Đông hỏi tui". Cũng may chợ An Đông ở cận kề nên Tảo nói với chị

- Chị ra ngoài cổng nói xe nhà đòn chờ 1 chốc, em đi chỗ này tìm người giúp rồi về lại ngay.

Đến chợ An Đông Tảo ngơ ngơ không biết hỏi ai, cuối cùng nàng nói với một người bán nước mía:

- Chị có biết anh Hùng Xám không?

- Ở chợ này mà ai không biết ảnh, cô tìm ảnh có chuyện gì?

- Dạ, có chuyện cần anh Hùng giúp, chị kiếm ảnh giùm tôi rất cám ơn.

Chị xe nước mía ngoắc một đứa nhỏ bảo đưa Tảo đi gặp Hùng Xám. Đứa nhỏ dắt Tảo len lỏi qua các sập quầy đến một quán bán đồ nhậu. Hùng Xám đang ngồi bên mấy xị đế và vài con khô cá thiều nướng vàng, ở trần chỉ có 1 quần xà lỏn để lộ trên người, trên ngực hình xâm chằng chịt với dòng chữ "Đời là bể khổ". Thấy Tảo đi đến cùng đứa  nhỏ dẫn đường, Hùng bật dậy

- Tám, nói cổ chờ chút tao mặc quần áo đàng hòang nghen.

Hùng Xám chỉ tay về phía Tảo rồi chạy vào trong; Thằng Tám chính là tên đàn em hộ tống taxi chở Tảo về lúc trước nên nhận ra Tảo ngay, chạy ra xum xoe

- Dạ mời cô ngồi, anh Hùng ra liền nghen.

Hắn cười cười nói tiếp

- Hồi giờ tui đâu có thấy ảnh tiếp ai mà phải chạy vào trong mặc thêm wần áo đâu.

Không ngờ Hùng đã ra và nghe thấy, bộp cho thằng đàn em một bợp, quát:

- Ở đó mà nói xàm, đi thu tiền hụi đi mầy.

Thằng em ríu rít vừa chạy vừa xoa tai.

Hùng Xám thấy nét mặt Hương Tảo đầy vẻ thểu nảo, 2 mắt xưng quầng, lo lắng hỏi:

- Kìa cô Hương Tảo, có chuyện gì vậy?

Tảo kể lại sự việc cho Hùng nghe, Hùng tức giận nói:

- Để đó tui lo cho, tụi nhà thương và nhà đòn nó cấu kết với nhau để làm tiền chớ gì, cô đi theo tui trở lại nhà thương nghen.

Hùng quay lại một tên đàn em đứng gần:

- Mày kêu mấy thằng đến nhà thương, nói anh Hùng biểu.

Thằng em dạ to rồi đi trước. Hùng chở Hương Tảo về lại nhà thương thì thấy xe nhà đòn đậu táp vào lề đường, tài xế đang nói chuyện với Ngọc Tần. Tần thấy Tảo ngồi sau xe một người đàn ông tướng mạo dữ dằn cũng hơi ngạc nhiên. Hùng dựng xe bước vào chòi canh của bảo vệ, 3 tên bảo vệ đang ngồi đánh Tiến Lên không tên nào hỏi Hùng một tiếng. Hùng gõ ngón tay lên mặt quầy:

- Xin lỗi mấy anh, mấy anh làm ơn mở cổng cho xe nhà hòm vào nhận xác

Ba tên ngẩng mặt lên, Hùng không nhận ra khuôn mặt nào quen, chắc toàn là mới vào làm bảo vệ. Dạo này Sàigòn rộ ra phong trào làm bảo vệ. Trai tráng thất học lại lười lao động hay chọn cái nghề tương đối nhàn này, cả ngày chỉ ngồi canh chừng các cơ sở công và tư và cùng với dân phòng tiếp tay cho Công An để bức hiếp dân lành. Dân chúng cũng ghét bọn này như ghét bọn Công An nên đặt câu "Nhỏ mà không học lớn làm Bảo vệ".

Một tên hất hàm:

- Xe nào?

Tảo đi vào chung nói:

- Dạ xe của nhà đòn "Thiện Tang" đang đậu bên kia đường.

- Nhà thương chỉ cho nhà đòn "Mai Táng Lẹ" nhận xác thôi, kêu xe đó về đi.

 

Hùng Xám không dằn được tức giận nắm cổ áo một tên nạt:

- Tụi mày làm tiền trên cả xác người chết hả, có mở cổng ra không?

 

Hai tên kia thấy bạn bị nắm cổ, bỏ bài rút dùi cui ra phang vào người Hùng; Hùng cười ha hả

- Tụi mày đánh tao như muỗi cắn thôi

 

Một cái đẩy và hai cú đấm làm cho cả ba tên té nhủi vào tường; vừa lúc đó đám đệ tử của Hùng cũng vừa đến nơi. Ba tên bảo vệ bị đánh đau lại thấy bốn dân anh chị mặt mũi hầm hầm vội vàng lắp bắp:

- Dạ để em mở

 

Một tên nói nhỏ với bạn mình trong khi một tên khác bước ra cổng

- Gọi Công An đi mày

 

Hùng định đi ra ngoài cổng quay lại thấy tên bảo vệ đang gọi phôn, Hùng quay lại bợp cho hắn một bợp văng cả điện thoại rồi đạp 1 cái làm điện thoại vỡ tan.

Tên mang chùm chìa khóa ra cổng lập cập mãi vẫn chưa mở được, thấy Hùng giơ tay, hốt hoảng nói:

- Dạ ổ khóa bị hóc hay sao đó, để em đi kiếm chìa khác.

 

Mục, đàn em Hùng cười khảy

- Thôi không cần, khóa này mà nhằm nhò gì

Mục lôi trong túi ra hai cái móc cho vào xoay đến tách một cái là đã mở được ổ khoá, hắn kéo cổng ra trong khi Tần chạy sang bên kia đường ngoắc anh tài xế cho xe vào.

 

Xe cùng mọi người đến trước cửa nhà xác thì một Công An chạy Honda đến, tên bảo vệ bị đòn lúc nãy ra kể sự tình và chỉ về phía nhà xác. Thấy Hùng tên Công An hết hồn nói:

- Trời đất, Hùm Xám chợ An Đông đó, anh không biết hả. Cái này Thiếu Tá Phường có gặp cũng không xong đừng nói là tui. Anh chưa ăn đòn liệt giường liệt chiệu là may đó. Ráng nhớ mặt ổng nghen.

 

Nói xong người Công An trở đầu xe đi mất để tên bảo vệ tẻn tò đứng.

Hùng bắt hai tên bảo vệ cùng hai đàn em khiêng xác bố Tảo ra xe, sau đó xe nhà hòm rời bệnh viện trong sự hộ tống của 4 xe Honda.

 

Trên xe đòn Tần Tảo cám ơn Hùng mãi, Hùng chỉ nói giúp được Tảo là vui lắm và lúc nào cũng sẵn sàng nếu Tảo cần đến.

Đến nhà quàn Hùng thắp nhang cho bố Tảo với dáng thành kính làm Tần đi từ ngạc nhiên này dến ngạc nhiên khác. Khi Hùng về Tảo mới kể chuyện gặp Hùng như thế nào cho Tần nghe.

 

Tần trầm ngâm một lúc:

- Tảo à chị thấy tay anh chị này có vẻ để ý em nhiều lắm. Em cẩn thận để Phương khỏi nghĩ lầm khi thấy em ngồi xe hắn.

 

- Em cũng cảm thấy vậy nhưnh lúc nãy vì chuyện gấp của bố nên em phải tùng quyền thôi. Có gì thì em nói đi ông ấy lái xe ôm cho em.

 

Tần cười:

- Xe ôm mà không tính tiền còn giúp đỡ mình nữa.

 

Tần Tảo rời nhà quàng nhưng hai người không đi chung với nhau. Tần trở về nhà để trông coi mẹ và dọn nhà. Còn Tảo chỉ ghé nhà Liên để dặn nhà có hỏi thì nói Tảo ở đó; Thật ra mẹ và chị Tần không hơi sức nào mà để ý việc đó.

 

Rời nhà Liên Tảo đến Phương trong kiệt quệ về tinh thần lẫn thể xác. Kể cho Phương nghe sự bất hạnh của mình và gia đình trong nước mắt thấm bờ vai Phương. Tảo nức nở:

- Em bây giờ không biết ở đâu. Nhà thì cháy không có chỗ ngã lưng, chị Tần nói về Vũng Tàu ở tạm nhà anh Tần thì mình lại ít gặp nhau.

Phương ôm Tảo vào lòng, hôn lên đôi mắt mọng nước, vỗ về:

- Nếu em không ngại thì cứ ở đây, mỗi người một phòng riêng, em đừng sợ.

Tảo vừa vui mừng vừa mắc cỡ:

- Em không ngại gì cả, chỉ sợ phiền anh khi có khách.

- Có em trong nhà anh chẳng cần khách nào cả.

 

- còn tiếp -

Phạm Doanh


Vùng Tối (Phần 18)

 

Hoàng tỉnh giấc khi bên ngoài trời đã hừng sáng tự bao giờ, mùi cà phê thơm ngát từ đâu bay lại, Hoàng mở mắt ra để thấy một gương mặt vừa gợi cảm vừa tinh nghịch đang nhìn mình. Lệ Khanh nói:

- Guten Morgen anh, anh ngủ có ngon không

- Good morning, em nói tiếng Đức đó hả, giỏi quá

- Em chỉ bập bẹ vài tiếng thôi, tối qua anh nằm mơ gì mà vật vã quá vậy? Chắc mơ chuyện Liêu Trai Chí Di phải không?

 

Hoàng nhìn lại đống chăn gối nhàu nát và chiếc gối dài vẫn còn kẹp chặt trong hai chân mà mắc cỡ, ngượng ngùng đáp:

- Tại em đó, làm anh không biết khi nào là mơ khi nào là thật .

- Để em cho anh biết nhé .

Lệ Khanh nhéo một cái vào bờ vai Hoàng thật mạnh bằng móng tay nhọn, Hoàng la lên

-Ui da, vậy là em có thật sao? hay anh nằm mơ bị nhéo đây ?

- Em đang ở bên anh đây, bên ân nhân của em.

- Anh không dám nhận là ân nhân đâu. Em dậy sớm rồi pha cà phê phải không? Chờ anh đánh răng rửa mặt chút nhé .

- Vâng anh cứ tự nhiên

 

Hoàng vào phòng tắm làm vệ sinh ban sớm, chợt nhớ lại giấc mơ như thật đêm qua, viết vộI ra vài hàng để khỏi quên. Bên ngoài Lệ Khanh gấp chăn nêm cho mình và Hoàng, mỉm cười khi thấy vết họa đồ trên tấm vải bọc chăn. Khanh tháo vải bọc vất vào một góc giường. Hoàng bước ra trông thấy hành động của Khanh mà ngưọng chín người trong khi Khanh tỉnh bơ như không có chuyên chi. Lệ Khanh mặc một chiếc áo ngủ dài đến gót mà nàng lưa mãi ngày hôm qua, áo bằng tơ của Victoria Secrets bó lấy thân hình kiều diễm, nửa kín đáo nửa phơi bày làm Hoàng càng xao xuyến.

 

Hoàng nói:

- Ăn sáng xong rồi anh đưa em đi phố thăm Tây Bá Linh nhé

- Vâng anh, cho em vài phút thay quần áo

 

Lệ Khanh vào phòng tắm rồi Hoàng mới nhớ mình để quên bài thơ vừa làm trong đó. Hoàng sốt ruột đi qua đi lại không biết lấy cớ gì mà vào. Lệ Khanh thay quần áo xong vừa định đi ra bỗng thấy một tờ giấy có nét chữ nguệch ngoạc bằng tiếng Việt, nàng phải nén lòng không cầm lấy mà đọc, cùng lúc đó Hoàng không chờ đưọc nữa gỏ cửa, nói vọng vào:

- Khanh ơi em xong chưa?

 

Khanh mở cửa bước ra, nét mặt vui vẻ. Hoàng nhường cho Khanh ra ngoài rồi vội lách vào, thở một hơi nhẹ nhỏm khi thấy tờ giấy có bài thơ vẫn ở nguyên vị trí cũ với các nếp gấp như trước.

 

Hòang cầm tờ giấy lên đọc lạI bài thơ

 

Mộng Giao

 

Nệm chăn hằn nếp,nát nhầu

Từ nơi huyền hoặc gợi mầu liêu trai

Xác xơ yêu mị lạc loài

Qua cơn hư cấu

mệt nhoài xác thân

Tỉnh lai, ảo diệu, ngại ngần

Chợt nghe tâm tưởng

đã gần hồi sinh

Chân trời hé ánh bình minh

Gió, mồ hôi lạnh, biết mình mộng giao.

 

 

Lệ Khanh nũng nịu với Hòang

 

- Anh à, hay là anh trả bớt một phòng nha, em không muốn anh tốn tiền vì em nhiều quá.

- Em ở chung với không ngại hả

- Ngại chứ nhưng giữ 1 phòng trống còn ngại hơn anh ạ

- Được rồi, trước sau gì ngày mai anh cũng rời Berlin

- Chết chửa, anh rời Berlin đi đâu

- Đi chu du nước Đức, em muốn đi chung không?

- Cho em đi với, chứ em một thân một mình làm sao ở đây

 

Hai người xuống quầy tiếp tân cho Hoàng trả lại một phòng, người tiếp khách đưa chàng một phong bì và nói:

- Công ty cho thuê xe giao chìa khóa cho ông đây, xe đậu ở dãy B lô 124 đàng sau.

 

Hoàng đưa Lệ Khanh đi 1 vòng thăm các thắng cảnh ở Berlin, xem các lâu đài Charlottenburg, Bellevue, Schönhausen, Palace auf der Pfaueninsel

Đâu đâu cũng thấy dân Đức nói riêng và dân Âu Châu nói chung rất để ý đến sự bảo toàn di tích lịch sử. Trông các lâu đài tráng lệ Hòang và Khanh không thể tưởng tượng trước đó 50 năm những nơi này chỉ còn là những đống gạch đổ nát dưới cơn mưa bom của không lực Đồng Minh.

 

Hoàng muốn đi chơi qua bên các nước Đông Âu nhưng vì Lệ Khanh không có giấy tờ nên dự tính đó không thực hiện được. Thay vào đó hai người làm 1 chuyến du hành nước Đức từ Hamburg đến Munich, qua Frankfurt thủ đô tài chính Tây Đức, ngang qua Karlsruhe có Technische Universitaet (Đại Học Kỹ Thuật) lâu đời nhất Đức Quốc, nay  sáp nhập với Kernforschungszentrum (Trung Tâm Nghiêu Cứu Hạch Nhân  đổi tên thành KIT Karlsruhe Institute of Technology danh tiếng như  MIT Massachussets Institute of Technology của Hoa Kỳ . Hoàng có người bạn học ở đây nên biết ít nhiều về Đại Học này .

Một hôm trong lúc lái xe trên Autobahn  (xa lộ Đức  Hoàng nói với Lệ Khanh:

- Bên Đức không có hạn chế tốc độ nên người ta lái xe rất nhanh, em có thấy xe  mình chạy 150 cây số một giờ mà hầu như bị tất cả mọi xe khác qua mặt, 150km/h là nhanh hơn bên Mỹ rồi đó. Các loại xe Porsche, Mercedes, BMW sang Mỹ đâu có được chạy thả giàn 200, 220km/h đâu.

- Eo ơi nhanh thế làm sao kiểm soát được tay lái hở anh.

- 200 thì ăn thua gì, anh đã ngồi xe người bạn chạy đến 280 đấy.

 

Một tuần trôi qua hai người càng cảm thấy khắng khít với nhau như một cặp vợ chồng son hưởng tuần trăng mật. Hoàng say đắm với nhan sắc Lệ Khanh, với lời nói ngọt ngào của con gái Bắc Kỳ, nhất là con gái Hà Nội, với cử chỉ điệu bộ làm dáng của một nghệ sĩ tài hoa nên chiều chuộng nàng hết mức. Chỉ vài ngày sau Hoàng đã lén đi mua nhẫn đính hôn, lúc trả tiền mới biết credit card American Express của mình đã vượt quá giới hạn $20,000 dollar, Hoàng đành phải lấy Visa card ra thanh toán.

 

Và trong một buổi chiều trên hồ Starnberger See gần Munich Hoàng đã quỳ xuống đưa nhẫn lên và hỏi Lệ Khanh:

-Em bằng lòng làm vợ anh không?

 

Lệ Khanh ngồi xuống ghế đá ôm mặt khóc ngất, Hoàng ôm lấy nàng vào lòng:

- Kìa em, có chuyện gì vậy, sao em lại khóc?

- Em xin lỗi anh, em đã định cho anh biết nhưng chưa có dịp thuận tiện.

- Cho anh biết gì?

- Em đã có gia đình ở nhà

 

Hai ngưòi im lặng một lúc lâu trong tiếng nấc nhẹ của Lệ Khanh, Hoàng hỏi:

- Anh cũng linh cảm chuyện này nhưng vẫn hy vọng đó không phải là sự thật. Bây giờ em muốn xin tỵ nạn thì khó có hy vọng về nhà lắm, Em nghĩ có đúng không?

- Em cũng biết như vậy, em và chồng em đang làm thủ tục ly dị, nhưng anh ấy đòi một số tiền mới chịu ký tên mà em không có.

- Anh ta đòi bao nhiêu?

- Mười nghìn đô la

- Anh lo cho em được không?

- Em không dám nhận đâu, mình quen nhau chưa được bao nhiêu lâu, vã lại em không có pháp nhân làm sao mình lấy nhau được.

 

 

Rồi lại là im lặng, lại là nấc nghẹn và thở dài.

- Bây giờ mình tính sao đây em?

- Em cũng không biết sao nữa, em khổ quá anh ơi!

...

- Thôi bây giờ như vậy nha Khanh, anh sẽ thuê nhà cho em ở đây, còn anh về Việt Nam lo chuyện giấy tờ cho em.

- Ở đây có một mình em sợ lắm.

- Không sao đâu em, anh sẽ thuê nhà cho em ở gần vợ chồng người bạn ở Munich, mai anh đưa em đến nhà họ chơi để giới thiệu và gứi gắm em. Anh về Mỹ thu xếp công việc rồi đi Vietnam lo giấy tờ cho em. Sau đó mình nhờ luật sự xin cho em tỵ nạn bên này trước, khi em xong xuôi thì mình sẽ lo việc qua Mỹ với anh.

- Thôi thì trăm sự nhờ anh sắp xếp, anh bao dung và quảng đại quá, em biết lấy gì đền đáp đây.

- Anh chỉ cần có em trong đời.

 

Lệ Khanh cảm động áp mặt vào ngực Hoàng rồi ngước lên với ánh mắt tình tứ, đôi môi hé nụ chờ đợi làm Hoàng không kềm chế được, cúi xuống đặt một nụ hôn đam mê lên môi Lệ Khanh, hai vòng tay xiết chặt vào nhau; Lệ Khanh tự chủ động tìm lưỡi Hoàng, giữ chặt trong bờ môi không thả một lúc rồi đưa lưỡi mình vào môi Hoàng; cho lãng quên không gian và thời gian, cho thân thể chơi vơi bồng bềnh ngây dại.

Rồi điều phải đến đã đến, Hoàng say sưa trong tình yêu vừa có, trong ái ân ngọt ngào, trong thân thể yêu kiều quyến rủ; và chuyện gối chăn  hằng đêm đã là hiện thực không còn là những cơn dị mộng khiến Hoàng lúc nào cũng như trên mây.

 

Như dự tính Hoàng thuê nhà cho Lệ Khanh ở Munich và giới thiệu nàng cho vợ chồng người bạn rồi lo về Mỹ xếp đặt công việc. Cũng may Hòang là doanh nhân, nên không pảhi xin nghỉ việc mà chỉ cần dặn dò người em họ và cũng là người có phần hùn về chuyện trông coi cửa hàng.

 

Trong suốt thời gian xa cách hai người vẫn truyện trò qua điện thoại, giọng nói êm như lụa của Lệ Khanh qua đường dây gợi bao niềm khao khát

 

Tình yêu làm hồn thơ Hoàng như được khai phóng, chàng đã làm những bài thơ cho Lệ Khanh như

 

Đưa em qua lối cỏ bồng

 

Đưa em qua lối cỏ bồng

Bàn chân in những khoảng không vô hình

Trong tay ấm áp hương tình

Tự nhiên lòng thấy yên bình bao dung

Đời thơm (như lúa trên đồng)

Em thơm (như một cánh hồng hoang sơ)

Chiều êm đềm, ngỡ vần thơ

Hoàng hôn dần tím bên bờ … bên nhau.

 

 


Nụ hôn trên tháp cao vời

 

Em nép vào anh

trên tầng chót vót

Tháp cao vời

cơn gió lộng hồn ta

Có em trong tay cứ ngỡ như là

Khung cảnh chung quanh

những điều không thật

Tóc em bay bay, chạm môi ngây ngất

Nụ hôn nồng vương vướng sợi mong manh

Thở cùng chung một hơi thở với anh

Vòng tay chặt cho tâm hồn khờ dại

Ta hôn nhau

ta hôn nhau mãi mãi

Quên thời gian và chẳng biết không gian

Môi lìa môi trong cảm xúc bàng hoàng

Úp mặt vào vai anh … em nhắm mắt

 

 

- còn tiếp -

Phạm Doanh


Vùng Tối (Phần 19)

 

Đám cuới chạy tang của Tần Tấn đơn sơ đến nỗi số khách tham dự chưa được 30 người, đa số là bên gia đình Tấn.

Tảo dọn về căn hộ của Phương ở chung, nói là dọn về chứ Tảo chỉ còn cái xe Honda và bộ quần áo trên người, đi ăn cưới chị Tần cũng phải mượn quần áo Liên. Hai chị em hy vọng bán được miếng đất, nhưng sổ quyền sử dụng nhà đất, được gọi là sổ đỏ đã bị thiêu hủy, lên Phường xin lại thì mất bao nhiêu tiền cho cán bộ; tiền đưa cửa sau cửa trưóc lại là tiền mượn xanh xít đít đui vì không có gì thế chấp cả, chỉ bằng lời hứa khi nào lấy đuợc sổ đỏ do Phường tái cấp sẽ bán đất mà trả nợ nên hai chị em phải chịu tiền lời cắt cổ. Khi có được sổ đỏ lại bị chủ nợ ép giá nên bán đi chẳng còn lại bao nhiêu.

Mẹ Tần Tảo phần tang chồng phần mất hết nhà cửa lại mang phận ở nhờ nên buồn khổ mà lâm bệnh, số tiền bán đất còn lại lại phải trang trải bệnh phí mấy tháng nên rốt cuộc hai chị em coi như trắng tay.

 

Tần phải bương bả với hàng chè ngoài chợ Vũng Tàu nên cũng chẳng có thì giờ lo cho Tảo, cứ tin là Tảo ở nhà Liên, thỉnh thoảng lại dúi cho em vài trăm để tiêu xài.

 

Phương và Tảo cũng không dám tiêu gì nhiều vì một lương mà hai miệng ăn.

Một hôm Phương đi làm, Tảo ở nhà  một mình chợt nghe tiếng chuông gọi cửa, thì ra là Khôi, người định dạy kèm cho Tảo chơi dương cầm để thi vào Viện Âm Nhạc.

 

Khôi dựng xe trong sân rồi hỏi:

- Phương có nhà không Tảo?

- Thưa anh, anh Phương đi làm, mời anh hôm khác ghé lại có anh Phương ở nhà

- Không có Phương thì anh hỏi Tảo học nhạc lý đến đâu rồi để mình sửa soạn học đàn

- Em chưa chuẩn bị, vã lại nhà em có biến cố nên em không có đầu óc để học, thưa anh.

 

Thật ra Khôi thừa biết là giờ này Phương đi làm đến chiều mới về và qua các lần nói chuyện với Phương, hắn biết Tảo đang tạm trú nhà Phương. Từ ngày gặp Tảo ở vườn Tao Đàn, trên sân khấu Trống Đồng, hắn đã lòng hươu dạ vượn, nhiều lần đã tìm cách gạ Tảo đến nhà hắn để học đàn nhưng Phương nói để Tảo vững về hát trước đã .

Hắn tự nhiên vào nhà ngồi xuống ghế; Tảo bối rối không biết xử trí sao vì Tảo không phải chủ nhà và cũng không hiếu tương quan cua Khôi và Phương như thế nào nên không dám nói Khôi ra khỏi nhà, chỉ mời trà rồi xuống bếp lo cơm nước chờ Phương.

 

Khôi tự tiện vào phòng vẽ của Phương xem các bức tranh, hắn thấy trên giá vẽ có một bức tranh đã đóng khung mà lại phủ một tấm vải, hắn tò mò kéo vải che ra, là bức tranh khỏa thân của Tảo. Khôi ngây người đứng ngắm say mê nhưng không phải với con mắt nghệ thuật mà đầy lòng tham muốn dục vọng; hắn một tay ve vuốt thân hình người trong tranh còn một tay thò vào trong quần mà không cần biết mình đang ở đâu..

 

Tảo dưới bếp nghe tiếng động vào buồng trong thấy cử chỉ của Khôi vừa hổ thẹn vừa phẩn nộ, nói to:

-Anh Khôi anh làm gì thế

 

 

Khôi giật mình rút tay ra khỏi quần. mặt thoáng nét sượng sùng nhưng ngay sau đó nhăn nhở

- Anh đang chiêm ngưỡng bức tranh Bích Câu Kỳ Ngộ thì có người đẹp trong tranh bước ra đây này.

- Tôi nghĩ anh nên đi về ngay đi

- Em đuổi anh đó à, nói cho em biết anh đến đòi nợ thằng Phương đây, đố mà nó dám nói với anh bằng giọng đó.

- Tôi không biết, anh Phương sắp về tôi sẽ kể cho anh ấy mọi việc.

- Hà hà nó còn cả 3 tiếng mới về .

 

Tảo nhìn  Khôi nhìn bức tranh mà cảm thấy như mình bị lột trần dưới ánh nhìn thô tục của Khôi, nàng cảm thấy mình bị xúc phạm nặng nề; hai tay cầm hai đầu tấm vải, nhướng người lên để phủ bức tranh, vô tình tà áo bà ba ruớn lên lộ hai bên lườn nõn nà. Khôi nổi đầy thú tính cho hai tay vào áo nàng từ dưới xúc lên ôm lấy ngực Hương Tảo.

 

Khôi ôm Tảo vật xuống ghế nệm, Tảo vùng vẫy la được một tiếng thì bị một cái khăn nhét vào miệng, hai tay bị Khôi giữ chặt không chống cự được . Khôi nằm đè lên người Tảo, thở hổn hển . Tảo dùng hết sức co mạnh đầu gối giáng một cú vào hạ bộ Khôi làm hắn co rúm vì đau, hai tay ôm hạ bộ . Tảo đẩy mạnh một cái, Khôi ngã ngửa từ ghế xuống sàn, đầu đập vào bệ đá rồi ngay đơ . Tảo móc giẻ khỏi miệng lồm cồm ngồi dậy, thấy Khôi bất động hoảng sợ lay lay vài cái rồi ôm mặt khóc . Vừa lúc đó Phương bước vào, thấy Khôi nằm không nhúc nhích còn Tảo ngồi khóc, hoảng hốt ôm Tảo dỗ dành:

- Có anh ở đây rồi em đừng sợ nữa

Tảo nghẹn lời

- Hắn định làm bậy em, em xô hắn ngã đập đầu xuống sàn nhà, có lẽ hắn chết rồi, làm sao đây anh?

 

Phương đến gần Khôi thấy một vệt máu chảy từ sau gáy ra nền nhà, nâng đầu Khôi lên để xem vết thương bỗng Khôi mở mắt, loạng choạng đứng lên lê ra phía ngoài mặc cho Phương gọi. Ra đến sân trưóc Khôi la lên:

- Cứu tôi với, báo Công An chúng giết tôi đây này bà con ơi

Xong Khôi qụy xuống sân tiếp tục rên la ầm ỉ, Phương chạy ra cầm một khăn lau mặt chậm vết thương cho Khôi nhưng hắn gạt tay Phương ra.

 

Hai người dằng co một lúc thì Công An Phường ập đến, Khôi la lên:

- Các anh ơi, chúng nó định giết tôi để xóa nợ, đánh tôi vỡ đầu đây này, còn máu me đây này.

Khôi giật cái khăn dính máu đưa cho 2 tên CA xem:

- Gọi xe cứu thương giùm tôi không thôi tôi chết.

 

Thế là CA một tên còng tay Phương, một tên gọi xe cứu thương đến. Tên CA xông vào bên trong thấy Tảo bắt luôn mặc cho hai người phân trần. Trên đường đi Phương thì thào vào tai Tảo:

- Em đừng nhận tội gì cả, để anh lo, cứ khai như anh khai nhé

Tảo chỉ biết thút thít gật đầu

Vào đến đồn CA hai người bị nhốt vào 2 phòng riêng sau khi CA lấy lời khai tên tuổi.

 

Vài giờ sau CA gọi hai ngưòi ra làm biên bản có mặt cả Khôi đã được nhà thương băng bó và cho về vì vết thương không nặng lắm. Phương khai là về nhà thấy Khôi đang trò chuyện thân mật với Tảo nên cãi vã với Khôi đưa đến xô đẩy và Khôi ngã đập đầu xuống sàn. Còn Khôi lại khai là Phươg cố tình gây thương tích cho mình. Cả hai đều có lý do để không đề cập đến việc Khôi toan hiếp dâm Tảo. Khi CA hỏi đến Tảo Tảo nhớ lời dặn và nhìn ánh mắt Phương ngầm nhắc nhở nên cũng khai theo như lời khai của Phương. Cũng may CA Phường này chỉ lo ăn tiền khi trông thấy cơ hội nên không thẩm tra hai người riêng biệt; nếu không có lẽ Tảo không biết Phương khai gì để hướng theo.

CA hỏi Khôi có muốn thưa kiện Tảo không; hắn ta thầm nghĩ "Cho thằng Phương đi tù, con Tảo ở nhà một mình đố mà lọt qua tay ta", Khôi nói:

- Không! cô ta vô can trong việc này!

 

Thế là CA lại nhốt Phương để đưa hồ sơ lên Viện Kiểm Sát Quận chờ truy tố ra tòa. Tảo khóc ngất khi Phương bị đưa trở lại phòng giam, dù nàng được cho về nhưng chẳng vui mừng gì, Phương chỉ biết thì thầm dỗ dành

- Em đừng lo quá đáng, hắn chỉ bị thương nhẹ, chắc vài hôm anh được về.

 

Hai người không biết Khôi dã làm "Thủ tục đầu tiên" với CA nên trong biên bản đã gây bất lợi cho Phương.

 

Một tuần sau Phương vẫn chưa được thả về, Tảo đến trụ sở Công An Phường thì CA cho biết đã đưa Phương vào Khám Chí Hòa để tạm giam chờ ngày ra tòa vì tội danh là cố ý gây thương tích. Tảo lật đật đến Viện Kiểm Sát Quận hỏi thăm, Kiểm Sát Viên cho biết có thể bãi trạng nếu nguyên cáo là Khôi đồng ý rút cáo trạng. Tảo đến khám Chí Hòa khó khăn và mất tiền mới được vào thăm Phương, nhìn Phương ốm yếu xanh xao mà xót xa trong bụng. Mặt mũi Phương lại có vết bầm chắc là bị quản tù hay xã hội đen trong tù đánh đập nhưng Phương không nhận sợ Tảo thêm lo.

Tảo về nhà, thương cho Phương mà không biết làm sao cuối cùng đành gặp Hùng Xám, Hùng nghe chuyện nói sẽ giao Phương cho đàn em trong khám coi sóc nên từ đó Phương được yên thân.

 

Sau nhiều đêm thao thức trằn trọc Tảo quyết định đến nhà Khôi. Khôi tiếp nàng với vẻ mặt đắc chí của kẻ nắm dao đằng cán

- Người đẹp Bích Câu bây giờ mới chịu bưóc chân đến nhà anh đấy à?

- Em đến xin anh rút đơn kiện cho anh Phương được về

- Tại sao tôi phải làm vậy, đáng lẽ tôi để cho cô ở tù như nó luôn.

Tảo dằn lòng nhỏ nhẹ

- Em xin anh, anh cũng biết là anh Phương vô tội. Anh ấy có làm gì anh đâu, lỗi là về phần em.

Khôi nhăn nhở

- Thế thì em định chuộc lỗi như thế nào?

Tảo cúi đầu không nói, Khôi đưa tay cởi khuya áo nàng, Tảo giữ lấy áo, Khôi càng làm tới

- Chiều anh một tí đi nào, chiều anh rồi anh rút đơn, nó lại về với em, có mất mát gì đâu.

Thương Phuơng nên Tảo đành nhắm mắt mặc cho Khôi muốn làm gì thì làm, mặc cho Khôi dày vò thân thể; sự ghê tởm và mùi hôi của gã đàn ông nằm trên người nàng làm Tảo hoàn toàn không có một cảm xúc nào trái với những lần ân ái với Phương là những lần hạnh phúc vô bờ bến. Khôi thoả mãn hai lần mới tha cho Tảo. Tảo về nhà trong nhục nhã ê chề, tắm thật lâu mà vẫn thấy thân thể nhớp nhúa, nước mắt tràn ra hoà cùng làn nước bông sen. Tảo nằm vật xuống giường mà nức nở "Phương ơi, sao em khổ quá, Anh tha thứ cho em".

 

Ít ra thì Khôi cũng giữ lời và Tảo cũng chạy tiền với tên Kiểm Sát nên một tuần sau Phương được thả ra trở về nhà với thân thể tàn tạ. Phương vào nhà thương để hồi phục nhưng bác sĩ cho biết từ kết quả thử máu là Phương đã  nhiễm Sida trong tù, bịnh án như sét đánh, Phương giữ bí mật không cho Tảo biết, chỉ tránh không gần gũi Tảo làm Tảo nghĩ Phương đã đoán biết việc nàng hy sinh thân thể cho Khôi nên xa lánh nàng. Hai người sống với nhau trong dằn vặt đau khổ với những cấu xé nội tâm.

 

- còn tiếp -

Phạm Doanh

 




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả