Nguyễn Đỗ Khanh
[Tiểu Sử | Thi Hữu | Nhắn Tin]


Nhập gia tùy tục, nhập sông tùy khúc

Nghỉ một buổi cày hôm nay, tôi cùng Mẹ đi Amsterdam tiễn Bà Ngoại của Rik về nơi an nghỉ sau một thời gian dài ở trong nhà người già .

Chủ Nhật, khi nhận tin mấy ngày trước đó Bà đã muốn dời gót đi mấy lần nhưng rồi quay trở lại trong tíc tắc vì có lẽ chưa gặp mặt Rik, người cháu trai cưng nhất của Bà . Em tôi cứ hối thúc Rik, nhưng ý của Rik thì muốn giữ mãi hình ảnh đẹp nhất cuối cùng là lúc Bà còn nhận biết cháu là ai, chứ không nằm thiêm thiếp ở trên giường bệnh . Nhưng tình hợp lý chỉ đúng cho ngày hôm trước, sang đến hôm sau khi biết gia đình tôi có ý định đến thăm Bà, lúc ấy Rik mới chịu đi .

Vừa vào đến cửa phòng cũng là lúc Bà từ giã mọi người và ra đi vĩnh viễn . Về phần chúng tôi, vì còn chờ họp người nhà cho đông đủ nên đã thành quá trễ . Cho dù không đến thăm Bà được, nhưng ngay tối hôm ấy, gia đình chúng tôi đã đến chia buồn cùng gia quyến và Bố Mẹ của Rik . Ông Bà đã bày tỏ lòng cám ơn, nhưng đối với chúng tôi đó là điều bình thường vì nó không chỉ riêng một người Việt Nam nào . Thật ra, theo như người Hà Lan, trong trường hợp như thế này, họ ít khi nào đáp liền bằng sự hiện diện mà chỉ bằng qua điện thoại hỏi thăm. Vì cuộc sống sinh hoạt riêng cho mình là chính yếu, sau mới đến gia đình và còn lại là mối quan hệ xã hội .

Hồi 30 năm về trước, sự liên hệ thân thuộc ở Hà Lan rất là mật thiết, nhưng sau dần, vì cuộc sống mưu sinh mà họ trở nên cái tôi nhiều hơn là cái ta . Bậc Cha Mẹ chỉ hy sinh cho con cái khi chưa đến tuổi trưởng thành , còn khi đã có một chổ đứng trong xã hội thì họ để các đứa con tự bương chãi lấy với cuộc sống . Hạnh phúc hay không, tự mình chịu lấy . Có những gia đình, hầu như anh em, chú bác , cô dì gần như không còn biết ai là ai . Lúc đầu, tôi đã rất lấy làm lạ khi nghe ông hàng xóm khoe rằng :

- Kể từ ngày Bố tôi qua đời, tôi đã không gặp anh tôi hai mươi năm rồi đó

Đến cách xưng hô cũng không được chú trọng , họ chỉ gọi tên nhau . Nếu chưa quen thì gọi họ, nhưng đã có chút cảm tình xây nên thì gọi tên nhau cho thân mật và tuyệt đối là chỉ có tên . Nếu như thêm một chữ: Ông hay Bà ở phía trước tên là :

- Bộ tôi già lắm hay sao mà bạn gọi tôi là Ông Simon ?

Trong khi người đồng nghiệp Ái Nhĩ Lan làm ở A.N. có lần hỏi tôi

- Bạn nghĩ gì khi mà Cô, Chú, Ông, Bà, Dì, Dượng ..v.v.v chỉ gọi bằng tên trong khi bạn là hàng con, cháu ?

- Theo phong tục cách xưng hô nước tôi, đối với bậc lớn tuổi hay theo bậc họ hàng, chúng tôi luôn luôn kính trọng và xưng như : Uncle Rob , Aunt Erna .... Tuyệt đối không bao giờ chỉ có tên vì như thế là bất kính .

- Ồ, vậy thì cách suy nghĩ nước bạn rất giống nước tôi . Chính vì thế mà tôi không dám đem con gái tôi về Ái Nhĩ Lan chơi lần nữa vì cháu nó quen cách xưng hô theo kiểu HL rồi . Lần đầu, cháu đã bị cả gia đình tôi chỉnh nên cháu có ý không vui . Tôi rất buồn điều này nhưng vợ tôi là người HL thì cho là điều ấy không đáng chú ý !.

Ngoài ra, thời gian giành cho sở thích cũng đóng góp một phần không kém quan trọng .

- Hai hôm nữa, bạn có đi dự tiệc tất niên không ? . Tôi hỏi , Dirica người lo về việc hành chánh ở công ty .

- Chắc là không

- Tại sao vậy ?

- Vì không có ai trông giúp hai cháu nhỏ

- Bạn không gửi được cho Ông Bà Ngoại sao ?

- Không, vì Ông Bà Ngoại hàng tuần vào ngày thứ bảy hay đến nhà bạn chơi rồi .

Đang đứng ở ngoài cổng nhà lễ của nơi chôn cất, nhỏ em lóc tóc chạy ra đưa máy nhờ tôi lát nữa khi đi ra rặng thông rì rào, sẽ chụp đoàn người . Tôi ngạc nhiên hỏi lại :

- Mới hôm qua, Mẹ Rik nói là không chụp hình cơ mà ?

- Chị chỉ chụp một vài tấm thôi

- Như thế nào là đủ, thế nào là thiếu ?, máy digital về còn lựa ra chán, lo gì chứ ?

- Ừ, chị cứ làm theo ý của chị đi nhưng chỉ trong nhà thờ làm lễ không có chụp hình

Nhờ thì tôi gánh, đứng canh khi cánh cửa vừa mở hướng ra sân, len lách hàng người tôi phóng ra phía đầu . Vừa chụp xong hai hàng con cháu đi bên hàm của Bà, tôi đang chuẩn bị tư thế đứng nhích ra để lấy toàn thể đoàn người đi đằng sau, thì tôi thấy cái đầu lúc lắc ra hiệu ngưng của nhỏ em út .

Chả hiểu có chuyện gì nghiêm trọng, tôi bỏ máy vào túi được chừng 2 phút thì đứa em kế chạy lại hỏi

- Sao chị không chụp tiếp ?

- Nhỏ út kêu ngưng

- Đưa máy đây, để em hỏi Ông Rinus xem sao

Đoàn người cứ thế tiến dần ra đến phần đất giành cho Bà Ngoại

- Em hỏi rồi, Ông Rinus trả lời là : Tốt hơn hết đừng chụp hình !!

Lại dúi máy vào trong túi, tôi lững tững đứng vòng ngoài nghe Ông Mục Sư làm lễ cầu nguyện lần chót . Sau khi tất cả mọi người chào Bà rồi hướng về nhà nghỉ để uống cà phê và ăn bánh . Đi ngang qua tôi, Bà Liz nói nhỏ :

- Cám ơn những tấm hình con đã chụp

Tiếp đó, Bà Erna lại ghé tai tôi

- Cám ơn con đã chụp hình giúp tôi

Nghe hai Bà cám ơn mà tôi cứ ngẩn tò te, chẳng biết mình phải theo ai ?, Bà Erna và Chị Bà hay chồng Bà: Ông Rinus ???. Nếu nghe theo Bà thì tôi rất lấy làm hối hận vì đã chụp thiếu những tấm kỷ niệm còn lại của Bà Ngoại giành cho tang quyến . Còn không thì sẽ không có những tấm hình gợi lòng thương cảm của thân quyến đối với người đã khuất !

- Bên nhà thờ lại có lễ kìa !

Hai chị đồng nghiệp ngó theo và nhảy nhổm

- Khanh, bộ không có chuyện gì hay sao mà để ý đến chuyện đó vậy hả ?

- hihihi ... có gì đâu, xem bình thường đi mà !

- Khanh đã khi nàp gặp trường hợp đó trong gia đình chưa ?, chị Vicky hỏi

- Rồi .... Đến - Đi đâu có riêng ai . Trời kêu ai nấy dạ thôi, cát bụi trở về với cát bụi .

Chị Serwah phàn nàn

- Hễ tôi trông thấy hình ảnh đó là tôi bị khó ngủ lắm, đâu như Khanh, không những ngồi cười mà còn cứ bảo tụi mình xem theo nữa , muốn quýnh cho một phát quá chừng

- Về lại bàn làm việc đi Khanh, chị Vicky vừa cười vừa đứng lên te te đấy tôi ra khỏi phòng .

......... Và khi chỉ còn lại một mình, tôi bước lại chổ ấy tò mò xem người ta làm thế nào hạ huyệt và đào sâu cỡ bao nhiêu . Vì đây là lần đầu tiên tôi được ngắm nghía bằng tay bằng đất mà không bằng tấm hình của Ông Ngoại tôi .

Ngày tiễn Bà Rina Veen - Nijman đến nơi an nghỉ,

EWS 17.03.2004






Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả