Tản Mạn Một Mùa Trăng

Đêm hôm nay, trăng tròn, sáng, ánh vàng trãi khắp cõi
lung linh huyền nhiệm. Tiết Trung Thu ! Trăng rằm tháng Tám.
Rung rinh cảm xúc như phiến lá nhỏ, tắm trong mớ vàng óng ả
Mùa thu ! Lá thu ! Trăng thu ! là nguồn cảm hứng cho thi
ca vô tận. Tôi sinh ra vào mùa thu, lại là lúc trăng tròn
vành vạnh, có lẽ từ dạo đó, thu và trăng đã đi liền với
cuộc đờị..
Đã bảy năm rồi, tôi khoác lên người tủi nhục, cúi
gầm đầu sống kiếp tha hương. Mỗi độ thu về, mỗi độ
trăng tròn, lòng tôi lại xót xa, vô bờ !

Trung Thu, đất khách trăng thật lạ
Một khối lạnh lùng tựa thây ma
Ôi đâu rồi mảnh trăng đêm qua
Trăng ơi hỡi, lòng tôi run rẩỵ..

Tôi nhìn quanh, ánh vàng vung vãi
Những hoang vu, đổ nát tâm hồn
lẫn cùng trong hoang phế càn khôn
rền rỉ những cuồng âm, thảm thiết

Gió than vãn những lời nuối tiếc
Vóc liễu gầy, xỏa trắng tóc xưa
Lũ côn trùng mặc niệm, tiễn đưa
Sao lụy tắt. Giọt nào lạnh ngắt !

Trăng xưa ấy, đời tôi đã mất
Trên trời kia giả tạo vầng quang !
Dòng thơ buồn, trên mãnh khăn tang
Tôi đem cả đời tôi tẩm liệm...

Chết cùng trăng, chết cùng hoài niệm
Trong đáy mồ lồ lộ đôi thân
Với trăng thề giữ đạo tình nhân
Trăng xưa chết, đời tôi cũng chết

Đôi lúc, cắn bút viết những dòng nhật ký, tôi lại
nhớ đến những mùa trăng xưạ Đêm nay trung thu, trăng sáng,
có thằng bạn từ Việt Nam mới trở về, đem tặng tôi một
hộp bánh hiệu Soái Kình Lâm và vài hộp trà Đà Lạt. Khung
cửa sổ mở rộng, chờ nàng trăng xuất hiện, tôi vừa nhâm
nhi trà, thưởng thức mùi vị bánh dẻo hột sen ngon lành vừa
viết tháo vài dòng để tặng cho nhị ca của mình nhân ngày
sinh nhật của anh...
Tôi không biết viết những gì cho anh, nặn đầu bóp
trán nghĩ ra được hai câu đốị..khá xoàng, sợ tặng anh
chỉ làm anh cười, cho nên đêm nay đành ngồi viết thêm
vài dòng cho anh.
Tặng phẩm quí nhất của người họa sĩ là những bức
tranh. Món quà ý vị nhất của kẻ viết nhạc là một bài
hát. Tôi tin rằng đối với một kẻ cầm bút, thì có lẽ
chữ chính là quà tặng của tâm hồn. Khổ nổi, thi sĩ,
nhạc sĩ hay họa sĩ, tôi đây đều không phải, nên không
biết tặng nhị ca cái chi đâỵ Thôi thì sẵn đêm nay tâm sự
đầy tràn, hai anh em mình cùng chia sẻ nhị ca hở
Không biết anh có những kỷ niệm về trung thu như
thế nàọ Nhưng riêng tôi, lúc còn bé, trong một năm, tôi
thích nhất là hai mùa lễ: đó là lễ Nguyên Đán và Tết
Trung Thụ..Đêm nay, tiết Trung Thu, tôi xin ngồi đây, ôn lại
cùng anh và các bạn những muà trăng qua của mình. Với vài
dòng thô thiển này, mong anh vui và các bạn có cái chi để
đọc cho gợi nhớ về những mùa trăng năm nào trên quê
hương yêu dấu Việt Nam.

Thủa sáu bảy tuổi, trong đêm trung thu, tôi thường
được nghe cậu tôi kể nhiều truyện cổ tích thật hay về
thằng Cuộị Cậu còn chỉ cho bọn tôi xem vóc dáng của thằng
cuội và cây đa trên cung trăng. Tôi thích lắm, cứ tin là
thật, đôi khi còn ao ước phải chi mình được bay lên đó
nhìn xem mặt mủi chú Cuội ra thế nàọ
Lớn tí, tôi đọc được truyền thuyết Ngưu Lang
Chức Nữ. Một chuyện tình xây bằng nước mắt, của những
âu yếm say sưa, vồ bờ bến, khiến cả nhà Trời còn phải
ghen tị, lo sợ Họ bị cách chia, vì tình yêu của họ dám
vượt qua mọi giới hạn, giữa con người và thần thánh, dám
mạo hiểm, dám chấp nhận mọi thương đau để yêu nhau, bên
nhau, cho nhau và vì nhau ! Để rồi cứ mỗi độ thu về, khi
vòm trời thắp lên ngọn đèn Nguyệt Đăng to tròn, soi sáng
khắp cõi, cùng những tinh tú chợt bừng giấc, xôn xao, họ
lại gặp nhaụ Chiếc cầu Ô Thước, và dòng Ngân Hà..từ đó
đã trở thành những đề tài được nhân gian truyền tụng
như là biểu hiện của đỉnh cao lãng mạn, và tình yêu ! Cứ
đến tết Trung Thu, tôi lại mang chiếc kính viễn vọng của
cậu ra mà ngắm các vì sao và mặt trăng. Tôi ngây thơ hỏi
cậu:
- Cậu à ? sao cháu đâu thấy chiếc cầu Ô Thước, Ngưu
Lang và Chức Nữ ?
Cậu cười:
- Chừng nào cháu học cho thiệt giỏi, thì cháu mới có khả
năng nhìn thấy được tất cả..đừng nói chi là chiếc cầu
Ô thước hay chàng Ngưu tội nghiệp nọ mà cháu còn có thể
nhìn thấy cả vũ trụ
Cậu nói vậy, và tôi đây tin vậy, cho nên càng cố
gắng học sao cho giỏi để mong sớm ngày nhìn thấy thằng
Cuội, chị Hằng, cầu Ô Thước, và Chức Nữ Ngưu Lang....

Tôi còn nhớ lúc bé, đó là vào những năm đầu của
sự xụp đổ của miền Nam. Cả thành đô , một " hòn ngọc
Viễn đông " đã bị vùi dập, chà nát, thê lương. Những
thân phận nghèo nàn, cơm gạo không đủ ăn thì lấy đâu ra
tiền để vui cái tết Trung Thu ! Đám con nít trong khu phố
tôi được phát mỗi đứa một cây đèn cầy, cũng là do
tiền quyên góp của từng nhà mà thôị Đêm trung thu, rước
đèn bằng ngọn nến nhỏ bé, gầy guộc đó. Không lồng
đèn, không quà bánh chi cả. Một lũ con nít xếp thành hàng
dài, trên tay cầm nến đi vòng quanh...trông giống đưa tang
hơn là..rước đèn. Chúng tôi lúc đó, thường dùng những
ngọn nến đó và những chiếc lon sửa bò bắt lên làm
những cái bếp nho nhỏ cho trò chơi nhà chòị
Sau vài năm, vì cưng chìu anh em bọn tôi, mỗi dịp tết
Trung Thu đến, me tôi lại dẫn chúng tôi đi mua lồng đèn.
Tôi vẫn còn nhớ rõ cái cảm xúc vui mừng hơn hở lúc đó,
trước quyết định của mẹ Bọn anh em chúng tôi không màng
đến bữa cơm chiều, kháo nhau mình sẽ chọn cái đèn hình
gì, sẽ mua bao nhiêu cái đèn cầy và còn dự định đêm
rước đèn sẽ rũ bọn con nít cùng xóm vui chơi ra saọ..
Người ta thường nói, thế giới con nít, thế giới
của tuổi thơ thật là muôn màu sắc xinh tươi đẹp
đẻ..Nhưng đối với tôi lúc đó, đứng trước hàng chục
cái lồng đèn đủ màu, đủ cỡ, đủ hình loại mới thật
là thế giới thần tiên. Tôi mê tít, không còn biết lựa
cho mình cái nào, vì cái nào đối với tôi cũng lôi cuốn,
cũng đẹp vô cùng. Mấy anh em chúng tôi nhao nhao lên, chỉ trọ
bên này bên nọ hơn cả tiếng mà vẫn chưa chọn cho mình
được cái mà từng đứa đã định sẵn từ buổi cơm chiềụ
Cuối cùng thì tôi cũng chọn cho mình một cái lồng đèn
hình chiếc Trực Thăng. Sở dĩ tôi chọn nó thay vì chọn cái
đèn hình con cá như tôi đã tính là vì tôi chợt nhớ đến
người cha của mình hiện còn đang bị giam cầm trong các trại
cải tạọ Trước 75, cha tôi là một thiếu tá lái trực
thăng. Tôi chọn mô hình chiếc trực thăng là muốn khi cậu
chụp hình để gởi cho cha, cha sẽ biết rằng tôi đây luôn
nhớ đến ngườị..
Vài năm sau, tôi tự học cách làm lồng đèn, để có
thể có được đèn mà chơi trong tiết Trung thu cùng đám
bạn. Làm lồng đèn cũng là một công phụ Có nhìn thấy các
tay thợ làm rồi thì mới biết giá trị của một cái đèn
như thế nàọ Tôi thích các loại đèn kéo quân. Vì theo tôi,
chiếc đèn ấy rất đặc biệt, có hình ảnh di động, có hoa
văn rất đặc sắc, và có thể dùng trong mọi lúc. Chiếc
đèn kéo quân đầu tiên của tôi làm vào năm tôi 13 tuổi,
với sự giúp đỡ của một vị thầy dạy Vật Lý. Trên chiếc
đèn đó, tôi vẽ lại những tích truyện Tàu như Tiết Nhơn
Quí, hay Phàn Lê Huê, những hình ảnh mà tôi rất thích, nhìn
ngắm không chán mỗi lần đi ăn mì tại các xe bán ven chợ
Tân Định. Tôi đem khoe cùng mọi người, hí hửng trước
những lời khen thưởng của mẹ và cậụ..Mãi cho đến bây
giờ, tôi vẫn còn thích cái thú chơi lồng đèn. Nhưng không
còn là những chiếc đèn hình thù con vật này hay đồ vật
nọ mà tôi thích những chiếc đèn có mang tư tưởng và
triết lý trong đó. Năm 16 tuổi, tôi được cái may mắn
diện kiến một vị cư sĩ. Ông ta đã tặng tôi một chiếc
đèn hình hoa sen rất tinh tế. Khi thắp ngọn nến lên, và thả
vào hồ bán nguyệt trước sân nhà, trông chiếc đèn như
một đoá sen vô thường, sáng trong làm nổi bật lên những
câu kinh biên chép trên từng cánh hoạ Sang đến trại tị nạn,
đã 19, 20 tuổi đầu rồi mà tôi vẫn mê cái đèn hoa sen
đó. Tiết Trung thu tôi đã làm một cái, tuy không tinh tế
bằng cái đèn của vị cư sĩ nọ nhưng tôi thích lắm. Cắm
trên nó một ngọn nến rồi đem thả trên mặt hồ quanh
tượng đức Phật Bà Quan Thế Âm..Thằng em trai tôi thì
gấp những chiếc tàu bằng giấy, cũng cắm trên mỗi chiếc
một cây đèn cầy rồi cũng thả vào trong cái hồ đó.
Dưới ánh trăng rằm vằng vặc, chiếc đèn hoa sen và những
chiếc tàu giấy trên mặt nước trông thật đẹp, thật thanh
thoát, nhẹ nhỏm mọi phiền muộn trong lòng.
Hồi đó, trước sân nhà tôi ngoài một hồ bán
nguyệt với hòn non bộ do chính tay tôi dựng nên, còn có
một giàn hoa lan rất đẹp do cậu tôi sưu tầm và chăm sóc.
Cái thú chơi cây cá chim kiểng này, tôi đã học được từ
cậu và những người bạn của cậụ..Có lẽ, đây cũng là
một trong những lý do đưa tôi đến gần hơn với thế giới
thơ. Trong những đêm trăng sáng, nhất là những lúc hoa
quỳnh nở, bạn của cậu tôi thường đến tụ họp dưới giàn
hoa lan, cạnh hồ bán nguyệt, vừa ngắm trăng, ngắm hoa, vừa
nhâm nhi tách trà thơm bàn chuyện thi phú văn chương...Tôi
lúc ấy không khác gì một đứa Trà Đồng. Lăng xăng, với
bình trà trên tay, châm bên này, rót bên nọ nhưng ra chiều
thích thú lắm vì được nghe các bậc tiền nhân kể tích củ
truyện xưa, bàn luận với nhau nhiều điều đặc sắc.
Tôi đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử, Đông Châu
Liệt Quốc, hoặc các pho chưởng của Kim Dung như Cô Gái
Đồ Long, Thần Điêu Đại hiệp..từ những năm học tiểu
học. Đọc rất say mê nhưng không hiểu gì cả. Nay được nghe
sự bàn luận của các đấng chú bác tôi đây thích thú vô
cùng, tâm thần chừng như ngộ ra rất nhiều điều. Sau đó,
tôi còn được giới thiệu vào thế giới thơ của Nguyễn Du
qua Truyện Kiều, của Đoàn thị Điểm qua Chinh Phụ Ngâm, và
của nhiều thi sĩ lừng danh khác...Từ đó tôi đã bắt đầu
yêu thích thơ, bắt đầu muốn lẩn thẩn bước vào vườn
thi ca, muốn thử cầm lấy " cây đàn muôn điệu " mà dạo
nên vài khúc...
Năm học lớp 10, tôi lập ra một thi xã. Gọi là thi xã
cho oai chứ thực ra đó chỉ là một nhóm bạn qui tụ những kẻ
yêu và viết thơ. Thế là cái vườn lan và hồ bán nguyệt
trước sân nhà tôi, lại trở nên điểm hẹn cho những lãng
nhân trẻ tuổi qui tụ. Tôi vẫn còn nhớ, trong một đêm Trung
Thu trăng sáng vằng vặc, bên cạnh ấm trà thơm lừng, bọn
chúng tôi quây quần bên nhau để cùng ngâm cho nhau nghe những
bài thơ mới hoặc thách nhau làm thơ liên hoàn. Một người
bạn của tôi lên tiếng đề nghị tôi ngâm một bài thơ về
trăng, nhưng tôi đã kiên quyết từ chốị Bạn bè hỏi nguyên
do, tôi nói:
- Tôi đã được đọc qua những bài thơ về Trăng của Hàn
Mặc Tử....đọc xong rồi, tôi không còn muốn viết về
Trăng nữa. Bởi lẽ, trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử đã
đạt đến đỉnh cao tột bực rồị Nếu muốn tả trăng, cứ
mang thơ của họ Hàn ra đọc. Còn kêu tôi làm, dĩ nhiên tôi
cũng có thể viết vài dòng nguệch ngoạc nhưng e rằng
những dòng thơ thô thiển đó sẽ làm hạ thấp cái giá trị
vô bờ của Trăng trong thơ của Hàn Mặc tử
Phải, phần lớn trong thơ của Hàn Mặc Tử, hình bóng
của trăng luôn luôn hiện diện. Tôi nghe một người nói
rằng, sở dĩ Hàn Mặc Tử viết nhiều về Trăng, vì mỗi
lần muà trăng sáng, thì căn bệnh của Hàn Mặc Tử bị bộc
phát. Tôi không biết, điều này có đúng không, nhưng xuyên
xuốt những thi tập như Gái Quê, Đau Thương, hay hai vỡ
kịch Quần Tiên Hội và Chơi Giữa Muà Trăng, người thĩ tài
hoa nhưng bạc mệnh đó luôn đem trăng vào trong từng dòng
thơ, từng nhịp thở...Bài thơ đầu tiên về Trăng mà tôi
đọc được là bài Bẽn Lẽn, trong tập Gái Quê:

Trăng nằm xóng xoãi trên nhành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi !

Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói ? Sao im đi ?
Ôi kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe

Khi tôi đọc bài thơ này rồi thì tôi yêu ngay thơ của
Hàn Mặc Tử và tôn vinh người lên bậc thầy của nghệ
thuật nhân cách hoá ngay. Tôi có đọc thơ về Trăng của Đỗ
Phủ, của Lý Bạch, của các thi sĩ khác như Xuân Diệu, Huy
Cận, Nguyễn Bính, nhưng không ai làm tôi bồi hồi bằng
những vần thơ rất thần của Hàn Mặc Tử. Chẳng hạn như
trong bài Uống Trăng, ông viết:

Bóng Hằng trong chén ngã nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình
Gió lùa mặt nước lung linh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu

Trăng trên trời thì ta thường ngắm. Trăng trên mặt
sông, mặt hồ thì Lý Bạch cũng đã từng say, nhưng trăng
trong chén thì chắc chỉ có mỗi Hàn Mặc Tử là cảm nhận
được với tất cả nét đẹp của nó. Đọc những câu thơ
tài hoa đó, chúng ta sẽ phát họa ra ngay trong đầu, hình ảnh
một ả Hằng Nga, thướt tha, yểu điệu, trong làn nước
mát, lả lơi thoáng hé tấm thân ngọc làm mê hồn thi sĩ. Cái
tài của Hàn Mặc Tử là ông đưa trăng xuống với đời như
một con người phàm tục, cũng hỉ nộ, ái ô’ sân si, nhưng
rất thanh, rất thoát, Không ô uế nhưng cũng không thần
thánh xa lìa nhân loại.
Viết về thơ của Hàn Mặc tử, nhất là về hình ảnh
Trăng trong thơ của ông, tôi nghĩ, viết dài cả trăm trang
cũng chưa thể nói đủ những cái hay, cái tuyệt của ngòi
bút tài hoa đó. Tôi đây lại vốn không có khả năng này
mặc khác, tôi vốn không ưa thích bình luận thơ của một ai
cả. Vì theo tôi nghĩ, chỉ có tác giả mới thật sự hiểu rõ
những cảm xúc khi viết ra một bài thơ. Người đọc chỉ
ngộ được cao lắm là 90 phần trăm cái xúc tác đó, thì
làm sao có thể mổ xẻ hay phân tích bài thơ cho đúng
được. Huống hồ, thơ là một bản nhạc không cần nốt,
không cần nhạc cụ để chơị Tự thơ đã có thể thốt lên
tất cả không cần ai phải chú thích hay dẫn giảị..
Trời đêm nay lại tự dưng đổ mưa phùn lất phất.
Đám mây đen ô uế đã che khuất đi vầng trăng đẹp mà tôi
đây đang mong chờ...Không biết rằng nhị ca và các bạn bè
khác, có ai đang chờ ngắm trăng như tôi hay không. Nếu có,
thì tôi tin rằng, các bạn cũng sẽ có cùng cái xúc cảm bồi
hồi, chờ đợi như tôi vào lúc nàỵ
Không khác gì chờ sự xuất hiện của một đóa hoa
hậu mỹ miềụ Trăng đêm nay, là trăng tròn tuổị Trăng dậy
thì của tuổi mười lăm. Tôi như bị cái ý thơ của Hàn Mặc
Tử bám lấy mãi, cho nên, tôi chờ Trăng, như đang chờ sự
xuất hiện của người yêu. Một cô gái tuổi vừa mười
lăm, dại khờ, hiền dịu, trắng trong diệu lạ
Tôi đang dọn lòng cho nàng thơ về bầu bạn, chiếu hoa
đã trãi sẵn, cung đàn đã so dây, chờ đợi cô Trăng đến
chung vui trong đêm Trung Thụ Mong rằng đám mây đen kia và cơn
mưa buồn không mong nọ sớm tan đi, để cho tôi lại có
được những mùa trăng thanh bình mãi mãị..

( kính tặng Nhị Ca QC )
Sun, 10 Sep 1995


Trang Chính
Văn | Thơ | Nhạc | Tác Giả