Song Nhị
[ Thi Hữu | Nhắn Tin]


NỖI THAO THỨC MỘT ĐÊM DÀI CHỜ SÁNG




Văn chương là sản phẩm tinh thần, là một phần tài sản của nhân loại. Tài sản đó do chính con người làm ra - là sản phẩm của trí tuệ. Yếu tố để có một sản phẩm vật chất là nguyên vật liệu. Yếu tố cho một sản phẩm trí tuệ là những nguồn tư liệu tinh thần, đó là vốn sống, là nguồn tư duy, và nguồn cảm xúc. Chất liệu xúc tác và động lực thúc đẩy người cầm bút khởi công, hòan thành tác phẩm là nỗi ưu tư, trăn trở, bức xúc bên trong con người của họ.
Tác phẩm văn chương có nhiều hình thức và nội dung đa dạng. Mỗi tác giả sử dụng mỗi thể loại để chuyển tải mỗi nội dung khác nhau. Tác phẩm thể hiện nét riêng của tác giả, do vốn liếng và khả năng diễn đạt của mỗi người.
Một tác phẩm – thơ hay truyện trước hết đều phản ánh con người tác giả rồi sau đó mới là những bối cảnh thời sự, xã hội, lịch sử, đất nước, con người mà tác giả từ trong đó đi ra mang theo tất cả những gì thu gom được thông qua mối rung động của con tim, sự phán đoán của khối óc, và tai mắt làm nhân chứng.
Đọc tuyển tập thơ văn Dỗ Giấc Đêm Dài của Song Thi tôi có được những ý kiến này.
Song Thi là một nữ ký giả của làng báo miền Nam. Với vai trò của một phóng viên báo chí, cộng tác với nhiều cơ quan ngôn luận, với Việt Tấn Xã, làm việc cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Suốt hai thập niên “xông xáo” (chữ dùng nơi mục tiểu sử) trong làng chữ nghĩa, tác giả là nhân chứng của một thời đoạn lịch sử, xã hội đầy biến động của đất nước, nơi đó bà sinh ra, lớn lên, gắn bó cả một phần đời sôi nổi mà đằm thắm, thiết thân.
Người đọc không lấy làm lạ khi thấy tác giả dành tình cảm nồng nàn gửi về cho quê hương vuột mất. Cái vuột mất không chỉ – hoặc không hẳn - là núi sông, đồng ruộng, dãy phố , con đường quen thuộc, thân yêu; mà cả những giá trị tinh thần quý báu thiêng liêng mà tác giả đã được hít thở, được nuôi nấng để lớn lên thành người. Những thứ đó đã thẩm nhập vào tim óc, máu thịt. Từ đó, qua thơ và truyện, tác giả đã bộc bạch hết tâm can, nỗi khắc khoải về quê hương “bao la, kỳ diệu, mênh mông...” đã hằn in đậm nét trong tâm tư của người dân lưu xứ Song Thi.
Đọc thơ Song Thi, trước hết là đọc tâm sự của bà - Tâm sự của một người dân xa xứ, luôn luôn cảm tưởng đang sống kiếp lưu đày, luôn luôn khắc khoải về thân phận của kẻ lưu vong, luôn luôn mặc cảm “tội lỗi” của những anh thư, tuấn kiệt đã đành thúc thủ, buông tay khi cơ đồ xã tắc nghiêng đổ. Để từ đó, phần đời còn lại, bao nhiêu nỗi niềm chất chứa, phải buột miệng cất tiếng kêu than:
Xin đưa tôi đến Bình An Cất giùm gánh nặng muôn vàn xót xa Vác vai một gánh sơn hà Năm ba thưœa ruộng quê nhà nắng nôi. Cảm phục thay trong con người phụ nữ “chân yếu tay mềm” ấy là tâm chí của bậc sĩ phu trước lịch sử hưng vong, dẫu phải đành thúc thủ buông tay như hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu người khác, nhưng ít ra đã thể hiện bằng cả cuộc sống và tấm lòng với non sông Tổ quốc, tự nguyện “vác vai một gánh sơn hà” khi nhìn về quê hương khổ nghèo, bất hạnh “năm ba thưœa ruộng quê nhà nắng nôi”.
Song Thi dành phần lớn thơ và truyện trong tập để gửi gắm nỗi lòng thương quê nhớ nước. Tôi có ý nghĩ “Dỗ Giấc Đêm Dài” là một “kinh thư " để tác giả “tụng niệm” như bà đà đã nói ra:
Câu kinh dẫu đọc ngàn lời Không thay đổi được kiếp đời lưu vong
...........
Khóm trúc phất phơ chìu theo số mạng Chấp tay lạy trời xin xoá án chung thân. Câu nói “nước mất nhà tan” là một ngạn ngữ đã được đúc kết từ máu xương hàng hàng kim cổ. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Hàng triệu con người Việt nam là chứng nhân sau tai biến 40-4-75. Đất nước, con người Việt Nam sau tai biến đó đã tan tác, tả tơi. Kẻ mất cha mẹ, người mất vợ con. Song Thi đã một lần sững sờ khi nhận được thư nhà:
Thư xa voœn vẹn mấy hàng: Báo tin Mẹ mất ngút ngàn từ đây! Áo tang không đuœ vaœi may Khăn tang không xé, cuœi thay hương trầm
Ván thô sáu miếng vừa tầm Khít khao đuœ liệm Mẹ nằm duỗi chân. Mẹ đi không tiếc dương trần, Em đi chỉ tiếc một lần tiễn đưa.
Đứng trước nỗi đau riêng đột ngột ấy, tác giả liền nghĩ đến cái đau chung đang phủ trùm lên tất cả, mọi nơi: Giờ đây bên đó giữa trưa Chị ơi có ngọn gió đùa nào không? Đoạ đày có lấp núi sông Khổ đau có ngập biển Đông muôn trùng?
Ngoài Thơ, Song Thi rất thành công về truyện. Yếu tố để đạt được thành công đó là cách nắm bắt sự kiện và lối diễn đạt rất thời sự, rất chân thực xuất phát từ “cõi tâm”, nếu có hư cấu chỉ là chút vay mượn, thêm thắt cho câu chuyện thu hút thêm, lôi cuốn.
Qua các truyện “Thư Không Niêm”, Thư Gởi Chị”, “Chị Hai Tôi”, Hiếu Bình”, “Mối Lo Của Người Chị” là cả một chuỗi xung đột nội tâm, xung đột tình cảm bạn bè, tình cảm máu thịt gia đình vì khác biệt chính kiến giữa hai chị em, vì sự lựa chọn lầm lạc của người chị. Sợi dây tình cảm máu thịt ấy chỉ được nối lại khi người chị qua đời. “Nghĩa tử là nghĩa tận”!
“Đóa Hoa Hồng cho Quê Hương” phải là chuyện có thực; nếu có hư cấu thì không những tác giả đã dâng tặng quê hương đóa hoa hồng mà còn dâng tặng quê hương cả một trời nước mắt. Đọc câu chuyện này tôi đã phải ngồi yên một lúc, lau khô cặp kính bị nhòe vì những giọt nước mắt rơi theo từng dòng chữ.

Cuộc đời chưa phải đã đến buổi bóng xế cuối chiều, nhưng sao mà yếm thế, mà bi quan giữa niềm vui le lói:
Một chút hồn Xuân sao sót lại, Ôm vào lòng cho ấm tương lai.
Nơi đây cuộc sống dư hừa vật chất, đầy đủ mọi những tiện nghi tân tiến, hạnh phúc gia đình ấm êm, Song Thi thiếu gì? Thiếu một tình cảm thiêng liêng quê cha đất tổ, phải mang “bản án” lưu đày biệt xứ chung thân để một lúc tác giả thốt lên lời ai oán:
Lặng lẽ đi cho trót cuộc sống dài Đợi người đến mang tôi ra huyệt mộ. ...........
Nước mắt đầy biển quá rộng có hay ! Buồn trĩu nặng non quá cao nào biết ! (Không Lời)
Tâm trạngỉ buồn khổ chán chường đến một lúc gần như không còn sức chịu đựng, gần như đành buông thả, xuôi tay, làm người bỏ cuộc:
Đốt quá khứ rồi, thiêu caœ tương lai ! Tôi boœ cuộc rồi ! Boœ caœ hai tay !
Tôi xin không bàn đến kỹ thuật thơ. Niêm luật trắc bằng có không nghiêm chỉnh đâu làm mất ý tình chân thật, khi người làm thơ muốn trải hết tâm sự của mình lên trang giấy. Huống chi, Song Thi, một đời viết lách, một đời gắn bó với chữ nghĩa, đến một lúc bỗng hết thiết tha mà “Đốt tập thơ tình lứa tuổi thần tiên” và “Đổi ý thơ buồn sông núi nghiêng ngửa”(Bài Thơ Lá Rụng) để mà kêu lên những bất bình đè nén:
Thơ ngụt lưœa không gò ngôn ngữ Không đắn đo chọn chữ ép lời Điều này tác giả đã thẳng thắn nói ra:
Tôi viết bài thơ thiếu ví von Bài thơ niêm luật ghép không tròn
...........
Tóm lại, như tôi đã mở đầu, từ vốn sống, từ tư duy, từ cảm xúc; bằng nỗi trăn trở, ưu tư, bằng nỗi thao thức suốt gần ba mươi năm về những đêm dài dỗ giấc, về cái đêm dài Việt Nam, đến khi nghĩ rằng “tôi bỏ cuộc rồi. Bỏ cả hai tay” chính là lúc tác giả đã thành đạt ý nguyện nói lên được hết “nỗi niềm” của lòng mình với hôm nay, với ngày mai, với Sài Gòn, với Hà Nội, với Đồng Tháp Miền Tây; Nói với người và nói nới chính mình về một vết thương đã và đang làm nhức nối tâm can của hàng triệu con người Việt Nam dù đang lưu lạc hay đang ở trên chính quê hương mình.
Tác phẩm này giờ đây không còn là của riêng tác giả mà là của tất cả moị người; là tài sản chung của văn học. Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn hân hạnh được giới thiệu tác giả Song Thi và tác phẩm Dỗ Giấc Đêm Dài cùng bạn đọc.
sn
4-2004




Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả