Viết Cho Anh

Viết Cho Anh: Người Thương Phế Binh Bô. Đội

Mười mấy năm trước,khi tôi còn là một cậu bé lang thang tìm kê’ mưu sinh trên đất Sài Gòn,tôi và anh đã quen biết nhau. Ngày đó,tôi chỉ biết về anh rất đơn giản như mọi người biết về anh; Anh thương phế binh người bắc.Anh có mộtù căn phòng(cái kho nhỏ để chư’a đồ chật hẹp và tăm tối ) dưới chân cầu thang của chung cư Ngô Gia Tự ta.i quâ.n 10 (nghe nói trước năm 75 là chung cư Minh Mạng).Ngày ngày anh kiếm sống bằng nghề vá ruột xe. Với tôi,anh là người có công cưu mang tôi trong những ngày tháng chân ướt,chân ráo vào Sài Gòn để rao bán tuổi thơ của mình.Những ngày đầu,đêm đến tôi về ngủ dưới chân cầu thang kế căn phòng của anh.Những đêm có mưa to ,anh thường cho tôi vào trong tá túc. Ngày tháng qua đi,tôi và anh trở nên thân thuộc.Và rồi dòng đời đưa đẩy,tôi chia tay anh để đi đến một bến bờ xa lạ(lúc đó tôi chỉ 14 tuổi).Anh ở lại với căn phòng ọt ẹp,và tiếp tục cái nghề vá ruột xe.

Hình ảnh anh thương phế binh trẻ tên là Phan Tấn M với đôi nạng gỗ theo suốt bước đường đi tìm tự do của tôi( trên biển cả,trại tị nạn,và Quốc gia cuối cùng tôi được định cư).Những năm sau đó,tôi bận lo việc học.Sau khi tốt nghiệp trung học,tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992.Tôi tìm đến chung cư Ngô Gia Tự,điều khiến tôi ngạc nhiên là anh vẩn thế,vẩn sống một mình trong căn phòng nhỏ bé dưới chân cầu thang,và vẩn làm nghề vá ruột xe. Anh không nhận ra tôi(vì tôi không còn là cậu bé đen đúa trong ký ức của anh ngày xưa nữa),Và anh cũng không ngờ cậu thanh niên đứng trước mặt anh vừa về từ nước Mỹ xa xăm.Anh e dè xiết tay tôi với bàn tay đầy dầu nhớt,và câu nói rất ư là “Nghê. Tĩnh” :” Cậu lớn ra phét”.Tôi và anh vui mừng trong lần hội ngộ.

Những năm sau này,hình như năm nào tôi cũng về Việt Nam. Anh trở thành người thân duy nhất của tôi.Tôi có di.p tìm hiểu về anh(qúa khứ,hiện tại,cũng như những trăn trở về một tương lai xa xăm,và đen tối),và ngược lại anh cũng biết rất rõ về tôi.Đã bao năm nay,tôi có ý định viết một bài viết về anh,nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu(có lẽ chữ nghĩa không cho phép).Đêm đầu tiên tôi và anh chuyện trò sáng đêm trong chuyến về Nước lần này của tôi.Tôi cũng không ngại cho anh biết tôi về với mục đích gì,sau giây phút trầm tư với đôi mắt buồn muôn thuở,anh đã trút hết những trăn trở,ưu tư đã đè nặng trong lòng anh suốt 28 năm qua cho tôi nghe.Và sau đêm đó,tôi quyết định viết bài viết này cho anh:
Người Thương Phế Binh Bộ Đội.

Quê Anh ở tận Nghê. Tĩnh,anh sinh ra trong mô.t làng quê nghèo ,và lúc lớn lên chỉ thấy người gìa và trẻ em.Anh là con duy nhất trong gia đình.Bố anh cũng là người đi “Kháng Chiến” ,và “hy sinh” lúc anh vừa tròn 10 tuổi.Thời niên thiếu của anh được vun đắp đầy những từ ngữ “ Thù nhà” ,”Nợ Nước” ,”Gỉai phóng Quê Hương” .Năm 16 tuổi ,anh từ gỉa gia đình,bỏ lại một người mẹ đau yếu lên đường vào Nam gia nhập “Mặt trận Gỉai Phóng Miền Nam”.Chưa đầy hai năm sau thì Miền Nam được hoàn toàn “Gỉai phóng” .Anh chính thức trở thành thương phế binh của bộ đội “Gỉai Phóng Miền Nam”.Anh đi vì “lý Tưởng” ,vì tiếng gọi “Nước Non”,vì “Hận thù Dân Tộc”,và chính cái “Lý Tưởng” mập mờ ấy đã khiến chính anh,và đồng đội của anh nổ súng giết chết bao nhiêu đồng bào vô tội. Hình ảnh một Sài Gòn sầm uất theo ánh mắt cua một chàng trai chưa tròn 18 tuổi sụp đổ sau những tiếng đại pháo của xe tăng bắc Việt.Tiếng reo hò của đoàn quân “Gỉai Phóng” vẫn không áp nổi tiếng thét nghe.n ngào của mấy triệu người dân.Anh đã cay đắng mà chấp nhận hai chữ “Gỉai Phóng” với bao nhiêu đổ nát,điêu linh từ đó.Anh không đủ can đảm về Quê để khoe với mẹ mình,với đồng bào Miền Bắc về chiến thắng “vẻ vang” mà anh được nghe mỗi ngày trên loa phóng thanh.Từ đó anh chối bỏ những danh hiệu của nhà nước khen tặng,như anh chối bỏ chính con người anh vậy để sống trong 28 năm dằn vặt của lương tâm mà đối diện một hệ qủa của cái gọi là“Hòa Bình,Gỉai Phóng”.Đau cùng với đôi chân tàn tật mà nhìn đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng đi vào con đường tối tăm,mù mịt.Tôi biết bao năm nay anh vẫn âm thầm chờ đợi một điều gì đó,anh hy vọng những cải cách đổi mới của đảng và nhà nước sẽ là điều an ủi cho anh,nhưng bây giờ anh biết sẽ chẳng bao giờ điều đó xảy ra.Bây giờ tôi xin cùng anh,cũng như mấy chục triệu đồng bào trong cũng như ngoài nước thắp lên một niềm hy vọng mới... là sự ra đi của một chế độ cộng sản độc tài,băng hoại...và một sự khai sinh một nền Tự Do- Dân Chủ cho VIỆT NAM .Cầu Chúc anh cùng bao nhiêu mãnh đời khác có một ngày mai tươi sáng.
Sài Gòn đêm đã về khuya
Vọng rơi giọt lệ đầm đìa xót xa
Màng đêm rồi cũng sẽ qua
Cây bình minh sẽ trổ hoa rạng Ngời.

SaiGòn Tháng 11,2003

Lê Công Hậu



Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả