Trần Trọng Minh
[ Thi Hữu | Nhắn Tin]


Người Lính và Cô Gái Miền Cao

NGƯỜI LÍNH VÀ CÔ GÁI MIỀN CAO
Mến tặng những người bạn tại
Boeing, Irving.

Giật mình thức dậy sau giấc ngủ say sưa một chiều mùa đông mới bắt đầu. Những lớp tuyết mỏng tan nhòe nhoẹt trên mặt kiếng bên ngoài cửa sổ. Mặt trời chiều hắt một dải sáng vàng cam trên tuyết, một chút ánh hoàng hôn len qua cửa nhuộm sáng cả một góc phòng. Mệt mỏi, nàng buông mình xuống gối, tà áo ngủ mỏng manh ôm gọn thân hình đầy đặn, bờ vai no tròn mịn màng nõn nà như ai đó đang mơn trớn trên làn da nâu nhạt làm nàng cảm thấy nhột nhạt rùng mình, vẫn với những đường cong quyến rũ thời con gái, một thời đã làm bao chàng trai chết mê, chết mệt. Mắt lim dim, nàng thả hồn về dĩ vãng và thủ thỉ một mình, em xin cám ơn anh đă ban cho em những cảm giác cùng những giây phút êm đềm, dù rằng rất ngắn ngủi, mà em tưởng như suốt đời này không bao giờ đến với em, kể từ khi cha em mất đi dưới bàn tay thô bạo của một người mà em được nghe kể lại. Đó chính là viên Đại úy quận trưởng một tỉnh ở miền cao, em đã thề phải trả mối thù này bằng bất cứ mọi giá, nhưng rồi mọi việc xảy đến không như dự định của em, mà người đã thay đổi cuộc đời của em, chính là anh.
Hùng, giờ này anh ở đâu? Đã hơn 28 năm trôi qua như một cơn gió thoảng mà anh vẫn biền biệt ngút ngàn xa. Anh đã đi về một thế giới khác hay là anh vẫn còn trên cõi đời này ở một chân trời xa lạ nào đó? Biển cả đã cuốn trôi thân xác anh trong cuộc di tản sau cùng mà anh đã đưa em đi trước? Anh đã nằm xuống trên một ngọn đồi hay vùi thây trong một bụi rậm bên đường? Anh đã ngủ yên trên cánh đồng lúa phì nhiêu đầy bom đạn hay là anh đã để lại nắm xương tàn bên bờ lau sậy nào đó và bên cạnh đó là chiếc nón sắt đã hoen rỉ cùng năm tháng? Tất cả theo em được biết với những suy nghĩ của anh, đó là sự chiến đấu hào hùng của một người lính cho hai chữ “tự do”. Anh đã từng giải thích cho em biết tại sao anh tình nguyện vào quân đội, vả như nếu anh đã thực sự ra đi thì đó là một sự mất mát lớn lao trong cuộc đời của em – nhưng nó lại là một niềm hãnh diện vô cùng tột cho anh, có phải thế không anh? Riêng em nơi đây vẫn luôn nuôi hy vọng anh vẫn còn sống dù rằng có thể là anh đang vui hưởng hạnh phúc bên người vợ trẻ đẹp hơn em, nết na hơn em, nâng niu chiều chuộng anh hơn em cùng đàn con dễ thương ở bên quê nhà hay là khắp nẻo đường tha hương trên thế giới. Có thể anh vẫn còn trong tù hay là một phế binh bên đường trông chờ những xót thương của ông đi qua bà đi lại?
Những ngày tháng vui chơi tại Sài Gòn, anh có biết không, từ một cô gái quê mùa nhút nhát em đã hưởng được những của ngon vật lạ, những cuộc sống đầy đủ tiên nghi, những đêm dài bận rộn từ vũ trường này đến vũ trường khác tràn đầy khói thuốc, nồng nưc rượu bia bão hòa với hơi người và những hương hoa khác lạ hấp dẫn của nước bông ngoai hạng đắt tiền cùng những quán ăn về đêm của thành phố đã một thời được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông. Đó là những lần về phép mà anh cố kéo em theo. Em đã có dip ghé qua nhà anh dù chỉ trong chốc lát nhưng em cũng đủ trí khôn để hiểu rằng mẹ của anh rất khó như trăm ngàn bà cụ miền Bắc. Bà cụ quan sát em từng li từng tí trong lúc trò chuyện với anh cũng như với em, nhưng em lại có cảm tưởng là bà cụ đã chấm em rồi. Em biết bà cụ rất thương anh qua cử chỉ và hành động mà em có thể thấy được. Bà cụ muốn giữ em ở nhà với bà cụ với sự mong mỏi là sẽ giữ chân anh, nhưng em biết là anh không muốn, anh không muốn để em phải ngượng nghịu mất tự do và thoải mái suốt thời gian ở nơi đây, vả lại còn mấy cô em gái của anh mà sau này anh mới kể cho em nghe hết tất cả cái tập tục của người miền Bắc mà em không hề biết từ trước dù rằng bà cụ và các cô em gái có thể đã hài lòng với người con cũng như người chị dâu tương lai.
Nàng là người con gái mang hai giòng máu Kinh và Thượng, đôi mắt to với hàng lông mi cong vuốt, sống mũi cao và mãnh dẽ, đôi môi dày nhưng thon gọn. Trên khuôn mặt, ngoài cặp mắt là cửa sổ, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn thì đôi môi cũng là điểm gợi cảm, nó thể hiện sự quyến rũ của nữ giới mỗi khi giao tiếp. Cả hai, mắt và môi hợp lại, chúng toát lên vẻ đẹp duyên dáng và kiêu sa đối với phái yếu. Ngoài ra, đôi môi còn là dấu hiệu của tình yêu thể xác. Ở người đàn bà, đôi môi được xem là gợi tình khi nó sáng đỏ lên, dầy lên, hé mở và mấp máy. Đôi môi dày thường là tính đặc trưng của người miền cao. Vẻ đẹp trộn lẫn đó mang nét phảng phất của một Jannifer Lopez với mái tóc nâu xỏa kín cả bờ vai chạy dài mượt mà, óng ả rất tư nhiên. Trời đã ban cho nàng những thứ ấy như để bù đắp lại những mất mát khác.
Mảnh vải cuối cùng rời khỏi thân hình trước tấm gương trong phòng tắm, nàng lại nghĩ đến anh, tấm thân này đã trao cho anh vào môt buổi chiều kỷ niệm khi mùa đông mới bắt đầu sau lần hành quân gần nửa tháng xuyên rừng núi. Nàng không ngờ anh lại đi quá nhanh trong hành động. Thật lẹ làng, anh nắm lấy tay nàng, lần đầu tiên trong đời một người con trai đụng vào tay nàng với những suy nghĩ và cảm giác đặc biệt. Nàng bàng hoàng, đầu óc quay cuồng, tay nàng run lên không biết vì vui sướng hay mắc cở, có lẽ là mắc cở thì đúng hơn, rồi cả toàn thân nàng run lên. Anh nhẹ nhàng ôm nàng, hôn lên tóc, lên trán nàng. Làn hơi ấm tỏa lan khắp người nàng. Anh vén mái tóc nâu đen rám nắng lõa xõa trên vai nàng ra phía sau, rồi hôn trên gáy nàng, rồi phía sau trái tai. Lúc này đôi cánh tay mềm mại của nàng đột nhiên xiết chặt lấy anh và hòa lẫn trong hơi thở gấp trên vai anh. Mùi hương của tóc quyện với mùi da thịt ngai ngái trinh nguyên, tạo thành một hương vị hấp dẫn không làm sao diễn tả bằng ngòi viết được. Môi anh bắt đầu phớt nhẹ lên môi nàng. Một nụ hôn đầu đời dù chỉ là phớt nhẹ cũng đủ làm tay chân nàng mềm nhũn, hai má nàng nóng và đậm đỏ lên. Anh như say như đắm, môi anh càng lúc càng dán thật chắc vào môi nàng, vòng tay anh xiết chặt chiếc eo thon thả của nàng. Thời gian tưởng như muốn dừng lại nơi đây. Ngoài trời, nhìn qua khung cửa sổ, màn đêm bắt đầu phủ xuống, vài ngọn đèn “măng-xông” và đèn dầu tỏa ánh sáng leo lét trong những căn nhà tranh đối diện. Đôi bàn tay anh điệu nghệ, từng trải trên chiến trường tình ái luồn lách bên trong chiếc áo bà ba đen của nàng. Anh có cảm giác gai ốc nổi sần trên da thịt nàng, lần lươt từ sau lưng ra tới trước. Ngực nàng căng phồng lên trước sức tấn công thật uyển chuyển của anh. Rồi anh lại lướt từ trên xuống dưới. Từng mảnh vải trên người nàng đươc cởi bỏ một cách dễ dàng. Môi nàng mấp máy phát ra những tiếng ầm ì trong cổ họng. Nàng dán chặt lấy người anh như là một điểm tựa vững chắc, nhắm mắt lại để tận hưởng giây phút thần tiên hiếm có này…
Nhìn mình trong gương, nàng đưa tay sờ nhẹ bờ môi, dư vị của nụ hôn vẫn còn phảng phất đâu đây. Những giọt nước ấm tỏa xuống gương mặt nàng, xuống thân thể nàng, từ từ nàng thả người nằm dài xuống bồn nước đầy xà phòng. Nằm yên như vậy thật lâu, nàng không muốn kỳ cọ gì cả, nàng không muốn để mất đi những chứng tích, những cảm giác tuyệt vời mà nàng đã có với anh, và từ lâu lắm rồi cái cảm giác ấy mới trở lại hôm nay. Anh có biết không, nàng tự thì thầm nói với chính mình, tất cả kỷ niệm đều đã cũ, nhưng kỷ niệm có lúc mang trong em nỗi nhớ héo hon, có lúc làm hồn em bỗng ấm lại như chiều nay, một thời yêu anh là cả một thời lãng mạn, em muốn cùng anh trở về mái nhà xưa, một mái nhà tranh nho nhỏ, dù rằng thiếu thốn tất cả những tiện nghi, không như ở đây em đang có, nhưng nó hàm chứa những chứng tích của một cuộc tình từ khói lửa mà ra. Anh có biết không, em vẫn thường mơ thấy được anh vỗ về trong giấc ngủ bình yên và mãi mãi là người tình bé nhỏ mà anh thường thỏ thẻ bên tai em. Anh có biết không, lần đầu gặp anh trên đường hành quân trở về, em không dám nhìn anh mà chỉ liếc lén phía sau với hàm râu quai nón chưa kịp cạo, quần áo lấm lem bụi đỏ, trông anh rất ư là bụi đời nhưng oai phong. Thế rồi, buổi chiều dừng quân tạm và anh đã đến với em trong bộ quân phục mới thay, nhưng vẫn hàm râu quai nón với điếu thuốc trên môi nhìn em không chớp mắt tự lúc nào mà em không hay biết, em chỉ biết được khi tình cờ ngửng mặt lên. Cái nhìn của anh như xoáy vào tim, làm em mất bình tĩnh, thẹn thùng, tay chân em như cứng lại trên bàn máy may. Đang lúng túng không biết phải làm gì thì chợt giọng nói nhỏ nhẹ và lịch sự của anh đã mang em trở về thực tại. Em không dám nhìn thẳng mặt anh và ấp úng, ngượng ngùng trong những câu trả lời. Anh có biết không, cả đêm em không thể ru giấc ngủ với chiếc áo mà anh nhờ em may lại đường chỉ bị bung ra và môt hột nút bị mất. Chiếc áo phủ lên người em suốt đêm thay cái mền mà em thường đắp. Ấm lắm anh ạ, lần đầu tiên trong đời em có được cảm giác ấm cúng này bởi vì em đã không có tình thương ngay từ khi em lọt lòng. Mẹ mất sau khi sanh em và cha đã thay mẹ nuôi em. Lên sáu tuổi, định mệnh một lần nữa đã quá khắt khe với em khi cha em bị giết trong một chiến dịch càn quét của địch vào xã như người ta đã nói với em?
Và những chuỗi tháng ngày sau đó là không gian, là thời gian, là khoảnh khắc tuyệt đẹp của đôi ta. Em say sưa ngụp lặn trong tình yêu đầu đời, ánh mắt em long lanh hơn, má em hồng hơn, môi em cười tươi hơn như mọi người đã thấy nơi em một sự thay đổi khác thường. Đang ôm ấp những ước mơ, những dự định cho tương lai thì định mệnh lại đến với em mà em đã có linh cảm chuyện này phải xảy ra không sớm thì muộn mà thôi. Em nhận được lệnh là phải thủ tiêu anh bằng mọi giá, người ta đã soi mói nhìn vào ánh mắt của em để tìm hiểu những suy nghĩ, những phản ứng của em như thế nào sau khi nghe lệnh. Em không trả lời ngay nhưng sau đó em vội trấn tỉnh trả lời tuân lệnh của họ. Với kinh nghiệm dạn dày, họ đã có một chút gì nghi ngờ sự trung thành nơi em, theo như em nghĩ. Em thẫn thờ khi trở lại nhà với trăm ngàn suy tư mông lung. Làm sao em có thể dang tay giết anh được, người mà em yêu như điên như dại. Trời ơi, sao ông trời lại quá cay nghiệt với em như vậy, anh là sư sống của em, mất anh là mất tất cả. Hay là mình tự hủy mình đi, anh có biết không, em muốn tự kết liễu đời mình. Nói là hành động ngay, em lấy khẩu súng K54 dí vào thái dương và rồi chợt nghĩ đến anh, em không muốn anh sống lẻ loi một mình trên cõi đời này khi em mất đi, vả lại một sự ghen tuông đến trong đầu em là em không muốn một ai khác ngự trị trong đời sống của anh ngoài em ra, em lại hạ súng xuống và ôm mặt khóc một mình. Em đã đọc được trong ánh mắt của anh một sự nghi ngờ nơi em, về công việc của em không chỉ vọn vẹn đơn thuần là cô gái thợ may ở môt xã hẻo lánh của một vùng xôi đậu như vầy. Có đôi lúc em muốn đứng tim qua một vài câu hỏi bâng quơ của anh, em tưởng chừng như anh biết rất rõ về hành tung bí mật của em. Thế rồi, qua chuyến xe đò cuối cùng trong ngày anh lại đến với em trong bộ đồ thường phục mỗi khi về phép, em vừa mừng, vừa vui, vừa sợ hãi. Em phải làm sao đây, có một điều em biết chắc chắn đêm nay họ sẽ từ trong núi kéo về đây để chứng kiến bàn tay em nhuốm máu lên thân xác anh. Họ tàn nhẫn lắm, họ đâu biết rằng mệnh lệnh nghiêm khắc đó là đã kết liễu cuộc đời của em. Em chạy ào ra ôm lấy anh. Trong vòng tay ấm áp của anh, em thấy mình bé nhỏ hẳn lại, anh hôn nhẹ lên trán em và buông vài câu tình tứ nhưng lúc đó em không nhớ là anh đã nói gì với em. Em ôm anh thật chặt như sợ rằng anh sẽ biến ra khỏi đời sống em. Anh nhìn em cười, nhưng trong ánh mắt anh hình như chợt nhận ra có điều gì bất ổn cho hai đứa, anh đẩy nhẹ em ra và nắm lấy đôi vai em thảng thốt hỏi em vài điều. Đôi hàng nước mắt lăn xuống má em, rồi thật lẹ làng em bung vuột khỏi tay anh và thoăn thoắt bước ra bên ngoài cửa quan sát những nhà chung quanh, thì quả nhiên có một vài người đang hướng về nhà em với những cái nhìn soi mói. Hỏng rồi, em chợt nghĩ vậy và ra vẻ như đang tìm kiếm một vật gì đó, rồi từ từ quay vào nhà đóng cửa lại. Lòng bồn chồn khó tả, em kéo tay anh vào trong phòng và lôi ra khẩu súng ở dưới gối. Anh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, lẳng lặng theo em như cái máy tuôn ra một con đường hầm bên dưới cái lu nước mưa dự trữ đặt sát vách đầy mốc meo ẩm ướt dường như ít được xử dụng tới. Con đường dẫn ra tới tận vòng đai của xã bên một gò mối nhỏ sau lùm cây rậm rạp. Em không thể dẫn anh đi theo con lộ chính trong xã được bởi vì nó sẽ nguy hiểm cho hai đứa trên đường vượt thoát khỏi sự săn đuổi của họ. Là một sĩ quan dạn dày kinh nghiệm chiến trường, em chắc chắn anh đã biết được điều đó, dân trong xã này phải nói là hết chín mươi chín phần trăm là đứng về phe họ vì lý do này hay lý do khác, có thể là bị bắt buộc để được yên thân cày cuốc, loại gia đình này không thể dời bỏ nơi chôn rau cắt rốn của cha ông để lại, hoặc có thể là con cái, là cha mẹ, là người thân ra đi tập kết trong suốt thời gian từ năm 1945 đến 1960, bây giờ trở về hoạt động nằm vùng. Ban ngày họ là những người chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm ra vẻ hiền lành chất phát, nhưng khi trời bắt đầu chạng vạng tối thì họ lần lượt đi vào núi để học tập, để hoạch định đánh phá những đơn vị sơ hở trong việc canh phòng, đắp mô, đặt mìn đào hố trên đường với chủ đích phá hoại, gây trở ngại cho địch, làm địch mất ăn mất ngủ, hoang mang, rồi có cơ hội sẽ trở thành đơn vị tiền phương chỉ đường cho những đơn vị lớn trong chiến dịch đánh úp đồn, xã, hoặc đi xa hơn nữa là tỉnh nếu cần như Tết Mậu Thân 1968 và Tháng Tư Đen 1975…Cũng may là trời lúc này mau tối lẹ, không một vì sao trên bầu trời, bóng đêm đã giúp hai người len lỏi qua những cánh đồng lúa vừa nhổ mạ, những con đê gập ghềnh khúc khuỷu, để rồi chạy dọc theo quốc lộ. Thời gian trôi qua thật nhanh, không chắc chắn là bao lâu, có lẽ gần ba tiếng đồng hồ, hai bàn chân nàng trong đôi dép râu bắt đầu đau nhói, rát bỏng vì gai góc, vì bùn lầy ngấm vào những vết thương trầy trụa. Khoảng cách tương đối an toàn để nghỉ dưỡng sức trước khi tiếp tục cuôc trốn chạy, nàng kéo anh ngồi xuống môt bụi rậm bên đường. Anh ôm nàng thật sát, hai đứa thiếp đi trong giấc ngủ đến khi nghe tiếng xe chạy trên đường, mới hay là trời đã sáng.
Cuộc trốn chạy đầy ngoạn mục cứ tưởmg như trong xi nê vậy, và tiếp nối là những ngày chữa trị vết thương tại Sài Gòn. Em sẽ không biết đến bao giờ có cơ hội và mặt mũi nào để trở về nơi em được sinh ra và lớn lên trong khói lửa. Em đã phản bội lời thề trước tập thể? Em đã quên đi mối thù nhà mà em đã hứa phải trả? Em đã phủi tay những cưu mang của bà con lối xóm trong xã? Trong lòng em giờ này vẫn còn phân vân không biết cha em có bị giết dưới tay viên Đại úy Quận trưởng đó hay không? Nhưng em lúc nào cũng tin nơi lời nói của anh, cũng như qua sách vở, báo chí cùng tài liệu, phim ảnh mà em có dịp được đọc và xem qua thì họ là những kẻ xảo quyệt nhất trên thế gian này, họ có thể làm bất cứ cái gì có thể làm được để đánh đổi sự thành công cho ho, dù điều đó là thất nhân tâm, hủy hoại luân thường đạo lý. Họ đã nuôi nấng em nên người để họ lợi dụng em sau này, để dùng em như một vật sai khiến, làm cho họ những điều họ muốn. Anh đã từng nói với em rằng đừng tin những gì họ nói và hãy nhìn kỹ những gì họ làm.
Ngày trở về đơn vị của anh ngay từ những giây phút đầu tiên khi anh thẳng thắn giới thiệu với mọi người em là người yêu bây giờ và sẽ là người vợ của anh sau này. Mặt em đỏ lên vì mắc cở, nhưng cùng một lúc đó em nhận ra trong ánh mắt của mọi người những cái nhìn hơi là lạ. Những ngày kế tiếp sau đó với nhận xét hình như mọi người không muốn tiếp xúc, trò chuyện với em, em hỏi thì họ trả lời cho qua chuyện rồi lẳng lặng né tránh. Em thấy không khí cô đơn và ngột ngạt quá. Em muốn trở về nơi em ra đi ngay tức khắc và rồi xin lỗi họ, tạ tội với họ, để được thấy những chăm sóc, han hỏi thân mật thường ngày của bà con trong xã… Sau cuộc hành quân kế tiếp trở về, anh được đơn vị trưởng và sĩ quan an ninh đơn vị gọi lên làm việc vì sự hiện diện của em trong doanh trại. Đơn vị đang nghi ngờ em, theo dõi từng hành động, từng đường đi nước bước của em. Anh không kể cho em nghe cũng như không báo cho đơn vị về tình trạng của em. Anh chỉ nói cho đơn vị biết là anh sẽ đề phòng và quan sát mọi hoạt động của em, rồi nếu như có sự gì xảy ra, anh sẽ trình lên cấp trên để giải quyết. Anh biết là em đã dứt khoát từ bỏ họ để theo anh. Anh biết là em đã hoàn toàn tin tưởng nơi anh. Anh biết là tình yêu chân chính đã vực em ra khỏi vũng lầy của tội lỗi, của chủ thuyết vô luân, không tưởng. Là một sĩ quan, anh đã biết khi xử sự như vậy là hoàn toàn không đúng theo nguyên tắc chỉ đạo vì anh không muốn phải xa em khi anh nói thật với đơn vị. Anh đã từng nói cho em nghe là dường như Thượng Đế ban cho anh có được giác quan thứ sáu, cho nên anh tin nơi em cũng như anh đã biết em tin nơi anh. Hạnh phúc thực sự đến với nhau đó là sự tin tưởng tuyệt đối nơi nhau. Thế rồi hai đứa lại ngụp lặn trong hạnh phúc bỏ mặc ngoài tai những lời nói, mắt thấy chướng những gì diễn biến chung quanh, như anh giải thích cho em nghe là không ai mang lại hạnh phúc cho mình bằng chính mình tạo dựng lên, thì tội tình gì mình phải để ý đến ho. Chúmg mình sẽ vượt qua tất cả những khó khăn trở ngại, để rồi trong kỳ nghỉ phép cuối năm mình sẽ làm đám cưới ở Sài Gòn và sẽ tổ chức ở đơn vị nếu điều kiện cho phép. Anh đã viết thư xin phép mẹ cha và song thân đã đồng ý. Anh đã gắn lên tay em chiếc nhẫn đính hôn trong lúc ngoài trời sấm sét chớp lòa hòa nhịp cùng tiếng đạn pháo binh chát chúa vang động ở trại kế bên để trợ giúp cho một đơn vị bạn đang đụng độ với địch. Ngọn đèn cầy muốn tắt vì một luồng gió mạnh thổi vào phòng qua một khe hở nhỏ bên vách của khu nhà sĩ quan mà quân đội Mỹ bàn giao lại khi ho rút về nước theo tinh thần hiệp định Paris 1973, anh vội lấy tay che lại cho khỏi tắt, cùng lúc đó em cúi xuống hôn lên trán anh, hai đứa quyện lấy nhau, trao cho nhau từng hơi thở ấm, từng nụ hôn nồng nàn…Sau khi hai đứa cho nhau những gì có thể cho nhau và ngoài trời vẫn tối đen mhư mực. Đêm ấy máy điện trong đơn vị bị trục trăc, không một ngọn đèn điện nào sáng, vài đốm hỏa châu bùng lên trong không trung, rồi tắt lịm, bên hông nhà tiếng kêu của một cặp ễnh ương đang hẹn hò và thỏa mãn ré lên những tiếng sung sướng sau cuộc tình chớp nhoáng mà chúng vừa trải qua. Nhìn anh qua khói thuốc, từng vòng tròn nối tiếp nhau luồn lách như nhún nhảy trên không rồi tan loãng, anh hớp một ngụm cà phê mà em mới pha, mông lung thả hồn trong suy nghĩ riêng tư. Quyện mình trong chiếc mền nhà binh của anh, nhắm mắt lại và tìm giấc ngủ an bình sau những giờ khắc tràn đầy hạnh phúc bên anh, em muốn để anh yên bởi quen anh đã lâu đủ để em biết nên tôn trọng những giây phút cá nhân của anh.
Buổi tối sau lễ kỷ niệm ngày thành lập đơn vị là một buổi tiệc ăn uống rồi dạ vũ. Bên ly champagne, anh nói với em thật nhiều như thể anh không còn dịp để hàn huyên cùng em, nhưng em chỉ nghe lỏm bỏm tiếng đực, tiếng cái vì tiếng nhạc, lời ca, cùng tiếng nói chuyện quyện lẫn trong tiếng cười ròn rã của người hoạt náo viên và của mọi người cho ngày vui chung của đơn vị. Em thầm mong mỏi và cầu xin Thượng Đế ban cho chúng mình mãi mãi bên nhau thế này anh nhé. Em nhảy với anh thật nhiều, trái với mọi khi em thường hay thích ngồi nghe nhạc. Từ những điệu Slow mùi mẫn, đến điệu Tango lả lướt, đến điệu Rumba tình tứ, đến điệu Cha Cha Cha vui nhộn, đến điệu Be-Bop sống động, riêng điệu Valse anh từ chối không nhảy với lý do những lúc sau này anh hay bị chóng mặt nên không thể quay nhiều vòng được. Mọi người nhìn em ngạc nhiên và ngưỡng mộ, không ngờ một cô gái quê mùa mới ngày trước ngày sau đã trở thành một cô gái thành thị ăn chơi đúng nghĩa. Mọi người có biết đâu em đã quen anh gần một năm qua, bao nhiêu dịp về phép hoặc đi công tác của anh là đều có em bên cạnh. Anh đã dạy cho em từng lời ăn, tiếng nói trong xã giao hàng ngày, cách đi đứng, cách ăn mặc, và những bước nhảy từ căn bản đến những bước kiểu cách của dân nhảy chuyên nghiệp. Rồi tự nhiên em bật lên khóc một cách ngon lành như một đứa con nít trong vòng tay anh khi cô ca sĩ đang thả hồn vào không gian, tiếng hát của cô thật u buồn qua bản nhạc “Nửa Hồn Thương Đau” của Phạm Đình Chương “Nhắm mắt ôi sao nửa hồn héo thương đau. Ôi sao ngàn trùng cách chia nhau. Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào. Anh ở đâu, Em ở đâu…” Em có cảm tưởng mất anh ngay từ giây phút ấy. Em hận cuộc đời, thù ghét chiến tranh vì nó luôn mang lại bao đổ vỡ, bao tàn phá từ vật chất của cải đến giá trị tinh thần, mọi thứ đều bị băng hoại xuống tận cùng gốc rễ. Anh từng tâm sự với em, anh mong rằng cuôc chiến sẽ sớm chấm dứt để không còn hàng ngày nhìn thấy cảnh vợ mất chồng, con mất cha, mẹ già mất con…, anh mong rằng cuộc chiến sẽ sớm tàn lụi để anh được cùng mọi người dang tay lấp lại những mảnh vườn, những miếng đất loang lỗ vì bom đạn, cùng xây dựng lại những công trình bị vùi dập trong cuôc chiến nồi da xáo thịt bởi sự hấp thụ một cách mù quáng chủ thuyết ngoại lai của một nhóm người. Sau đó, anh sẽ cùng em đi thăm khắp mọi miền đất nước để được uống những bát chè xanh đậm đà đăng đắng của vùng quê xứ Bắc, để được thưởng thức nhưng dư vị ngọt ngào nơi cổ họng của quả nước dừa miền Nam…Thật ngạc nhiên và bất ngờ đến độ em nghẹn cả tim khi ông đơn vị trưởng của anh mời em nhảy. Anh lịch sự và nâng tay em đứng dậy đưa mắt gật gù nhìn em, rồi trao tay em qua tay ông bằng một câu nói “mời Thiếu Tá”. Em phát run lên trong những bước đầu tiên, nhưng rồi em trấn tỉnh lại, lả lướt theo sự dìu đi của ông trong nhịp điệu cho nhạc “Bản Tango Cuối Cùng”. Nhìn em qua ánh mắt, ông nói với em rất nhiều về anh, nhưng đại để em còn nhớ vài điều, anh là một thuộc cấp mà ông đắc ý nhất từ trước đến nay, chỉ huy giỏi, điềm tĩnh, mưu lược, sáng kiến, quyết định đúng lúc; tất cả những điểm đó là cần thiết cho một cấp chỉ huy ngoài mặt trận. Cuối cùng, tự nhiên giọng nói của ông chùng hẳn xuống bên tai em trong điệu Slow kế tiếp, anh được đề nghị thay thế ông khi hữu sự, đó là điều ông mong muốn. Ông nói với em như một người anh lớn trong gia đình, dặn em rằng phải lo lắng, chăm sóc cho anh thật tốt, thật chu đáo. Ông nói thêm, em rất ư có phước khi em lấy anh vì anh không những là người chỉ huy can trường ngoài chiến trận, mà còn là người chồng xứng đáng trong gia đình. Nhớ lại những lời của ông nói sau khi buổi tiệc tan, bất giác em có cảm tưởng đó là lời nói sau cùng của ông.
Giật mình thức giấc bởi một loạt tiếng nổ lớn bắn tung tóe như pháo bông bên trong căn cứ đóng quân được thấy qua khung cửa sổ. Anh bật choàng dậy như một phản ứng tự nhiên của người lính chiến, dù rằng đêm qua anh uống hơi nhiều trong buổi tiệc dạ vũ. Anh mở cửa thì cùng một lúc đó người lính mang máy báo cáo, địch pháo kích và một vài nơi bị trúng pháo. Anh chụp lấy ống liên hợp và gọi lên bộ chỉ huy nhưng không ai trả lời. Anh chỉ kịp mặc vội chiếc quần nhà binh, đôi giầy “ba-ta” cũ, cái nón sắt và khẩu M16 chạy thẳng ra ngoài lô cốt, theo sau anh là người lính mang máy PRC25 mà giờ đây em không còn nhớ tên anh ta là gì, và dĩ nhiên là có em bên cạnh anh. Tiếng pháo càng lúc, càng gia tăng cường độ. Tiếng la, tiếng hét, tiếng gọi nhau inh ỏi cả một vùng rộng lớn. Anh đã liên lạc được các đại đội khác và những thằng em của mình, nhưng tuyệt nhiên không một tiếng phúc đáp từ trên bộ chỉ huy. Linh tính báo cho anh biết rằng đã có chuyện không hay cho bộ chỉ huy, những câu hỏi xoay vần trong đầu anh và đột nhiên sắc mặt anh nghiêm hẳn lại, rồi ra lệnh cho các đại đội sẵn sàng tác chiến trên tuyến phòng thủ khi địch dứt pháo, bởi kinh nghiệm cho anh biết rằng với những đợt pháo lẻ tẻ, cách quãng thì không lo ngại đich sẽ tấn công, nhưng một khi địch đã xử dụng đợt “pháo tập” liên tục và mạnh mẽ như vậy thì chín mươi phần trăm địch sẽ tấn công theo chiến thuật “tiền pháo, hậu xung”. Trong khi chờ đợi địch dứt pháo thì đột nhiên anh quay sang nắm lấy tay em và nói nhờ em đi với hai người lính hộ tống, một người mang máy và một y tá của đại đội chạy đến bộ chỉ huy tiểu đoàn xem sao? Đến nơi thì hỡi ôi, em bảo người mang máy báo về cho anh biết là hầm chỉ huy đã bị trúng pháo của địch, còn em và những người lính khác cố gắng thu dọn các chướng ngại vật đã che lấp lối vào hầm, cần “ăng ten” viễn liên gẫy đổ đâm vào cánh tay của em đau nhói, máu nhuộm đỏ cả áo, nhưng mặc kệ, em vẫn tiếp tục phụ giúp những người lính mau chóng giải tỏa lối đi xuống hầm. Cuối cùng, tụi em đã xuống được dưới hầm, em nhận ra ngay ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trong góc hầm, đầu ông ngoẻo về một bên, mắt nhắm nghiền, nhưng hơi thở vẫn còn tuy có yếu hẳn đi. Ông Đại Uý Tiểu Đoàn Phó già đi lính từ thời Tây đã tắt thở, miệng ông vẫn còn há hốc ra chắc lúc căn hầm trúng pháo thì ông đang nói cái gì đó, ngực ông bị phá nát cả một khoảng lớn. Chung quanh đó là xác của những người lính truyền tin tiểu đoàn và người cận vệ của Tiểu Đoàn Trưởng, nói chung là không có xác nào còn nguyên vẹn cả. Với số vốn kiến thức học hỏi được từ những cán bộ y tế của tỉnh khi về xã truyền đạt cho em trong trường hợp khẩn cấp về y tế chăm sóc những người bị thương thì trường hợp ông Thiếu Tá chỉ còn trông chờ nơi Thượng Đế. Mảnh bom lọt sâu vào trong đầu, máu vẫn rỉ ra từng giọt, chất nhờn xanh xám thấy được nơi lỗ tai. Ông bị nội thương trong đầu rồi, em thầm nghĩ, thật nhẹ nhàng em băng đầu cho ông để giảm bớt máu chảy ra chứ không dám băng chặt, bởi vì theo nguyên tắc mà em đã được chỉ dạy là càng cột chặt bao nhiêu thì vô tình mình đã phá hư thêm những bộ phận khác bên trong đầu của bệnh nhân. Nếu như ông may mắn được trực thăng tải thương mau lẹ về bệnh xá sư đoàn hoặc quân đoàn thì họa may họ có thể cứu sống ông, nhưng ở tình trạng này thì hoàn toàn bó tay. Nhìn quanh quẩn, bất chợt em thấy dưới đống bao cát môt vật giống như bình dưỡng khí cầm tay, đọc thật nhanh hàng chữ “oxygen” mà em nhớ mài mại có một lần được nghe giảng và thấy nó, ngay lập tức em quyết định áp đặt chiếc mặt nạ vào mũi và miệng của ông, vặn mở nút khí cho hơi chạy qua mặt nạ, một hai phút sau hơi thở của ông đều đặn hơn, khả quan hơn. Lúc này mắt ông bắt đầu hé mở một ít, em mừng thầm nhìn ông mà thấy thương như một người thân trong gia đình. Hình như ông nhận ra em, tay ông động đậy, em vội nắm lấy bàn tay dạn dầy sương gió của ông, rồi ghé vào tai ông nói đủ để ông nghe là anh đã cốgắng gọi về sư đoàn xin yểm trợ phi pháo và trực thăng tải thương gần nửa tiếng rồi. Ông nắm tay em thật chặt như muốn nhắn gửi điều gì, nhưng ông không thể nói đươc thành lời. Chừng mười phút sau, toàn thân ông bắt đầu run lên bần bật, ông ưỡn người về phía trước, em thầm nghĩ “không xong rồi” và dùng phương pháp hô hấp nhân tạo những mong kéo dài thêm sự sống cho ông, nhưng vô phương và rồi ông ra đi vào miền viên miễn, em thầm khóc cho một kiếp người, sinh ra, lớn lên, rồi chết. Thế là hết! Em vuốt mắt ông rồi yêu cầu mọi người phụ với em thu dọn những cái xác lại vào từng “poncho” và trở lại tuyến phòng thủ. Anh như lặng đi trong căn hầm chỉ huy trước cái chết của con chim đầu đàn, người đã cùng anh vào sinh ra tử biết bao nhiêu lần, người đã hướng dẫn anh từng đường đi nước bước ngay từ lúc khởi đầu cuộc đời binh nghiệp của anh, không vợ, không con, người đã chọn đời lính làm lẽ sống, người đã sống và chiến đấu không biết mệt mỏi cho mảnh giang sơn còn lại của đất nước, cho nhân dân được ấm no, và cho hai tiếng “tự do”.
Những cơn gió lạnh của rừng núi cao nguyên xuyên qua cửa hầm làm anh rùng mình, kéo cao cổ áo sau. Anh hít thật sâu cái lạnh của núi rừng và rồi điếu thuốc trước chưa tàn, điếu thuốc sau lại tiếp nối. Anh mắt anh đăm chiêu nhìn ra ngoài bầu trời ảm đạm bởi mấy ngày rồi, trời liên tục đổ mưa, di chuyển khó khăn, đất mỏng như bụi và khi gặp mưa xuống thì bết lại như xi-măng dưới bàn chân của đôi giầy, mỗi bước đi giống như phi hành gia trên mặt trăng vậy. Tiếng pháo của địch vẫn ì ầm, lửa bốc cháy ngụt trời, lửa hừng hực ở khắp mọi nơi, mọi hướng, lửa ở kho nhiên liệu của tiểu đoàn pháo binh cùng những tiếng nổ đinh tai, nhức óc phụ theo của những thùng đạn pháo binh, căn cứ chìm trong lửa đỏ. Địch xử dụng tất cả mọi phương tiện của vũ khí tối tân như pháo130 với đầu nổ chậm, đạn chui sâu xuống lòng đất, rồi nổ tung lên. Do đó, với những hầm hố được xây dựng trong căn cứ hoàn toàn không chịu đựng nổi với đạn của loại pháo này, đành ngồi chờ Trời kêu ai người ấy dạ theo đúng như câu ca dao tục ngữ mà nhân gian ai cũng biết. Đơn vị lính Mỹ họ cũng có những loại đại bác còn tối tân hơn, tầm sát hại rộng lớn hơn, nổ ở trên không, rồi bắn tung ra với đường kính khoảng nửa cây số, nhưng họ đã không viện trợ cho ta, thậm chí khi họ rút về nước, họ cũng không để lại cho cho chúng ta xử dụng mà trước đó họ đã yêu cầu chúng ta cho người đi quan sát và được họ huấn luyện cách xử dụng. Đó là một điều hết sức kỳ cục như họ đã áp dụng với tất cả mọi binh chủng của ta từ không quân, hải quân, đến pháo binh và thiết giáp. Người lính của ta hoàn toàn phụ thuộc vào sự tiếp vận của họ. Người lính của ta như bị chói chân, chói tay, nếu như không có tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất và có lý tưởng thì có lẽ chúng ta đã bại trận từ lâu rồi. Trong khi đó, địch quân đươc sự viện trợ tối đa từ phe của họ với tất cả vũ khí hiện đại nhất. Pháo 130 của địch với tầm bắn xa khoảng 30 cây số, đạn đạo đi rất nhanh và chính xác, anh nghĩ chắc có lẽ hầm của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị pháo rớt trúng vào đợt đầu tiên. Cùng một lúc với pháo ở xa như pháo 130, địch còn vác 75 và 82 ly không giật đi lòng vòng quanh căn cứ bắn trực xạ vào doanh trại. Sau khi chịu đợt “tiền pháo”, tất cả đều vọt ra khỏi hầm, ghìm súng chờ đợi “hậu xung”. Qủa nhiên, ngay sau đó, chiến xa ì ì kéo tới từ mọi phía, họng súng nả đạn trực tiếp vào tuyến phòng thủ của quân ta, bụi cát bắn văng tung tóe khắp mọi nơi, những tháp canh bị gẫy đổ, theo sau là bọn lính tùng thiết hòa với tiếng hò hét dậy trời cùng tiếng kèn tiến quân của chúng. Tất cả như muốn áp đảo tinh thần chiến đấu của quân phòng thủ, nhưng không, địch đã lầm, mỗi người lính của ta ai nấy đều được trang bị đầy đủ tinh thần trước khi bước vào cuộc chiến, bắt đầu tại các quân trường cũng như sau đó trưởng thành trong quá trình lùng và diệt địch để bảo vệ non sông gấm vóc này. Quân ta không sợ chiến xa của địch, dù rằng có những người lính chưa bao giờ từng thấy chiến xa của địch. Quân ta im lặng, bình tĩnh chờ lệnh cấp chỉ huy và sẵn sàng trong tư thế tác chiến. Trận đánh bắt đầu khi chiến xa địch vừa tầm cho M72 và XM202 được cải biến từ M72, có thể bắn 4 phát liên tiếp, với sức nóng khoảng 3600 độ Fahrenheit hay khoảng 1982 độ Celsius mỗi trái. Mọi người nghe tiếng phụp thật lớn và rồi 3 chiếc chiến xa đi đầu đều bị cháy rụi, hai chiếc sau bị hư hại nặng không di chuyển được nữa, dĩ nhiên những tên địch trong 3 chiếc bị cháy cũng trở thành ngọn đuốc thắp sáng thêm cho bóng đêm, còn những tên địch trong 2 chiếc bị hư hốt hoảng phóng ra ngoài và trở thành những tấm bia cho quân ta. Bọn lính tùng thiết mất tinh thần và bị đánh bật trở ra. Các mặt trận ở tuyến phòng thủ khác chắc cũng vậy, do đó sau gần 2 giờ quần thảo, chúng đã chịu thất bại nặng nề về mọi mặt và rút lui để chỉnh quân lại cho đợt tấn công kế tiếp. Giờ đây, chúng chỉ còn nước tiếp tục pháo kích vào căn cứ để trả hận mà thôi. Vài trái sáng cầm tay được bắn lên bầu trời đủ để anh quan sát phía trước và thấy trong phạm vi tiểu đoàn chịu trách nhiệm, lớp hàng rào bên ngoài cùng đã bị đè bẹp hẳn xuống bởi những chiếc tăng của địch. Qua liên lạc vô tuyến thì anh được biết người anh cả của pháo đội bạn đã anh dũng nằm xuống, hai tiểu đoàn bạn cũng bị thiệt hại khá nặng, một số sĩ quan chỉ huy cùng nhiều chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc và bị thương nặng nhẹ. Riêng tiểu đoàn của anh, kể ra thì anh cũng khá mát tay và cũng nhờ Ơn Trên che chở, do đó chỉ có một thằng em bị hy sinh, con hầu hết chỉ bị thương nhẹ, anh cũng vậy, tất cả đều được băng bó sơ qua, rồi tiếp tục ngay trong lúc chiến đấu. Tâm tư tình cảm người lính của ta đều được thể hiện qua cuộc chiến đấu một mất một còn này, họ chiến đấu thật đơn độc, thật lẻ loi, không một lời than vãn, dù rằng lát nữa đây hoặc sau này họ có mất đi thì vợ con họ hay người thân chỉ được đền bù bằng một số tiền tử tuất nho nhỏ và bốn chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn”, nhưng họ cũng mãn nguyện là đã làm đươc một cái gì có ý nghĩa sáng ngời nhất trong đời sống ngắn ngủi của họ cho quê cha đất tổ. Không một phi pháo yểm trợ bởi hầu hết những đơn vị ở những miền cực đầu và kề cận giới tuyến đã đươc lệnh di tản có chiến thuật của người đứng đầu miền Nam. Anh nghĩ thầm lệnh gì mà quái đản thế. Anh đã nghe những tin tức dồn dập gởi về, dân và lính “hầm bà lằng xắng quấu” bỏ của chạy lấy người, đạp lẫn lên nhau xuyên rừng sâu cũng như trên quốc lộ, và địch đã lợi dụng tình huống này, cố tình làm cho hoảng loạn càng nhiều càng tốt để không cản bước tiến sâu về miền Nam bằng những đợt pháo đuổi theo đoàn người di tản không ngừng nghỉ một cách dã man có một không hai trong lịch sử tội ác chiến tranh. Máu đổ thịt rơi thấy mà đau lòng khi anh được nghe kể lại từ những người may mắn còn sống sót chạy về đây tạm trú. Trận đánh lại bắt đầu, sau đợt “tập pháo” lần thứ nhì. Trận giao tranh càng lúc càng khốc liệt và đẫm máu bởi địch cay cú lần thất bại trong đợt tấn công đầu tiên. Mặt trận do anh chịu trách nhiệm lần này dường như là nặng nhất. Hai chiếc tăng T54 và một chiếc PT76 đã gục xuống khi chúng vừa đến sát hàng rào, những chiếc còn lại vẫn hùng hục tiến lên, M72, XM202 và cả B40, B41 tịch thu được của địch hạ luôn một hơi 4 chiếc. Bọn lính tùng thiết lần này không bỏ chạy như lần trước, mà chúng bương càn dẫm lên những xác chết đồng đội của chúng vừa tiến vừa nhả đạn về hướng quân ta, địch đang xử dụng chiến thuật biển người, lớp này ngã xuống, lớp sau lại tiến lên. Nhìn thấy địch như những con thiêu thân với ước vọng dùng sức người để tràn ngập căn cứ. Lính của ta luôn kiên cường bất khuất trong tay súng hạ từng tên địch, một vài nơi phòng tuyến bị thủng, một số địch quân lọt vào bên trong vị trí phòng thủ và trận đánh xáp lá cà diễn ra, nhưng cuối cùng không còn tên địch nào sống sót để gieo thêm tang tóc cho quân dân ta cũng như chạy thoát về phía chúng. Các cây M60 của tiểu đoàn trong trận đánh là nồng cốt cho quân phòng thủ. Trước khi trận đánh ập tới anh luôn ra lệnh các cây M60 phải được bảo quản kỹ lưỡng như khẩu súng cá nhân của nình và khi ở vị thế tác chiến là phải được đặt ở vị trí tốt nhất, cùng tất cả thùng đạn đươc gom lại, sẵn sàng chiến đấu với một dây đạn đã lên nòng. Những người lính được giao nhiêm vụ là xạ thủ đại liên, thường là cấp bậc Hạ Sĩ hay Hạ Sĩ Nhất, đôi khi có thể là Trung Sĩ, họ thâm niên quân vụ, họ dày dạn chiến trường. Do đó, bản thân họ với cây đại liên như dính liền với nhau, họ đã anh dũng cảm những đợt xung phong biển người của địch…
Nàng trở thành người lính tác chiến bên cạnh anh từ lúc nào không hay biết. Với cây M16, nàng nhả đạn một cách tuyệt vời và chính xác về phía địch quân, mà trước đây từng ở cùng một chiến tuyến, từng là tình đồng chí của nàng. Với những cuộn băng trắng trong tay để băng bó cho những thương binh, nàng trở thành người nữ y tá dịu hiền bất đắc dĩ của đơn vị. Nàng không phải là một người trở cờ. Nàng không phải vì tình yêu mù quáng mà phản bội tổ chức của nàng. Con người khác với con vật là có sự nhận thức đâu là đúng, đâu là sai, đâu là chính nghĩa, đâu là tà đạo, gian trá. Hơn nữa, với bản chất đặc biệt khác thường và thông minh mà ông trời đã ban cho nàng, nàng đã trưởng thành trong ý thức, không phải ai nói cái gì cũng tin, cũng nghe theo một cách tuyệt đối. Bởi vậy, dù được nuôi dưỡng và lớn lên trong bưng biền, được sự giáo dục nhồi sọ một chiều, nhưng nàng chợt tỉnh ngộ từ khi được cùng anh tâm sự, chia xẻ ngọt bùi, không một lừa lọc nơi anh. Phải chăng đó cũng chính là một “nhân duyên” theo giáo lý của Đức Phật cho nàng cơ hội gặp anh, thương anh, và được anh biến cải trở về với cội nguồn của dân tộc mà mỗi lần về phép anh được nghe mẹ của anh giảng cho anh nghe thế nào là đạo làm người cùng chân lý sáng ngời, từ bi, hỉ xả của Người?
Quân địch ngã xuống như những cây giạ non trước những cơn cường nộ của bão táp bởi những quả mìn cá nhân chống người đặt dầy đặc trong hàng rào, những quả mìn Claymore dùng để chống biển người được gài bẫy hoặc kích hỏa trực tiếp của quân phòng thủ, phối hợp với những tay súng M16 từng đoạt giải thiện xạ quân đoàn, những khẩu trung liên tuy hơi cổ lỗ xĩ cũng được mang trong kho ra xài lại, và quan trọng hơn cả là những khẩu đạị liên M60 khạc lửa liên tục về phía trước tới tấp. Địch biết được sự lợi hại của M60, cho nên địch cố tình triệt hạ cho bằng được hỏa lực dũng mãnh của chúng, một vài ổ M60 trong tiểu đoàn bị địch thanh toán gọn. Riêng khẩu M60 bên cạnh nàng là môt Hạ Sĩ Nhất người Việt gốc Miên miệt Châu Đốc cao lớn lực lưỡng, một mình một cõi, một tay cặp bên hông khẩu súng và tay kia xách thùng đạn, luôn di chuyển nhanh lẹ từ vị trí này sang vị trí khác, bởi vậy địch không làm gì được anh chàng Hạ Sĩ Nhất đó. Bỗng một trái B40 xẹt ngang hông nàng, chui lọt vào lỗ châu mai lô cốt thương bệnh binh nằm tạm bên trong, nháng lửa nổ tung tóe cùng với những tiếng la thất thanh tuyệt vọng, rồi thêm một trái nữa, chiếc lô cốt sụp hẳn xuống giống như một cảnh đất chuồi trong cơn lũ. Một luồng gió mạnh thổi về hướng nàng, mùi da thịt khét lẹt đến rợn người. Giờ đây, anh chàng người Miên xác định được hướng đi của hai khẩu B40 và anh bèn đưa một tràng đại liên dòn dã về phía chúng, có lẽ chúng đã “theo ông bà” rồi. Thùng đạn vơi đi, lại có thùng khác tới bởi người phụ xạ thủ của anh luôn sẵn sàng cản ngăn những bước tiến của địch quân. Hăng say và bất ngờ anh lính Miên đặt khẩu súng M60 phía trước nàng bóp cò không biết mỏi mệt về hướng một toán địch không biết là bao nhiêu tên đang vừa chạy, vừa hô xung phong về hướng nàng, và rồi nàng có vẻ hơi bực dọc, bởi nàng không kịp nghĩ đến trong khoảnh khắc thời gian này, anh lính Miên đã kịp cứu mạng nàng khỏi toán đich quân đó. Thế rồi một trái B40 không biết từ đâu vọt tới thật nhanh, nàng chỉ nghe đươc tiếng “phụp”, chàng Hạ Sĩ Nhất ngã bật ngửa về phía sau, tay anh vẫn ôm chặt khẩu súng và bóp cò, nhưng những viên đạn bay vút lên trên bầu trời đen xám, và nguyên một tấm thân bồ tượng, rắn chắc của anh đè lên người nàng. Lúc này, nàng có cảm tưởng một số xương trong người gẫy vụn, mắt nàng hoa lên, nhưng nàng cũng còn nghe tiếng chửi thề của người lính Miên, anh bật dậy như cái máy, ôm khẩu đại liên vừa điên cuồng bóp cò, vừa văng tục ỏm tỏi, có thể nói anh lính Miên đó đã diệt địch nhiều nhất trong tiểu đoàn cho trận đánh một mất một còn này. Máu ở bụng anh tuôn ra xối xả, anh bắt đầu bước đi loạng choang, không còn tự chủ. Anh lính Miên quỵ xuống bởi một tràng đạn AK47 làm nát bấy đôi chân của anh, rồi phụ họa theo một trái B40 rớt vào buồng ngực và vỡ toang ra, máu anh tuôn chảy thành vòi. Anh Hạ Sĩ Nhất đã vĩnh viễn nằm xuống như bao người lính vô danh khác đã nằm xuống cho hơn 20 triệu nhân dân miền Nam được sống tự do trong gần ¼ thế kỷ. Trong ánh sáng nhá nhem của hỏa châu lập lòe trên không, nàng còn nhìn thấy gương mặt khắc khổ chịu đựng, hằn xuống những dấu vết cơn đau còn đọng lại của anh Hạ Sĩ Nhất. Bây giờ nàng mới hoàn hồn, chụp khẩu đại liên trên tay anh, bắn xối xả về hướng địch quân, mắt nàng long lanh giận dữ, môi nàng mím chặt lại, nàng muốn trả thù cho anh, người mà nàng mang ơn cứu tử trước những họng AK47 và hai trái B40, anh hứng trọn vẹn những thứ đó ngay trước mắt nàng, anh đã truy cản mũi thọc sâu của địch một cách có hiệu quả, không những anh cứu nàng mà còn cứu những người khác trong đợt tấn công của địch vừa rồi. Nàng nghĩ, nếu như không có anh lính Miên trấn thủ lưu đồn với khẩu đại liên M60 đươc xử dụng một cách tuyệt vời, không chừng địch quân đã tràn ngập tại đây, và không chừng trận chiến đã xoay chiều 360 độ, lúc đó mọi người chỉ còn là những thây ma vô thừa nhận.
Trận chiến tàn dần và im hẳn lúc trời gần sáng. Địch quân gần như kiệt quệ về mọi mặt, một chút ít tàn quân lùi ra xa chờ tiếp viện. Quân ta cũng chẳng hơn gì bởi tình huống đơn độc trong chiến đấu, không chiến xa, không phi pháo yểm trợ, còn đứng vững là anh dũng lắm rồi, là may mắn lắm rồi. Liếc nhìn quanh một lượt, lòng anh trĩu xuống bên những chiếc poncho xác người, bên những thương binh đang rên xiết chờ tử thần rước đi bởi không đủ thuốc men và dụng cụ để cứu chữa ho. Kiểm điểm lại nhân số thì hơn phân nửa tiểu đoàn trở thành bất khiển dung. Mới có một đêm thôi mà thấy anh già hẳn đi. Qua liên lạc vô tuyến thì địch đã tràn ngập hướng pháo đội bạn, do đó hai tiểu đoàn bộ binh kề cận phải chạy qua tiếp cứu, rồi trận đánh cận chiến giữa ta và địch với mã tấu, lưỡi lê cùng tất cả những thứ gì có thể xử dụng được cho nó, và khi đợt tấn công chấm dứt thì toàn thể quân số của pháo đội bị xóa sổ, một tiểu đoàn còn lại khoảng 20 người lính, trong số đó hơn một chục bị thương nặng và nhẹ, tiểu đoàn kia thì còn phân nửa kể cả đui, què, mẻ, sứt. Tình trạng nói chung là thê thảm, nhưng tinh thần người lính lúc nào cũng dạt dào dâng cao niềm kiêu hãnh của màu cờ sắc áo đơn vị, không lùi bước trước quân thù, họ tiếp tục chờ một trận tấn công khác của địch. Hớp một ngụm cà phê của người lính mang đến cho anh, rồi ngả mình xuống chiếc võng vắt tòng teng qua hai cái cọc còn sót lại của lô cốt bị sụp đổ. Mặt trời bắt đầu ló dạng, những tia nắng ban mai chiếu rọi xuống cảnh vật tiêu điều, những giọt sương mang đủ màu sắc lóng lánh như hạt kim cương trải dài trên bụi cỏ phản chiếu ánh sáng từ một định tinh trong Thái Dương Hệ của chúng ta. Một ngày lại bắt đầu, con người bắt đầu phải chiến đấu để sinh tồn trên mọi lãnh vực. Đột nhiên anh hướng mắt về phía nhà nguyện Công giáo trong đơn vị, dù rằng là người ngoại đạo, và tâm tư anh lúc này chợt thấy lắng đọng, mọi vật đều không còn nguyên vẹn sau cuộc chiến, nhưng chỉ riêng tượng Đức Mẹ vẫn sừng sững như thiên thần trên một mô đất cao, hiền dịu, bao dung, hai cánh tay Mẹ giơ ngang trái tim như đang ôm cả bầu trời, anh nhìn Mẹ cầu xin bình an cho mọi người, cho bạn bè, và cho đồng đội. Người lính đưa cho anh ống liên hợp, sắc mặt anh thay đổi cùng hơi thở, anh cố lấy hết bình tĩnh để nhận mệnh lệnh trực tiếp từ người anh cả của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn là phá hủy tất cả những gì không mang theo được, bảo tồn đơn vị tối đa trong khi di tản, tránh gây thiệt hại không cần thiết để sau này tái lập và hoàn chỉnh cho những trận chiến kế tiếp. Là cấp chỉ huy là phải biết tiên liệu, do đó anh đã nghĩ đến chuyện này sau trận đánh vừa qua. Anh không thể nướng quân một cách phi lý và oan uổng như vậy, bởi không một nguồn tiếp trợ từ mọi phía, từ trên xuống dưới, rồi đạn hết, lương thực hết, lúc đó chỉ còn nước mời địch quân vào cắt cổ từng người. Tất cả vì danh dự và kỷ luật của quân đội, anh đã tự nén lòng mình không dám nói ra những điều mình muốn nói, anh không thể tự mình quyết định khi chưa có lệnh ở trên. Nói cho cùng thì đây cũng là “cơ duyên” mà mẹ anh thường nhắc nhở trong kinh điển giáo lý nhà Phật, và cũng chính là vận nước đã điểm, đôi khi con người chúng ta có thể xoay ngược được “thiên mệnh” bằng ý chí và sự cương quyết của mình, nhưng cũng phải dựa vào những yếu tố khác không kém phần quyết định sự thành bại của nó, tỷ dụ như trận chiến đang diễn ra giữa hai phe Quốc-Cộng hiện nay, chúng ta dĩ nhiên có lý tưởng chiến đấu, nhưng lại bị cắt hết nguồn viện trợ từ phía Đồng Minh chủ yếu của chúng ta là chính phủ Mỹ, họ muốn rút chân ra khỏi vũng lầy đẫm máu mà người dân tại bản quốc của họ không muốn người thân của họ phải hy sinh thêm nữa cho cuộc chiến kéo dài non ¼ thế kỷ, biết bao sự tốn kém lấy ra từ đồng tiền đóng thuế của họ, ngoài ra cuộc chiến dai dẳng không kết thúc mau lẹ tạo ra sự chia rẽ trầm trọng sự phân hóa trong cộng đồng dân chúng của họ. Một yếu tố không kém phần quan trọng là sự lạm dụng quá đáng của các cơ quan truyền thông ngoại quốc, hoạt động mạnh nhất chính là giới truyền thanh, truyền hình Mỹ. Họ bôi lọ, coi thường sự chiến đấu và hy sinh của quân dân ta, họ đề cao tối đa sự xâm lăng của địch như là một sự nghiệp giải phóng cao đẹp, họ thổi phồng những tin tức xấu cho sự hiện diện của lính Mỹ trên đất nước ta, họ đưa ra những lời lẽ, những hình ảnh làm nản lòng chiến sĩ, cũng như làm cho nhân dân Mỹ nghi ngờ, chán ghét chiến tranh Viêt Nam, họ đã không trung thực trong việc tường trình cuộc chiến Việt Nam, họ chỉ nói ra sự thực một nửa, sự thực nào có lợi cho họ, hay là sự thực đã bị họ biến dạng đi một cách quá quắt. Tất cả với mục đích câu độc giả vì tính hiếu kỳ và làm cho dân chúng của họ hoảng sợ chết chóc. Cũng từ những áp lực từ mọi phía, chính phủ của họ đã phải hành xử không đúng với danh từ “đồng minh”, họ đã bán rẻ lương tâm, họ đã “đi đêm” với những chính phủ quan thầy của địch, với những văn bản được ký một cách bí mật về tương lai của miền Nam, đổi lại họ sẽ có những sự nhường bước hoặc trao đổi có lợi cho họ trên một lãnh vực nào đó mà chúng ta không hề biết; trong khi địch quân càng ngày càng được quan thầy và phe phái của họ tiếp trợ không hạn định về mọi mặt. Anh nghĩ rằng cuộc chiến như vậy là không công bằng, sự thiệt thòi cuối cùng chắc chắn sẽ là quân dân ta, vòng xích đỏ sẽ nhuộm luôn mảnh đất còn lại của quê hương, họ sẽ mang gông cùm đặt trên đầu trên cổ thêm hơn hai mươi triệu nhân dân miền Nam mà thôi.
Anh được chỉ định chỉ huy toàn bộ đơn vị trong căn cứ cho cuộc di tản, dù rằng anh kém thâm niên trong cấp bậc cũng như chức vụ, điều này chứng tỏ rằng ở trên đã được báo cáo về khả năng chỉ huy của anh từ trước. Tiểu đoàn anh mở đường tiến ra trước, anh và mọi người rất ngạc nhiên về tình huống có vẻ không được bình thường vì sự im lặng một cách kỳ quặc của địch quân. Nhưng một thoáng suy nghĩ chạy qua đầu anh thật nhanh, anh chỉ gật gù và thản nhiên điều động đơn vị. Sau khi ra khỏi trại, anh rải quân thật lẹ để đề phòng những đột kích của địch. Bốn chiếc xe GMC cuối cùng chở vợ con lính và một số lính bị thương nặng lăn bánh rời khỏi căn cứ, và tiểu đoàn anh với nhiệm vụ bọc hậu nối tiếp theo đoàn quân di tản. Vẫn im lặng như tờ và anh ra lệnh mọi người phải cẩn trọng hơn. Đoàn quân di tản hơi chậm vì dân cư, làng xã gần căn cứ ùa theo, hơn nữa lính cũng như vợ con của họ đã mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh không cần thiết mà anh đã chỉ thị trong lệnh hành quân là phải để lại, vì họ tiếc của… Và đúng như dự liệu chừng một giờ sau, địch bắt đầu pháo kích theo với nhịp độ kinh hoàng, bừa bãi, không cần biết đó là quân ta hay là dân chúng. Anh thầm nghĩ, à thì ra là như vậy, thật đúng như sự suy nghiệm của anh. Địch muốn bảo tồn quân số cho những mục đích khác, do đó chúng đã để yên cho chúng ta ra đi, nhưng sau đó dùng chiến thuật gây kinh hoàng và tạo hỗn loạn trong mọi người từ lính đến dân, và rồi chúng hoàn thành mục tiêu như dự định. Với chiên thuật cổ lỗ sĩ nhưng vô cùng hiệu nghiệm, pháo xa với pháo 130, pháo gần nhưng di động theo đoàn quân ta là pháo 75 va 82 ly. Có những người kệ mặc cho số mạng, lầm lũi bước, pháo nổ và họ cứ đi vì họ nghĩ, trời kêu ai thì người ấy dạ. Có những người nghe tiếng pháo từ xa thì vội vàng tìm chỗ an toàn ẩn nấp, rồi địch dứt pháo và họ tiếp tục con đường vượt thoát. Thật là đại lộ kinh hoàng theo đúng ý nghĩa của nó. Một địa ngục trần gian. Tất cả chỉ nhìn thấy máu đỏ, thịt rơi. Biết đến khi nào mọi người mới được sống an bình, hạnh phúc, tự do. Lần đầu tiên trong cuộc đời, anh đã khóc, và anh cứ để cho những giọt nước mắt rơi xuống trên gương mặt xạm nắng của người lính trẻ đồng bằng sông Cửu, nó đã mang máy cho anh kể từ ngày anh xuống trình diện đơn vị làm Trung Đội Trưởng, nó thành thực, hiền lành, “nhu mỉ nhu mì” như một đứa con gái, anh thương nó như em trai, bởi vì anh cũng có một người em trai bằng tuổi nó mới vừa hy sinh hồi đầu năm trong cuộc truy lùng địch ở một sông lạch gần mũi Cà Mau của lực lượng Hải Thuyền. Đến đây, anh lại nghĩ tới lời mẹ anh nói, năm nay là năm tuổi của chúng nó, nếu không chết thì cũng thương tật nặng, bởi những đứa trong xóm đều rơi vào cảnh ngộ giống như thằng em trai của anh, và bằng chứng hiển nhiên ngoài đầu đường cũng có một người cùng tuổi chết trong một tai nạn xe cộ. Anh không muốn tin những điều dị đoan như thế, nhưng rồi anh cũng phải nghĩ tới. Anh ôm nó vào lòng anh, máu của nó ướt đẫm cả bộ quân phục bạc màu của anh, anh hôn lên trán nó lần cuối, và rồi anh vuốt mắt nó, thầm cầu xin mười phương chư Phật gia hộ cho nó được phủ phục dưới chân Ngài nơi cõi “vĩnh hằng”. Anh và nàng, cùng vài người lính thay phiên nhau đào vội cái huyệt nhỏ bên đuờng để chôn xác nó. Anh cắm trên mộ huyệt của nó cây súng phóng lựu và cái nón sắt mà nó thích đeo bên mình trong các cuôc hành quân. Vĩnh biệt thằng em nhỏ, anh đứng nghiêm chào nó, rồi quay qua hướng khác như để che dấu một điều gì mà anh không thể nói thành lời và nhìn vào chiếc đồng hồ Seoko 5 mà “bố già” mua cho anh khi anh lấy được mảnh bằng Tú Tài 2. Đó là thói quen của anh mỗi khi suy nghĩ mông lung, hoặc là băn khoăn, hoặc là chờ đợi một cái gì. Chiếc kim đồng hồ cứ nhích đi…, nhích đi, thật chậm và cũng thật nhanh, bởi vì nó chậm với một ngày, nhưng nó lại thật nhanh với cuộc đời người lính chiến.
Thấm thoát đã 5 ngày đêm trên đường di tản ra hướng biển, mọi người đều vật vưỡng, mỏi mệt, mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy nghỉ, không còn ai chỉ huy ai, tự mình tìm đường sống cho bản thân mình. Trước mặt anh bây giờ là ngôi trường Biệt Động Quân, ngôi trường được mang tên Dục Mỹ vắng hoe, đủ mọi quân trang, quân dụng vất bừa bãi trên lối ra vào và trên thảm cỏ. Bên trong, một vài người di tản đi vào tìm nước uống và thức ăn nếu có còn sót lại. Biệt Động Quân là một binh chủng sinh sau đẻ muộn, tuy nhiên binh chủng này đã đóng góp rất nhiều trong việc bảo vệ quê hương, bảo vệ chính nghĩa tự do. Người lính của binh chủng này đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân nổi tiếng trên khắp bốn vùng chiến thuật và ngoại biên Lào, Campuchia. Người lính “mũ nâu” đã có những chiến thắng lẫy lừng như Đồng Xoài, Bình Gỉa, Pleime, Đức Cơ, An Lộc…Những tiểu đoàn thiện chiến của Ngũ Hổ miền Tây mà trong đó đệ nhất là tiểu đoàn 42 “Cọp Ba Đầu Rằn”, danh xưng này đã được truyền khẩu như một huyền thoại trong dân chúng, một cái tên làm khiếp đảm địch quân mỗi lần chạm mặt.
Một đêm nghỉ tạm nơi quân trường mang một ít kỷ niệm trong cuộc đời lính của anh, khi anh đến đây để thụ huấn khóa học Rừng Núi Sình Lầy. Mặc dầu hai đứa rất mệt mỏi nhưng gần cả đêm không ngủ, bởi em thích được nghe anh tiếng anh nói, thích được nghe anh kể càng nhiều càng tốt cuộc đời quân ngũ của anh. Tự nhiên, em có cảm tưởng như thể sau này em sẽ không còn được những phút kề cận bên anh, được ngắm nhìn anh, được nghe anh nói, được úp má trên ngực anh để nghe từng tiếng nhịp đập trong con tim của anh. Em nghe anh kể về khóa học rất là sinh động từng chi tiết, người vượt qua được khóa học này đều có quyền ngẩng mặt cao lên và hãnh diện với bạn bè. Khóa huấn luyện này không chỉ dành riêng cho binh chủng Biệt Động Quân mà còn cho tất cả các Hạ Sĩ Quan, Sĩ Quan từ Trung Sĩ đến Trung Tá của các đơn vị khác. Bốn mươi hai ngày gian khổ trong kỷ luật thép, luôn đòi hỏi các khóa sinh sự chịu đựng bền bỉ, dẻo dai cho đến khi hoàn tất chương trình. Khóa sinh là khóa sinh, không ai còn lon lá cấp bậc gì cả. Danh xưng bây giờ là Biệt Động Quân 1, hoặc Biệt Động Quân 2,…Trên cổ áo, vạch đỏ được may vào là Sĩ Quan, vạch vàng là Hạ Sĩ Quan. Chạy, chạy, lúc nào cũng phải chạy. Không chạy là bị phạt không chừa một ai. Khóa sinh được hướng dẫn những bài học rất ư là gian khổ, đầy nguy hiểm như tuột dây trực thăng ở căn cứ Rừng, đu dây tử thần ở căn cứ Núi, mưu sinh thoát hiểm hay tấn công hải đảo ở căn cứ Sình Lầy. Tất cả tuy gian nguy nhưng đầy thú vị. Anh thao thao bất tuyệt cho đến khi hai đứa ôm nhau thiếp đi trong giấc ngủ lúc nào không hay…
Em khóc hết nước mắt khi anh ngỏ ý muốn gửi em theo chiếc tàu đánh cá, theo ven biển, xuôi về hướng Nam, và anh hẹn em gặp nhau tại nhà anh ở Sài Gòn. Anh không muốn nhìn thấy em leo đèo lội suối cực khổ nữa. Anh muốn đi trình diện người “anh cả” của Trung Đoàn, nhưng không ai biết giờ này ông ta ở nơi chốn nào, có tin đồn ông ấy đã đào ngũ? Riêng ông Tư Lệnh Sư Đoàn được gọi về họp khẩn ở Bộ Tổng Tham Mưu. Em thực không biết anh đang nghĩ gì, anh chỉ dặn em rằng sẽ cố gắng gặp em sau. Trước lúc bước lên tàu, em chỉ biết lắc đầu, mím môi nhìn anh thật kỹ, thật lâu, nhưng không thể nói thêm một lời nào nữa. Tay em lạnh ngắt trong bàn tay anh, mắt em ráo hoảnh, mở thật to bất động nhìn anh một lần nữa. Lần chia tay ấy, sao em cảm thấy buồn quá, nó cứ xoáy loạn lên trong tim em đau nhói. Và đó chính là lần cuối cùng được sống bên anh. Trên tàu, em nguyện cầu anh được bình an. Bấy giờ, em lại muốn mau mau về Sài Gòn để gặp lại bố mẹ anh và những người thân trong gia đình mà em đã có những dịp được gặp một vài lần. Dù chỉ gặp một vài lần thôi, nhưng em có cảm tưởng em đã là một thành viên chính thức trong gia đình của anh. Em muốn được thay anh để chăm sóc mẹ, lo cho “bố già”, em sẽ coi ông-bà như là bố-mẹ ruột của em, em thèm tình yêu thương của người mẹ và của người cha, mà em đã không có nó trong cuộc đời. Em nguyện sẽ là người vợ hiền, dâu thảo dù dưới tất cả hoàn cảnh nào. Nhưng cuộc đời em cuốn trôi như một cơn lốc xoáy, từ tận cùng mặt đất đen đủi, bốc nhanh lên đỉnh cao vút, rồi ném thật mạnh ra xa, xa tít mù khơi, hơn nửa vòng trái đất. Những gì em mong, em muốn đều vuột khỏi tầm tay em một cách tàn nhẫn, cay đắng, người ta không đưa em về thành phố mang nhiều kỷ niệm trong em, mà họ kéo em lên một chiếc tàu vĩ đại, nó to gầp ngàn lần chiếc tàu đánh cá mà em quá giang. Sau này em mới biết có vài người lính nào đó đã ép người chủ tàu phải xoay hướng đi xa ra biển để gặp chiếc hàng không mẫu ham của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ đang đậu sẵn ngoài khơi, sẵn sàng tiếp đón những lính Mỹ và những người di tản muốn rời Viêt Nam. Trên tàu lúc ấy, đủ mọi hạng người, đủ mọi sắc lính, đủ mọi Tướng, Tá , cho đến anh binh nhì, và dủ mọi quan chức trong chính quyền miền Nam, trong số này đặc biệt có ông Trung Tá Trung Đoàn Trưởng của anh. Em chỉ biết mỉm cười chua xót cho những người lính nhiều tâm huyết với quê hương dân tộc như anh, những người còn ở lại, nếu không phơi thây ở một nơi ngõ ngoách nào đó, thì cũng mang trong người những thương tật ngặt ngèo, thân tàn ma dại kéo lê cuộc đời còn lại trên những vỉa hè khắp nẻo đường đất nước, hoặc để chịu vào các trại Goulag khổng lồ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lao động khổ sai, rồi chết lần, chết mòn vì bệnh tật, vì truyền nhiễm, vì muỗi mòng sốt rét của những khu rừng ẩm ướt nhiệt đới.
Ở trong cuộc đời này, dường như ai cũng có những niềm mơ ước. Khi đau khổ, ước mơ được sung sướng. Khi thiếu thốn, ước mơ được những gì mình cần có. Riêng em, em chỉ mong mỏi có một điều thật tầm thường là được gặp lại anh dù trong bất cứ tình huống nào. Nhưng sao em thấy nó xa vời quá đối với em. Phần lớn con người trong tâm tư của họ là muốn tìm những gì mới lạ, để không có thì giờ nhớ về những ngày tháng cũ, nhưng em thì không, trăm lần không, vạn lần không, em vẫn mãi mãi là của riêng anh. “NO MAN LIKE YOU”, anh có biết không? Không có một điều gì có thể khỏa lấp nỗi trống vắng trong tâm hồn em, chỉ riêng mình anh có thể làm đươc điều này cho em. Nhưng anh vẫn ngàn trùng xa cách.
Ngoài trời vẫn một màu ảm đạm của buổi chiều mùa Đông, rồi lừ đù đi dần vào bóng đêm cô độc, buồn tênh. Em không muốn đi đâu anh ạ! Em không thích những chỗ đông người ồn ào. Em gọi điện thoại từ chối không thể đến được buổi tiệc dạ vũ mà người bạn gái cùng sở mời em đến nhà của cô ấy chiều hôm nay. Đây cũng là lần đầu tiên em nhận lời và sau đó lại cáo lỗi. Hai mươi tám năm qua, em luôn có những buổi chiều trở về sau những ồn ào, náo nhiệt, bon chen trong cuộc sống hàng ngày nơi làm việc. Anh có biết không, em khóc, khóc một mình bên cạnh cửa sổ. Những giọt nước mắt lâu dần đã trở thành quen thuộc, như những buổi sáng thức dậy nhìn bóng mình trong gương lặng lẽ, và những buổi chiều trở về một mình, đi giữa những hàng cây buồn đến lặng người, vì giữa nhà và sở đi bộ chừng năm hay bảy phút mà thôi. Em vẫn cứ như thế, cứ mòn đi, cứ rỉ đi, một mình giữa cuộc đời này.

Viết xong trong một đêm trống vắng.
24/12/2002
Noel 2002
E-Mail address: sonnu5000@yahoo.com















Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả