PHẠM KHANG:bong::bong:
NHÂN MÙA VU LAN ĐỌC TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO VÀ MỘT VÀI CẢM NHẬN
(Tặng em thân yêu và các bạn của tôi…! PK)
Ảnh động
1.Thiền tọa là ngồi tĩnh lặng, nhắm mắt, quán niệm hơi thở của mình. Quán niệm hơi thở là không nghĩ gì khác ngoài việc theo dõi hơi thở, nương vào hơi thở để có sự ổn định tâm lý mà nhận ra tự tính của mình. Khi thở vào, ta biết ta đang thở vào. Khi thở ra, ta biết ta đang thở ra. Ta biết rằng ta đang thở, đó là hơi thở có ý thức. Ta đạt được những hơi thở có ý thức là do tâm ta chỉ chú trọng tới hơi thở nên tâm ta và hơi thở đã chuyên nhất, đã trở thành một. Điều đó có nghĩa là khi ta chỉ nhất tâm theo dõi hơi thở, thì những tạp niệm vẩn vơ, vô bổ, không còn có nơi dựa vào. Không có chỗ dựa thì tạp niệm phải buông, phải dứt. Khi tạp niệm dứt, đương nhiên là ta được an trú trong an lạc.
2. Trong giai đoạn đầu tu thiền, khi hành giả ngồi thiền chính là lúc mọi vọng tưởng dấy lên. Vọng tưởng là những thứ niệm nhớ tưởng trùng trùng điệp điệp, huân tập lâu đời, chất chứa trong ta mà ta thường ngỡ là tâm. Những niệm đó khởi lên khi đối xúc với cảnh tướng, mà cảnh tướng thì thay đổi, sinh diệt luôn luôn nên niệm đó không thật. Bởi không nhận ra nó không thật nên ta vẫn dựa vào vọng tưởng, ngỡ giả là thật mà mãi chìm đắm trong vô minh.
3. Lạy sáu phương là sự thực tập để có một đời sống đạo hạnh. Khi lạy phương Đông, ta hướng niệm lòng ghi ơn cha mẹ, tạ ơn công đức sinh thành tựa biển rộng sông dài. Khi lạy phương Tây, ta hướng niệm tới gia đình ruột thịt, nghĩa gắn bó vợ chồng tận tụy thủy chung. Khi lạy phương Nam, ta hướng niệm ơn thầy cô, những người đã vì yêu thương mà hết lòng khai sáng trí tuệ ta. Khi lạy phương Bắc, ta hướng niệm tới tình bằng hữu thâm sâu, tình tri kỷ chia ngọt sẻ bùi. Khi lạy phương Hạ, ta hướng niệm tới những người cùng ta làm việc, góp công sức và trí tuệ để hoàn tất nhiệm vụ tốt đẹp. Khi lạy phương Thượng, ta hướng niệm về các bậc hiền nhân quân tử, về những người đã có đời sống như tấm gương trong sáng cho ta soi mà sửa mình rèn trí.
4. Có 4 tâm tư lớn trong Đạo pháp: (Tứ Vô Lượng Tâm)
+ Từ-Bi-Hỉ-Xả
5. Tâm Từ là sự thương yêu, sự hòa đồng, sự rộng lượng mà ta có thể mang đến cho người khác. Người có tâm Từ sẽ dễ dàng giải tỏa được những giận hờn ganh ghét.
6. Tâm Bi là trải lòng rộng ra, tự nguyện thực hiện những việc có thể làm vơi đi những đau khổ cho người khác. Hai tâm Từ và Bi là những tình thương ta tự nguyện hành trì mà không hề mong chờ được trả.
7. Tâm Hỉ là luôn sẵn sàng đem niềm vui đến cho người và mở rộng lòng mà vui theo cái vui của người.
8. Tâm Xả là quán chiếu chính niệm để đạt được sự an tịnh, thanh thản, hầu tạo được những mối tương quan bình đẳng, đẹp đẽ giữa muôn người, muôn loài. Luyện được tâm Xả ta sẽ xua tan hết lòng đố kị, nghi hoặc.
9. Phật cho rằng: Trong Đạo lý giác ngộ thì thương yêu phải đi đôi với hiểu biết. Không hiểu biết thì không thể thương yêu, bởi thương yêu cũng chính là hiểu biết.
10. Cây Bồ đề có tên nguyên thủy là cây Pippala. Thái tử Siddhatta, tức sa môn Gotama đã đắc đạo dưới gốc cây Pippala sau bao khổ công quán chiếu, dựa trên sự vận dụng minh mẫn của tri thức. Đạo Tri Thức, theo tiếng Magadhi là Buddha. Bởi Đức Phật đắc đạo dưới gốc cây Pippala nên cây Pippala được gọi là cây Bodhi, vì chữ Bodhi cùng họ với chữ Buddha. Cây Bodhi được phiên âm thành cây Bồ đề từ đấy.
11. Nếu không có bùn, đất, gió, cát, nắng, mưa…thì bông sen không thể có mặt. Sự có mặt của cái này ở trong sự hiện hữu của cái kia.
12. Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu mạnh, có luân nghị mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân.
13. Phật cho rằng: Tất cả cái thân người ta đây đều là vô thường, không có gì là bền chắc cả. Phàm đã có thân đều phải chịu những sự đau khổ, không thể kêu ai được. Tất cả muôn sự muôn vật ở đời đều là giả dối, như chiêm bao, như bọt nước, không có gì là có thực. Cứ như cái thân xác của ta đây cũng là giả hợp, mượn nhiều nhân duyên họp lại mà thành, đến khi nhân duyên hết lại tan rã, như cây chuối kia khi bóc hết bẹ ra là không thấy cây đâu nữa. Nói tóm lại, phàm đã có sinh ra thân này đều phải chịu những sự lo buồn khổ não nó ràng buộc, những sự đắng cay chua xót nó vẫn ở luôn bên mình, những sự yêu mến nhau tới lúc ly biệt nhau làm cho nhau thương xót ảo não phải chịu những nỗi khổ đau làm cho thân tâm nhọc mệt mà không ích lợi gì cho đạo cả, không có gì đứng mãi mà không đổi thay tàn hoại. Chỉ có những người có trí tuệ mới hiểu các lẽ đó.
14. Tạo một nghiệp nhân gì, dù lâu đến trăm ngàn kiếp cũng không mất, hễ đủ nhân duyên rồi thì mình phải chịu quả báo. Ân đền oán trả…
PK..
Ảnh
Ảnh động


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả