Đồng Cảm Khi Đọc Giáp Mặt của Hồng Khắc Kim Mai


Bạn thân của tôi,

Tuần vừa rồi, trong phòng thí nghiệm không gì làm, nên tôi đã vào trang nhà Trinh Nữ để đọc truyện. (Một sở thích mà tôi thường "giết thời gian" trong những lúc nhàn rỗi, như tôi đã cùng thưa cùng bạn trong bài giới thiệu trang Trinh Nữ, Nguyễn Bình Thường, và Những Người Đã Tạo Ra Nó". Bạn biết không, tôi vừa đọc một 
câu  truyện ngắn, "Giáp Mặt" của chị Hồng Khắc Kim Mai, một câu truyện mà tôi tìm thấy được sự đồng cảm đến ....rợn ngườị Và, tôi đã say sưa đọc câu truyện này đến ba lần. Lần đầu, tôi đọc bản Việt Ngữ, sau đó thì đọc bản Anh Ngữ và trở lại bản tiếng Việt, trước khi tôi viết bài này đến bạn. 


Bạn tôi,

Xin bạn đừng ngạc nhiên vì sao tôi lại nói "tìm thấy sự đồng cảm đến....rợn người". Bạn hãy từ từ để tôi kể cái cảm giác "rợn người" này cho bạn nghe nhé. 


Như bạn cũng đã biết, tôi thì rất thích văn chương, nhất là thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn bao giờ cũng thu hút tôi, hơn cả thơ. (Tuy đôi lúc tôi cũng tập tành làm thơ, và cũng dành dụm từng đồng từng cắt để in ba quyển thơ "của nợ", nhưng thể loại truyện ngắn lúc nào cũng lôi cuốn tôi như những ngọn quái phong).


Bạn của tôi ơi,

Cách đây bảy năm, khi tôi bắt đầu "học đòi" theo những bậc trưởng giả cái sở thích đọc và sưu tầm sách, thì tôi đã tự đóng cho mình một cái kệ chứa sách. Tôi đã bỏ ra một buổi cuối tuần để đi ra tiệm Home Depot mua gỗ về đóng cho mình một cái kệ sách khá độ sộ. Thời gian đầu tôi đi ra những tiệm sách khuâng về cả đóng sách chất lên kệ, nhưng sau khi tôi tập tành viết lách, làm thơ thì những "thân hữu" bắt đầu gởi sách đến biếụ Thời gian tôi sinh hoạt với một số báo trên mạng như Âu Cơ, Suối Nguồn, VHNT, vv..vv... thì số sách để trên kệ cũng tăng dần lên. 


Sau một thời gian sinh hoạt trên mạng lưới, số bạn bè yêu thích thơ văn của tôi cũng tăng theo, và tôi cũng bắt đầu thích thú tham gia vào những buổi ra mắt sách, thơ, văn, của những người "bạn" trong vùng. Rồi trong những người "bạn thơ/văn" đó cũng khuyến khích tôi in thơ/truyện thành sách. Tôi nghe lời họ và bắt đầu để dành tiền in sách. Thế là tôi cũng có những mấy cuốn sách để trên kệ. Tôi không biết rồi số phận của nó sẻ ra saỏ Chắc có lẻ chúng sẽ như những quyển sách trong "Giáp Mặt"!


Bạn của tôi,

Tôi đọc "Giáp Mặt" (hay Face to Face) của Hồng Khắc Kim Mai chỉ là một dịp tình cờ, nhân lúc 
rảnh rỗi, nên không biết gì nhiều về tác giả nàỵ Nhưng, qua một số bài viết mà tôi mới vừa đọc thì có lẽ Hồng Khắc Kim Mai là một tên tuổi khá quen. Sau đây là tin trích từ Việt Báo:

“Hồng Khắc Kim Mai là tên cúng cơm của tác giả. Tên trên giấy tờ tại Hoa Kỳ: Phạm Hồng Kim Maị” Ghi chú tiểu sử kèm bài viết chỉ ngắn gọn vậy thôi, nhưng Hồng Khắc Kim Mai từ lâu đã là một tên tuổi quen biết. Tại Saigon trước 1975, cô là một trong những lãnh tụ sinh viên nổi danh, tên tuổi và hình ảnh thường xuất hiện trong các bản tin thời sự của các thông tấn xã quốc tế. Tại hải ngoại từ nhiều năm qua, các tạp chí văn chương thường dành chỗ trang trọng cho những sáng tác thơ và truyện của Hồng Khắc Kim Maị Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, một truyện ngắn với nhiều chất giả tưởng mà gần gũi với nỗi ngậm ngùi chung về tương lai sách vở Việt ngữ tại Mỹ ..." (Trích Việt Báo, California USẠ) 


Bạn tôi,

"Sorry" bạn nhé vì hồi nảy giờ lan man chuyện "cái tôi" nhiều quá và đường đi hơi lệch lạc, nên giờ tôi quay lại chứ không bạn ngủ gục nữa thì rõ khổ cho tôị


Để khỏi mắc công bạn đọc tìm kiếm câu truyện mà tôi nhắc đến, tôi xin tóm lược câu truyện ấy cho bạn hiểụ Câu truyện "Giáp Mặt" của chị Hồng Khắc Kim Mai được chia thành bảy đoạn ngắn, và tác giả đã đánh số thứ tự từ 1 đến 7. Tại sao là bảy đoạn mà không là 6 đoạn không là 8 đoạn? Tôi cũng cắc cớ tự hỏi mình vậy, nhưng đó chỉ là một chuyện không ăn nhập gì với câu truyện. Nhưng, tôi cũng tự trả lời cho mình rằng chắc có lẽ tác giả thích số bảy, hay là tại vì số bảy đại diện cho "Bảy nổi" của "Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh." Hay cũng có lẽ là tác giả chia ra bảy đoạn vậy thôi chứ không có lý do gì khác? Dù gì đi nữa, thì cái này tôi để cho các bạn tìm tác giả để hỏị Giờ tôi trở lại câu truyện, chứ kẻo lại đi lạc hướng nữạ


Đoạn một của câu truyện, nhân vật tôi hồi tưởng lại quá trình mua cái kệ sách của hai vợ chồng cách đây mười lăm năm trong dịp bán garage sales. Cái kệ sách của người vợ mua cho người chồng để "tặng" ông nhân dịp sinh nhật thứ 50 sắp đến vì bà biết ông ta yêu/quí sách. 


Bắt đầu câu truyện, tác giả viết:
"Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xẹ" Khi tôi đọc câu này, tôi tự hỏi, "Tại sao cái kệ sách lại để trong nhà xe mà không phải là trong phòng khách, như tôi đã để?" Nhưng càng đọc tôi càng thấy sự lôi cuốn đến "rợn da gà". 


Ở phần hai, tác giả cũng bắt đầu câu: "Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xẹ" 


Thời gian bây giờ là năm năm sau kể từ khi hai vợ chồng mua cái kệ sách. Khi kệ sách đã đầy, cũng là lúc nhân vật "Tôi" phát hiện ra bốn tập thơ của mình viết nằm trên ấỵ Còn nỗi súc động nào hơn khi biết rằng người vợ mình đã dành dụm từng đồng từng cắt để in cho mình, để tặng mình năm sinh nhật thứ 55 những tác phẩm ấỷ Quả thật tình nghĩa của người vợ dành cho người chồng quá ư là đậm đà. Cái cá tính đó thể hiện qua rất nhiều người phụ nữ Việt Nam của chúng tạ

"Vợ tôi gom góp những bài thơ bài văn của tôi như một tín đồ sùng đạọ Nàng không se sua nữ trang quần áo với bạn bè, không đi du lịch đây đó, không cờ bạc. Mỗi tuần nàng kiếm thêm việc làm phụ trội để mỗi năm in cho chồng dăm ba cuốn sách."



Vẫn câu: "Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe," tác giả đưa chúng ta vào một không gian rất hạnh phúc. Khi nhân vật "Tôi" ngồi vào bàn viết, thì người vợ săn sóc, khích lệ tinh thần cho chồng bằng những chén chè ngọt lịm, hay ly trà ấm, hay cái bánh ngọt. Để đáp lại sự tận tụy, quan tâm của người vợ, nhân vật "Tôi" lại thi hóa vợ mình vào tác phẩm của mình. Họ hạnh phúc quá!


Nhưng cái hạnh phúc đó đâu phải mãi mãỉ Nhất là sống ở một xã hội như chúng ta đang sống:

"Cuộc sống tha hương của những người di dân đã tạo ra nhiều nhà văn , trong khi số lượng độc giả càng ngày càng ít đị Tác phẩm in ra được trao đổi giữa họ hơn là bán buôn."


Đoạn thứ tư, vẫn với câu: "Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xẹ" Nhưng trong đoạn này, cái kệ sách không còn đem đến hạnh phúc cho đôi vợ chồng nửạ Nó bắt đầu trở thành gánh nặng, một vật xa xí, choáng chổ. Có lẽ đây là đoạn "turning point" của câu truyện. Cảm tưởng/suy nghĩ của những người con về cái kệ sách và những tác phẩm "đầu óc, công sức" của hai vợ chồng, tác giả viết như sau:

"Đứa con gái lớn than phiền rằng lúc này mẹ già quá, tánh tình khó chịu , hễ nói động tới cái kệ sách là mẹ giận hờn, bỏ cơm, nằm vạ." 


Trong khi đó, người con trai (của hai vợ chồng), tên David, phát biểu:

“ Mẹ làm gì dữ vậy ? những sách đó có giá trị gì ! in ra cho cố, bán không ai thèm mua, để chật nhà chật cửa dẹp là vừẳ”

....

“Xời ! chị nói công sức của bố làm tui tức cườị Công sức để lại thành tiền thành bạc thì mới đáng là công sức. Còn đây, xin lỗi, chỉ là đống giấy lộn thôi”. 


Đoạn năm, nhân vật "Tôi" vẫn đứng đấy, vẫn đưa mắt nhìn vào cái kệ sách lần cuối, trước khi những người con ném cái kệ sách vào huyệt mộ. Ông đưa mắt nhìn kệ sách lần cuối, chắc chắn ông đau buồn lắm, đau như những vết cắt vào tận thịt, xương. Ông nhìn lần cuối rồi tiễn đưa cái kệ sách vào hầm rác khổng lồ. Trong khi đấy, người vợ của ông "được" các con "đưa" vào viện dưỡng lão, nơi mà những người Việt khi lớn tuổi sợ vào nhất. Họ sợ nơi đây còn hơn là sợ vào tù.


Dường như ông trời cũng cảm thông được nỗi đau của hai vợ chồng:

"Buổi chiều hôm đó trời mưa gió không ngớt. Đứa con dâu lui cui dọn dẹp nhà xe để dời kệ sách của tôi ra đâỵ Hai đứa con gái chở tất cả áo quần và những vật dụng cần thiết cho mẹ cũng đã trở về. Thằng David từ đâu cũng vừa về tới, đem theo một người bạn trẻ. Chúng nó cùng nhau nhích chiếc kệ từng bước một từ phòng chính ra nhà chứa xẹ Tôi âm thầm đứng nhìn lòng đau như cắt ."


Ở đoạn sáu, địa điểm là một bãi rác khổng lồ. Tác giả đã kể lại sự việc người con trai tên David và người bạn của hắn đem xe tải U-haul chở cái kệ sách và tất cả sách, bài viết, của người bố đem tống xuống hố rác:

"Cuối cùng David đứng trên xe, dùng sức mạnh đá hơn trăm thùng sách xuống vực. Giữa lưng chừng trời thùng giấy cạc tông vỡ toang và sách, cuốn này nối cuốn kia tuôn ra như suốị Trong chuỗi ánh sáng màu tím cam của hoàng hôn đang lịm chết, suối sách chảy giòng thần thoại tuyệt luân. Suối sách ! Suối của muôn tiếng thì thầm biến ảo, suối của ngàn vạn mộng mơ đang thoi thóp… "


Đoạn bảy, cũng là đoạn cuối của câu truyện, đoạn này là một sự kết luận của sự "Giáp Mặt" giữa Hiện Tại, Quá Khứ và Tương Laị Khi nhân vật "Tôi" bắt đầu nghiệm ra sự huyền ảo giữa sự sống và chết thì mới nhận ra mình không còn hiện hữụ Phải chăng đời sống con người là vậỷ

"Thình lình có những luồng sóng tràn tới vây xoáy lấy tôi, càng lúc càng đáng sợ. Lửa ngọn khiếp đáp, nhiệt lượng tàn canh, đó có phải là thời điểm của lúc nghiền nát cùng tận?! Sức nóng vũ bão như đang ngấu nghiến tôị Tôi nghe một điệp khúc kỳ quái 'Tái tạọ Tái tạọ Tái tạo…'"


Bạn tôi,

Nếu bạn có thời gian, tôi nghĩ bạn nên đọc câu truyện nàỵ Theo thiễn ý của tôi (chỉ riêng mình tôi) thì đây là một tác phẩm có giá trị và đáng đọc. 


Bạn biết không, tôi rất thích câu truyện này, ngoài sự "đồng cảm" mà tôi đã nói trên, "Giáp Mặt" của tác giả Hồng Khắc Kim Mai, còn rất tuyệt ở nhiều sắc thái khác. Về xã hội, phong tục, triết lý của sự sống...vv...vv...


Câu truyện này, tác giả đã đề cao tình nghĩa vợ chồng của người Việt Nam. Người vợ đã tận tụy lo cho chồng từ vật chất đến tinh thần. Tác giả cũng khéo léo, lên án, chê trách những người con không nghĩ đến cảm giác của bậc sinh thành qua những câu đối thoạị Tác giả cũng nói lên nhiều khía cạnh mà người Việt chúng ta vẫn thường hay làm, dù biết rằng những việc đó chẳng đem lại ích lợi gì cho bản thân, như tự xuất bản in ấn cách truyện, sách của mình. Ngoài ra, một điểm khá đặc biệt mà tôi yêu thích ở "Giáp Mặt" là chất "thơ" trong truyện của Hồng Khắc Kim Maị Những ngôn từ, tác giả dùng rất khéo, khéo đến tuyệt vời!


Bạn của tôi,

Tôi thích đoạn cuối của câu truyện này lắm vì ngoài những yếu tố mà tôi nói ở trên ra, ở đoạn này, tác giả đã dùng một số hình ảnh, những câu đối thoại, mang tính chất triết lý của đời sống con ngườị Quả thật đây là một câu truyện tôi thấy thích thú nhất và đọc mãi vẫn không thấy chán. 


Bạn của tôi,

Nếu bạn rãnh, nhớ tìm đọc "Giáp Mặt" hay "Face to Face", Anh Ngữ, của Hồng Khắc Kim Mai bạn nhé. Tôi xin dùng đoạn văn cuối của câu truyện "Giáp Mặt" để kết thúc bài nàỵ 

"Cuộc chơi đã tan, màn đã hạ, và công việc tẩy uế đang tiến hành… Cũ sẽ thành mớị Mới theo thời gian lại trở nên cũ. Bánh xe quay tròn mãi thành vòng không bao giờ ngưng và sự bất diệt không hề có... Những gì để lại không thuộc về bất cứ ai…” 




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả