2.- Thể-pháp là cơ-quan giải-khổ, Bí-pháp là cơ-quan giải-thoát. 
Đức Hộ Pháp Thuyết đạo tại Đền Thánh
đêm 9 tháng 4 Năm Kỷ Sửu (1949)

 

THỂ-PHÁP LÀ CƠ-QUAN GIẢI-KHỔ
BÍ-PHÁP LÀ CƠ-QUAN GIẢI-THOÁT

     Kỳ trước Bần-Đạo giảng tại sao gọi là Thể-Pháp và Bí-Pháp của khuôn luật Tạo-Đoan Càn-khôn vũ-trụ nầy. Nay Bần-Đạo giảng tiếp do nơi học thuyết nào sản xuất ra chữ Đạo.
     
Vả chăng, cơ Tạo-Đoan hiển nhiên trước mắt, chúng ta thấy là định một khuôn luật, ngó thấy cả vạn vật đặng sống trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, nó có nghĩa lý sống cuả nó, cũng như mình biết mình có nghĩa lý sống của mình. Cái nghĩa lý sống ấy có phần hiển-nhiên ta định được, ta thấu đáo được, gọi là Đời, còn bí-mật huyền-vi chúng ta lấy lương tri lương-năng định đoạt không được, thuộc về bí-ẩnhuyền-vi cơ-tạo, nhứt là cái Sống và cái Linh là trọng yếu của cơ-quan Tạo-đoan hơn hết, nó giục tinh-thần nhơn-loại buộc phải tìm tàng khảo-cứu cho ra hình-tướng, phần ấy gọi là Đạo.
     Vì cớ cho nên sách vở để lại, thiên hạ đã thú thật rằng không phương đoạt được, phần định được chỉ nói "Cường-Danh Viết-Đạo".
     Cái sống và cái linh chia ra làm hai hạng:
     ·
Hạng khảo cứu về Vật.· 
     - Hạng khảo cứu về Thần.
     Vật thì xu hướng theo bản năng của cơ Tạo-Đoan hiện hữu, lấy vật lý làm căn bản, mà lấy vật-lý làm căn-bản thì họ hướng về xã-hội nhơn quần, hay là định-sống của xã-hội, định sống của xã-hội tức là định-sống của vật. Định-sống của vật tức nhiên là đời.
     Bây giờ, bí-ẩn huyền-vi của cơ Tạo-Đoan để trước mắt có nhiều lý lẽ bất-công, họ khảo-cứu về Tinh-Thần Đạo-Đức. Những lẽ bất-công đó, buộc họ tiềm-tàng cao-siêu hơn nữa đặng cho thấu-đáo cả bí-mật huyền-vi cơ Tạo-Đoan ấy.
     Lẽ cố nhiên, con nguời cũng đồng sống với vạn-vật, thấy mình linh hơn vạn vật, biết mình có bản-năng đặc-sắc hơn nhờ cái Linh đó. Linh ấy đáng lẽ nó phải tồn-tại, nhưng cơ bí-mật Tạo-Đoan, có chết thì có sống, giục con nguời đi trong con đường hiểu biết, tiềm tàng cho thấu-đáo, tại sao mình sống, sống duy-chủ thân-thể mình, mình chết cái Linh ấy, cái sống ấy nó đi đâu ? Vì cớ mà đời đã sản xuất các triết-lý Đạo-Giáo, các vị Giáo-Chủ từ trước đến giờ đến thế-gian này tạo Đạo, đã để hai khuôn khổ, định về chủ hướng ấy.
     Sống về vật hình là dìu-dẫn sự sống của huyền-linh, họ thuyên về một đường vô-hình. Sự sống chết họ thấu-đáo cái hư-không tiêu-diệt và cái tồn tại hiển-hách của nó.
     Bây giờ cả hành-tàng bất-công do chỗ nào sản xuất ra trong cửa Đạo.?
     Đời chúng ta ngó thấy cái sống về vật-hình chia hẳn nó ra, thì cái sống về vật-hình là bóng dáng mơ hồ. Trong cái sống vật-hình, thi-hài thể-chất, chúng ta nhận thấy nó không tồn tại, mà trái ngược lại nó vẫn là cơ quan tạo-khổ cho ta mà thôi.
Đã là cơ quan tạo khổ, thì cái sống này có hữu ích gì đâu ? Chẳng lẽ cơ bí-mật Tạo-Đoan tạo ra vật-hình, mà loài nguời ngó thấy đây để ảnh hưởng đến chơn tánh cao-thượng, Tạo-Đoan ra không phải để chịu thống khổ mà thôi, phải có nguyên do gì chớ ? Bởi nguyên do phải có chủ hướng, vì lẽ đó mà nó giục nhân-loại tìm-tàng chí-hướng của con nguời sống để làm gì , là tìm hiểu đặng định phận của mình, liên-quan như thế nào trong cái sống, tức nhiên là thấu-đáo bản năng của mình, định-phần tương-lai giữa càn-khôn Vũ-trụ trong vạn-vật đó vậy.Tương-lai của sự sống tức nhiên tương lai của loài người. Tương-lai của loài người tức-nhiên tương-lai của Đạo. Con người đứng trước vạn-vật, thú cũng đồng thú, khác bởi người là Đạo, trong người Chí-Tôn đã để Đạo, Đạo khác với thú là vì trong loài thú Đức-Chí-Tôn không có để Tánh-Linh như Đức-Chí-Tôn đã định tánh cho loài người, đặng loài người làm chúa vạn-vật. Vật phải dựa vào trong tay loài người đặng duy-chủ đó vậy.
Ấy vậy Bần-Đạo nói: Có Thể-Pháp thì có Bí-Pháp .
     Các vị Giáo-chủ cũng phải tùng theo khuôn-luật đó, một nền chơn-giáo có thể-pháp là cơ-quan giải-khổ cho chúng-sanh tức-nhiên phải có Bí-pháp đặng làm cơ quan giải thoát cho chúng-sanh. Hễ độ phần xác tức-nhiên phải độ phần Hồn cho toàn vẹn.
     Một nền Tôn-Giáo nào đã xuất-hiện tại thế gian này dầu Thể-pháp cao-siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí-pháp làm tướng-diện căn-bản, thì nền Tôn-Giáo ấy chỉ là Bàn-Môn Tả-Đạo mà Thôi
.      

Kỳ tới Bần-Đạo sẽ giảng-tiếp Thể-pháp và Bí-pháp.



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả