PHẠM KHANG:bong::bong:

THẬT ĐÁNG SỢ NẾU TA ĐIẾC ÂM THANH VÀ TA MÙ MÀU SẮC…

1. Nơi không có gì được nghe là hư vô. (Friedrich Nietzsche).

2. Phải chăng cảm thức của chúng ta về sự độc đáo cá nhân được hỗ trợ bằng một sự bảo đảm, hay chúng ta chỉ là những hạt bụi trong cơn gió lốc? Điều gì giải thích bản chất con người-kẻ tàn sát đồng loại vào ban ngày và lắng nghe âm nhạc cổ điển vào buổi tối? Tại sao việc sinh ra đời lại là sự lượng định tự động phẩm chất cho cái chết? Chúng ta nên sống ra sao, khi biết rằng mỗi người đều mắc nợ cái chết, và chúng ta không thể làm gì để chuộc lại điều đó? Còn cách nào khác nếu chúng ta kết luận rằng lẽ ra thế giới phải khác.

3. Những câu hỏi và những mong ước vĩnh hằng đang mọc lên giữa những kẽ nứt của sự tỉnh mộng thế tục.

4. Những nhà văn đã qua đời trở nên xa xôi với chúng ta bởi chúng ta biết nhiều hơn họ. (T.S.Eliot).

5. Người trí thức là một người phải dùng nhiều lời hơn cần thiết để bảo cho chúng ta nhiều hơn cái hắn biết. (Dwight Eisenhower).

6. Đứng ở ngoài ngó nhìn là không ổn, phải có biểu hiện cụ thể của việc sống có suy nghĩ, năng động để làm cuộc hành trình này-cuộc hành trình dài nhất và quan trọng nhất trong tất cả, cuộc hành trình từ đầu óc xuống trái tim và từ trái tim tới ý chí, chỉ qua đời sống thì những chân lý mới có được sức mạnh chứ không phải là những sáo ngữ cùn trơ.

7. Cuộc sống cá nhân của chúng ta là điểm tập trung, là bức tranh đóng khung bằng sự ra đời và cái chết của chúng ta.

8. Cuối cùng, không ai có thể rút ra từ sự vật, bao gồm cả sách vở, nhiều hơn những gì kẻ đó đã biết. Những gì ta không tiếp cận được bằng kinh nghiệm, ta chẳng có tai để nghe. (Nietzsche).

9. Phật giáo Thiền tông dạy rằng chìa khóa cho sự tăng trưởng nội tâm là “một cục than hồng mắc trong cuống họng”-một chướng ngại sâu thẳm đến nỗi chúng ta không thể nuốt nó vào mà cũng không thể khạc nó ra. Một hạt cát trong lòng con trai ngọc, một vết sờn gai dưới cái yên, một giấc mộng ám ảnh, một trực giác không lời rằng phải có “một điều gì hơn thế nữa”-Những bức tranh biến thiên, như những trải nghiệm đều chỉ về cùng một hướng. Đột nhiên, đời sống không thể coi là mặc nhiên như thế. Đó là lúc xuất hiện một kẻ kiếm tìm đích thực.

10. Tôi hiện hữu là chưa đủ; tôi muốn biết tôi là ai và tôi sống trong tương quan với cái gì, tôi ở đây để làm gì? (Abraham Hesche, nhà thần học Do Thái)

PK...

Ảnh



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả