KỸ THUẬT COMPUTER

XỬ LÝ NHẠC MIDI


-Bài 2-
......................................

III-In file gif ra giấy


Để IN được file nhạc bản (music sheet) từ forum Trinh Nữ ra giấy, thường thì có 3 cách

1-Một là, từ ngay trên Website Trinh Nữ nhấn File/ Print ... (Nút File nằm trên thanh công cụ Tool bar)

2-Hai là, cũng ở trên trang Trinh Nữ, khi open một bài hát nào đó ra, bạn sẽ thấy ở bên tay phải màn hình, ngay phía dưới dòng “log in” có một khung chữ nhật nhỏ chứa 2 nút : Nút “Email this song to a friend” (gửi bài hát này tới bạn bè qua e-mail) và nút “Printer friendly” . Nhấn vào nút “Print ...” này sẽ in được bài hát ra giấy.


Đó là 2 cách in trực tiếp (directly print), giúp ta in ngay từ trên trang web, dù là lúc in ta đang o­nline (trực tuyến) hoặc offline (ngoại tuyến).


Tuy vậy, khi áp dụng 2 cách in này, thường thì về mặt nhạc (nốt nhạc, dòng nhạc) và lời nhạc tiếng Anh đều không có trở ngại gì, nhưng về phần lời nhạc tiếng Việt (có dấu) thì vấp phải vô số trục trặc, trở ngại : kết quả là ta có được những bài nhạc đầy những DẤU HỎI và những Ô VUÔNG bí hiểm, phải vừa đọc vừa đoán lời nhạc, thậm chí ... chịu thua, không thể đoán nổi đó là chữ gì nữa.


Nguyên nhân của sự cố này là do lỗi của MÁY IN (Printer) : Mỗi tác giả khi soạn nhạc thường dùng mỗi người một kiểu font khác nhau, các máy in không support, hoặc support không đầy đủ các font tiếng Việt ấy (đặc biệt là với font UNICODE), do đó với những ký tự (character) xa lạ với các ký tự tiếng Anh, thường thì máy in không hiểu, bèn tự động loại bỏ ký tự lạ đó, thay vào bằng một dấu hỏi (?) hoặc một ... ô vuông bí hiểm !!!

Đây là vấn đề của các hãng sản xuất máy in.

Máy computer của bạn và ngay cả hệ điều hành Windows cũng đều không có lỗi gì trong sự cố này.

Chỉ những máy in nào được support UNICODE và VIETNAMESE FONTS đầy đủ mới có khả năng in hoàn hảo theo 2 cách trên mà thôi.

Đôi khi, lại có trường hợp máy in đã support đầy đủ Viet fonts, nhưng người điều khiển máy in không biết cách sử dụng những support này, thì kể như ... “có cũng như không” !!!


3-Ba là, in gián tiếp thông qua trình soạn thảo văn bản MS-WORD :

Từ WORD 97 và WORD 2000 trở đi, font Unicode đã được cài đặt mặc định sẵn trong máy tương đối hoàn chỉnh. Do đó, nếu in bài hát qua WORD thì sẽ khắc phục được các sự cố dấu hỏi và ô vuông kể trên.


Cách làm cụ thể như sau :


-Right-click vào chỗ trống trên nền bản nhạc, chọn “Save picture as ...” để lưu music sheet thành một file ảnh (.gif) trước đã.

-Mở WORD ra, trên tool bar (thanh công cụ) chọn “Insert/Picture/From file ...” , sẽ mở ra một hộp thoại cho phép ta chọn file ảnh gif vừa lưu . Nhấn INSERT. File ảnh bản nhạc đó sẽ được CHÈN (insert) vào trong văn bản Word

-Left-click vào hình vừa chèn trong WORD, sẽ thấy nổi lên 8 cái QUAI là 8 nút vuông đen ở 4 góc và chính giữa 4 cạnh. Có thể nắm các quai đó (bằng mũi tên 2 đầu) để kéo kích thước bài hát tăng giảm cho vừa kích thước trang giấy A4 sẽ in .

-Trên Thanh công cụ lại chọn File/ Print .... để IN.


Cách thứ ba này giúp ta in được file văn bản (.doc) dễ dàng và chính xác tuyệt đối (có thể save hoặc không save file này, cũng vẫn in được).


IV-NGHE NHẠC MIDI


Để nghe nhạc Midi từ trên máy tính, chỉ cần nhấn chuột trái (left-click) vào tên file của bản nhạc, thì lập tức computer sẽ mở trình ứng dụng Window Media Player (cài mặc định –default-có sẵn trên máy chạy hệ điều hành Windows) để chơi file ấy

Tuy vậy, nhạc nghe “tự nhiên” như vậy chỉ tàm tạm, không thể nói được là hay !


Muốn nghe nhạc Midi cho hay, cần giải quyết một số vấn đề như sau :


-Card âm thanh (Sound card)

-Bộ khuếch đại (Amplifier)

-Bộ loa (Speakers)

-Phần mềm (Software) nghe nhạc Midi chuyên dụng (Midi player)

-Chỉnh lại các thông số của máy tính

1-Vấn đề Sound card


Có thể nói Sound card là yếu tố tiên quyết, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng nghe nhạc nói chung, nghe nhạc Midi nói riêng. Ở những máy tính đời mới, card âm thanh thường được tích hợp (integrated) sẵn trên main board (bản mạch chủ), chẳng hạn như “AC97 3D Audio”, hoặc “6 Channel Audio” thường tích hợp theo các máy Pentium 4. Với những sound card đời mới này, chất lượng âm thanh thường là từ tốt cho đến rất tốt, nên nghe nhạc rất hay, không có vấn đề gì


Ở những máy tính cũ hơn, sound card thời ấy chỉ tuyệt vời cho ... chơi games mà thôi, còn nếu phải nghe nhạc bằng những card ấy thì ... ôi thôi ! Nghe chẳng khác gì nghe .... mèo gào vậy !

Còn ở các điểm dịch vụ Internet, ở cơ quan, công sở, trường học thì chất lượng âm thanh lại càng bê bết hơn nữa


Do đó, để cải thiện chất lượng nghe nhạc, khi chưa có điều kiện trang bị máy comp đời mới, việc đầu tiên phải làm là lắp đặt cho máy một Sound card loại tốt.

Trên thị trường linh kiện máy tính, có rất nhiều loại sound card khác nhau, nhưng về mặt chất lượng âm thanh thì có lẽ không có hiệu nào sánh nổi với CREATIVE

Bản thân CREATIVE cũng có rất nhiều loại, chất lượng cao thấp tuỳ thuộc vào ... giá cả. Cụ thể như sau :


-Creative SB Audigy 2.6.1 ( giá khoảng 120 USD) : tuyệt hảo. Cho ra âm thanh surround với hiệu quả siêu trầm (super bass), chất lượng không thua gì âm thanh của một thính phòng.

-Creative SB Live! SE 5.1 (giá khoảng 36 USD) : cực hay

-Creative SB Live! Value 4.1 (giá khoảng 30 USD) : rất hay

-Creative Sound Blaster thường (khoảng 18 USD) : cũng hay


Đặc trưng chung của các loại card Creative là không bị “mất” (lost) hoặc “biến dạng” (distorted) âm thanh như các loại card khác.

Máy tính của tôi chỉ dùng loại Creative hạng bét (18 USD) nói trên thôi, nhưng chất lượng âm thanh nghe cũng đạt được ... trên mức hài lòng !

2-Bộ khuếch đại Amplifier


Ở máy tính, âm thanh thường được dẫn trực tiếp từ Sound card ra loa (Speakers), không thông qua bộ khuếch đại tín hiệu (Amplifier, gọi tắt là Ampli), do đó những âm bass, treble không nghe được rõ, chưa kể tạp âm sẽ không được lọc, hậu quả là nghe nhạc sẽ không hay


Nếu bạn có Amplifier, nên nối dây dẫn từ sound card ra cắm vào ngõ “LINE-IN” của Ampli, và từ ngõ “LINE-OUT” của Ampli nối ra loa, âm thanh sẽ nghe hay gấp bội vậy.

Nếu bạn không có sẵn Amplifier, có thể dùng tạm ngõ “LINE-IN” của Cassette player hoặc của giàn máy Kenwood, để MƯỢN ĐỠ Ampli (và cả loa) của máy này, chất lượng nhạc nghe cũng khá hơn nhiều. Chỉ cần nối dây dẫn từ sound card ra cắm vào ngõ “LINE-IN” của Cassette là xong ! (Không cần dùng đến bộ loa của máy tính)

3-Bộ loa (Speakers)


Bộ loa máy tính thường gồm có 2 cái. Với Sound card tốt, thì 2 loa này cũng dùng được.

Nếu muốn nghe nhạc “điệu nghệ” hơn, tất nhiên cũng cần đến những bộ loa chuyên dụng, chẳng hạn như :


-Creative SBS15 speaker (12 USD)

-Creative SBS370 speaker system (27 USD)

-Creative Inspire 4400 4.1 speaker system (56 USD)

-Creative Inspire 5200 5.1 speaker system (83 USD)

-Creative Inspire 6600 6.1 speaker system (112 USD)


(Có thể tham khảo www.creative.com để biết thêm chi tiết hoặc ... đặt mua hàng)

4-Phần mềm (softwares) nghe nhạc Midi


Windows đã cài sẵn “Windows Media Player” như là chương trình chơi nhạc Midi mặc định (default). Như vậy, trên nguyên tắc, không cần install thêm chương trình nghe nhạc Midi nào cả vẫn có thể chơi được, nghe được nhạc Midi.

Tuy vậy, nếu có thêm các softwares chuyên dụng thì nhạc Midi nghe cũng hay hơn nhiều. Dưới đây là một số softwares chuyên “xử lý” nhạc Midi :


-Sweet Midi Player

-Midi Master 2000

-Van Basco http://www.vanBasco.com

-Herosoft http://www.herosoft.com

-WinAmp http://www.winamp.com

-WinGroov http://www.wingroove.com


Trong tất cả các trình ứng dụng (application) nói trên, mỗi trình đều có những điểm ưu, khuyết, cường, nhược khác nhau ... Nhưng có lẽ không trình nào qua nổi Wingroov trong lãnh vực Midi cả.

5-Chỉnh lại các thông số trong máy tính


Rất nhiều khi máy tính của bạn có đủ hết các điều kiện thiết yếu kể trên mà nghe nhạc Midi vẫn thấy ... dở òm , chỉ vì đã quên chưa chỉnh lại một vài thông số liên quan đến việc xử lý file Midi.

Thường là phải chỉnh lại 2 nơi :

1-Một là trong Control Panel :


Nhấn Start/Settings/Control Panel

Trong cửa sổ mở ra, chọn Multimedia (Left-Click vào icon Multimedia)

Ở cửa sổ tiếp theo ta sẽ thấy một hàng chứa 5 tab :

AUDIO – VIDEO – MIDI – CD MUSIC – DEVICES

Nhấn vào tab thứ ba (tab MIDI) sẽ mở ra cửa sổ mới. Trong mục Single Instrument có liệt kê một số công cụ Midi output. Thí dụ như ta sẽ thấy các công cụ :


-Creative Music Synth [220]

-SB 16 Midi Out [330]

-Wingroov

-.... v.v.........


Bạn cần chọn và nghe thử từng công cụ này, để tìm ra công cụ nào chơi Midi hay nhất cho riêng mình. Nếu đã cài sound card Creative thì tất nhiên chọn Creative Synth sẽ thích hợp nhất.

2-Hai là, trong mỗi trình chơi nhạc Midi (Wingroove, Van Basco ...), cũng cần xem lại phần Setting/Midi out và chỉnh lại cổng ra dành riêng cho Midi thích hợp nhất


Thí dụ :

a-Nếu dùng Wingroove, mở wgplayer.exe

Chọn Setting/Midi Out

Trong cửa sổ mở ra ta sẽ thấy :

-Wingroov direct

-Midi Mapper

-SB 16 Midi Out [330]

-Creative Music Synth [220]

-Wingroov

Và mặc định thường là “Midi Mapper”. Chọn lại “Creative Synth” thay cho “Midi Mapper” nhạc Midi chơi sẽ hay hơn.


b-Nếu dùng VanBasco, chọn Setup/Midi

Chọn “Creative Music Synth [220]” rồi nhấn OK


Các công cụ Output trên chỉ là thí dụ tượng trưng thôi, tuỳ theo các loại sound card và softwares được cài đặt mà các công cụ trên sẽ thay đổi khác với các thí dụ nêu trên.


Nguyên tắc là nếu đã cài sound card Creative, thì các thông số tương ứng cũng cần chỉnh lại, chọn công cụ Midi Out (Creative) tương ứng.


Với những trang bị và chỉnh sửa cần thiết nêu trên, nhạc Midi chơi trên máy tính của bạn sẽ hay không thua gì một giàn nhạc thính phòng thực sự cả. Thậm chí có thể nghe rõ, rất rõ, từng nhạc cụ một, đang say sưa hoà nhịp trong một giàn nhạc tuyệt vời (GREAT BAND) nữa !!!


Chúc các bạn thành công.


.......................................

[Còn tiếp]

Hàn Sĩ Nguyên





Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả