Lời Nguyền

Trung sinh ra là để cho người đời nguyền rủa. Nhà bà Hai bị trộm hồi hôm cũng lôi Trung ra chửi bới; con bà Tâm bị đụng xe cũng đổ thừa cho Trung; ông Bảo ra khơi không đem về một con cá nào cũng đổ lỗi cho Trung là tại vì ông gặp được Trung khi khởi hành. Bấc cứ chuyện gì xấu sảy ra cũng đổ hết lên đầu người thiếu phụ bấc hạnh tên Trung.

Người trong xóm chài này không bao giờ tự nhận những tai nạn đã sãy ra là do mình xui hay mình không cẩn trọng. Họ chỉ biết đổ tất cả tội lỗi lên người con gái bấc hạnh. Thời gian dđầu còn có người bênh vực, che chở cho nàng, nhưng riếc hồi họ cũng hùa theo mà đổ hết tội lỗi lên người Trung.

Vừa mới lọt lòng mẹ, Trung đã mất cha.

Khi mẹ nàng mang thai, gia đình nàng ngày đêm cầu trời phật ban cho họ một cậu con trai để nối dòng, nối tông. Đây là lần
thứ năm bà Liên, mẹ Trung, mang thai sau bốn lần sinh gái.

Mặc dầu họ chưa biết đứa nhỏ trong bụng là gái hay trai, họ đã gán vào cho đứa trẻ một cái tên vốn chỉ thấy ở con trai, Trung. Lâm Quốc Trung.

Sau chín tháng mang thai, bà Liên trở bụng và hạ sanh một đứa bé thật khấu khỉnh. Ngược lại với những đứa trẻ khác, Trung không khóc khi chào đời, mà cô bé đã trơ người ra như tượng đá, như vẻ bất cần đời. Bà mụ đở phải đánh vào mông đứa trẻ cho đến khi nó hét lên.

Hôm sinh đứa bé, ông Quốc nghe tin đứa con vừa lọt lòng lại là con gái, ông buồn rầu bỏ đi uống rượu. Thường ngày, ông là một người châm chỉ làm ăn, không biết rượu chè. Rượu đối với ông rất xa lạ, là một vật vô cùng xa xí. Khi uống được vài ly mà ông đã say khướt, lĩnh khỉnh bỏ về. Đến bờ ao, ông sẩy chân rơi xuống. Khi người ta phát hiện và đem ông lên, lúc ấy ông chỉ còn là một cái xác không hồn.

Lúc Trung còn nhỏ, người ta đã vô tình gieo vào đầu óc đứa trẻ cái tội hại chết cha.

Nàng Trung lớn lên theo ngày tháng và sự nguyền rủa của xóm làng, gia đình, mẹ, và các chị. Càng lớn, Trung càng đẹp. Mà, người ta thường bảo càng đẹp thì càng thêm lận đận. Đôi môi nàng cong, ửng hồng, tuy hơi dầy, nhưng rất cân đối với khuôn mặt chữ điền và mái tóc dài của nàng. Đôi mắt nàng long lanh, sâu thẳm. Bấc cứ người con trai nào vô tình nhìn vào ánh mắt ấy đêm ngày bỏ ăn bỏ ngủ nhớ nhung. Một điều khá đặc biệt ở nàng; tuy là con gái, nhưng lại có râu mép. Mặc dầu nàng cố gắng nhổ đi và khéo che đậy, nhưng nó một ngày một đen thêm. Nàng rất buồn rầu về chuyện có râu mép ấy. Nhang sắc mặn mà, tính tình thùy mị nết na, nhiều trai làng theo đuổi và thương thầm nhớ trộm, nhưng đến khi các cậu về nói chuyện với cha mẹ thì tất cả đều im lặng. Có nhiều lần các cậu ở làng kế bên dẫn cha mẹ đến nhà Trung hỏi cưới, khi hỏi đến tuổi Trung, họ dắt con về nhà và lặng luôn.

Từ nhỏ Trung đã có tội hại chết cha. Lại còn sinh vào năm Dần, Canh Dần. Người lối xóm bảo tuổi dần là tuổi cứng, sát phu. Có nhiều cậu năng nỉ cha mẹ và dọa cả tự tử để lấy cho bằng được Trung. Các cậu này thường bị cha mẹ mắng: "Đồ ngu, mày biết không? Trong tử vi đông phương, con gái tuổi Dần là thứ sát phu. Ở đây nó lại mang tuổi Dần, lại là Canh Dần nữa. Chưa hết đâu, nó còn có râu mép. Người con gái
có râu mép là những người dâm đãng. Mày coi cái môi
đó đi, tao nói cái môi đó là cái môi đĩ thoả. Sống ở nhà hại cha mẹ, xóm làng. Có chồng hại chồng đi lấy trai...."

Ôi thôi... có rất nhiều câu chuyện liên quan đến cái tuổi
Canh Dần, con gái có râu mép, và đôi môi dầy của Trung.

***

Năm nàng hai mươi ba tuổi, nàng lập gia đình với một người lính không cha, không mẹ, không gia đình bà con thân thuộc. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc và đầm ấm. Nhiều cậu trong làng trước đây thương thầm yêu Trung, nhưng vì sợ cái tội "hại chồng" của nàng có lòng ghen tức. Họ thầm nguyền rủa chồng của nàng chết sớm.

Lời nguyền ấy, đã trở thành sự thật. Sau một năm chung sống
với chồng, người chồng nàng đã bị tử nạn trên chiến trường. Nàng khóc nức nở và tự trách mình là người hại chết chồng.

Sau khi chồng chết, với số tuổi còn quá trẻ, 24, nàng bước thêm bước nữa. Người chồng thứ hai đưa nàng lên Sài Gòn chung sống. Họ sống với nhau không lâu, người chồng nàng đã bỏ nàng đi lấy vợ khác, với lý do là nàng sẽ hại chết mình. Sau khi người chồng thứ hai của nàng bỏ đi, nàng phát hiện ra mình đã có mang. Nàng không biết phải làm gì để sống, để nuôi con. Nàng buôn lơi...

Trung bước vào cuộc sống mới, mộc cuộc sống xa đọa. Nàng làm điếm. Hôm với người này, mai với người khác. Bấc cứ người đàn ông nào đem tiền đến cho nàng, là nàng ngã người vào vòng tay kẻ ấy. Mặc cho người đời nguyền rủa. Nàng vẫn sống. Sống để nuôi con....

Cuộc sống xa đọa của nàng đã đem lại cho nàng một căn bệnh không thuốc chửa, bệnh sida. Năm nàng 40 tuổi, nàng trở về quê và sống ở đấy cùng đứa con gái của nàng. Mỗi ngày nàng đều chịu sự nguyền rủa của tất cả mọi người.

Rồi một ngày đẹp trời, gió và nắng hiu hiu thối, nàng đã trút hơi thở cuối cùng. Nàng chết, nhưng tiếng ai oán của miệng thế gian vẫn không buôn tha....

Tháng 9, năm 98.


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả