Tản Mạn Về Ngôn Từ “Xướng Ca Vô Loại”


Trong lãnh vực ca nhạc nghệ thuật; sự khác biệt về các trung tâm, những người làm MC, ca sĩ nhiều lắm. Tôi đã có xem qua vài cuốn băng nhạc, nhận thấy tác dụng và phẩm chất khác nhau rất nhiều. Trung tâm Asia trước đây rất đáng ngưỡng mộ, tiếc là sau khi MC Việt Dzũng qua đời thì Asia cũng tắt hẳn từ đấy. Có lần tôi được may mắn xem một đoạn video clip đăng trên tube, chương tình được hướng dẫn bởi cô MC Thanh Tâm, tôi thấy rõ tinh thần cao, phẩm chất quý của cô ta. Cách mấy hôm, trên youtube, tôi tình cờ được nghe vài MC của các trung tâm ca nhạc trong lúc đang điều hành chương trình trên sân khấu, họ có đề cập đến từ “Xướng ca vô loại” rồi họ đưa ra lời giải thích về ý nghĩa của ngôn từ này; vì vậy, nên tôi mới đặt bút viết vài dòng tản mạn về 4 chữ “Xướng Ca Vô Loại”.


Những MC đã giải thích một cách khiếm khuyết, sai lạc nguyên nhân của từ ngữ “Xướng ca vô loại” mà người xưa để lại. Họ cho rằng “Đó là vì định kiến của xã hội. Thời xưa nghề biểu diễn không được xã hội cho phép, không được công nhận, nên bị kỳ thị…” Tôi nghĩ lối giải thích mang tính phỏng đoán về “diện” mà chẳng đề cập “điểm” của nó.


Chúng ta hãy ngược dòng thời gian, lui về quá khứ thời xưa; ca, hò, hát nói, đối ẩm vẫn được xã hội công nhận và nhiều người mến chuộng. Vậy sao bảo rằng xướng ca không được công nhận và ưu đãi thời đó? Ngay cả trong lần đầu gặp mặt, các cặp trai gái người xưa đã thường xuất khẩu đối đáp qua những câu ca hò để tìm mối tơ duyên trong những đêm trăng giã gạo hoặc những lần tụ họp trong làng. Vậy sao lại bảo rằng ca nhạc không được xã hội cho phép?


Đây là lý do mà nghề ca hát không được tôn trọng: Trải suốt 1000 năm dân Việt làm nô lệ cho giặc Tàu, ách thống trị của bọn Tàu cứ liên tiếp đè ép trên cổ người dân, chiến tranh xảy ra hàng ngày chẳng bao giờ dứt, nước mất nhà tan, dân chúng sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, phập phồng lo sợ. Vua, quan, bô lão thì lo lắng tìm cách chống giặc cứu nước. Trong lúc đó lại có những nhóm người họp thành gánh hát đi khắp nơi hát ca yểu điệu, ru ngủ quần chúng, quan liêu trước hiện tình, bỏ bê việc đại sự quốc gia. Do đó quý cụ mới chê bai, khinh thường, đánh giá thấp ngành gánh hát là “xướng ca vô loại” và những người trong gánh hát là “xướng ca vô loài”. Từ ngữ “Vô loại / Vô loài” do ở đó mà ra. Nếu như những gánh hát này đã truyền bá chủ nghĩa yêu nước, hô hào nổi dậy, kích động lòng dân đứng lên dẹp thù cứu nước trong thời ấy, thì nghề “xướng ca” rất hữu ích được đề cao từ lúc đó rồi, đâu còn phải mang danh “vô loại” rồi truyền tụng đến thời nay?


Việt Cộng thất học, ngu dốt, mánh mung, xuất phát từ hang Pắc Pó nhưng chúng đã làm chủ được thời thế, biết tạo nghệ thuật thành sức mạnh chiến trận, ý chí tiến quân. Trước 1975 (và nay cũng vậy), chúng đã dùng việc xướng ca như một vũ khí mạnh mẽ để thắng miền nam trong việc truyền bá chủ nghĩa Hồ tặc. Suốt thời gian xua quân tiến chiếm miền Nam, chẳng ai trong chúng ta không nhớ rằng bọn Cộng sản đã đưa ca sĩ của chúng vào quân đoàn để khơi lòng dũng cảm xông trận, kích động tinh thần. Thêm nữa, trên đài phát thanh của chúng từ Hà Nội, chẳng bao giờ chúng ta nghe những bản nhạc tình, yêu đương ủy mị, mà chỉ có những bản đầy tính khơi thù, kích động “Như Có Bác Hồ”, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Bảo Nổi Lên Rồi” v.v.


Người dân Việt mất nước tha phương ly xứ lang thang khắp mọi nơi trên thế giới, tại sao chúng ta không biết được thời thế để ứng dụng nghệ thuật? Tôi không có chủ ý rằng nên biến các chương trình ca nhạc thành mẩu thép đấu tranh gay gắt chắc cứng (nếu được thì quá tốt chứ sao), nhưng cũng đừng tạo thành thứ tiêu khiển nhu nhược chết yểu ủy mị, mà ít nhất nên lồng trong các chương trình đó một vài quan điểm đối với tổ quốc điêu linh, quê hương lụi tàn, dân tộc khốn đốn. Những trung tâm ca nhạc ở quốc nội không dám thể hiện tinh thần yêu nước, vị quốc, vị dân trong chương trình của họ đã đành bởi vì chính quyền CSVN sẽ thẳng tay đàn áp (Nhưng nếu quan tâm đến hiện tình đất nước thì hãy hạn chế hoặc tuyệt đối không nên tổ chức những buổi trình diễn vẫn tốt hơn). Ngược lại, những trung tâm ở hải ngoại đang sinh hoạt trong môi trường tự do, tự chủ; dù ít nhiều gì cũng nên thể hiện một vài phút trong những chương trình của mình về hiện trạng đất nước và dân tộc, chứ sao lại “thuần túy vô cảm, vô tư” vậy? Phải chăng đã quá uổng phí những công trình dàn dựng sân khấu nhưng chẳng có công lao gì trong vấn đề gởi gắm thông điệp “nước mất nhà tan” đến mọi người dân Việt khắp nơi trên thế giới? Thử hỏi đến khi nào mời cởi bỏ được chiếc áo “Xướng ca vô loại” ở trên mình mà tiền bối trước đây đã khinh miệt khoác lên?

Để thoát khỏi định kiến khinh khi “xướng ca vô loại” của người xưa và thời nay, thiết nghĩ các trung tâm, mỗi một ca sĩ lẫn MC dẫn chương trình cần nên chọn cho mình một thế đứng tùy hợp hoàn cảnh đất nước trên lãnh vực nghệ thuật; tạo cho ngành nghề của mình có giá trị trung thực với thời cuộc, khơi dậy niềm tin của mọi người, san sẻ cái đau chung của dân tộc, vớt vác những mất mát giang sơn.


Những MC và ca sĩ nếu biết mang tổ quốc trên vai, cõng giang sơn trên lưng, đặt dân tộc trong lòng cho hợp thời thế, đâu ai dám bảo họ là “xướng ca vô loại”? Mà ngược lại, họ là những người “xướng ca hữu loại, hữu ích” đang bảo tồn giá trị của nghệ thuật lên đỉnh cao, và luôn đứng vững trên lãnh vực giá trị làm người!


Thiết nghĩ, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan hiện nay, những người làm nghệ thuật, chúng ta nên biến chất “Xướng Ca” để nó không còn là vô loại nữa mà có phẩm chất cao và ý nghĩa thiết thực, xóa hai chữ “vô loại” ra khỏi nghiệp xướng ca. Hãy nên đưa nghệ thuật vào lòng dân tộc: Tại thời bình, sân khấu văn nghệ là cơn gió hè thổi mát bác nông dân trên cánh đồng. Nhưng, trong thời chiến, sân khấu văn nghệ phải là cơn vũ bão quét sạch bọn tham ô buôn dân bán nước. Nhất là thời buổi Việt Cộng bán giang sơn ốc đảo, Tàu Cộng xâm lược hiện nay; những người làm nghệ thuật nên thể hiện sân khấu văn nghệ xướng ca như là tiếng alarm (đồng hồ báo thức) để đánh thức đa số người còn đang mê ngủ. Với tiêu hướng này, mặt nghệ thuật rất hữu ích cho quê hương đất nước, hai chữ “vô loại” sẽ mãi mãi biến mất trong nghề “Xướng ca” trên sân khấu.


Mở rộng nơi đây để nói thêm một chút: Sự tương quan giữa quốc gia dân tộc và văn hóa nghệ thuật không phải đơn sơ như nhiều người thường nghĩ mà nó khắn khít vô cùng! Ngoài những ảnh hưởng trên sân khấu, những khía cạnh khác cũng nên đáng được quan tâm như ở lãnh vực văn chương chẳng hạn. Có nhiều người cầm bút với ngòi bút của họ rất sáng giá, nhưng lợi ích của ngòi bút của họ khác nhau. Có người đã đặt chính nghĩa, lẽ phải, công lý, lợi ích chung của quốc gia và dân tộc trên ngòi bút của mình để sáng tác, hành sự. Trái lại, có nhiều người vì lợi ích cá nhân nên đã tự biến họ thành bồi bút, không những trở thành những con người lật úp chính nghĩa, bán rẻ lương tâm, phụng thờ ma vương ác đảng, phản bội quốc gia dân tộc; mà còn phá tan danh dự vốn có của mình. Họ đã quên rằng, phi nghĩa chỉ một thời, nhưng chính nghĩa và công lý là vạn kiếp.


Đối với một chế độ CSVN bất nhân, vô đạo, hại dân, bán nước hiện nay; chúng ta phải duy trì chính nghĩa và biến mọi lĩnh vực văn chương, nghệ thuật v.v. vốn có thành lợi khí tiêu diệt quân thù cứu lấy quê hương.


Hoài Nam

3-3-2017



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả