Phượng Cũ

Những cơn mưa đầu mùa đông của vùng Đo^ng Bắc Mỹ lúc nào cũng ảm đạm, thê lương. Trời mù, sầm xuống, những đám mây đen về giăng mắc làm cho tôi có cảm tưởng là trời đã gần tối. Nhưng thực ra, trời chỉ mới qua giấc trưa. Những cơn gió phủ phàng lạnh buốt, thổi tung mọi vật trên đường. Những hàng cây trơ trọi, xiêu vẹo, uốn mình trong những cơn bảo đổi chiều mau như những giọt mưa tầm tã, xối vào vạn vật. Không gian chìm đắm trong thãm cảnh nảo nề.

Trong cái lạnh thấu xương, ướt át, từng đám người co ro chạy vội vào cửa chính của thư viện Mugar. Tôi cũng vội vã , tay cầm dù, vai mang xách, chạy vội vào thư viện. Đang lúng túng mở cửa, một ngọn gió hổn hào thổi cái dù tung ngược vào mặt. Vừa lúc đó, tôi nghe tiếng cuả một người con gái thật điềm` tĩnh nhỏ nhẹ trong tiếng Anh:

- Để tôi mở cho.

Tôi vừa rảy nước cho dù khô, xếp lại, vừa cảm ơn người con gái. Khi ngước mặt nhìn lên thì thấy một cô gái người Á Đông rất trẽ độ chừng hai mươi, tóc dài quá vai, đôi mắt đen láy tinh nghịch, nhưng rất thân mật. Tôi nghờ nghợ như đã từng gặp cô ấy ở đâu. Ngay từ giây phút ấy, trong đầu tôi lục soạn lại những kỷ niệm xa xưa. Tôi tự nhủ, “thôi chắc là Phượng rồi, Phượng của trường Bồ Đề, của Bùi Thị Xuân, của những năm nào.” Cô gái lúc đó đang bước vội vào trong thư viện. Tôi vội vã:

-Xin hỏi cô có phải là người Việt không?

Người con gái quay lại mĩm cười khi thấy tôi có vẽ khựng ra một cách khá ngây ngô, rồi quay mặt bước đi trong tiếng nói:

-Điều đó thì để cho tôi biết và để cho anh tìm hiểu.

Tôi đứng lặng nhìn theo bước chân của cô ấy đên khi mái tóc khuất hẳn sau góc bậc tam cấp của tầng một. To^i nghĩ thầm, “chà không biết có phải là Phượng thật không mà làm ra vẽ gi` bí ẩn quá!” Tôi chần chừ chẳng biết tính sao, lòng thì muốn đuổi theo cô gái, nhưng kỳ thi tổng kết của Nhiệt Động Học thì ngày mai. Mà chắc gì cô ta là Phượng.

Ở trường đại học Boston, cuối tháng mười một là học sinh phải luyện thi ráo riết để thi tổng kết cho học kỳ mùa Thu, cho nên lúc này thư viện rất là bận rộn. Người ra vô aò ạt trên tầng một, còn từ tầng hai tới tầng sáu kể cả tầng hầm, thì học sinh ngồi đầy, im lặng, chìm đắm trong những lý thuyết, phương trình, những chồng sách vở chất ngất trước mặt. Tôi ngồi trong cái cubical chật hẹp cạnh cửa sổ, cuốn sách Nhiệt Động Học mở trước mặt mà mắt cứ nhìn ra bên ngoài, đầu óc cứ suy nghĩ miên man về những chiều mưa dĩ vãng. Trời mưa! Trời vẫn mưa như thác đổ. Gió vẩn aò ạt phủ phàng như ngày nào tôi ngồi đàng sau lưng của Phượng ở Bùi Thị Xuân. Hai đứa tôi thường ngồi nói chuyện trong lớp khi những cơn giông tố của Đa Lạt đang thành hoành bên ngoài. Bên ngoài trường đại học Boston cũng giống bên ngoài trường Bùi Thị Xuân lắm, nhất là trong cơn giông. Cây lá xiêu vẹo, vạn vật chìm trong khung cãnh ãm đạm. Phượng rất thích mưa, thích’ Đa Lạt. Phượng thường nói với tôi rằng mưa tô điểm thêm vẽ đẹp thiên nhie^n diễm lệ của Đa Lạt như một người con gái mới lớn, tập tành tô son, đánh má hồng.

Tôi với Phượng biết nhau từ khi lớp bảy, Phượng chuyển từ Sáu B qua Bảy A. Tôi vẩn nhớ những ngày đầu năm của lớp đó, mấy thằng con trai trong lớp ở gần phố của Phượng hay bảo rằng, nhỏ đó con nhà giàu mà học lại giỏi, nhất là Anh Ngữ. Hồi đó tiếng Anh của tôi cũng chẳng kém gì, nên hai đứa hay tranh đua ngấm ngầm để xem ai điểm cao hơn từ những bài tập nho nhỏ đến bài thi học kỳ. Phượng và tôi học chung lớp đến lớp chín. Lúc này chúng tôi đã tập làm người lớn, sự ganh đua bổng dưng nảy sinh ra tình cảm. Từ đầu năm, Phượng và tôi hay lén nhìn nhau và mổi khi bị bắt gặp, hai đứa lúng túng. Phượng mặt đỏ hây hây, mĩm cười, rồi nhìn đi nơi khác. Một hôm, có dịp tôi đánh liều viết giấy đưa cho thằng bạn thân, Nguyên Hiếu trao cho Phượng trong lớp Anh Văn. Tờ giấy viết: “Tụi này tính tổ chức picnic ở thác Prenn, Phượng có muốn đi không ? Nếu Phượng muốn đi thì tí nửa tan trường mình về cùng nhau rồi bàn nhé!” Tôi vừa giả bộ theo giỏi cô Ngọc Hương giảng bài mà thực ra mắt cứ liếc nhìn xem thử Phượng phản ứng ra sao “Sao nhỏ đọc lâu vây?” Tôi hồi hộp nhủ thầm. Phượng đọc xong mẩu giấy, viết mau mấy’ chữ vào đàng sau tấm giấy rồi trao lại cho Hiếu. Tôi mở mẩu giấy, đọc: “Ừ thì lúc về rồi Khang về chung với Phượng rồi mình nói chuyện ha”. Tôi ngước lên nhìn nhỏ một cách biết ơn mà trong lòng hân hoan khôn tả. Nhỏ nhìn` tôi mỉm cười rồi tiếp tục nghe tiếng giảng bài` đều đặn của cô Ngọc Hương.

Lần đầu tiên đi cạnh một người con gái, tôi chẳng biết cư xữ làm sao. Tôi thật lúng túng, bỡ ngỡ, cảm thấy mặt nóng bừng. Phượng cũng vậy, chắc có lẽ là lần đầu` trong đời Nhỏ sánh vai với một người con trai. Mặt Nhỏ đỏ chín như gấc mặc dầu trời Đà Lạt vẫn lành lạnh vào đầu mùa mưa. Tệ hơn nửa mấy thằng ác ôn bạn tôi chạy xe đạp quằng qua, quằng lại châm chọc: “Ê tụi bay coi kìa! Thằng Khang, con Phượng đi về có nhau.” Thằng Hiếu bạn thân tôi hiểu ý kéo mấy ông ôn giặc đi về đường khác. Con đường từ từ trở nên im lặng, thân thuộc hơn, tôii cất tiếng:
- Vậy Phượng tính có đi picnic không?
Nhỏ ngước mắt nhìn lên, đôi mắt long lanh, đen láy. Nhỏ sẻ đáp:
- Phượng muốn đi lắm, nhưng phải xin phép bố mẹ.
Nhỏ ngập ngừng:
- Mà Phượng xin thì chắc bố mẹ không cho đi….Chắc hmm..chắc Khang và mấy đứa tới xin dùm. Bố mẹ của Phượng khó lắm!
Hồi nào tới giờ tôi chưa bao giờ làm chuyện này, nhưng đáp liều:
-Oh, có gì đâu Khang sẽ rủ tụi con Thủy, con Quyên, thằng Hiếu đến xin ha.
Nhỏ mỉm cười hân hoan:
-Ừ, như vậy đi. Chắc tụi mình đi được thì vui lắm Khang ha.
Con đường Hàm Nghi thường thường rất dài nhưng hôm đó sao lại ngắn kinh khũng. Thoáng đó mà đã tới trước nhà của nhỏ. Tôi vội hỏi:
-Ngày mai Khang tới đi học chung với Phượng được không?
Nhỏ dáo dác nhìn vào nhà đáp:
-Ừ Khang đến nhé, nhưng đợi Phượng ở trước nhà Nguyên Hiếu đi. Phượng sợ bị gia đình bắt gặp.
Nhỏ hấp tấp vào nhà. Tôi đứng nhìn theo mà lòng mỹ mãn khôn tã. Con đường về nhà mọi vật dẩu thân quen, hôm nay không biết tại sao mà đẹp, mới, và thân thiết hơn bao giờ.

Trời mờ mờ trong sương sớm, sáng Đà Lạt lạnh lắm! Tụi tôi mặc aó ấm mang đầy thức ăn, đàn guitar, sách nhạc, trái banh, giây kéo co, lưới đánh banh vô lê và đủ thứ linh tinh. Mười bốn đứa cả trai lẩn gái. Nhỏ ngồi yên sau, tôi cùng đám bạn xuống đèo. Thác Prenn hôm đó náo nhiệt hơn bao giờ hết. Chúng tôi rong chơi, leo thác , lội suối tới khi mệt đừ. Tiếng cười, hét la, đùa giởn của đám trẽ vang vọng, náo nhộn lên, phá tan sự tỉnh mịch vắng lặng của đồi núi.

Sau ngày picnic hôm ấy’, Nhỏ và tôi càng khắn khít và lãn mạn hơn. Nhiều lúc hai đứa vờ đi học sớm rồi lang thang quanh hồ Xuân Hương trong những độ trời hanh hanh nắng. Mặt hồ gợn sóng lăn tăn, phản chiếu ánh nắng sớm bàn bạc. Nhỏ thường ngắm nhìn hồ trong yên lặng, ngước đầu nhìn tôi mỉm cười, rồi thì thầm:
-Hồ đẹp quá Khang nhỉ! Trông giống như một vũng bạc khổng lồ, lấp lánh.
Gió sớm mai nhè nhẹ rẽ làn tóc Nhỏ ra hai bên. Những giọt nắng rớt rơi xuyên qua đôi mi cong đen láy. Đôi má hồng hây hây như trái đào hườm chín, tôi hồi hộp, ngập ngừng:
-Phượng…Phượng đẹp quá!
Nhỏ không trã lời chỉ nhìn tôi mỉm cười, đôi má hồng lên hơn.
Hai đứa cũng hay thường lên đồi khách sạn Palace, trên đồi đó nhìn xuống hồ Xuân Hương và Đồi Cù thì mới thấy được một trong những vẽ đẹp hoàng mỹ của Đà Lạt. Tôi hỏi Nhỏ:
-Tại sao Phượng thích cảnh này vẩy?
Nhỏ bảo:
-Đồi Cù cao và xanh nằm cạnh bên Hồ như vậy thì rất là phù hợp. Một là thung lũng, một là đồi cao. Một là nước , một là đất và cỏ xanh. Có nước mới nuôi sống cỏ cây ngày một xanh hơn. Cho nên Đồi Cù và Hồ gắn bó với nhau trong tình của thiên nhiên, ngàn năm vẫn tồn tại.
Có khi Nhỏ hóm hỉnh bảo:
-Cái tình thiên nhiên này nó tượng trưng cho…. tình…hmm.. bạn của chúng mình. Phượng thì hiền hậu, mỏng manh, và duyên dáng. Khang thì thô kệt, cã tính tình lẫn bề ngoài.
Nói xong nhỏ cườ` khanh khách đễ chế tôi, rồi bỏ chạy. Tôi đuổi theo. Gió thổi làn tóc của nhỏ hất vào mặt tôi. Hương thơm từ` làn tóc nhè nhẹ.

Đà lạt chỉ có hai mùa: Nắng và Mưa. Hai đứa tôi thường đi bộ trong mưa phùn. Mưa phùn nhẹ như sương, cũng mù mù và phong kín muôn nẻo của thành phố. Hai đứa thường rong ruổi cho những hạt mưa mơn man trên làn tóc, trên mặt. Những hạt mưa trong lành, đầy` sự sống luôn mang lại cho chúng tôi tâm hồn thư thã, những kỷ niệm êm ấm bên nhau.

-Thế giới của Nhiệt Động học thú vị quá hả?
Tiếng nói đột ngột phá tan sự yên tỉnh và cắt ngắn dòng suy tư của tôi, mang tôi về thực tại. Tôi nhìn lên thì thấy người con gái Á Đông ban nảy đứng bên cạnh bàn mỉm cười với tôi. Tôi ngần ngờ:
-Không! Bộ tôii giống như đang ngồi học chăm lắm sao?
Cô gái tiếp tục :
-Xin lổi tôi đã khuấy động sự yên tỉnh của bạn.
Tôi vồn vã hơn:
-Không sao! Làm ơn ngồi xuống!
Tôi tiếp theo:
-Cô không phải là người Việt, phải không?
Cô gái mỉm cười:
-Không, nhưng tôi hơi tò mò và tôi biết bạn có câu chuyện.
Tôi ngạc nhiên:
-Hmm…Tại sao cô biết?
Cô gái đáp:
-Tôi là Julie, bạn của Dominic.
-Dom, ngành cơ khí, người Singapore?
Julie đồng ý:
-Vâng Dominic
Tôi hỏi:
-Bửa giờ nó nói gì về tôi với Julie vậy?
Julie đáp:
-Nhiều lắm! Nhưng chuyện đó đâu có quan trọng đâu. Điều quan trọng là anh có muốn kễ cho tôi nghe câu chuyện của anh không?
Tôi ngạc nhiên:
-Tôi có bao giờ kễ cho Dom nghe chuyện này đâu?
Julie cười:
-Không, tôi đoán được mà.
Tôi nghĩ thầm, “Nhỏ này thực kỳ cục. Nó chỉ quen với thằng Dom bạn mình thôi chứ làm gì mà tò mò vậy?” Nhưng lạ thay, tôi cảm thấy gần gủi với Julie ngay từ đầu nên không muốn từ chối. Tôi bảo một cách hóm hỉnh:
-Được nếu bạn có thời gian. Nhưng mà hứa với tôi sau đó phải để tôi trở lại với cái “thế giới huyền diệu” của Nhiệt Động Học.
Hai đứa tôi cười lớn lên, làm xáo động cã tầng thư viện. Mọi người ngạc nhiên nhìn chúng tôi như chúng tôi vừa tới từ hành tinh khác. “Xin lổi mấy người”, tôi nói lớn. Julie thì hơi đỏ mặt làm cô ta càng giống Phượng hơn. Julie thì thầm:
-Không sao, tí nửa tôi giúp anh học cũng được mà.
Tôi ngạc nhiên:
-Julie học lớp này rồi sao?
Julie tự hào đáp:
-Mùa trước, lớp đó Julie học cũng được lắm.
Tôi nghĩ thầm:
“cảm ơn Ông Trời! Làm gì mà trong trường kỹ sư mà có con gái vừa đẹp vừa học giỏi như vầy! Uả mà nhỏ này không phải học bài` sao mà tử tế vậy?”. Tôi hỏi:
-Uả, Julie không phải học thi sao?
Julie thì thầm:
-Không Julie nghĩ kỳ này, mới ở Singapore qua sớm chuẩn bị cho kỳ tới. Và anh biết không? Mình sẽ học chung lớp vì bây giờ Julie vẫn còn là sophomore.

Ngồi trong quán café Espresso Royal trong khuông viên trường tôi bắt đầu` kể câu chuyện của tôi, khi bên ngoài trời đã hững sáng, mưa đã ráo tạnh. Tôi bắt đầu:
-Ok, Julie, chuyện tôi mang tên, “Phượng Cũ”


Thân tặng các bạn Hiếu, Khôi, Bình, Thụy, Thủy, Quyên, Nguyên, Thảo, Thành, Phương, cua? trường trung học Bùi Thị Xuân, Đà Lạt.




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả